Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo tổng hợp - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.98 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE.........................................2
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XZENLINE..........................................................................................2
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE..................................................................3
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Zenline..........................3
1.2.2. Đặc điểm hoạt động– kinh doanh của công ty cổ phần Zenline........3
1.2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần Zenline.............5
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE.........................................7
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE..................................................................9
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE............................................12
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ZENLINE.......................................................................................................12
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ZENLINE.......................................................................................................18
1


2.2.1. Các chính sách kế toán chung............................................................18
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán..................................18


2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán..................................20
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán......................................21
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán......................................................23
2.3. TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY......................................................................................................24
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE........................30
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.....................................30
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ZENLINE...................................................................................31
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU...........................32

DANH MỤC SƠ Đ

2


Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty....................................5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty................................................7
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức lao động trong phòng kế toán............................12
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung....22

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2015 và 2016
(Công ty Cổ phần Zenline)
Bảng 2: Bảng phân tích kết quả sản xuất – kinh doanh


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VAT: Thuế giá trị gia tăng
BQ: Bình quân
CKTM: Chiết khấu thương mại
GGHB: Giảm giá hàng bán
HBBTL: Hàng bán bị trả lại
TK: Tài khoản
SP: Sản phẩm
HH: Hàng hoá
TSCĐ: Tài sản cố định
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
KT: Kế toán
KQKD: Kết quả kinh doanh

5


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều cơ
hội kinh doanh. Nhưng để tồn tại và phát triển sẽ là một vấn đề lớn của các
nhà đầu tư, bởi ở đó thị trường chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại, để tồn tại họ phải tham gia vào
cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm tạo chỗ đứng cho sản phẩm của doanh nghiệp

trên thị trường . Dưới đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và
Chính Phủ, nhờ vào sự tiếp tục cải cách thể chế kinh tế tạo nên sự phát triển
cả về số lượng và chất lượng của thành phần kinh tế tư nhân là một đóng
góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. hàng loạt
doanh nghiệp tư nhân được thành lập, rất đa dạng về sản phẩm, dịch vụ,
và ngành nghề kinh doanh.
Cùng với việc gia nhập WTO và tự do hoá thương mại, ngày càng có
nhiều các nhà kinh doanh bán buôn, bán lẻ hoạt động trên thị trường Việt
Nam. Thêm vào đó sự bùng nổ các loại hình thương mại trong nước đã làm
cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này đã trở nên gay gắt và quyết liệt hơn
hết . Người tiêu dùng được lợi vì có nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm
thoả mãn được nhu cầu của mình với giả cả phù hợp với thu nhập.Một trong
những nhu cầu không thể thiếu đáp ứng cuộc sống hàng ngày của các gia đình
là các thiết bị máy trong chế biến thực phẩm tiện nghi, đáp ứng quy trình sản
xuất của các nhà máy xí nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao.Các thiết bị
máy thực phẩm làm sạch được chú trọng hơn hết trong tình hình môi trường
đang bị ô nhiễm hiện nay
Hàng năm, lượng sản phầm, hàng hóa thực phẩm được chế biến ngày
càng nhiều đòi hỏi máy móc công nghệ ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Chính vì vây, em đã chọn công ty cổ phần Zenline làm nơi thực tập tốt
nghiệp. Đây là một công ty chuyên cung cấp các thiết bị máy thực phẩm.
Mặc dù, đã rất hết sức cố gắng, song do sự hạn chế về thời gian thực
tập, thời gian tiếp xúc, xử lý với môi trường kế toán thực tế chưa được nhiều
vốn hiểu biết còn hạn hẹp, nên không tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất
mong được sự thông cảm và giúp đỡ thêm của thầy giáo!
Em xin chân thành cảm ơn!
6


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XZENLINE
- Tên công ty: Công ty cổ phần Zenline,
- Tên giao dịch: ZENLINE., JSC
- Địa chỉ: số 34, ngõ 71, đường Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung,
Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: 0973116896
- Người đại diện: Hoàng Năng Nam
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Zenline được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
0102994304 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/10/2008 Đăng ký
kinh doanh số 20102994304 do UBND Thành Phố Hà Nội cấp
Công ty Cổ phần Zenline là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động
dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước TP Hà Nội. Hơn 8 năm
thành lập và phát triển cũng là bằng ngần nấy thời gian công ty phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thương
trường. Với sự xuất phát điểm không mấy thuận lợi, vốn điều lệ ban đầu thấp,
trong khi đó ngành nghề kinh doanh thiết bị máy trong ngành thực phẩm luôn
tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí
của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên, công ty đã không ngừng phát
triển để hoàn thiện mình, chiếm lĩnh thị trường Hà Nội. Xuất phát từ việc tìm
hiểu thực tế nhu cầu tiêu thụ thiết bị máy công nghiệp, công ty đã mạnh dạn
7


