Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

GIẤC MƠ DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÂM HỌC TÂM LÝ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.11 KB, 10 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MÔN - TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG

Đề tài :

GIẤC MƠ DƢỚI GÓC ĐỘ
PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD
SVTH: PHẠM VIỆT DŨNG (K36)

NĂM 2011


I. SƠ LƢỢC VỀ GIẤC NGỦ:
1. Định nghĩa giấc ngủ:
- Trạng thái chức năng có tính chu kỳ của người và động vật.
- Là hiện tượng lan tỏa ức chế ở vỏ bán cầu đại não1.
- Đặc điểm là hoạt hóa nhanh vỏ não, trong đó não phải chiếm ưu thế.
- Trong quá trình ngủ, các mối liên hệ giữa các giác quan và vận động với môi trường
bị gián đoạn một phần.
- Cũng là tập hợp của 2 loại giấc ngủ và 5 giai đoạn ngủ:
+ Ngủ chậm: có sự thay đổi trương lực của những chỉ số thực vật và vận động rõ
rệt: trương lực cơ giảm, nhịp thở và nhịp tim chậm lại, ngưỡng của sự bình tỉnh hành
vi tăng 30- 40%.
(Khi bừng tỉnh ở giai đoạn ngủ chậm, con người không nhớ giấc mơ, bởi vì, giấc mơ
trong lúc ngủ chậm đơn thuần chỉ nhắc nhớ đến những suy nghĩ, lập luận. Ngủ chậm
có thể nói mớ, ác mộng ban đêm của trẻ em. Khi thức dậy người ta lại không nhớ.)
+ Ngủ nhanh: Điện não đồ (EEG)2 có sự ghi nhận nhanh, biên độ dao động dưới
giống như lúc trước khi ngủ. Chức năng của cơ cổ giảm đi, xuất hiện hiện tượng
chuyển động nhanh của mắt 3, co giật cơ mặt và chân tay. Rối loạn nhịp thở và hoạt


động tim, tăng huyết áp. Giấc ngủ nhanh chiếm 20% thời gian ngủ.
(Sau giấc ngủ nhanh của con người, trong 75 – 90% trường hợp nói về giấc mơ với
những chi tiết không thực tế, tưởng tượng.)
 Đặc điểm sinh lý của hai loại này trái ngược nhau. Hình thành chu kỳ có độ dài
60 - 90 phút, lặp lại trong giấc ngủ tự nhiên ban đêm 4 – 5 lần. Độ dài của giấc ngủ
nhanh càng về sáng càng tăng lên còn giấc ngủ chậm thì giảm đi. Khi bị bệnh mất
ngủ, giấc ngủ chậm phục hồi trước, sau đó là giấc ngủ nhanh.

1
2

Trích Sinh lý học thần kinh, trang 82, Tạ Thúy Lan, 2009
Máy đo điện não đồ EEG (electroencephalogram).

Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movements) là giấc ngủ mà não hoạt động tích cực. REM xảy ra sau các giai đoạn
ngủ sâu. Để nhận biết giấc ngủ REM là lúc đó mắt chuyển động rõ ràng phía sau mí mắt. Giấc ngủ REM chủ yếu
hình thành giấc mơ.
3


2. Tác dụng của giấc ngủ:
- Ngủ là nhu cầu thiết yếu để phục hồi những chức năng tránh không bị suy kiệt.
- Giấc ngủ làm tăng sự phục hồi chức năng tế bào bình thường và tế bào thần kinh.
- Giúp ổn định tâm lý, bảo vệ cá nhân khỏi những mâu thuẫn chưa dược giải quyết.
- Làm cho cơ thể cảm thấy sảng khoái sau khi thức dậy, giúp nâng cao năng suất làm
việc.
- Giấc ngủ giúp não sàng lọc những hiện tượng xảy ra trong ngày nhằm lưu vào bộ
nhớ hay loại bỏ chúng.
- Với một số người, ngủ sâu sẽ giúp não rà soát lại các vòng thần kinh, chủ yếu để
giúp những chu trình tế bào thần kinh ít khi sử dụng tới, được hoạt động lại nhằm

