Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh của Công ty CP hóa chất và môi trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.69 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ, LUẬT

ISO 9001:2008

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM

Người hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS: ĐOÀN THỊ NGUYỆT NGỌC

ĐÀM THỊ HOA
MSSV: DA1911087
Lớp: DA11KT01B
Khóa: 2011 - 2015

Trà vinh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm quý Thầy Cô Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện bài
báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô Th.S
Đoàn Thị Nguyệt Ngọc đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo.


Ngày …… tháng ………. năm 20…
Sinh viên thực hiện

Đàm Thị Hoa

i


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên thực tập: Đàm Thị Hoa
MSSV: DA1911087
Lớp: DA11KT01B
Khoa: Kinh tế, Luật
Thời gian thực tập: Từ ngày: 05/01/2015
Đến ngày: 06/02/2015
Đơn vị thực tập: Công ty CP hóa chất và môi trường Việt Nam
Địa chỉ Số 1/121 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại:
Fax: .............................................................
Email:.................................................................. Website:......................................................
Ghi chú:
- Đánh giá bằng cách đánh dấu ( ) vào cột xếp loại các nội dung đánh giá trong bảng
sau:
Nội dung đánh giá

Tốt

Xếp loại
Khá T.Bình Kém


I. Tinh thần kỷ luật, thái độ
1. Thực hiện nội quy cơ quan
2. Chấp hành giờ giấc làm việc
3. Trang phục
4. Thái độ giao tiếp với cán bộ công nhân viên
5. Ý thức bảo vệ của công
6. Tích cực trong công việc
7. Đạo đức nghề nghiệp
8. Tinh thần học hỏi trong công việc
II. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
1. Đáp ứng yêu cầu công việc
2. Nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ
3. Kỹ năng tin học
4. Kỹ năng sử dụng thiết bị tại nơi làm việc (máy fax,
photocopy, máy in, máy vi tính…)
5. Xử lý tình huống phát sinh
6. Có ý kiến, đề xuất, năng động, sáng tạo trong công việc
Kết luận: ..............................................................................................................................
….........., ngày …... tháng …… năm 2015
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
ii


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Đàm Thị Hoa

MSSV: DA1911087
Lớp: DA11KT01B
1. Phần nhận xét:
Về hình thức:........................................................................................................................
Về nội dung:.........................................................................................................................
Về tinh thần thái độ làm việc:...............................................................................................
2. Phần chấm điểm:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về hình thức:
- Trình bày đúng theo mẫu hướng dẫn
- Lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng kể
2. Về nội dung:
- Cơ sở lý luận phù hợp với đề tài
- Phần giới thiệu về cơ quan thực tập rõ ràng
- Nội dung phản ánh được thực trạng của công ty, có
đánh giá thực trạng trên
- Đề xuất giải pháp phù hợp với thực trạng, có khả
năng thực thi trong thực tế
- Phần kết luận, kiến nghị phù hợp
3. Tinh thần, thái độ làm việc:
TỔNG CỘNG

ĐIỂM

ĐIỂM

TỐI ĐA
2
1
1

7
1
1

GVHD

3
1
1
1
10

Trà Vinh, ngày.......tháng........năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

iii


CP

: Cổ phần

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................i

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP....................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN...................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................v
PHẦN 1............................................................................................................................................1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯƠNG VIỆT
NAM................................................................................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng hoạt động của công ty..................................1
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..................................................................1
1.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty...................................................................1
1.2. Tổ chức quản lý của công ty.................................................................................................2
1.3. Quy trình kinh doanh............................................................................................................5
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty....................................................................................6
1.5. Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán.........................................................9
1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai...................................9
PHẦN 2..........................................................................................................................................11
NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM..................................................................................................................11
2.1. Những công việc thực hiện tại công ty...................................................................................11
2.2. Những công việc quan sát tại công ty.................................................................................14
2.3 Bài học kinh nghiệm............................................................................................................15
PHẦN 3..........................................................................................................................................18
NỘI DUNG ĐỀ TÀI......................................................................................................................18
3.1 Đặt vấn đề............................................................................................................................18
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................19