đầu tư đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.Hiện nay thị phần của công ty đã
tương đối ổn định, uy tín ngày càng được nâng cao, được bạn hàng tín nhiệm

trở thành nhà cung cấp thiết bị thực phẩm hàng đầu về công nghệ cho các
công ty thực phẩm lớn trên khu vực miền bắc
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ZENLINE
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Zenline
- Đặc điểm kinh doanh:
+ Kinh doanh hàng hoá
+ Là nhà phân phối chủ yếu cho một số nhà hàng công ty chuyên về
thực phẩm, khách sạn lớn trên toàn quốc
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện tốt kế hoạch đã đặt ra với phương châm năm sau cao hơn
năm trước đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước về việc nộp đầy đủ
các khoản thuế cho ngân sách.
+ Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển theo kế hoạch và
mục tiêu chiến lược của công ty
+ Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và tích cực
tham gia xây dựng phát triển đất nước với các sản phẩm uy tín
+ Nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng , nhà phân
phối, đại lý trên nhiều phần vùng
+ Thực hiện chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất
tinh thần bồi dưỡng nâng cao văn hoá, KHKT, chuyên môn cho nhân viên
trong công ty
1.2.2. Đặc điểm hoạt động– kinh doanh của công ty cổ phần Zenline
Công ty chuyên cung cấp lắp đặt và sửa chữa bảo hành các sản phẩm
chủ yếu:
*Thiết Bị Máy Làm Bánh
8


- Máy đánh trứng, máy trộn bột,5L, 10l, 20L, 30l.

- Lò nướng bánh dùng điện, dùng gas, 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng
- Lò quay bánh mỳ 16 và 32 khay ( dùng điện hoặc gas)
- Máy đóng gói dạng đứng, dạng nằm..
- Máy cắt bánh mỳ, tủ kích nở bột.
- Lắp đặt dây chuyền làm bánh mỳ hoàn thiện.
*Thiết Máy Đóng Gói
- Máy đóng gói dạng hạt, dạng gối, dạng nước
- Máy dán miệng túi nilong liên tục, tự động
- Máy đóng đai thùng, máy dán băng dính, máy co màng, máy hút
chân không.
- Các loại máy in date ( in ngày tháng): In date dập tay, dạng mâm, tự
động
- Máy chiết chai tự động, rửa chai, thiết bị lọc nước tinh khiết
*Thiết Bị Bảo quản Thực Phẩm
- Tủ bảo quản bánh kính cong , tủ đông 1 buồng , tủ đông 2 buồng, tủ
mát
- Tủ mát kết hợp bàn chế biến, tủ đông dạng nằm, hệ thống tủ bảo quản
siêu thị..
*Thiết Bị Nhà Hàng- giải khát
- Máy kem tươi , máy làm lạnh nước sinh tố , máy fa café, ép nước mía
sạch
- Máy sản xuất nước đậu nành , nước hoa quả tươi, dán cốc trà sữa
- Máy bào đá tự động, bán tự động, máy làm đá sạch…
Thị trường kinh doanh: Công ty TNHH Thiết bị máy 3G chuyên nhập
khẩu và phân phối thiết bị máy trong ngành thực phẩm và bảo quản trên toàn
quốc , là nhà phân phối lớn nhất các khu công nghiệp thực phẩm, các thành
phố lớn trên toàn miền Bắc với các tỉnh thành lớn như: Hà Nội, Hưng Yên,
Nam Định, Hà Nam…..
9