giúp chúng không bị thoái hóa.
- Nếu ngủ quá từ 17 21 ngày liên tục sẽ chết.
3. Cơ chế sinh học hình thành của một giấc mơ:
- Ở lúc tỉnh thức các giác quan có nhiệm vụ biến các tín hiệu nhận được trong lúc thức
rồi sau đó chuyển về cho não bộ xử lý và tổng hợp.
- Sau khi xử lý, não sẽ phát lệnh cho các cơ hay các bộ phận khác hoạt động.
- Điều gì chúng ta chú ý nhiều trong ngày và có ấn tượng, như thấy tai nạn, hay nghe
tiếng sét,… thì được một số vùng của bộ não ghi lại mạnh hơn.
- Tất cả gom lại như một phần ghi hoàn chỉnh, theo thứ tự thời gian, việc đến trước
ghi trước, việc tới sau ghi sau.
- Trong lúc ngủ có nhiều nơi trong não vẫn hoạt động hay còn gọi là vỏ đại não vấn bị
hưng phấn. Các vùng này vẫn tiếp tục truyền các sóng não lan ra nhiều vùng trong
não, nhất là các vùng cảm giác, vùng thính giác, vùng xúc giác…
- Các vùng cảm giác, xúc giác… sẽ hoạt động mà không bị kích thích bởi tác nhân
của thế giới bên ngoài.
- Khi các vùng cảm giác, xúc giác… này hoạt động nó sẽ làm ảnh hưởng những nơi
mà não dùng để lưu trữ thông tin, ghi nhớ hình ảnh lời nói, những vùng của trí tưởng
tượng…
 Giấc mơ đƣợc hình thành.


- Về đêm, khi chúng ta ngủ, các phần của bộ não cũng dần dần ngưng hoạt động. Với
những người làm việc mệt mỏi, não gần như nghỉ ngơi hoàn toàn, con người chìm
vào giấc ngủ sâu ít khi mộng mị.
- Ngược lại, những người ban ngày hoạt động ít, hay bị bệnh hoạn, về đêm khi ngủ có
những phần não “không ngủ hết”. Thường hay có giấc mơ trong lúc ngủ.
II. ĐỊNH NGHĨA GIẤC MƠ VÀ VÍ DỤ
1. Định nghĩa giấc mơ:
- Giấc mơ là những hình ảnh trải nghiệm chủ quan, xuất hiện trong lúc ngủ, chủ yếu là
trong lúc ngủ nhanh (REM).

- Là quá trình tâm lý diễn ra trong giấc ngủ kèm theo các hình ảnh thị giác.
- Giấc mơ có tính chất hỗn độn, phi lý, kỳ lạ của các hình ảnh. Không theo quy luật
nào.
2. Đặc điểm của giấc mơ:
- Đặc điểm trong giấc mơ chủ yếu là tư duy không gian - biểu tượng.
- Trong giấc mơ có những thay đổi ý thức đặc trưng: giảm khả năng phán ánh hiện
thực và nhận biết bản thân như là chủ thể nhận thức.
- Vì vậy con người khi mơ không nhận ra bản thân mình đang mơ, nên không có thái
độ phê phán những gì tiếp nhận, kể cả những điều không hợp lý.
- Bối cảnh của thể hiện dưới dạng biểu tượng, hình ảnh, phản ánh các động cơ, tâm
thế của chủ thể.
- Mức độ ghi nhớ và rung động của các giấc mơ phụ thuộc rất nhiều vào những đặc
điểm nhân cách của cá nhân và trạng thái tâm lý trước khi ngủ.
3. Chức năng của giấc mơ:
- Bình ổn cảm xúc là chức năng cơ bản.
- Giấc mơ tạo một khâu quan trọng trong hệ thống phòng vệ tâm lý, làm giảm nhẹ tạm
thời những căng thẳng do xung dột tâm lý và tạo điều kiện phục hồi tính tích cực tìm
kiếm.