v


PHẦN 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA
CHẤT VÀ MÔI TRƯƠNG VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng hoạt động của công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Hóa chất môi trường Việt Nam được thành lập năm 2012,
Trụ sở tại: số 1/121 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Office: 13/357 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Tel: +84 439985299 Fax: +84 436335863.
Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn – thiết kế - thi công hệ thống xử
lý nước thải, khí thải và chất thải tối ưu, hiệu quả nhất cho các khách hàng không
chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng sang các nước trong khu vực.
Công ty có vốn hoạt động do các cổ đông đóng góp. Qua quá trình phát triển
công ty luôn chú trọng đến đào tạo đội ngũ nhân lực, hàng năm công ty mời các
chuyên gia hàng đầu trên thế giới về công nghệ xử lý môi trường, các kỹ sư của
các hãng sản xuất thiết bị mà công ty ký hợp tác qua đào tạo đội ngũ quản lý, kỹ
sư và công nhân kỹ thuật.
1.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty chuyên sản xuất hóa chất cơ bản. Sản phẩm truyền thống của Công Ty
gồm: NaOH , Clo lỏng , axit HCl , Dịch tẩy Javen , Na 2SiO3 (lỏng). Ngoài ra Công ty
còn phát triển các sản phẩm cho nhu cầu thị trường như: Khí Co2 dạng viên, dạng lỏng,
Bột giặt, NPK, ZnCl2, BaCl2, CaCl2 …... nhằm cung cấp các hóa chất phục vụ cho các
ngành kinh tế quốc dân như: Giấy, chế biến, thực phẩm, xử lý nước, các chất tẩy rửa và
các ngành khác phục vụ nông nghiệp, quốc phòng.
1


Đá khô dạng viên nhỏ đường kính từ 3-7mm còn gọi là đá CO2 dùng trong vệ sinh
công nghiệp là một dạng của đá CO2 rắn thông thường. Tuy nhiên kích thước đặc biệt
hơn vì có hình trụ và phục vụ chính cho nhu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị trong công

nghiệp
Đá Co2 rắn, Băng khô là thương hiệu cho điôxít cacbon rắn. Đá khô dưới áp suất
thường không nóng chảy thành điôxít cacbon lỏng mà thăng hoa trực tiếp.
1.2. Tổ chức quản lý của công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TGĐ. Kỹ thuật

P.TGĐ. Nội chính
Tổ chức HC-NS

BP.Nhà máy

BP.Điều phối

BP
marketting

BP Bán
hàng

Phòng Kế
Toán

Phòng Kế
Hoạch Vật



Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Các phòng chức năng.
Là doanh nghiệp xếp vào loại lớn nên phần lớn được điều hành bởi đội
ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi và công nhân lành nghề.
*Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT): có trách nhiệm thay mặt HĐQT đại
diện cho quyền lợi cổ đông. Chủ tịch HĐQT là ngời chủ thực sự của công ty, định h2