Các khách hàng chủ yếu:Các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ngành
thực phẩm: Công ty xúc xích Đại Việt, Công ty TNHH nước giải khát Kirin,
Vina Acecook, Nissin foods Vietnam, Công ty cổ phần Kinh Đô Công ty CP
Nippon Con Heo Vàng.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần Zenline
Loại hình kinh doanh : Công ty cổ phần Zenline là công ty thương mại
dịch vụ tổng hợp, hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các vật tư sản
phẩm cụ thiể có hình thái vật chất xác định
Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo phương thức bán
buôn và bán lẻ, ngoài ra công ty còn gia công, lắp đặt sản xuất tạo thêm
nguồn hàng và tiến hành các hoạt động kinh doanh
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty
Ký kết hợp đồng mua bán
-Thương thảo với người bán
- Ký hợp đồng

Kiểm nghiệm hàng hoá nhập kho
-Số lượng
- Chất lượng

-

Ký kết hợp đồng mua bán
-Thương thảo với người mua
- Ký hợp đồng

Xuất hàng từ kho
-Kiểm tra số lượng hàng
- Kiểm tra chất lượng


Thanh lý hợp đồng mua hàng hoá
-Thanh toán hợp đồng

Thanh lý hợp đồng bán hàng hoá
-Bảo hành
-Nhận đủ giá trị hợp đồng

Quá trình mua hàng hoá: Toàn bộ khối lượng hàng hoá của công ty
dùng cho quá trình luân chuyển là mua ngoài. Nguồn hàng cung cấp cần đảm
bảo tính ổn định về số lượng, chất lượng, giúp quá trình luân chuyển diễn ra
liên tục hơn. Công ty tiến hành mua hàng theo phương thức mua hàng không
trực tiếp( mua hàng theo phương thức gửi hàng, mua theo đơn đặt hàng, mua
10


hàng qua điện thoại….) Theo phương thức này, khi có nhu cầu mua
hàng,công ty chỉ liên hệ với nhà cung cấp hai bên tiến hành ký kết hợp đồng
mua hàng hoá.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng mua hàng hoá: Công ty và bên bán cùng
tiến hành các thủ tục lập hợp đồng cung cấp thiết bị, ghi rõ thông tin hai bên,
số lượng, chất lượng, quy cách hàng hoá, phương thức giao nhận, thanh
toán… Sau khi thoả thuận thống nhất, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
- Giai đoạn kiểm nghiệm hàng hoá nhập kho: Khi hàng hoá được vận
chuyển đến kho của công ty, công ty cho người làm thủ tục kiểm nghiệm, lập
báo cáo kiểm nghiệm, nhận hàng, nhận hoá đơn và nhập kho.
- Giai đoạn thanh lý hợp đồng mua bán: Công ty tiến hành thanh lý
hợp đồng mua hàng hoá, thanh toán cho bên bán.
Quá trình bán hàng hoá: Đối tượng mua hàng của công ty gồm cá
nhân, tổ chức,các doanh nghiệp có nhu cầu về hàng hoá sẽ tiến hành với công

ty để thương thảo hợp đồng.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng bán hàng hoá:Công ty và bên mua tiến
hành các thủ tục lập hợp đồng cung cấp thiết bị, ghi rõ thông tin hai bên, số
lượng, chất lượng, quy cách hàng hoá, phương thức giao nhận, thanh toán…
Sau khi thoả thuận thống nhất, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
- Giai đoạn xuất hàng hoá từ kho: Công ty tiến hành xuất hàng hoá từ
kho, kiểm tra kỹ số lượng và chất lượng hàng hoá. Lập hoá đơn cho khách
hàng.
- Giai đoạn thanh lý hợp đồng bán hàng hoá: Công ty nhận được khoản
thanh toán giá trị hợp đồng, tiến hành các hoạt động bảo hành cho khách
hàng.

11


1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ NS-HCTCKT-KS

PHÓ TGĐ KINH
DOANH

BP ĐIỀU
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHỐI
MUA
BÁN MARKE

HÀNG HÀNG
TING
KHO
VẬN

PHÒNG
NHÂN
SỰ HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH

BAN
KIỂM
SOÁT

Một tổng giám đốc: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của công ty,là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách
nhiệm về việc xác định nhiệm vụ và định hướng chiến lược chung của công
12


ty, thiết lập mối quan hệ đối nội đối ngoại, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về hoạt động của công ty
Hai phó tổng giám đốc
1 Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh là quản lý và điều phối mọi
công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu

thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ
đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc triển khai các công việc bán hàng; chịu trách
nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. Thiết lập mạng lưới kinh
doanh, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh doanh trong khu vực,
Lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng tiềm năng trong nướcBáo cáo hoạt
động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và duy trì hệ thống kênh
phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý…
1 Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự, hành chính, tài chính kế toán,
kiểm soát sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của công ty một cách hợp
lý và hiệu quả. thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối
nhân lực hiệu quả Lập kế hoạch tài chính, triển khai và theo dõi các hoạt động
tài chính, kiểm soát ngân quỹ,Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận
hợp lý. Kiểm soát hoạt động tài chính của công ty, Xem xét, đánh giá, kiểm
tra và phân tích dự báo hoạt động tài chính kế toán của các Phòng/Ban, các
hợp đồng, dự án. Báo cáo với Tổng Giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ
và theo yêu cầu Tổng Giám đốc
Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm về tuyển dụng, bố trí
nhân sự theo yêu cầu, thực hiện các công tác hành chính…
Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán, tài
chính tại công ty. Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài
chính
Phòng mua hàng: Chịu trách nhiệm mua hàng từ các nhà sản xuất tìm
kiếm nguồn hàng và nhập khẩu hàng từ nước ngoài, mua hàng theo yêu cầu
của công ty
13


Phòng bán hàng: Quản lý toàn bộ mạng lưới phân phối, bán hàng, kinh
doanh dịch vụ
Phòng marketing: Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các hoạt

động khuyến mại, quảng cáo của công ty
Bộ phận điều phối kho vận: Chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng
mua, hàng bán, hàng nhập xuất kho
Ban kiểm soát: Thực hiện công việc kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại
công ty
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ZENLINE
Công ty được thành lập năm 2008 , hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty ngày càng phát triển và thể hiện được vị thế trên thị trường với những
sản phẩm tiện dụng, chất lượng sản phẩm uy tín, cụ thể : Các chỉ tiêu phản
ánh kết quả của năm sau thường cao hơn năm trước. Uy tín của công ty được
củng cố, góp phần vào việc ổn định và đáp ứng thị hiếu khách hàng. hàng
năm công ty vẫn thường xuyên tạo ra lợi nhuận không có sự thua lỗ trong
kinh doanh. Quy mô sản xuất của công ty tăng lên: Năm 2015 Công ty đáp
ứng được nhu cầu của các nhà hàng, hộ gia đình nhỏ lẻ, , đến năm 2016 công
ty cung cấp thiết bị cho các nhà hàng thực phẩm quy mô lớn và tạo dựng
được uy tín trên thị trường
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty thời gian qua.
Bảng 1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2015 và 2016
(Công ty Cổ phần Zenline)
ST

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2016

1

Tổng tài sản

Đồng

2.490.000.000 2.520.000.000

2.560.000.000

2

Tổng doanh thu

Đồng

7.931.026.904 9.679.780.016

12.905.942.063

3

Lợi nhuận sau thuế

Đồng

1.193.498.520 1.288.192.895


1.440.769.370

14


4

Nộp ngân sách

Đồng

299.487.621

5

Số lao động bình Người 85

322.048.224

360.192.324

94

115

4.500.000

5.150.000


quân
6

Thu nhập bình quân Đồng

4.000.000

đầu người
So sánh
Chênh lệch
STT

Chỉ tiêu

Tỉ lệ (%)

ĐVT

2015/2014

2016/2015

2015/2014

2016/2015

30.000.000

40.000.000


1,205

1,587

22,050

33,329

1

Tổng tài sản

Đồng

2

Tổng doanh thu

Đồng

3

Lợi nhuận sau thuế Đồng

94.694.375

152.576.474

7,934


11,844

4

Nộp ngân sách

22.560.603

38.144.100

7,533

11,844

5

Số lao động bình Người

9

21

10,59

22,340

500.000

650.000


12,50

14,444

1.748.753.112 3.226.162.047

Đồng

quân
6

Thu

nhập

bình Đồng

quân đầu người

Bảng 2: Bảng phân tích kết quả sản xuất – kinh doanh
Dựa vào bảng trên ta thấy :

- Tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 là 30 triệu đồng tương ứng
1,587%, 2016 tăng so với năm 2015 là 40 triệu đồng, tương ứng với 1,587%.
Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng có thể do doanh nghiệp đã đầu tư vào vật
chất kỹ thuật hoặc cũng có thể do doanh nghiệp trích lại một phần từ lợi
15


nhuận sau thuế để bổ sung nguồn vốn. nhưng nhìn chung tất cả đều cho thấy

rằng quy mô sản xuất của doanh nghiệp đang ngày một lớn mạnh, doanh
nghiệp đang ngày một phát triển.

