Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ đồng tâm h a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 61 trang )

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY CƯA XẺ GỖ
ĐỒNG TÂM H.A

___ Tháng 3/2017 ___
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

1


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY CƯA XẺ GỖ
ĐỒNG TÂM H.A
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CƠ SỞ CƯA XẺ VA SẤY GỖ
ĐỒNG TÂM H.A

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc

NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

2


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................... 9
Chương II ........................................................................................................... 10
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ................................................................ 11

II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 14
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ............................................................... 14
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 17
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 17
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 17
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 17
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 17
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ......................................................... 17
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 17
Chương III ......................................................................................................... 19
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................... 19
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 19
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 19
Chương IV.......................................................................................................... 23
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 23
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 23
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 23
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 24
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 24
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
3


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Chương V ........................................................................................................... 25
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ................................. 25

I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 25
Giới thiệu chung: ......................................................................................... 25
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ................................... 25
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 26
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 26
II. Tác động của dự án tới môi trường. ....................................................... 26
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 27
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 28
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 29
II.4.Kết luận: ............................................................................................... 31
Chương VI.......................................................................................................... 32
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 32
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 32
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 33
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ....................................... 35
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 35
2. Phương án vay. .................................................................................... 36
3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 37
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. .................................................................. 37
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 37
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 38
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 38
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 38
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 40
I. Kết luận. ................................................................................................... 40
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 40
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 41

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt


4


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Cơ sở cưa xẻ và sấy gỗ Đồng Tâm H.A
Giấy phép ĐKKD số: ………………. do ……….. cấp ngày ……...
Đại diện pháp luật: ……………………..

- Chức vụ: Tổng giám đốc.

Địa chỉ trụ sở: Tổ 4, ấp Đồng tâm, xã Tam Lập,Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.
Địa điểm xây dựng : Tổ 4, ấp Đồng tâm, xã Tam Lập,Huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp triển khai thực hiện, quản lý và
khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 18.426.803.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có (tự huy động): 10.314.056.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng : 8.112.747.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Tổng giá trị thị trường đồ gỗ toàn cầu dự báo năm 2016 đạt khoảng 500 tỷ
USD. Đây là con số dự đoán do Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp
(CSIL) tổng hợp dựa trên số liệu từ 70 quốc gia có lượng giao dịch đồ gỗ lớn
nhất thế giới.

Các quốc gia nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh và
Canada. Các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất là Trung Quốc, Đức, Ý, Ba Lan và
Hoa Kỳ
Trong giai đoạn 2003-2016, đồ gỗ nội thất nhập khẩu tăng mạnh, trong đó,
giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ tăng từ 19 tỷ đôla lên 30 USD; Anh
tăng từ 5,3 tỷ USD lên 8,6 tỷ USD; thị trường Canada, Pháp, Đức có mức tăng
thấp hơn. Suy thoái kinh tế đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong nhập khẩu
mặt hàng này của Hoa Kỳ (từ 26 tỷ USD trong năm 2007 xuống còn 24 tỷ USD
trong năm 2008 và còn 19 tỷ USD trong năm 2009). Hầu hết các quốc gia nhập
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

5


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới đều cắt giảm lượng hàng nhập trong giai
đoạn suy thoái.

Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, nhập khẩu đồ gỗ nội thất lại tăng
trưởng trở lại nhưng cấp độ khác nhau theo từng nước. Tính tới năm 2013, hai
thị trường Hoa Kỳ và Canada đã đạt và vượt mức giá trị nhập khẩu trước thời kỳ
suy thoái, trong khi các quốc gia ở Châu Âu mới đang trong quá trình phục hồi.
Tỉ lệ thâm nhập của hàng đồ gỗ nội thất nhập khẩu (là tỉ lệ giữa lượng hàng nhập
khẩu và lượng hàng tiêu thụ) toàn thế giới tăng từ 27,8% trong năm 2003 lên
30,6% trong năm 2007. Trong giai đoạn 2008-2009 tỉ lệ này giảm do quá trình
suy thoái và sau đó có tăng nhưng vẫn thấp hơn mức cao nhất trước suy thoái.