ướng cho sự phát triển và chỉ định cho mọi hoạt động của công ty thông qua Tổng
giám đốc.
*Tổng Giám Đốc (TGĐ): Là người tổ chức và điều hành mọi hoạt động công
ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn diện trước hội đồng quản trị và
pháp luật nhà nước qui định.
Phụ trách trực tiếp lĩnh vực tài chính kế toán, cung ứng vật tư và chiến lược phát
triển công ty.trực tiếp ký hợp đồng kinh tế. trực tiếp ký duyệt và quyết định các vấn đề
của công ty (trừ trường hợp có uỷ quyền).Khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền cho Phó
giám đốc bằng văn bản.Giám đốc tuyển chọn các phó giám đốc và kế toán trưởng và đề
nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn.
*Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: là người giúp việc cho TGĐ và chịu trách
nhiệm trước TGĐ về các lĩnh vực được phân công, trực tiếp chỉ đạo bộ phận hành
chính nhân sự theo kế hoạch đã được duyệt.
*Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật: là người giúp TGĐ và chịu trách nhiệm trước
TGĐ về các lãnh vực được phân công, trực tiếp chỉ đạo Nhà Máy, bộ phận điều phối và
các các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công ty.
* Bộ phận nhà máy: đứng đầu là Giám Đốc Nhà máy kiêm đại diện lãnh đạo,
có nhiệm vụ lãnh đạo trực tiếp hoạt động sản xuất của nhà máy, đồng thời có nhiệm vụ
áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng, báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống chất
lượng cho ban TGĐ xem xét và giải quyết.
*Bộ phận điều phối: đứng đầu là Giám Đốc điều phối, có trách nhiệm:
-Phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch chức năng, tổ chức

triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chiến lược kế
hoạch, đưa ra biện pháp chiến thuật chỉnh sửa thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu,
mục đí́ch đđ̀ ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.
-Dự báo lại tình hình hoạt động sản xuất hàng quý, xây dựng kế hoạch hoạt
động hàng năm và 2 năm tiếp theo. Nghiên cứu, thăm dò, phân tích, đánh giá thống kê
và xử lý thông tin dữ liệu sản phẩm mới, cung ứng kinh doanh, xây dựng hệ thống
thông tin quản trị.Lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện hàng tháng, định hướng kế
3


hoạch đạt được so với mục tiêu đề ra, xác định nguyên nhân sai lệch, xem xét và đánh
giá, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh.
-Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng cung ứng, tổ chức thực hiện, theo dõi,
kiểm tra đánh giá kế hoạch chiến lược điều phối theo từng giai đoạn phát triển của
công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty hoàn thiện, cải tiến các chính sách,
phương pháp quản trị điều phối phù hợp với xu hớng phát triển của công ty trong từng
thời kỳ.
*Bộ phận Marketing: có nhiệm vụ ra phương án, định luật và thực hiện:
-Nghiên cứu, thăm dò, phân tích, đánh giá, thiết lập hệ thống thông tin
Marketing.Áp dụng các phơng pháp quản trị Marketing hiện đại, phù hợp. Giám sát,
kiểm tra, thúc đẩy toàn bộ các mặt hàng liên quan đến Marketing trong toàn công ty.
Phân tích, lập kế hoạch,hoạch định chiến lược Marketing, chương trình chiến dịch, sản
phẩm, giá, phối hợp, chiêu thị, quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến, bán hađ̀ng, quảng bá…
*Phòng Kế toán: có nhiệm vụ hướng dẫn và quản lý kinh tế, tài chính cho ban
TGĐ trong công việc kiểm tra, phân tích các hoạt động kinh tế, tổng hợp các chứng từ
kế toán để quyết toán theo tháng, quý, năm rồi báo cáo cho công ty. Cụ thể:
-Lập kế hoạch, hoạch định ngân sách, hoạch định chiến lược tài chính.
-Nghiên cứu, phân tích, thống kê và xử lý số liệu về tài chính - kế toán, góp
phần xây dựng hệ thống thông tin quản trị cho toàn công ty.
-Hoạch toán kế toán, báo cáo tài chính - kế toán, quản trị tài chính - kế toán theo

quy định, quy chế, chính sách của công ty phù hợp với pháp luật của nhà nước.
*Bộ phận bán hàng:
-Phân tích đề ra các chương trình, lập kế hoạch và hoạch định chiến lược bán
hàng trong nước, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đa ra các chiến lược chỉnh sửa
phù hợp cho từng giai đoạn, thời kỳ.
-Đánh giá bán hàng, lập kế hoạch nhân sự bán hàng, tuyển dụng, huấn luyện,
giao việc theo dõi, đánh giá phát triển nhân sự bán hàng cho phù hợp từng giai đoạn
phát triển bán hàng cho công ty. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận Marketing, bộ phận
điều phối phân tích, lập kế hoạch và hoạch định chiến lược bán hàng, mở rộng thị trường…
4


