Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành nắp đậy bồn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.24 KB, 67 trang )

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng sự chuyển mình theo cơ chế mới với những chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, bộ mặt của đất nước ta đang đổi
thay từng ngày, từng giờ. Trong sự thay đổi đó có một phần đóng góp không nhỏ
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn là một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa chuyên dùng, xuất khẩu, được
thành lập trong quá trình nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh thị
trường mở cửa và hội nhập. Mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh phải đối mặt với các quy luật kinh tế khắc nghiệt trên thị
trường, phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt
khi nước ta ra nhập WTO mở ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể tồn tại, phát triển, doanh nghiệp phải tìm cách
khai thác, tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh trên thị trường.
Trong cơ chế kinh tế mở và hội nhập, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững
trong cạnh tranh mỗi doanh nghiệp không thể không tính đến việc nhanh chóng
tạo ra khả năng cạnh tranh của mình không chỉ ở chính thị trường trong nước mà
còn mở rộng sang thị trường khu vực và thế giới. Chính vì thế công tác hạch
toán kế toán tại công ty có vai trò rất quan trọng giúp các nhà quản tri doanh
nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt trong kinh doanh. Thế mạnh
cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ thường là các thế mạnh về chất
lượng sản phẩm, khách biệt hoá sản phẩm, giá cả sản phẩm,... Do vậy hạch toán
kế toán là một công cụ hiệu quả trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính giữ vai
trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một
khâu của hạch toán kế toán, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành


sản phẩm trong doanh ngiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9 1


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Do vậy, cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế chế độ hạch toán
kế toán trong các doanh nghiệp phải không ngừng được hoàn thiện và phát triển.
Để hạch toán kế toán phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của mình trong hệ thống
quản lý kinh doanh, góp phần quản lý thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát
triển.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn là một doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, chế
tạo khuôn mẫu; sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng và công ngiệp; sản xuất
bao bì các loại; cho thuê kho bãi. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong
phú cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ
Thái Sơn được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc , Kế toán trưởng, các anh chị
Phòng Kế toán và các anh chị phòng ban khác cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn
tận tình của TS Trần Thị Nam Thanh, Em chọn Đề tài “Kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành nắp đậy bồn cầu” tại Công ty TNHH sản xuất – thương
mại – dịch vụ Thái Sơn. Đề tài tập trung vào việc thu thập số liệu để tính giá
thành sản phẩm nắp đậy bồn cầu. Em xin trình bày chuyên đề thực tập tại Công
ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn với ba phần chính như sau:
Chương I : Đặc điểm chung về công ty TNHH sản xuất – thương mại –
dịch vụ - Thái Sơn ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
nắp đậy bồn cầu
Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nắp đậy bồn cầu tại công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ
Thái Sơn

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

2


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành nắp đậy bồn cầu tại công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ
Thái Sơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường đại học Kinh tế quốc
dân đặc biệt là cô giáo TS. Trần Thị Nam Thanh và các cô chú trong công ty
TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ

em hoàn thành chuyên đề này trong thời gian thực tế tại công ty.
Do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, lại chưa có nhiều
kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong
công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn để sự hiểu biết của em
về đề tài này được đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cám ơn !

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

3


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG
MẠI – DICH VỤ THÁI SƠN ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NẮP ĐẬY BỒN CẦU
1.1. Lịch sử hình thành công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ
Thái Sơn
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH
VỤ THÁI SƠN.
Tên giao dịch: THAI SON Co.,LTD

Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH THÁI SƠN
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoại: 0241.3634.714
Fax: 0241.3634.714
Ngành nghề SXKD: Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí, chế tạo
khuôn mẫu; sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng và công nghiệp; sản xuất bao
bì các loại; cho thuê kho bãi ./.
Là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nước
ta đã dần hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước phát triển kinh tế –
xã hội. Sự phát triển của đất nước chỉ thực sự rõ nét trong những năm gần đây.
Vì trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta mới phát triển và đổi mới một
cách toàn diện, đời sống nhân dân được nâng cao, các nhà máy, xí nghiệp mọc
lên khắp nơi.
Trong bất kỳ một xã hội nào, khi đời sống của người dân được nâng cao
thì nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Họ cần
đến những sản phẩm bền, đẹp và giá cả rẻ hơn. Các sản phẩm nhựa do hội đủ các
điều kiện trên nên càng phổ biến và thông dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sản phẩm nhựa ngày một thay thế các vật liệu truyền thống chính là dựa vào các

