Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

vấn đề an ninh năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.23 KB, 4 trang )

Họ và tên: Trương Đình Thắng

Lớp: CT42A

VẤN ĐỀ BẢO VỆ AN NINH NĂNG LƯỢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI:
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
1.

THÁCH THỨC

Về công nghệ: Thiết bị công nghệ của các ngành công nghiệp còn lạc hậu,
hiệu suất thấp so với các nước trong khu vực. Việc phát triển các thiết bị, công
nghệ sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong nước còn nhiều hạn chế nên phần
lớn phải phụ thuộc vào thiết bị công nghệ từ nước ngoài. Việc đầu tư nâng cấp
các cơ sở năng lượng và phát triển các công nghệ năng lượng trình độ cao (năng
lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng…) rất hạn chế và thiếu cơ
chế hợp lý dẫn đến chi phí đầu tư trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng còn cao,
kém khả năng cạnh tranh.
Về cân bằng năng lượng: Từ các số liệu phát triển nguồn điện có thể thấy
rằng cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam đang bị mất cân đối. Hiện
tại, nguồn thủy điện chiếm tỉ trọng lớn (chiếm khoảng 38%) nên trong điều kiện
biến đổi khí hậu hiện nay đã liên tục gây ra tình trạng thiếu điện vào mùa khô
đặc biệt năm những năm ít nước dẫn đến các nhà máy nhiệt điện than phải vận
hành quá tải dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị…. Giai đoạn sau năm 2020-2030
thì ngược lại, tỷ trọng nguồn nhiệt điện than tăng quá nhanh (nhiệt điện than
năm 2020 chiếm tới 48% và tới năm 2030 là 51,6%) trong khi đầu tư khai thác
than bị hạn chế dẫn đến phải nhập khẩu. Việc nhập khẩu than còn khó khăn cả
về nguồn và giá. Đây là yếu tố cần được chú trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến
ANNL quốc gia.
Một số mối đe dọa liên quan đến dự phòng và dự trữ: Theo quy hoạch phát
triển ngành dầu khí, Việt Nam đã xây dựng các kho dự trữ quốc gia về xăng,


dầu, khí. Tuy nhiên, khối lượng dự trữ nguồn xăng, khí, dầu thô chỉ có thể đáp


ứng được nhu cầu ngắn hạn. Yếu tố dự trữ dài hạn, mang tính quyết định là dự
trữ thương mại đó là khả năng tiếp cận được các nguồn năng lượng có khả năng
cung cấp dài hạn, có độ tin cậy cao, giá thành hợp lý thì Việt Nam chưa có một
chiến lược và chính sách cụ thể rõ ràng. Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan các dự án phát triển nguồn điện thường chậm tiến độ, công
suất dự phòng của hệ thống bấp bênh, có thời điểm gần như không có. Khi có
sự cố đã phải sa thải phụ tải hàng loạt làm thiệt hại đáng kể đến các ngành kinh
tế và gia tăng tổng chi phí xã hội.
Các mối đe dọa liên quan đến kinh tế, tài chính: Hiện nay, khi xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề cung cấp năng
lượng dẫn đến hệ số đàn hồi năng lượng cao. Hơn nữa là nước đang phát triển,
nên nhu cầu vốn rất lớn, trong khi khả năng huy động bị hạn chế. Việc thiếu vốn
đầu tư làm cho các dự án thường xuyên chậm tiến độ, hạn chế khả năng sử dụng
những công nghệ tiên tiến, hiện đại, dẫn đến tình trạng khai thác, sử dụng năng
lượng kém hiệu quả.
Các mối đe dọa liên quan đến quản lý và điều hành: Việt Nam đã xây dựng
chiến lược và chính sách phát triển năng lượng quốc gia. Tháng 10 năm 2007,
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1885/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, việc chậm triển khai những nghiên cứu hay chính sách hợp lý nhằm
hiện thực hóa chiến lược và chính sách phát triển HTNL đã và đang làm cho
HTNL phát triển thiếu đồng bộ, chưa hợp lý giữa các phân ngành và hệ lụy của
nó là tổng chi phí đầu tư vào HTNL gia tăng, giá thành năng lượng tăng tác
động xấu đến phát triển kinh tế, xã hội; Tài nguyên năng lượng bị khai thác cạn
kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng v.v…Và cuối cùng là có thể dẫn đến rủi ro
gây mất ANNL.



2.

GIẢI PHÁP
Trong “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” đã nêu hai quan điểm phát triển năng
lượng dài hạn, thể hiện sự chú trọng của Chính phủ về an ninh năng lượng.
Thứ nhất: Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững,
đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm
năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Thứ hai: Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc
tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với việc khai thác,
sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng
quốc gia trong điều kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn
cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Một số giải pháp an ninh năng lượng được cho là quan trọng và phù hợp với
Việt Nam được tóm tắt như sau.
Một là: Tiết kiệm và hiệu quả năng lượng được đánh giá là giải pháp luôn
được ưu tiên vì là giải pháp đòi hỏi đầu tư thấp hơn nhiều so với các giải pháp
khác. Nhiều nội dung vận động mọi người có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả năng lượng đang được triển khai mạnh mẽ trong một chương trình mục tiêu
quốc gia.
Hai là: Tăng cường công tác khảo sát thăm dò các nguồn tài nguyên năng
lượng để nâng cao tiềm năng và trữ năng năng lượng là giải pháp thường xuyên
nhằm tăng cường khả năng khai thác sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp,
giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài.
Ba là: Đa dạng hoá các nguồn năng lượng là giải pháp tổng hợp, bao gồm giải
pháp đa dạng hoá khai thác sử dụng các loại nguồn năng lượng khác nhau. Song



song với khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, cần nghiên cứu
ứng dụng các loại nguồn năng lượng khác; nhập khẩu điện và xây dựng các
nguồn điện từ các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Trung Quốc để đưa
điện về nước ta, nhập khẩu khí hoá lỏng LNG cho sản xuất điện…
Bốn là: Tăng cường năng lực nội địa về cung cấp các sản phẩm năng lượng là
một giải pháp có tính nguyên tắc. Trong đó, cần quan tâm tới xây dựng các cơ
sở chế biến, dự trữ năng lượng. Đồng thời có kế hoạch xây dựng các kho xăng
dầu để tăng số ngày đảm bảo dự trữ nhiên liệu quốc gia lên tới 60 ngày và 90
ngày vào năm 2020 và 2030 tương ứng.
Năm là: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp
ngày càng được quan tâm, nhất là khi thị trường thế giới về nhiên liệu - năng
lượng phi tái tạo (than, dầu khí) đang ngày càng có nhiều thách thức về khả
năng khai thác, về giá cả và về các cuộc khủng hoảng chính trị.
Sáu là: Giải pháp giá, hình thành và phát triển thị trường năng lượng, thị
trường điện lực cạnh tranh là giải pháp tất yếu lâu dài, thúc đẩy sử dụng tiết
kiệm năng lượng, thúc đẩy sự cạnh tranh hiệu quả trong sản xuất - truyền tải phân phối và sử dụng năng lượng.
Trong đó, chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách
đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng
năng lượng. Giá năng lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường;
Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ
quản lý khác. Đưa giá cả năng lượng về mức phản ánh đúng giá trị đầu vào còn
nhằm mục tiêu hỗ trợ các giải pháp về đa dạng hoá đầu tư năng lượng, khuyến
khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường sản xuất, cung cấp năng lượng.



×