*Phòng kế hoạch vật tư: xác định nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp, tổ
chức thực hiện cung cấp vật tư theo kế hoạch và đúng mức tiến bộ.
Tổ chức hành chính nhân sự: làm tham mưu cho ban Giám đốc.
Lập kế hoạch và hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, huấn luyện giao
việc theo dõi, đánh giá công việc, tính lương và phúc lợi, giải quyết thôi việc, tương
quan lao động cho phù hợp từng giai đoạn phát triển của công ty . Quản trị nhân sự
theo đúng pháp luật của nhà nước, các chính sách nội quy, quy định và quy chế của
công ty. Là đầu mối tiếp nhận các thông tin, chỉ thị, quy định, quy chế chính sách của
công ty.
1.3. Quy trình kinh doanh

Kho

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Khách hàng


Sơ đồ 3: Sơ đồ kinh doanh của công ty

Chú Thích:
(1)

:Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hóa sẽ liên hệ với công ty qua phòng
kinh doanh.

(2)

: Phòng kinh doanh sẽ tiến hành tìm hiểu khách hàng(Nếu là khách hàng
mới)sau đó đồng ý bán thì phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất kho giao cho
khách hàng.

(3)

:Sau khi viết hàng theo phiếu xuất kho thủ kho tiến hành điền số lượng thực
xuất vào cột thực xuất,căn cứ vào đó để kế toán viết hóa đơn.
5


(4)

:Khách hàng thanh toán qua phòng kế toán.

(5)

:Bên mua nhận hàng tại kho công ty hoặc tại địa điểm bên mua.


1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Kế Toán trưởng

Kế
Toán
Công
Nợ

Kế Toán
Tiền
mặt,
TGNH

Kế
toán
kho

Kế
toán
TSCĐ

Thủ
kho

Thủ
quỹ

Sơ đồ 4: Bộ máy Kế toán của công ty
Chú Thích:


: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

Chức năng và nhiệm vụ của từng thành phần kế toán:


Kế toán trưởng: Là người trực tiếp lãnh đạo phòng kế toán tổ chức khoa học

và hợp lý công tác hạch toán kế toán của đơn vị,đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và
chính xác cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo thực hiện các chức năng
và những yêu cầu kế toán của đơn vị,kiểm tra ký duyệt báo cáo kế toán,ngoài ra còn
tham gia với các bộ phận liên quan nhằm xây dựng định mức giá cả tiêu thụ và ký kết
hợp đồng kinh tế,chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật.
6


Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ đối với người mua và người


bán.

Kế toán tiền mặt,TGNH:Có nhiệm vũ theo dõi,phản ánh số liệu hiện có và



tình hình biến động TGNH,tiền vay ngân hàng.Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh kế toán mở sổ chi tiết,ngoài ra,kế toán còn thanh toán BHXH,Tiền lương và các
khoản phụ cấp khác cho người lao động.
Kế toán kho: Theo dõi và phản ánh chính xác số liệu hiện có và tình hình hàng



tồn kho.

Kế toán TSCĐ: Theo dõi và phản biến động toàn bộ TSCĐ của công ty,hàng



năm đăng ký với chi cục thuế về việc tăng giảm nguồn khấu hao.