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

4


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập


GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

tính năng ưu việt của nó như bền hơn, tính thẩm mỹ tinh tế hơn, đồng thời giá
thành lại rẻ hơn khi so sánh với các mặt hàng truyền thống. Các nhà quản lý
nhận định rằng:”thế kỷ 21 sẽ là thời kỳ lên ngôi của công nghệ chất dẻo’’. Như
vậy có thể nói công nghiệp nhựa gắn liền với nền văn minh nhân loại và phù hợp
với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.
Công nghiệp nhựa ngày càng phát triển thì càng đi sâu phục vụ đời sống
Xã hội, nó làm thay đổi bộ mặt xã hội và tạo ra một xã hội văn minh hơn, an
toàn hơn. Trong những năm gần đây, nhờ chuyển đổi sang cơ chế thị trường với
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá
nói chung và các mặt hàng nhựa nói riêng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Cùng
với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các
sản phẩm được sản xuất từ nhựa ngày một phong phú hơn.
Với mong muốn phát triển và mở rộng thị trường các sản phẩm nhựa ra khu
vực phía Bắc, năm 2000 Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Thái
Sơn có trụ sở tại 61/12A - đường Lê Đức Thọ – phường 17 – quận Gò Vấp –
thành phố Hồ Chí Minh, (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040703 do Sở
Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 14/01/1998) đã đầu tư mở rộng sản
xuất, thành lập một công ty mới, hoạt động độc lập tại Khu công nghiệp Quế Võ
– Tỉnh Bắc Ninh, một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của cả
nước, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninhtam giác kinh tế đầy tiềm năng và tập trung phần lớn các hoạt động công nghiệp
và dịch vụ. Hơn nữa, với những lợi thế về vị trí địa lý , điều kiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới giao thông thuận tiện, Bắc Ninh là một
trong những tỉnh được Chính phủ chọn triển khai mô hình các khu công nghiệp
tập trung ở phía Bắc. Hiện nay Bắc Ninh là tỉnh được đánh giá có tốc độ phát
triển công nghiệp nhanh nhất với hàng loạt các khu công nghiệp với các Nhà
máy lớn đã và đang được xây dựng trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển cơ

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền


Lớp: Kế toán khoá 9

5


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn có trụ sở tại Lô
D – KCN Quế Võ – Bắc Ninh được thành lập theo giấy phép đầu tư ngày 03
tháng 04 năm 2002 do Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh cấp. Với quy
mô lớn gồm 256 nhân viên bao gồm cả nhân viên trực tiếp và nhân viên gián
tiếp. Kể từ khi thành lập đến nay mặc dù thời gian hoạt động sản xuất kinh
doanh chưa lâu nhưng với những bước đi đúng đắn của mình cùng với những
chính sách ưu đãi, mở cửa của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, công ty TNHH sản
xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn đã bước đầu làm ăn có hiệu quả, luôn đảm
bảo quyền lợi và công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và
hội nhập, công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng bằng năng lực và và sự nhạy
bén của mình, công ty không ngừng phát triển và vươn lên đạt những kết quả hết
sức to lớn, chứng tỏ được vị trí trên thị trường.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền


Lớp: Kế toán khoá 9

6


i Hc Kinh T Quc Dõn

Chuyờn thc tp

GVHD: TS .Trn Th Nam Thanh

Bng 1-1
Kt qu hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty qua cỏc nm.