- Ở góc độ này, kết hợp với tư duy hình hình tượng nổi trội, giấc mơ có ảnh hưởng
tích cực đến quá trình sáng tạo.
Vd: Giấc mơ sáng tạo ra bản tuần hoàn nguyên tố hóa học của Medeleev.
2.Ví dụ minh họa

II. GIẢI THÍCH GIẤC MƠ DƢỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÂM HỌC:
1. Quan điểm chính của Phân Tâm Học:
- Freud nghiên cứu giấc mơ từ năm 1897, thể hiện trong cuốc sách “Bàn về giấc
mơ” (1899) và xuất bản năm 1900.
- Các giấc mơ đều không xa lạ nhưng khó hiểu với người nằm mơ.

- Giấc mơ đều có ý nghĩa nhất định, ý nghĩa đó chính là nguyên nhân của giấc mơ.
- Freud cho rằng giấc mơ là “vương lộ” 4 để dẫn đến vô thức.
- Giấc mơ và vô thức trở thành đối tượng nghiên cứu của phân tâm học (PTH). (Vì
điều này mà Preud bị các nhà khoa học lúc bấy giờ cô lập. Những lý luận này
cũng đã gây ra mầm móng cho sự phận hóa nội bộ của PTH sau này.)
2. Nguồn gốc của giấc mơ: (có thể)
- Sự trải nghiệm mới mẻ, diễn ra trực tiếp trong mơ.
- Một số trải nghiệm mới mẻ kết hợp với một số tổng thể.
- Một hoặc một số trải nhiệm đáng kể được thay thế trong giấc mơ bằng một trải
nghiệm đồng thời, nhưng không đáng kể.
- Trải nghiệm đáng kể bên trong (ấn tượng, ý nghĩ) sau đó được thay thế đều đặn bởi
ấn tượng mới mẻ nhưng không đáng kể.
3. Nội của giấc mơ: có 2 nội dung
- Nội dung hiển hiện: là tất cả những hình ảnh ta thấy được trong giấc mơ của mình.
Những cái có thể ghi nhớ và tái hiện. Nội dung hiển hiện của giấc mơ thường ngắn
ngủi, nghèo nàn và mang tính vắn tắt so với những gì mà nó ngầm thể hiện.

4

Trích Jung Toàn Tập, quyển số 9, Tiếng Đức, Ts. Võ Thế Hùng tạm dịch.


- Nội dung tiềm ẩn: chính là các dục vọng, ước muốn, mặc cảm...tồn tại ở dạng hình
ảnh bị dồn nén ở ngày thường. Những nội dung mà sau khi phân tích giấc mơ là nội
dung hiển hiện.
4. Quát trình kiểm duyệt 5:
- Hai nội dung này luôn đi liền với nhau.
- Trong mơ nội dung hiển hiện bị biến đổi thành nội dung tiềm ẩn.
- Trong mơ dục vọng vẫn bị “cái tôi” kiểm soát. Nhưng Sự kiểm soát của “cái tôi”
không còn chặt chẽ như lúc thức.

- Vì thế để tránh sự kiểm soát của “cái tôi” nên Dục vọng “cải trang” thành những
hình ảnh trong giấc mơ.
- Kết quả của sự biến đổi này là sự kiểm duyệt.
 Freud: “Giấc mơ là sự hiện thực giả dạng của một dục vọng bị dồn nén.”
5. Cấu tạo của giấc mơ:
- Sự súc tích hay cô đặc (condensation):
+ Giấc mơ hiển hiện là cách để diễn tả vắn tắc của giấc mơ tiềm ẩn, do đó nội dung
tiềm ẩn luôn phong phú và nhiều ý nghĩa hơn nội dung hiển hiện. Vì vậy một sự hiển
hiện trong giấc mơ mang nhiều ý nghĩa tiềm ẩn, chính điều này thể hiện giấc mơ
không theo quy luật nào cả.
+ Cô đặc, đó là quá trình xử lý những ý nghĩ trong giấc mơ bằng cách thu gọn
chúng. Cô đặc có thể diễn ra theo một số cách thức: Bỏ qua một số thành tố ngầm
ẩn, bỏ qua một phần nào đó của giấc mơ.
Ví dụ : mơ thấy gậy gộc là ước muốn thỏa mãn tình dục
- Sự di chuyển (deplacement): Là khuynh hướng thay thế một đối tượng bằng một
hình ảnh khác. Ví dụ: Một hình ảnh về mối tương quan gần dược thay thế bằng một