Thủ kho:Kiểm kê,bảo quản nhập xuất hàng tồn kho



Thũ quỹ: Theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày,đồng thời có nhiệm vụ rút

TGNH về hoặc gửi tiền vào ngân hàng khi có quyết định của giám đốc hay kế toán
trưởng.
1.4.2. Hình thức kế toán tại đơn vị
Thực hiện yêu cầu đổi mới công tác kế toán,công ty sử dụng kế toán máy với hình
thức sổ kế toán là:”Chứng từ ghi sổ”.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ tiền
mặt

Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ


Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số
Phát sinh

7

Sổ,thẻ kế
toán chi tiết

Bảng tổng
hợp chi tiết


Báo cáo tài chính

Chú thích



:Ghi hàng ngày
:Ghi cuối tháng,quý
:Đối chiếu,kiểm tra
Sơ đồ 5: Kế toán ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế


toán đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ
cái,các chứng từ sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để vào sổ kế toán
chi tiết có liên quan.
Đối với các tài khoản cần theo dõi chi tiết,kế toán mở sổ chi tiết cho từng đối
tượng tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng phần hành.Đến cuối quý,từ sổ cái kế
toán tiến hành lập bảng cân đối tài khoản,các kế toán phụ trách từng phần hành có
trách nhiệm lập các bảng tổng hợp chi tiết đối với những tài khoản cần theo dõi chi tiết
để tiến hành đối chiếu kiểm tra.
Dựa vào bảng cân đối tài khoản đã được đối chiếu với các bảng tổng hợp chi
tiết kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính.
Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty
Công ty cổ phần hóa chất và môi trường Việt Nam dùng hệ thống tài khoản theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của bộ tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Công ty cổ phần hóa chất và môi trường Việt Nam hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế GTGT
Công ty cổ phần hóa chất và môi trường Việt Nam áp dụng tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp tính khấu hao
8


Công ty cổ phần hóa chất và môi trường Việt Nam tính khấu hao theo phương pháp
khấu hao bình quân.

1.5. Đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán
1.5.1. Thuận lợi
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng.
Công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, hợp đồng xuất khẩu được tiến hành

tương đối bài bản.
Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc đã hướng được đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ
lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung của công ty đồng thời từng bước nâng cao
đời sống của cán bộ nhân viên.
1.5.2. Khó khăn
Do nguồn lực bên trong còn hạn chế, không chủ động được nguồn vốn, kinh phí
đầu tư còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất của Công ty chưa đáp ứng được tốt nhu cầu kinh
doanh, đôi khi còn làm lỡ cơ hội kinh doanh.
việc thiếu thông tin: Tuy phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường,
tìm kiếm đối tác nhưng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý thông tin còn yếu
kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. Đặc biệt trong việc tìm
kiếm thông tin, do hạn chế về ngân sách nên chất lượng thông tin không cao, thông tin
chủ yếu là thông tin thứ cấp.
sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa
đáp ứng yêu cầu và đặc biệt là cạnh tranh gay gắt trong những lĩnh vực mà công ty
hoạt động.
1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
1.6.1 Chiến lược
Sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiên đại( công nghệ Đức)
- Đạt tiêu chuẩn: công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
- Nguồn nguyên liệu: Khí hoá lỏng được cung cấp bởi Công ty Đạm và Hoá chất Hà
9


Bắc, nhập khẩu từ Thái Lan, Singapore.
- Đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm, nhiệt tình.

1.6.2 Phương hướng phát triển
Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố tiên phong tạo nên
thương hiệu của Công ty, vì vậy chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

hàng hóa, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Để phấn đấu trở thành một trong những
công ty hàng đầu, có uy tín cao trong ngành khí công nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau,
luôn tạo điều kiện hợp tác để cùng phát triển.
- Liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
của công việc

10


PHẦN 2
NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÓA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. Những công việc thực hiện tại công ty
2.1.1. Kế toán thanh toán

- Chứng từ sử dụng:
+ Hợp đồng mua bán
+ Hoá đơn GTGT, hoá đơn BH
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Các chứng từ thanh toán
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 131 “phải thu khách hàng”
+ TK 331 “phải trả người bán”
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết TK 131, 331
+ Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán, người mua
+ Sổ chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 131, 331

Hoá đơn mua hàng
Hợp đồng mua bán và
cung cấp dịch vụ….