Nguồn: CSIL tổng hợp từ Liên hợp quốc, Eurostat và số liệu các nước
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt


6


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Trong 10 năm vừa qua, thương mại đồ gỗ nội thất thế giới (là trung bình
cộng giữa lượng xuất khẩu từ 70 quốc gia xuất khẩu lớn nhất và lượng nhập
khẩu vào 70 quốc gia nhập khẩu lớn nhất) đã có mức tăng trưởng nhanh hơn sản
lượng đồ gỗ nói chung và chiếm khoảng 1% tổng lượng hoá giao dịch toàn cầu.
Thương mại đồ gỗ nội thất thế giới (đơn vị: tỷ USD)

Trong năm 2009, thương mại đồ gỗ nội thất thế giới đạt 94 tỷ USD, thấp
hơn 19% so với năm trước, và sau đó tăng lên 106 tỷ USD trong năm 2010 và
117 tỷ USD (mức đạt được trước suy thoái) vào năm 2011 và 122 tỉ USD vào
năm 2012. Nếu triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định, con số này có thể sẽ
tiếp tục tăng lên mức 124 tỷ USD vào năm 2013 và 128 tỷ USD vào năm 2014.
Sức tiêu thụ mặt hàng này được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khác nhau
tại các khu vực trên toàn thế giới, trong đó các nền kinh tế đã phát triển sẽ có
mức tăng trưởng thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển. Tăng trưởng
nhanh ở các quốc gia đang phát triến cụ thể là ở Châu Á.
Tóm lược dự báo đồ gỗ nội thất tại 70 quốc gia (phân theo khu vực địa
lý) như sau:


Tăng trưởng về nhu cầu đồ gỗ nội thất của 70 quốc gia được dự đoán sẽ tăng
3%




Hầu như không có tăng trưởng ở các quốc gia Tây Âu.



Tăng trưởng chậm tại các quốc gia Bắc Mỹ

Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước
nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất
khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng
cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Vì vậy, dự án đầu tư xây
dựng “Nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A” là hướng đi đúng để phát triển

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

7


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Góp phần gia tăng giá trị của ngành gỗ
Việt Nam nói chung.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Quyết định số 2457/QĐ-TTg, ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB, ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT V/v phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định 839/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
-

Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động
lực phát triển kinh tế, góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng
giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất cao su, tận dụng các lợi thế về đất đai
và nhân lực trong vùng, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến
gỗ cao su với người dân trồng cao su.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

8


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

-


Phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững thông qua việc chế
biến gỗ gắn với phát triển gỗ trồng trong nước; góp phần cân đối về khả
năng cung cấp nguyên liệu nội địa, nhập khẩu với năng lực chế biến; phát
triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các biện pháp để giảm các tác động
tiêu cực đến môi trường, minh bạch về nguồn gốc gỗ nguyên liệu.

-

Đầu tư phát triển năng lực chế biến gỗ theo hướng ưu tiên sử dụng công
nghệ tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù
hợp nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao

V.2. Mục tiêu cụ thể.
-

Đầu tư nhà máy chế xẻ sấy gỗ cao su với công suất là 10.000 m3/năm. Chủ
động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ ghép cho các nhà máy chế biến ván
ghép thanh từ gỗ cao su.

-

Góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị, nhằm tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường gỗ nói chung và gỗ cao su nói riêng.

-

Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu rộng
như hiện nay.


Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

9


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam
của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng từ cao xuống thấp dần từ 10m
đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống
nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng
địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung
lũng bãi bồi...
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất
như đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu
Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có
khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân
Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy
dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa
cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An,
thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng
trũng ven sông rạch, suối.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông
Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa
mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng

7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1–2
ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh
hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ
26 °C–27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C–
17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ ẩm trung bình hàng
năm từ 76%–80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng
2). Lượng mùa mưa trung bình hàng năm từ 1.800–2.000 mm.
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương
thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch)
và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
10


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và
nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa
3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở
phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình
Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng
liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm
xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp
nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật,
trong đó có những loài động vật quý hiếm.
Khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là
một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong

phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở
Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình
Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá
ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện như Dĩ An, thị
xã Tân Uyên, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Một số chỉ tiêu xã hội của Bình Dương