- Tổng doanh thu của năm2015 tăng so với năm 2014 là 1.748753.112
đồng, tương ứng với 22.05%. 2016 tăng so với năm 2015 là 16,130,810,234
đồng, tương ứng với 33.328%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn
có hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp rất cao.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng 94.694.375 đồng so với năm
2013, tương ứng với 7.934%. năm 2016 tăng 152.576.471 đồng so với năm
2015, tương ứng với 11,84%. Tuy có tăng nhưng ta có thể thấy mức tăng này
khá là nhỏ so với mức tăng của doanh thu. Doanh nghiệp nên xem xét đến
khía cạnh giảm các chi phí để lợi nhuận có thể đạt được ở mức tối đa.

- Nôp ngân sách năm 2015 tăng 22,560,603 đồng so với năm 2014,
tương ứng 7,533%, năm 2016 tăng 38.144.100 đồng so với năm 2015, tương
ứng 11,84%. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất chú trọng đến các khoản
đóng góp cho nhà nước, và doanh nghiệp có đống bảo hiểm cho tất cả lao
động.

- Lao động bình quân năm 2015 tăng 9 người so với năm 2014, tương
ứng 10,59% năm . Nhưng 2016 tăng 21 người so với năm 2015, tương ứng
22,34%. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang ngày một lớn
mạnh, chế độ của doanh nghiệp đối với người lao động được nâng nên vì thế
góp phần thu hút người lao động tìm đến.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 tăng 650.000 đồng so với
năm 2015, tương ứng 14,44%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm
hơn đến người lao động. góp phần giữ chân người lao động ở lại công ty, và
làm ổn định cuộc sống của người lao động hơn.


16


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ZENLINE
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức lao động trong phòng kế toán

KẾ
TOÁNTRƯỞNG
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
K
TOÁNTTỔ
NGH
HỢ
ỢPP
KẾ
Ế TOÁN
ỔNG

K
Kế
ế
Kế
Kế toán
toán toán
toán

tiền
tiền
lươ
ương
ng

K
Kế
ế
toán
toán
kho
kho

K
Kế
ế
Kế
toán Kế
Kế toán
Kế toán
toán toán Kế toán Kế toán
toán
toán Kế toán
mua
bán
mua
bán
thu TSCD
thanh phải thu

TSCD
thanh
hàng
hàng
hàng
hàng
toán
toán

Trách nhiệm của phòng kế toán
Kế toán trưởng : chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt
nghiệp vụ ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ,
nhà nước ban hành, quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế
toán. Kiểm tra tình hình biến động của các vật tư tài sản cố định, theo dõi các
khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Lập báo cáo gửi
cấp trên và xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán tiền lương

17


- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động
về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và
kết quả lao động
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản
tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về
lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT), kinh
phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất nghiệp(BHTN) . Kiểm tra tình hình
sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.

- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương,
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng
lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN.
- Theo dõi và kiểm tra các chứng từ liên quan ( như bảng chấm công,
phiếu xác nhận công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm
thêm giờ,……) nhằm đảm bảo tính có thực, tính chính xác, tính hợp lý trước
khi tính toán
Sau khi nhận được bản chấm công, bản chấm công làm việc thêm giờ
từ các bộ phận, phòng ban, kế toán lương lập bản thanh toán lương và các
khoản trích theo lương, đưa cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Nhập
liệu lương và các khoản phụ cấp của nhân viên dựa trên bảng tính lương do
bộ phận nhân sự chuyển sang rồi phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
Kế toán phải thu

18


Ghi chép, kiểm tra và đối chiếu toàn bộ nghiệp vụ bán hàng
- Quản lý và cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng và công nợ phải
thu.
- Kiểm tra và đối chiếu tình hình thanh toán của khách hàng, đảm bảo
tính chính xác và hợp lí của số liệu kế toán phải thu của khách hàng nhằm
cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính cuối kỳ và báo cáo
nội bộ khác.
- Kiểm tra và đối chiếu các thông tin liên quan đến Thuế GTGT đầu ra
nhằm đảm bảo tính xác thực của các thông tin liên quan đến Thuế và các
khoản phải nộp cho Nhà nước. Thực hiện đúng và cung cấp các thông tin
phản hồi kịp thời nhằm hoàn thiện và chuẩn hóa các quy trình xử lý nghiệp