Nm 2006

Khoản mục chi phí

Nm 2007

Nm 2008

Doanh thu

39,638,700,000

45,305,100,000

42,280,200,000


Tổng mức chi phí

37,852,496,170

40,615,637,378

39,598,332,339

15,732,184,867

16,869,027,997

16,624,569,447

Vật liệu phụ

3,146,436,974

3,373,805,600

3,324,913,890

Nhân công

9,995,940,000

11,444,351,706

10,695,655,800


Khấu hao TSCĐ

3,267,202,450

3,267,202,450

3,267,202,450

Chi phíquản lý

1,578,960,000

1,764,720,000

1,671,840,000

Chi phíkhác

1,578,960,000

3,896,529,625

4,014,150,752

Lợ i nhuận tr ớ c thuế

1,578,960,000

4,689,462,622


2,681,867,661

Thuếthu nhập DN

1,578,960,000

1,313,049,534

750922945

Lợ i nhuận sau thuế

1,578,960,000

3,376,413,088

1,930,944,716

Thu nhập bình quân

1,578,960,000

2,110,189

1,972,140

Nguyên Vật liệu chính

1.2.c im hot ng kinh doanh ca cụng ty TNHH sn xut thng
mi dch v Thỏi Sn.

Sn phm nha ngy mt thay th cỏc vt liu truyn thng chớnh l da
vo cỏc tớnh nng u vit ca nú nh bn hn, tớnh thm m tinh t hn, ng
thi giỏ thnh li r hn khi so sỏnh vi cỏc mt hng truyn thng. Cỏc nh
qun lý nhn nh rng:th k 21 s l thi k lờn ngụi ca cụng ngh cht
do. Nh vy cú th núi cụng nghip nha gn lin vi nn vn minh nhõn loi
v phự hp vi quỏ trỡnh cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ ca t nc ta hin nay.

Sinh Viờn: on Th Thu Hin

Lp: K toỏn khoỏ 9

7


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu
sinh hoạt của con người cũng ngày một cao hơn. Trong những năm gần đây ở
nước ta, mặt hàng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Các mặt hàng sứ vệ sinh ra đời đã phần nào đáp ứng nhu cầu nâng
cao đời sống sinh hoạt của con người. Với những tính năng ưu việt của mình, các
sản phẩm phụ kiện bằng nhựa đã không thể thiếu trong các thiết bị vệ sinh. Nắp
đậy bồn cầu là một phần phụ kiện bằng nhựa chủ yếu trong các thiết bị vệ sinh.
Nhận thấy hầu hết các Công ty sản xuất các thiết bị sứ vệ sinh hiện tại chưa thể
tiến hành sản xuất các phụ kiện nhựa này nên Công ty TNHH sản xuất – thương
mại – dịch vụ Thái Sơn đã tiến hành sản xuất các thiết bị, phụ kiện bằng nhựa

lắp ráp cho nhà vệ sinh.
* Đặc điểm của sản phẩm
- Đặc điểm quy trình công nghệ: để tạo ra một nắp đậy bồn cầu cần phải trải qua
các công đoạn như sau:

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

8


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Bảng 1-2: Quy trình công nghệ sản xuất ép phun