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

11


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

1. Về kinh tế:
Theo báo cáo, năm 2016 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5% so
với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 108,6 triệu đồng; cơ cấu kinh tế
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với
tỷ trọng tương ứng là 63% - 23,5%- 4,3% -9,2%.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp giữ vững tốc độ tăng
trưởng khá, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất và phát triển thị
trường... Nhờ đó, Chỉ số phát triển công nghiệp toàn tỉnh tăng 10,1% so với năm
2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 của tỉnh đạt
143.318 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
trong năm ước đạt 24,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,4% và kim ngạch nhập khẩu ước
đạt 20,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,2%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
của tỉnh tăng 4,1% so với năm 2015.
Tình hình phát triển doanh nghiệp có những biến chuyển tích cực, số
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký tăng khá cao. Tổng vốn

đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh ước tăng 11,5% so với năm 2015. Đến
30/11/2016, tỉnh đã thu hút được 31.291 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh của
các doanh nghiệp trong nước; lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 25.354 doanh
nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với tổng vốn hơn 188.000 tỷ đồng. Về
thu hút đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến 30/11/2016, toàn tỉnh đã thu hút được
2,04 tỷ đô la Mỹ vốn FDI với 240 dự án cấp mới và 123 lượt dự án tăng vốn; lũy
kế đến nay, toàn tỉnh có 2.827 dự án với tổng số vốn 25,7 tỷ đô la Mỹ.
Về giao thông vận tải, tỉnh đã xác định hành lang an toàn đường bộ, chỉ
giới đường đỏ - chỉ giới xây dựng đường Mỹ Phước - Tân Vạn và một số tuyến
đường khác làm cơ sở cho việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng các công
trình của người dân. Hiện đang lập thủ tục triển khai dự án đầu tư tuyến xe buýt
nhanh thành phố Mới Bình Dương - Suối Tiên; cho tháo dỡ trạm thu phí An Phú
và thi công mở rộng tuyến đường ĐT743, kết nối cầu vượt Sóng Thần nhằm góp
phần chống ùn tắc giao thông.
2. Về xã hội:
Năm 2016, Bình Dương đã huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho các
đối tượng chính sách, xã hội và thực hiện những giải pháp giảm nghèo bền
vững. Trong năm, tỉnh đã chi khoảng 927 tỷ đồng cho hoạt động chăm sóc
người có công và các hoạt động an sinh xã hội khác; trao danh hiệu vinh dự Nhà
nước "Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng" cho 322 Mẹ; hoàn thành công tác điều tra hộ
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
12


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

nghèo, cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, theo đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm
1,32% và hộ cận nghèo là 0,97%; giải quyết việc làm mới cho 45,5 nghìn lượt
lao động.
Chất lượng giáo dục năm học 2015-2016 được cải thiện, tỷ lệ học sinh

khá - giỏi tăng so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 94,16%, tỷ lệ
trúng tuyển đại học - cao đẳng đạt 84,18%. Để kịp thời phục vụ năm học mới,
tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 16 trường có lầu, công nhận 27 trường đạt
chuẩn quốc gia. Đến nay, tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 64,8%; tỷ lệ
trường công lập chuẩn quốc gia đạt 60,5%.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường. Hoạt
động bảo đảm vệ sinh an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng được tỉnh
triển khai thường xuyên; trong năm chưa ghi nhận xảy ra ngộ độc thực phẩm
trên địa bàn. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao đã được các
ngành, các cấp trong tỉnh tổ chức với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng...;
công tác thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ tiếp tục được đảm bảo
thông suốt, hiệu quả.
3. Về văn hóa:
Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm
và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc
của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu
sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Làng nghề, di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống tại tỉnh Bình Dương
Làng nghề
Nghề sơn mài truyền thống tại
Bình Dương
Nghề chạm khắc gỗ trên đất Thủ
- Bình Dương
Làng nghề gốm Bình Dương
Lễ hội truyền thống
Miếu Bà Thiên Hậu,
Lễ hội Chùa Bà, Thủ Dầu Một,
Lễ hội Chùa Ôn Bổn
Địa điểm tham quan, khu vui
chơi