Kế toánTSCĐ
Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi
nhập.
Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty.
Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.
Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng
lập quyết toán XDCB, chi phí sửa chữa hoàn thành
Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từng tháng,
năm.
Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước),
tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để
hạch toán
Lập biên bản thanh lý TSCĐ.
Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ.
Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ.
Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.
Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của
phòng kế toán
Kế toán Kho

19


- Ghi chép và kiểm tra đối chiếu toàn bộ nghiệp vụ mua hàng-quản lý
và cung cấp thông tin về hoạt động mua hàng, nhận hàng.Ghi chép và đối
chiếu toàn bộ nghiệp vụ bán hàng, hàng gửi đại lý. Kiểm tra và đối chiếu tình
hình hàng trong kho-nhập, xuất, tồn. Đảm bảo tính chinh xác và hợp lý của số
liệu kế toán kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập báo cáo tài
chính cuối kỳ và các báo cáo nội bộ khác. Kiểm tra và đối chiếu các thông tin
liên quan đến Thuế GTGT được khấu trừ và các loại Thuế phải nộp liên quan

đến hàng mua. Thực hiện đúng và cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời
nhằm hoàn thiện và chuẩn hoá các qui trình xử lý nghiệp vụ kế toán trong
doanh nghiệp.
- Nhận và đối chiếu các chứng từ liên quan đến mua hàng hoá (Phiếu
yêu cầu mua hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá,…)
trước khi nhập liệu
- Nhận và đối chiếu các chứng từ liên quan đến xuất hàng(Phiếu xuất
kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Hoá đơn bán hàng, lệnh điều
động nội bộ…)
- Ghi chép và theo dõi hàng hoá trong kho, hàng đang đi đường và hàng
gửi bán (số lượng, giá trị, tên hàng,tên kho, đại lý).
- Ghi chép và theo dõi hàng xuất kho, hàng đi giao cho khách.
- Đối chiếu số liệu với kế toán bán hàng, bộ phận bán hàng, kế toán
mua hàng, bộ phận mua hàng.
- Kiểm tra và đối chiếu, cung cấp thông tin cho các bộ phận có liên
quan trong quá trình xử lý các nghiệp vụ bán hàng ,mua hàng, bắt bồi thường
do làm mât hàng
- Lưu trữ chứng từ kế toán và các tài liệu kế toán theo đúng qui định
của công ty
Kế toán tiền
Ghi chép và kiểm tra đối chiếu toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến tiền
(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)- quản lý và cung cấp thông tin về dòng tiền ra
20


vào trong doanh nghiệp.Đảm bảo tính chính xác và hợp lý của số liệu kế toán
tiền nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính cuối kỳ
và các báo cáo nội bộ khác. Thực hiện đúng và cung cấp các thông tin phản
hồi kịp thời nhằm hoàn thiện và chuẩn hoá các qui trình xử lý nghiệp vụ kế
toán trong doanh nghiệp.

- Nhận và kiểm tra các hoá đơn thanh toán do phòng kinh doanh/Bộ
phận bán hàng gửi về.
- Nhận chứng từ thanh toán( Giấy báo có,Phiếu thu,..) đối chiếu với các
chứng từ liên quan (hoá đơn, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng…) nhằm đảm
bảo tính chính xác và hợp lý của nghiệp vụ thanh toán trước khi nhập liệu.
- Nhận và kiểm tra các hoá đơn mua hàng do bộ phận mua hàng gửi về.
- Nhận chứng từ thanh toán ( Giấy báo nợ, Phiếu chi,…) đối chiếu với
các chứng từ liên quan( hoá đơn, phiếu nhập kho, biên bản kiểm
nghiệm…)nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lý của nghiệp vụ thanh toán
trước khi nhập liệu.
- Theo dõi chi tiết các loại tiền gửi ở từng ngân hàng.
- Ghi chép các khoản tiền tạm ứng cho nhân viên.
- Nhập liệu thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra.
- Ghi chép các khoản giảm giá, chiết khấu, hàng trả lại khi thu tiền của
khách hay trả tiền cho nhà cung cấp.
- Đối chiếu số liệu với kế toán thanh toán, kế toán phải thu.
Lưu trữ chứng từ kế toán và các tài liệu kế toán theo đúng qui định của
công ty.
Kế toán mua hàng
Ghi chép và đối chiếu toàn bộ nghiệp vụ mua hàng, hàng mua trả lại,
giảm giá hàng mua, mua chịu và trả tiền nhà cung cấp. Kiểm tra và đối chiếu
tình hình công nợ và thanh toán cho các nhà cung cấp. Đảm bảo tính chính
xác và hợp lý của các số liệu kế toán phải trả cho các nhà cung cấp nhằm
cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính cuối kỳ và các báo
21