Phần hệ kế toán
Thanh toán

Sổ tổng hợp:
- Sổ chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK 131, 331

11

Sổ chi tiết TK 131
Sổ chi tiết TK 331


Ghi chú:

: Nhập số liệu hằng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: In sổ, Báo cáo cuối tháng
Sơ đồ 6: Quy trình thực hiện phân hệ kế toán thanh toán

Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ Hoá đơn mua hàng, chứng từ phải trả khác để xác
định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được
thiết kế sẵn trên phần hệ kế toán thanh toán. Theo quy trình phần hệ kế toán, các thông
tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ và lập Sổ chi tiết. Việc đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và Sổ

chi tiết công nợ luôn được thực hiên tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ.
- Cuối tháng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết công nợ được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục
2.1.2 chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Hoá đơn mua hàng, bán hàng
+ Bảng tính và phân bổ tiền lương,BHXH.
- Tài khoản sử dụng:
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
TK154 “Sản phẩm dở dang”.
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Sổ chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái TK 621, Tk 622, TK 627,TK154+ Thẻ tính giá thành sản phẩm

Các bảng tính và
tập hợp chi phí

Phần hệ kế toán
Chi phí sản xuất

Sổ tổng hợp:
12
- Sổ chứng từ ghi sổ

- Sổ cái TK 621,622,627,154

Sổ chi tiết TK 621
Sổ chi tiết TK 622
Sổ chi tiết TK 627


Ghi chú:

: Nhập số liệu hằng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: In sổ, Báo cáo cuối tháng

Sơ đồ 6: Quy trình thực hiện phân hệ kế toán chi phí sản xuất và giá thành
Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ các chi phí: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để xác
định tài khoản ghi nợ, ghi có rồi nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được
thiết kế sẵn trên phần hệ kế toán chi phí sản xuất. Theo quy trình phần hệ kế toán, các
thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết về chi phí sản
xuất. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập thẻ tính giá thành. Việc
đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết luôn được thực hiên tự động
và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
- Cuối tháng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 511 “DTBH và cung cấp dịch vụ”.
+ TK 512 “Doanh thu nội bộ”.
+ TK 531 “Doanh thu hàng bán bị trả lại”.

+ TK 532 “Chiết khấu thương mại”.
+ TK 911 “Xác định KQKD”
+ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
+ TK 632 “Giá vốn”
+ TK 155”Thành phẩm”
- Chứng từ sử dụng:
+ Đơn đặt hàng
+ Hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ
+ Lệnh xuất kho bán hàng + Hoá đơn bán hàng
13


+ Hoá đơn giá trị gia tăng
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết TK 511, 632, 911,421,821
+ Sổ cái TK 511, 911, 632, 421
+ Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng.
+ Sổ chứng từ ghi sổ
Hoá đơn GTGT, chứng từ
thanh toán….

Phần hệ kế toán
Bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh

Sổ chi tiết
TK 511, 632,
911…

Sổ tổng hợp:

- Sổ chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK 511,632,911…

Ghi chú:

: Nhập số liệu hằng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: In sổ, Báo cáo cuối tháng

Sơ đồ 7: Quy trình thực hiện phân hệ kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh
Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, hợp đồng mua hàng, các chứng
từ thanh toán để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có rồi nhập dữ liệu vào máy vi tính theo
các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần hệ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh. Theo quy trình phần hệ kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán
tổng hợp và các sổ chi tiết Tk 511, 632, 911,. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác
khóa sổ. Việc đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết luôn được thực
hiên tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
- Cuối tháng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành
quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định
2.2. Những công việc quan sát tại công ty
Những công việc hàng ngày của một kế toán bán hàng:
14


- Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán
- Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng để báo cáo cho trưởng phòng kế toán
- Hỗ trợ kế toán tổng hợp
- Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm kế toán vào số liệu kho

và công nợ
- Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng
- Hỗ trợ các công việc khác theo yêu cầu của giám đốc
Công việc cuối mỗi ngày mà một kế toán bán hàng đảm nhiệm:
- Vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế
GTGT nếu có trong ngày
- Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất tồn vào cuối ngày
Có thể tổng hợp lại công việc của một kế toán bán hàng như sau:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty
- Làm báo giá, hợp đồng
- Làm thẻ Vip Khách hàng (nếu có
- Tư vấn, chăm sóc khách hàng
- Đối phúc công nợ
- Cập nhật giá cả sản phẩm mới
- Quản lý thông tin khách hàng, sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của
Công ty
2.3 Bài học kinh nghiệm
2.3.1. Về chuyên môn
Người kế toán luôn chuẩn về con số. Sự cẩn thận trong ngôn từ trong công việc
cũng như giao tiếp
Làm quản trị cần phải biết về kế toán . Còn làm kế toán mà biết về quản trị thì
đó là 1 lợi thế . Muốn biết không gì hơn là học , kể cả tự học . Tuy nhiên chúng ta phải
xác định rằng có rất nhiều người học quản trị , làm lãnh đạo nhưng thực sự thành công
thì không nhiều . Không như kế toán , nhà quản trị phải có tầm nhìn xa trông rộng ,
ứng biến nhạy bén . Nếu cty đang gặp khó khăn , bạn chia sẻ với lãnh đạo ; bạn nhìn
15


được tương lai , giúp được công ty thì có cơ hội lên lon . Đó là chưa kể phải khéo léo
quan hệ, giao tiếp với sếp , đôi khi phải làm trái luật một chút . Ngoài ra , nếu có thời

gian thì làm thêm nếm cho nhiều doanh nghiệp nho nhỏ khác nhau
2.3.2. Về phương pháp tổ chức công việc
Yêu cầu đối với người kế toán trong công việc cần: Nhanh chóng – kịp thời
– chính xác và các sai lầm thường gặp khi thực hiện công việc kế toán
Để cung cấp thông tin có ích, kế toán phải đảm bảo thông tin được cung cấp cho bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp kịp thời.
Thực hiện yêu cầu này, còn đòi hỏi kế toán phải hoạt động nhanh chóng, nhưng
không cho phép thiếu chính xác, một việc ghi nhận thiếu chính xác sẽ gây ra hậu
quả cho hiện tại và tương lai.
Để hoàn thành công việc của mình trong
thời gian pháp luật cho phép:
+ Báo cáo tháng: 20 ngày sau khi tháng kết
thúc
+ Báo cáo quý: 30 ngày sau khi quý kết
thúc
+ Báo cáo năm: 90 ngày sau khi năm kết
thúc
Nên với yêu cầu nhanh chóng – kịp thời – chính xác, kế toán thường vấp phải
các sai lầm. Trong thực tế, các sai lầm thường gặp của kế toán là:
+ Đăng ký sót vế (thiếu vế Nợ hay vế Có), đăng ký đảo vế (Nợ thành Có hoặc
ngược lại), muốn khắc phục phải luôn cẩn thận khi đăng ký bút toán từ nhật ký vào
sổ cái. Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm kế toán. Sai lầm này thường
được các Nhà lập trình quan tâm để báo lỗi khi nhập số liệu.
+ Ghi đảo số ( 476 thành 467), chênh lệch
sai sẽ là 9 (476 – 467 = 9)
+ Thiếu số 0: thí dụ 1000 thành 100, khắc phục là định dạng số hàng ngàn,
hàng triệu, … phải có dấu cách để kiểm tra khi nhập số liệu.
+ Quá trình mệt mỏi: do quy định của thời gian nộp báo cáo nên có những thời
16



điểm kế toán phải tập trung cho công việc, quá trình tập
2.3.3. Về quá trình hoạt động của công ty
Các bộ phận hình thành cơ cấu tổ chức khá hợp lý. Với việc cùng phát triển các
bộ phận sản xuất có liên quan với nhau thì điều đó cho phép sử dụng triệt để khả năng
sản xuất của các bộ phận sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục
và hiệu quả hơn.
- Trình độ chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao , điều này giúp cho cơ cấu sản xuất
của doanh nghiệp càng đơn giản.