Pha trộn nguyên liệu

Không đạt
đạt

Nguyên liệu
đạt

Gia nhiệt đến nhiệt độ
nóng chảy


Ép định hình ở áp suất cao

Làm nguội sản phẩm

Lấy sản phẩm ra

Không
đạt

Đạt
XÕp dì - lu kho - b¶o

Kiểm tra

Phân loại sản
phẩm

qu¶n

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

9


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập


GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

- Pha trộn nguyên liệu: Nguyên liệu đầu vào là nhựa PP, PS, PVC, AS, ABS,...
dưới hình thức là bột hoặc hạt nhựa. Nguyên liệu không được lẫn tạp chất, độ ẩm
không vượt mức cho phép. Sau khi đã được kiểm tra, nguyên liệu nhựa sẽ được
pha trộn cùng với các chất phụ gia theo từng loại màu sắc tương ứng. Đối với
từng loại nhựa sẽ có thời gian và tỷ lệ pha trộn màu sắc khác nhau. Nguyên liệu
được kiểm tra sau khi pha trộn, nếu đạt yêu cầu sẽ được mang ra máy ép chờ sản
xuất. Đối với hạt nhựa có độ ẩm cao, cần phải cho vào phễu sấy trước khi máy
hoạt động.
- Gia nhiệt: Đây là quá trình làm nóng chảy nguyên liệu, giúp sản phẩm dễ
dàng định hình trong quá trình ép. Nhiệt độ cài đặt phải phù hợp với nhiệt độ
nóng chảy của từng loại nguyên liệu. Không được cài đặt nhiệt độ cao hơn mức
cho phép vì sẽ làm nguyên liệu bị cháy, biến màu sản phẩm và ảnh hưởng đến
đặc tính cơ lý của sản phẩm sau này. Dưới tác dụng của nhiệt độ, nguyên liệu
nhựa sẽ bị nóng chảy và đẩy vào trong khuôn theo chiều quay của trục vis.
-Ép định hình: Sau khi nhựa đã nóng chảy và có độ nhớt thích hợp thì tiến
hành ép định hình. Dùng áp suất dầu tạo lực ép đẩy dòng nhựa nóng vào khuôn.
Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Các thông số ép
như nhiệt độ, áp suất, thời gian, tốc độ, vị trí phải được duy trì ở mức tối ưu. Nếu
như một trong những thông số trên không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
- Làm nguội sản phẩm: Sau khi đã định hình sản phẩm xong, tiếp theo là
quá trình làm nguội, đảm bảo sau khi lấy sản phẩm ra không bị biến dạng. Thời
gian làm nguội tuỳ thuộc vào độ dày, mỏng, hình dạng của sản phẩm. Thời gian
làm nguội cũng không được để quá lâu, bởi sẽ làm cho sản phẩm bị cứng lại, khó
lấy ra khỏi khuôn và lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Lấy sản phẩm ra: Sau một thời gian nhất định, sản phẩm được đưa ra
khỏi khuôn. Chu trình ép sản phẩm lại tiếp tục.


Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

10


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Nếu sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được xếp dỡ, lưu kho, bảo
quản.
Nếu không đạt sẽ được phân loại và xếp dỡ ở khu vực riêng biệt.
* Đặc điểm về chất lượng
Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của
trình độ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị,... Công ty TNHH
sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn cũng đã áp dụng những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của mình, đầu tư mua sắm và chuyển
giao công nghệ sản xuất hiện đại.
Bên cạnh đó, chất lượng là một yếu tố vô cùng quan trọng, là điều kiện
không thể thiếu để có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở ngay thị
trường trong nước cũng như ở các thị trường khu vực và quốc tế. Đây là điều
kiện để doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và làm tăng lợi
nhuận, chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường, đồng thời tạo uy tín và danh
tiếng bền vững cho doanh nghiệp. Nhận biết được điều này tập thể cán bộ công
nhân viên của Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn đã có

sự quản lý đúng đắn, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay
công ty đang quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 với triết
lý làm đúng ngay từ đầu. Các sản phẩm của công ty, nhất là sản phẩm nắp đậy
bồn cầu không những đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các công ty sản
xuất sứ vệ sinh trong nước mà cả một số công ty nước ngoài. Một minh chứng rõ
nét cho điều này là tháng 11 năm 2007, công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc nhận
cung cấp các sản phẩm bằng nhựa dùng trong dân dụng và công nghiệp với Công
ty B to B Networking cộng hoà Pháp. Cũng trong năm 2009 vừa qua, công ty đã
nhận được đơn đặt hàng của Công ty TNHH TOTO Việt Nam – thành viên của
Công ty TOTO Nhật Bản, một trong nhà sản xuất thiết bị về gốm sứ vệ sinh hàng
đầu thế giới.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

11


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất – thương
mại – dịch vụ Thái Sơn
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến –
chức năng. Theo mô hình này, lãnh đạo luôn phải phát huy hết khả năng và tiếp
thu những ý kiến đóng góp của các bộ phận. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