5

Kiểm duyệt (kiểm soát): Theo Phân Tâm Học: Một trong những cơ chế điều chỉnh các quá trình nhận
thức. Kiểm soát được xem như là chức năng của Cái Tôi và mục đích của kiểm soát là phân phối năng
lượng của những ham muốn sao cho phù hợp với những yêu cầu thực tế. Như vậy, kiểm soát làm gián tiếp
mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường có tính đến những nhu câu khách quan của kích thích. Như là
cơ chế tự vệ, nhưng kiểm soát hoạt động trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi giải quyết bất cứ một nhiệm vụ
nhận thức nào. Khái niệm kiểm soát có quan hệ chặt chẽ với khái niệm kiểu nhận thức.


hình ảnh có tương quan xa hơn hoặc ngược lại. Thay thế một hình ảnh thường gặp
bằng một hình ảnh ít gặp. Chính điều này làm cho giấc mơ rời rạc và phí lý.
- Sự bi kịch hóa (dramatisation): Là sự biến đổi một ý tưởng trù tượng thành một ảnh

tượng, thành ”bi kịch”. Ví dụ ý tưởng ngoại tình ( tiếng Đức: Ehebuch) sẽ biến thành
hình ảnh gãy tay (Armbuch).
- Tính tƣợng trƣơng (symbolisation): Là một biểu tượng này thay thế cho một cho
một biểu tượng khác. Ví dụ: Ông vua, thanh gươm, con chim đại bàng tương trưng
cho người cha. Hoàng hậu tượng trưng cho người mẹ, cái nhà tượng trưng cho một
con người...
6. Biểu tƣợng và ý nghĩa của giấc mơ:
BIỂU TƢỢNG

Ý NGHĨA

Lên cầu thang, qua cầu, đi thang máy, ngồi trên phi cơ, đi
dọc theo hành lang, bước vào một căn phòng, ngồi trên tàu
hỏa di xuyên qua đường hầm.
Táo, đào,nho.

Ước muốn tình
dục.

Đạn nổ, súng ống, gậy gộc, ô dù, dao, lửa cháy.

Bộ phận sinh
dục nam.

Lò hấp, hộp, ống lò sưởi, đường hâm, tủ âm vào tường,
hang động, chai lọ, tàu thuyền.

Bộ phận sinh
dục nữ.


Bộ phận vú.

IV. SỰ LIÊN HỆ GIỮA GIẤC MƠ VÀ THẾ GIỚI THỰC
Theo Platôn : Giấc mơ là con đẻ của một loại tình cảm. 6
Theo Arixtôt : Giấc mơ là một loại tư tưởng tiếp tục trong trạng thái ngủ.
Theo Henri Premont (1881-1964), nhà Tâm lý học người Bỉ. nguyên Chủ tịch hiệp hội
quốc tế về Tâm lý học. Ông nói: “ Giấc mơ, có thể là điều báo trước một hiện thực”:
GIẤC MƠ

THẾ GIỚI THỰC

Vực thẳm

Liên quan đến vấn đề sức khỏe đang đi xuống. Nếu rơi xuống
vực, nó phản ánh sự ức chế, nỗi hoảng sợ trong cơ thể. Dấu

6

Trích Ximon Phrơt, trang 89, Diệp Mạnh Lý, NXB Thuận Hóa, 2005.


diệu báo trước của sự nguy hiêm.
Cây cối

Biểu hiện sức sống mãnh liệt tiềm ẩn trong con người.