1. Lạc Cảnh Đại Nam Văn
Hiến
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Di tích - danh thắng
1. Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến
Cát
2. Chợ Thủ Dầu Một
3. Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng
4. Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch
Hồ Chí Minh
5. Chiến khu Đ
6. Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu)
7. Nhà cổ Trần Công Vàng
8. Chùa Hội Khánh
9. Núi Châu Thới
10.Nhà tù Phú Lợi
11.Di tích Cù Lao Rùa (Cù Lao Thạch
Hội)
13


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Làng nghề, di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống tại tỉnh Bình Dương
2. Công viên nước Bình
Dương
3. Khu du lịch Phương Nam
4. Khu du lịch Dìn Ký
5. Sân golf Sông Bé

6. Sân golf Phú Mỹ
7. Thành phố mới Bình
Dương
8. Mekong golf Villas
9. Công viên du lịch nghỉ
dưỡng Mắt Xanh

12.Di tích Dốc Chùa
13.Di tích Mỹ Lộc (gò Đá, gò Chùa)
14.Di tích Phú Chánh
15.Nhà máy xe lửa Dĩ An
16.Chiến khu Thuận - An - Hòa
17.Di tích lịch sử rừng Kiến An
18.Di tích Bộ chỉ huy ti n phương
chiến dịch Hồ Chí Minh

II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Trong hơn một thập kỷ qua, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có một
sự phát triển và thành công rất mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở chế biến, quy mô
doanh nghiệp chế biến, khối lượng sản phẩm chế biến, thị trường tiêu thụ sản
phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng
từ 1.200 (năm 2000) lên gần 4.000 (năm 2009) đơn vị sản xuất, trong đó có một
số tập đoàn sản xuất ở quy mô lớn. Quy mô chế biến đã tăng từ 3 triệu m 3 gỗ
nguyên liệu/năm (năm 2005) lên khoảng trên 15 triệu m3 gỗ tròn/năm (năm
2012).Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 219 triệu
USD (năm 2000) lêntrên 3,9 tỷUSD(năm 2011) và 4,68 tỷ USD (năm 2012),
góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm,
thủy sản năm 2012 lên mức 27,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể nói rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ của

chúng ta đang phát triển dựa trên một nền tảng chưa vững chắc với nhiều rủi ro
tiềm ẩn, chưa trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tận dụng những tiềm năng
và lợi thế về phát triển lâm nghiệp của đất nước. Đã có sự phát triển chưa cân
đối, giữa các phân ngành, chẳng hạn như việc phát triển quá nhanh của chế biến
và xuất khẩu dăm gỗ, đồ gỗ ngoại thất,… khiến cho giá trị gia tăng của các sản
phẩm chế biến chưa cao. Các doanh nghiệp thiếu sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau
trong sản xuất khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tạo ra những
khó khăn nhất định trong việc xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Chưa chú ý phát
triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chưa có sự quan tâm đúng mức đến thị
trường nội địa,… Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành quy hoạch công
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

14


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là một trong những công việc quan trọng và bức
thiết hiện nay.
Thực hiện Quyết định số 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008 của Bộ NN và
PTNT, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (đơn vị chủ
đầu tư) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn) đã nghiêm túc
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030. Trải qua hơn 3 năm điều tra, khảo sát, tiếp
thu ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành và địa phương liên quan, Quy hoạch công
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số
2728/QĐ-NN-CB ngày 31/10/2012, mở ra một định hướng mới trong việc
khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong
tương lai.

Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu tổng quát là “Xây dựng công nghiệp
chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ
sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng
cạnh tranh cao để chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất
khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của
các thành phần kinh tế nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường”. Trong đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt trong
từng giai đoạn là “Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đến năm 2015
đạt 5,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8 %/năm;
đến năm 2020 đạt 8,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20162020 đạt 9%/năm; đến năm 2030 đạt 12,22 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6%/năm. Giá trị sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đến
năm 2015 đạt 72,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015
đạt 9,4 %/năm; đến năm 2020 đạt 108,70 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2016-2020 đạt 6,0%/năm; đến năm 2030 đạt 142,30tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 5,5%/năm. Đẩy mạnh sản xuất
các sản phẩm nội thất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tăng cường
sản xuất ván nhân tạo để sản xuất đồ gỗ, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ
khai thác trong nước. Tạo công ăn, việc làm cho 800.000 người vào năm 2020
và 1.200.000 người vào năm 2030”. Theo đó đến năm 2020 và 2030, ngành
công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo các loại,
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

15


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

đồ gỗ, nhất là đồ gỗ nội thất, đồng thời hạn chế dần, tiến tới ngừng sản xuất và
xuất khẩu mặt hàng dăm mảnhvào sau năm 2020.