được mô tả qua sơ đồ trang bên:
- Giám đốc: Là người quản lý cấp cao nhất trong công ty, là người chỉ đạo
điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thông qua Phó
Giám đốc và trưởng các phòng ban, phân xưởng.
- Phó giám đốc là người hỗ trợ cho Giám đốc về các mặt kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, kinh doanh,...
- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về
công tác kế toán tài chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn
đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám
đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu
chuẩn Quốc tế ISO 9002, duy trì và bảo đảm hệ thống chất lượng hoạt động có
hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá
trình sản xuất, để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức kinh
doanh thương mại trên thị trường, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo
yêu cầu đầu tư, phát triển và phục vụ kịp thời sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm,
chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đàm phán ký hợp
đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Công ty tại thị trường trong và
ngoài nước, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả
kinh tế cao.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

12



Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

- Phòng kế hoạch vật tư: Là bộ phận tham mưu quản lý công tác kế hoạch,
và xuất nhập khẩu; công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán
các hợp đồng. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị
để bảo đảm hoàn thành kế hoạch của Công ty. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu.
- Phòng tổ chức – hành chính: Làm nhiệm vụ về phục vụ hành chính và xã
hội, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về công tác cán bộ, lao động tiền
lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội,
theo chính sách và luật pháp hiện hành.
- Phòng kỹ thuật – sản xuất: Là phòng chức năng tham mưu giúp việc
Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ
chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công
nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo
yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của
Công ty.

Bảng 1-3: BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Giám đốc

P. Giám đốc

Phòng Tài

chính kế
toán

Phòng Kế
hoạch Vật tư

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Phòng Kỹ
thuật SX

Phòng Đảm
bảo chất
lượng

Phòng Kinh
Doanh

Lớp: Kế toán khoá 9

Phòng Tổ
chức hành
chính

13


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập


GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

- Các phân xưởng sẽ có quản đốc phụ trách chung và chịu trách nhiệm
giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất. ở mỗi phân xưởng đều có
các cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi tiến trình sản xuất ở từng ca và các tổ
trưởng sản xuất chịu trách nhiệm điều phối và phân công nhiệm vụ đến từng
công nhân, bám sát từng công đoạn sản xuất.
- Các phòng ban, phân xưởng được phân công thực hiện các công việc
theo đúng chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo cho Nhà máy hoạt động liên tục.
1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH sản xuât –
thương mại – dịch vụ Thái Sơn.
Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản
lý của công ty, và là một hệ thống cung cấp thông tin và kiểm tra tài chính đối
với các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ
đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, cũng như trình độ
chuyên môn của các nhân viên kế toán, công ty TNHH sản xuất – thương mại dịch vụ Thái Sơn được tổ chức theo hình thức tập trung: Phòng kế toán làm toàn
bộ công việc của phòng tài vụ, tại các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế
toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế hạch toán kết quả sản xuất ban đầu,
gia công, chi phí…Lập báo cáo dây truyền về phòng kế toán.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

14


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Bảng 1-4: Tổ chức bộ máy kế toán.

Kế toán trưởng

Kế toán vốn
bằng tiền và
tiêu thụ

Kế toán vật
tư ,TSCĐ

Kế toán thanh
toán

Kế toán tiền
lương

Kế toán tổng
hợp

Thủ quỹ

Các nghiệp vụ kinh
tế

Quan hệ : Chỉ đạo

Quan hệ: Tác nghiệp
Quan hệ :Báo sổ

Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán chung cho toàn công ty, tổng hợp số
liệu gửi lên cấp trên và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của
phòng kế toán và công tác tài chính toàn công ty. Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám
sát phần nghiệp vụ đối với các nhân viên kế toán.
Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ: Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng
từ trước khi lập phiếu thu chi. Cùng thủ quỹ kiểm tra đối chiếu số dư tồn quỹ, sổ
sách tiền tệ . Theo dõi chi tiết khoản kế quỹ……