Vũ khí

Kiếm, gươm, tên lửa, hay một loại vũ khí nào đó là những biểu
hiện xung năng của tình dục. Ở người nữ đó là biểu hiện sợ hãi

bị cưỡng hiếp.

Tiền bạc

Biểu hiện tình yêu ở người đàn ông, và hầu hết là những biểu
hiện ham muốn tình dục ở người phụ nữ. Có nhiều tiền là có sự
may mắn trong tình yêu, va ngược lại.

Nước

Nếu là nước sạch, biểu hiện của sự phồn vinh. Nếu là bùn lầy,
thể hiện nỗi sợ hãi trước một căn bệnh. Nếu là một cơn lũ lụt,
biểu hiện của khó khăn rồi dến thành công…

Đám cưới

Nếu chưa có gia đình, sẽ có dám cười trong những ngày tới.
Nếu đã có rồi thì thể hiện xung đột trong đời sống vợ chồng.

Thảm họa

Biểu hiện nỗi hoảng sợ trong cơ thể và những sự lẫn lộn về cảm
xúc.

Lửa

Đừng hoảng hốt, nếu giấc mơ là những dám cháy lớn là dấu
hiệu của may mắn và nếu bạn nhìn thấy ngôi nhà bạn bốc lửa
đó là sự thế hiện cho gia đình sống hạnh phúc.


Theo S.Freud:
- Nội dung của giấc mơ chính là vô thức bị dồn nén lúc tỉnh thức.
- Vô thức bị dồn nén trong lúc thức có liên quan tới một ý muốn nào đó mà không thể
chấp nhận được.
- Giấc mơ cũng được xem là một cách thỏa mãn những mong muốn, chủ yếu những
ham muốn liên quan đến tình dục.
- Giấc mơ còn được gọi là “ Hoang tưởng sinh lý của người bình thường”.
- Giấc mơ bảo vệ giấc ngủ bằng cách làm giảm nhẹ căng thẳng tinh thần dược hình
thành lúc ban ngày, và bằng cách cho phép người nằm mơ hành động thông qua
những ham muốn vô thức.


- Với nhà trị liệu sử dụng phân tích giấc mơ để hiểu và sử lý những vần đề của bệnh
nhân, thì giấc mơ bộc lộ những ước muốn vô thức của bệnh nhân, những nỗi sợ hãi
gắn với những mong muốn đó, và những cơ chế tự vệ đặc trưng được bệnh nhân vận
dụng nhằm giải quyết xung đột, là hậu quả tâm lý giữa những ước muốn với những
nỗi sợ hãi.
- Giấc mơ còn là bản sao của triệu chứng loạn thần kinh bệnh lý.


V. ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU KHÁM PHÁ GIẤC MƠ:
- Đây là bộ phim do đài truyền hình nổi tiếng thế giới BBC của Anh thực hiện.
VI. TÀI LIỆU THAM THẢO:
1. Tâm thần học, Bs. Trần Đình Xiêm, NXB Y học, 1986.
2. Tuyển tập Jung, quyển 9, NXB H.Bars, Grundwerk, 1984. Bản dịch của TS.Võ Thế
Hùng, theo đề nghị.
3. Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao (tập 2), GS.TSKH Tạ Thúy Lan. NXB Sư Phạm,
2009.
4. Simon Freud, Diệp Mạnh Lý, NXB Thuận Hóa, 2005.
5. Bí ẩn của não bộ, Larousse, NXB Trẻ, 2009.

6. Phân Tâm Học, S. Preud NXB Gió, 1969.
7. Tâm lý thần kinh nhận thức, David Brodbeck bản dịch của TS.Võ Thế Hùng, theo đề
nghị.
8. Trang web dantri.vn



×