Quy hoạch các sản phẩm cơ bản của ngành chế biến gỗ
Tổng công suất sản
Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn
TT
Đơn vị tính
phẩm
2011-2015 2016-2020 2021-2030
3
1 Ván dăm
m SP/năm
100.000
100.000
100.000
3
2 Ván sợi
m SP/năm 1.200.000 1.600.000 1.800.000
3 Gỗ ghép thanh
m3 SP/năm
800.000 1.000.000 1.500.000
4 Các loại ván nhân tạo
m3 SP/năm
200.000
300.000
500.000
khác
5 Đồ gỗ
- Đồ gỗ nội địa
Triệu
2,8
4,0

3
- Đồ gỗ xuất khẩu
m SP/năm
5,0
7,0
Để đạt được mục tiêu trên, cùng với việc xây dựng quy hoạch cụ thể cho
các vùng sản xuất lâm nghiệp, Quy hoạch cũng đề ra 4 định hướng lớn và 4 giải
pháp cơ bản. Đó là các định hướng và giải pháp về nguyên liệu, về thể chế chính
sách, về thị trường và về môi trường, phát triển bền vững.
Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến
gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn còn yêu cầu sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương
căn cứ quy hoạch này, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xây dựng quy
hoạch cụ thể cho ngành chế biến gỗ ở địa phương mình, làm căn cứ để xây dựng
các cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư phát triển lĩnh vực chế biến gỗ một cách phù hợp, ổn định và nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, Bộ cũng giao cho Cục Chế biến,
Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối với tư cách là cơ quan quản lý nhà
nước về chế biến gỗ là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong triển khai thực hiện Quy hoạch, là đầu mối thu thập, xử lý, tổng
hợp tình hình, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và lập báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch này.
Hy vọng rằng với việc phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch công
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ có những
bước phát triển mới, vững chắc hơn, ổn định hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn
cho doanh nghiệp chế biến gỗ vàcho xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển
chung của toàn ngành.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt


16


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Dự án đầu tư dây chuyền đồng bộ để cưa xẻ và sấy gỗ cao su với công suất
10.000 m3/năm.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Tổ 4, ấp Đồng tâm, xã Tam Lập, Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

1

Bảng tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án
Diện tích
Danh mục
(m²)
Nhà điều hành và quản lý
150

2

Nhà kho chứa thành phẩm

300


1,2

3

Nhà xưởng cưa xẻ gỗ

400

1,6

4

Nhà đặt lò hơi

80

0,3

5

Nhà sấy

294

1,2

6

Sân bãi chứa nguyên liệu


700

2,8

7

Nhà để xe

222

0,9

8

Nhà bảo vệ

18

0,1

9

Tường rào bảo vệ

780

3,1

10


Giao thông nội bộ - Đường bê tông

2.000

8,0

11

Cây xanh cách ly

20.059

80,2

25.003

100,0

STT

Tổng cộng

Tỷ lệ
(%)
0,6

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều
có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục

vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

17


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Về phần thiết bị: Thiết bị hầu như được bán rộng rãi, nên cơ bản thuận lợi
trong quá trình đầu tư.
Về phần nguyên liệu: Chúng tôi hiện đã có nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt
động của dự án sau này, nên cơ bản thuận lợi trong quá trình sản xuất.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì
hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

18


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng và diện tích sản xuất của dự án
Nội dung

TT


ĐVT

Quy mô

1

Nhà điều hành và quản lý

m2

150

2

Nhà kho chứa thành phẩm

m2

300

3

Nhà xưởng cưa xẻ gỗ

m2

400

4


Nhà đặt lò hơi

m2

80

5

Nhà sấy

m2

294

6

Sân bãi chứa nguyên liệu

m2

700

7

Nhà để xe

m2

222


8

Nhà bảo vệ

m2

18

9

Tường rào bảo vệ

md

780

10

Giao thông nội bộ - Đường bê tông

m2

2.000

11

Cây xanh cách ly

m2


20.059

12

Hệ thống cấp điện

HT

1

13

Hệ thống cấp nước tổng thể

HT

1

14

Hệ thống thoát nước

HT

1

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Trong sản xuất gỗ cao su xẻ sấy nói riêng và sản xuất chế biến gỗ nói
chung thì quy trình luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất

lượng sản phẩm. Để cho ra những sản phẩm tốt dự án đã nghiên cứu và đưa ra
quy trình chuẩn để đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ cao
su và ván ghép cao su như sau:
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
19