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

15


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Kế toán vật tư TSCĐ: có nhiệm vụ ghi chép theo dõi TSCĐ, CCDC,NVL
tồn kho….đồng thời tình khấu hao TSCĐ, phân bố CCDC, tính giá vốn vật liệu
xuất kho…..lập báo cáo về tình hình tăng, giảm TSCĐ,báo cáo NVL tồn kho.
Kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết từng khách hàng về số lượng, giá trị
tiền hàng…các khoản phải thu, phải chả đối với từng khách hàng, theo dõi hợp
đồng, thế chấp, bảo hành, kiểm tra các khoản thanh toán đối với NSNN……

Kế toán tiền lương: có trách nhiệm kiểm tra hạch toán tiền lương BHXH,
BHYT, KPCĐ, thanh toán lưong, thưởng các khoản phụ cấp.
Kế toán tổng hợp: là người trực tiếp giúp việc cho KT trưởng. Trong
trưòng hợp được uỷ quyền thay mặt KT trưởng để giải quyết công việc, kế toản
tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp giá thành, kiểm tra số liệu kế toán của các phòng
kế toán khác. Chuyển sang để phục vụ khoá sổ kế toán.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lí tiền mặt của công ty, thực hiện thu chi, theo
dõi tình hình thu chi một cách hợp lí từng ngày để ghi vào sổ quỹ.
Công ty đã áp dụng theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn
bản hướng dẫn do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình
bày theo đúng quy định của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Công ty áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 thàng 12 hàng năm.
Kỳ kế toán: Theo quý
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam
Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là theo giá thực tế
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là bình quân gia quyền.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

16



Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Tài sản cố định
hữu hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Tài sản cố định thuê tài chính
được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu.
Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu
hao theo đường thẳng để trừ dần nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước
tính, phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ.
Phương pháp tình thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
Từ đặc điểm hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty, hình thức sổ
mà Công ty sử dụng cho công tác hạch toán kế toán là hình thức nhật ký chung.
Sơ đồ ghi sổ kế toán:

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

17


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Bảng 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty
TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ Nhật ký
đặc biệt

SỔ CÁI

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

18


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn sử dụng phần mềm kế
toán Fast Accounting vào việc hạch toán.
Phần mềm kế toán Fast Accounting cung cấp các báo cáo theo quy định
của Nhà nước, bao gồm các Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán (tổng hợp và chi
tiết) theo hình thức ghi chép mà đơn vị sử dụng như: Chứng từ ghi sổ, Nhật ký
chung…Bên cạnh đó phần mềm còn cung cấp các Báo cáo theo yêu cầu của
khách hàng như báo cáo nhanh, báo cáo bù trừ công nợ giữa các đối tượng…
Fast Accounting còn tự động xử lý các chứng từ trùng trong quá trình
nhập liệu, tự động phân bổ, kết chuyển… một cách chi tiết theo thực tế của Công
ty giúp cho việc tổng hợp dữ liệu thuận lợi hơn.
Phần mềm kế toán Fast Accounting được phân thành các nghiệp vụ kế
toán riêng biệt, quản lý từ chi tiết đến tổng hợp cho các đơn vị cấp dưới. Đặc biệt
là các báo cáo quản trị lùi cho phép truy tìn thông tin, dữ liệu trực tiếp trên các
báo cáo tài chính, báo cáo quản trị tới các báo cáo tổng hợp và thậm chí tới các

chứng từ ban đầu cấu thành nên các báo cáo đó tạo điều kiện cho văn phòng
Công ty trong việc quản lý các đơn vị, phòng ban .
Phần mềm được mã hoá và bảo mật để loại trừ khả năng bị lộ số liệu.
Fast Accounting còn được thiết kế để người sử dụng có thể xem hoặc in được
những dữ liệu đã khoá sổ nhưng không sửa được các dữ liệu.
Nhân viên kế toán sẽ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các
chứng từ kế toán, cập nhật váo máy tính.
Máy tính sẽ tự động tổng hợp vào các sổ sách có liên quan.
* Công ty sử dụng các loại chứng từ:
+ Đối với phần hành Tiền tệ: Công ty sử dụng các loại chứng từ:
 Phiếu thu (Mẫu số 01-TT)


Phiếu chi (Mẫu số 02-TT)



Giấy đề nghị tạm ứng (MS 03-TT)



Giấy thanh toán tiền tạm ứng (MS 04-TT)

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

19



Đại Học Kinh Tế Quốc Dân



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Bảng kiểm kê quỹ (MS 08a-TT và MS 08b-TT).