17


PHẦN 3
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
3.1 Đặt vấn đề
Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội ngày nay,chúng ta phải lao động,nói đến lao
động trước hết phải nói đến kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa,trong đó vấn đề cần
quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế,đây là sự so sánh giữa toàn bộ chi phí bỏ ra và kết
quả thu lại được.Muốn làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có tri thức trong hoạt
động sản xuất và quản lý.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuât kết quả tiêu thụ
hàng hóa,nó có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp,nó góp phần to lớn
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khâu tiêu thụ hàng hóa của quá trình sản
xuât kết quả tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gắn liền với thi trường,luôn luôn
vận động và phát triển theo sự phức tạp của doanh nghiệp
Chính vì vây,công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa luôn luôn được nghiên cứu
tìm tòi,bổ sung để được hoàn thiện hơn cả về lý luận lẫn thực tiễn nhằm mục đích
không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa,hiệu quả của sản xuất,hiệu năng của quản

lý.
Trong những năm gần đây,thị trường nước ngoài là một vấn đề nổi trội cần quan
tâm của các doanh nghiệp sản xuât hàng hóa.Từ khi thực hiện chính sách mở cửa Việt
Nam đã thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước trên thế
giới.Ngược lại hàng hóa của các nước tràn vào Việt Nam với khối lượng lớn nên công
tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa cần được hoàn thiện hơn.
Xây dựng tổ chức hạch toán khoa học hợp lý là một trong những cơ sở quan
trọng nhất cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định chỉ đạo,điều hành

18


sản xuất,bởi vậy bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán
hàng hóa tiêu thụ nói riêng luôn là mục tiêu hàng đầu ở các doanh nghiệp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khung lý thuyết
Hiện nay công ty đang kinh doanh mua bán các loại như hệ thống camera quan
sát,máy Fax,điện thoại bàn,máy đếm tiền,máy chiếu,bộ đàm,cân điện tử….
Sản phẩm ưu thế của công ty là máy Đá khối co2,Camera ETROVISON,chuông
cửa COMMAX,Tổng đài LG-NORTEL,Camera PANASONIC…..
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song
 Trị giá vốn được tính như sau:

Trị giá vốn thực tế của = Trị giá mua chưa thuế GTGT - Các khoản
Hàng hóa mua vào
ghi trên hóa đơn
giảm trừ

-Các mẫu sổ sách theo dõi: Phiếu nhập kho,phiếu xuất kho,thẻ kho,sổ chi tiết vật
tư,bảng tổng hợp chi tiết vật tư.

Trong quá trình mua bán để có hàng hóa tiêu thụ thì Công ty cổ phần hóa chất
và môi trường Việt Nam thường mua hàng của công ty mẹ tức là Công ty TNHH sản
xuất thương mại và dịch vụ tại TPHCM, trong quá trình mua hàng thi có phát sinh các
chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa về nhập kho như (chi phí vận chuyển,bốc dở..)
nhưng công ty tập hợp hết chi phí đưa vào tài khoản 641”chi phí bán hàng” chứ không
hạch toán vào TK 1562”chi phí mua hàng” sau đây là:
Các phương pháp tiêu thụ, chính sách bán hàng tại công ty
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ hợp lý tại mỗi doanh nghiệp là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tốc độ và nâng cao hiệu quả tiêu thụ,giúp tăng
doanh số và lợi nhuận, nhận thức được tầm quan trọng của việc này, công ty đã sử
dụng các phương pháp sau nhằm tiêu thụ sản phẩm:

19


×