cáo tài chính nội bộ khác và làm căn cứ cho đề xuất quyết định trong chỉ đạo,
tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra và đối chiếu các
thông tin về các khoản thuế đầu vào nhằm đảm bảo tính chính xác của các

khoản thuế được khấu trừ và các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Thực
hiện đúng và cung cấp các thông tin kịp thời nhằm hoàn thiện và chuẩn hóa
các quy trinh xử lý nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp.
 Nhận và kiểm tra, đối chiếu các chứng từ: Phiếu yêu cầu mua hàng,
Đơn Đăt Hàng, Hợp đồng, Phiếu nhập kho từ Bộ phận mua hàng; Phiếu xuất
kho từ Bộ phận kho; Biên bản giao nhận hàng, Hóa đơn từ Bộ Phận kiểm
nhận hàng đảm bảo tính chính xác của việc ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng
trước khi ghi sổ/ nhập liệu.
 Căn cứ vào hóa đơn từ bộ phận kiểm nhận hàng, kế toán nhập liệu
vào phần mềm.
 Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng mua vào theo mặt hàng, nhà cung
cấp và hợp đồng.
 Theo dõi thuế GTGT, thuế nhập khẩu của hàng hoá mua vào
 Theo dõi theo VNĐ và ngoại tệ
 Theo dõi chi tiết các khoản phải trả nhà cung cấp theo từng chứng từ
ghi nợ và thanh toán.
 Theo dõi các khoản phải trả, tình hình trả tiền và tình trạng phải trả
cho các nhà cung cấp.
 Nhập liệu vào phần mềm các khoản giảm nợ phải trả như chiết khấu
thanh toán, chiết khấu thương mại, mua hàng được giảm giá, trả lại hàng mua.
22


 Theo dõi thời gian được hưởng chiết khấu khi mua hàng để yêu cầu
kế toán tiền thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu.
 Kiểm tra đối chiếu và cung cấp thông tin cho các bộ phân có liên
quan trong quá trình xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nợ phải trả. Phân hệ
kế toán mua hàng và công nợ phải trả liên kết số liệu với phân hệ kế toán mua
hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và
chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.

 Lưu trữ các chứng từ kế toán và các tài liệu kế toán theo đúng quy
định của công ty.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ZENLINE
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Do công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên chính
sách kế toán áp dụng tại công ty như sau:
 Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC
 Kỳ kế toán năm (Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N)
 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam, Nếu trong quá trình hoạtt
động của công ty phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ thì được quy đổi theo
tỷ giá thực tế phát sinh
 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước xuất trước
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc

23


 Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng phương pháp
khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thằng , mức khấu hao hàng
năm được chia đều cho số năm sử dụng
 Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
- Hiện nay công ty sử dụng chứng từ kế toán căn cứ Thông
tư 200/2014/TT-BTC
 Chứng từ tiền tệ:
+ Phiếu thu

+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tạm ứng
+ Phiếu báo nợ, báo có
+ Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ
 Chứng từ về hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm
hàng hoá

24


 Chứng từ về TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Biên bản bàn giao TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

 Chứng từ về lao động, tiền lương:
+Bảng chấm công,
+Bảng thanh toán tiền lương, thưởng,
+Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng kê trích
nộp các khoản theo lương.
 Chứng từ bán hàng:
+Hợp đồng bán hàng,
+Hoá đơn GTGT, Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại…

+ Quy định chung của công ty về lập và luân chuyển chứng từ:Áp dụng
theo TT200/2004- BTC: Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, nội dung chứng từ đầy đủ chỉ tiêu, rõ ràng trung thực.. Tất
25


×