+ Đối với Tài sản cố định: Công ty sử dụng các loại chứng từ:
 Biên bản giao nhận TSCĐ (MS 01-TSCĐ)


Biên bản thanh lý TSCĐ (MS 02-TSCĐ)

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ (MS 04-TSCĐ)


Biên bản kiểm kê TSCĐ (MS 05- TSCĐ)

 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (MS 06-TSCĐ)
 Thẻ TSCĐ.
+ Đối với Hàng tồn kho: Công ty sử dụng các loại chứng từ
 Phiếu nhập kho (MS 01-VT)


Phiếu xuất kho (MS 02-VT)




Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (MS
03-VT)

 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (MS 05-VT)


Thẻ kho.

+ Đối với Lao động tiền lương:Công ty sử dụng các loại chứng từ:
 Bảng chấm công (MS 01a-LĐTL)
 Bảng thanh toán tiền lương (MS 02-LĐTL)


Bảng thanh toán tiền thưởng (MS 03-LĐTL)



Giấy đi đường (MS 04-LĐTL)

 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH


Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH



Biên bản điều tra tai nạn lao động.

+ Đối với các nghiệp vụ Bán hàng: Công ty sử dụng các loại chứng từ:

 Hoá đơn GTGT (MS 01GTKT-3LL)

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

20


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

 Hoá đơn bán hàng thông thường (MS 02GTGT-3LL)


Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (MS 03 PXK-3LL)



Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (MS 04HDL-3LL)



Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (MS 01-BH).
Tất cả các loại chứng từ Công ty sử dụng đều đúng với mẫu của Bộ Tài

chính quy định. Đặc biệt đối với Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu

xuất kho Trong phần mềm kế toán đã thiết kế đúng với mẫu của Bộ Tài chính và
được in trên máy tính để sử dụng.
Báo cáo tài chính của Công ty có mục đích cung cấp những thông tin về tình
hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của Công ty, nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và những người
có nhu cầu sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Các báo cáo tài
chính của Công ty được lập và trình bày theo đúng 6 nguyên tắc quy định tại
Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”:
Các báo cáo tài chính Công ty sử dụng gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).
Công ty thực hiện báo cáo năm theo quy định bắt buộc, và thực hiện các
báo cáo tài chính theo quý.
Kết thúc kỳ kế toán năm phòng kế toán phải nộp các báo cáo trên cho cơ
quan tài chính, chi cục thuế tỉnh, cơ quan thống kê, ban quản lý khu công nghiệp.
Ngoài những báo cáo do nhà nước quy định ở trên công ty còn sử dụng
một số báo cáo riêng nhắm mục đích quản trị như:
 Phiếu tính giá thành công việc,


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

21



Đại Học Kinh Tế Quốc Dân



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

Báo cáo tình hình biến động hàng hóa,

 Báo cáo tình hình nợ theo thời hạn nợ và khách hàng,


Báo cáo năng suất lao động,

 Báo cáo giá thành các loại hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh của
công ty.
Các báo cáo quản trị giúp cho ban lãnh đạo kịp thời nắm bắt thông tin cũng như
tình hình kinh doanh và vận sự vận hành của các bộ phận trong công ty để đưa ra
những quyết định lãnh đạo đúng đắn, hạn chế những rủi ro không đáng có.