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN
Khai thác về sẽ được
phân tách thành thân và
gốc

Vào
ron
tẩm

cưa xẻ theo quy cách thông dụng
dựa vào nhu cầu thị trường hoặc
theo yêu cầu của khách hàng

phân loại theo quy
cách riêng biệt
dày/mỏng

Bồn
tẩm

Lưu kho. Đội kiểm

kê sẽ kiểm tra, ghi
rõ quy cách

xử lý khuyết tật, xử lý mắt
xoắn, mắt đen, loại bỏ cây
xấu, cây kém chất lượng

Gỗ cao su trước khi được đưa ra khỏi
lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi
trường chân không từ 2-3 tiếng

Phân
loại quy
cách

Phân
loại
gỗ

Sấy bằng cách sử dụng
nhiệt của hơi nước từ
10 – 20 ngày

1. Gỗ cao su sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau
đó cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu
cầu của khách hàng.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

20



Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn,
mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.

3. Sau khi cưa xẻ gỗ cao su thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt
dày/mỏng và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho
bồn tẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi
trường (Có giấy chứng nhận).

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

21


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

4. Gỗ cao su trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi
trường chân không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường
hay khách hàng yêu cầu.
5. Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và
sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 –
20 ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ
thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ
nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm
sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.

6. Công nhân kiểm tra chất lượng gỗ trước lúc cho ra khỏi lò sấy.

7. Sau khi xử lý sấy xong, công nhân sẽ tiến hành phân loại quy cách ván gỗ lại
1 lần nữa, để loại bỏ những thanh gỗ cong, vênh trong quá trình sấy (nếu có).
8. Sau khi phân loại xong hàng sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ
quy cách trên từng kiện hàng, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

22


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Chương IV
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Quỹ đất thực hiện dự án hiện thuộc quyền sử dụng đất của Công ty. Chính
vị vậy, dự án không tính toán đến phương án tái định cư và hỗ trợ hạ tầng kỹ
thuật trong khu vực.
Sau khi có chủ trương đầu tư. Dự án sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất
đai theo quy định để tiến hành xây dựng dự án.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục công trình xây dựng và đầu tư thiết bị của dự án
Nội dung

STT

ĐVT

Quy mô


A

Xây dựng

1

Nhà điều hành và quản lý

m2

150

2

Nhà kho chứa thành phẩm

m2

300

3

Nhà xưởng cưa xẻ gỗ

m2

400

4


Nhà đặt lò hơi

m2

80

5

Nhà sấy

m2

294

6

Sân bãi chứa nguyên liệu

m2

700

7

Nhà để xe

m2

222


8

Nhà bảo vệ

m2

18

9

Tường rào bảo vệ

md

780

10

Giao thông nội bộ - Đường bê tông

m2

2.000

11

Cây xanh cách ly

m2


20.059

12

Hệ thống cấp điện

HT

1

13

Hệ thống cấp nước tổng thể

HT

1

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

23


Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Nội dung

STT
14


Hệ thống thoát nước

B

Thiết bị

1

Dây chuyền cưa xẻ gỗ

2

ĐVT

Quy mô

HT

1

Dây chuyền

1

Dây chuyền sấy tự động

HT

1


3

Hệ thống tẩm thuốc chống mối mọt

HT

1

4

Lò hơi



1

5

Thiết bị văn phòng

Bộ

1

III. Phương án tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát

Giám đốc điều hành

P Giám đốc PTSX

Phòng kỹ
thuật

Phòng vật


P Giám đốc PTTC

Phòng
TCHC

Phòng tài
vụ

BP sản xuất –
kinh doanh

IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017.
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

24



Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng Tâm H.A.

Chương V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân
cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao
chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây
dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi
trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều

kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
25


×