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

22


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM NẮP ĐẬY BỒN CẦU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ THÁI SƠN
2.1.Đặc điểm yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành nắp đậy bồn
cầu tại công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn.
Hiện tại bộ phận sản xuất nắp đậy bồn cầu của công ty có một phân xưởng
sản xuất chính là phân xưởng ép phun trong phân xưởng chia thành các tổ sản
xuất: Tổ QC là tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm, Tổ đóng gói sản phẩm, Do việc
sản xuất sản phẩm gắn liền với đơn đặt hàng, cũng chính vì vậy mà việc tính giá
thành của sản phẩm nắp đậy bồn cầu được tính cho từng đơn đặt hàng.
Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh trong kỳ tương đối lớn,
và bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm và công dụng chi phí
trong sản xuất sản phẩm nắp đậy bồn cầu công ty phân loại chi phí sản xuất theo
các khoản mục sau:
*Chi phí nguyên vật chính: Nhựa PP ( Polypropylene)
* Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí về tiền lương, các khoản phải trích
theo lương của công nhân phân xưởng ép phun.
*Chi phí sản xuất chung:
- Chi phí nhân viên làm gián tiếp tại phân xưởng: Quản lý sản xuất, nhân viên vệ
sinh

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9


23


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

- Chi phí nguyên vật liệu phụ: Các bột mầu, Bột Nitan, điện, nước , khí nén….
- Chi phí công cụ dụng cụ: Gồm gioăng, súng khí, Lưỡi dao, …
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện thoại, điện nước…
- Chi phí bằng tiền khác: chi phí giao dịch…
Về Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh là sản xuất theo đơn đặt hàng nên công ty
TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn tập hợp Chi phí sản xuất đã
được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và cuối mỗi đơn đặt hàng tính giá thành
cho từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp. Theo phương pháp
này công việc tính giá thành được thực hiện vào đơn đặt hàng căn cứ trực tiếp
vào số liệu chi phí sản xuất tập hợp trong kì và giá trị sản phẩm hỏng đã xác
đinh. Trình tự hạch toán:
- Tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Z = Cps – Csph
- Sau đó căn cứ vào tổng giá thành và số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
hoàn thành để tính giá thành đơn vị sản phẩm, theo công thức:
z =


Z
Q

Trong đó:
Z: Tổng giá thành của đối tượng tính giá thành
z: giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành
Csph: Sản phẩm hỏng cuối kì
Cps: Chi phí sản xuất phát sinh trong kì
Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

24


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS .Trần Thị Nam Thanh

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái Sơn sử dụng
phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, quá
trình tập hợp chi phí tại công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thái
Sơn được tiến hành theo trình tự sau: hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị lĩnh vật tư, ... kế toán tiến hành đối

kiểm tra, đối chiếu chứng từ và cập nhật vào phần mền kế toán Fast Accounting.
NVLC thường sử dụng trong sản phẩm chủ yếu là PP (polypropylene)
Để thuận lợi cho việc tìm hiểu phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành tại công ty, chúng ta tiến hành tìm hiểu việc tính giá thành của sản
phẩm nắp đậy bồn cầu có tên Model No TS Co 27.
Để phản ánh quá trình tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài
khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng ép phun
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dựa vào định mức do khách hàng cung cấp
phân xưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư lên phòng quản lý sản xuất để xem xét
tính hợp lý rồi đến kho lĩnh vật tư. Tại kho kế toán kho căn cứ vào giấy đề nghị
lĩnh vật tư để xuất kho và đồng thời viết phiếu xuất kho. Phiếu này được lập làm
3 liên:
Liên 1: Lưu tại kho
Liên 2: Thủ kho chuyển lên cho phòng kế toán
Liên 3: Giao cho phân xưởng nhận vật tư làm căn cứ ghi sổ nơi sử dụng.
Định kỳ hai ngày thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Kế
toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất rồi nhập vào phần mền Fast Accounting. Trên
giao diện của phần mền Fast Accounting kế toán tiến hành chọn mục nhập dữ
liệu, giao diện nhập dữ liệu hiện ra kế toán tiến hành chọn loại chứng từ là phiếu
xuất kho giá vốn tự động. Kế toán sẽ nhập đủ các chỉ tiêu như tên vật liệu sản

Sinh Viên: Đoàn Thị Thu Hiền

Lớp: Kế toán khoá 9

25


×