Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá hiện trạng rừng thông đuôi ngựa (Pinus massoniana)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 64 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 4.1: Mật độ cây rừng tại khu vực nghiên cứu

38

2

Bảng 4.2. một số chỉ tiêu sinh trưởng cây rừng

39

3

Bảng 4.3. Quan hệ tương quan giữa chiều cao và đường

47

kính thân cây (Hvn/D1.3).
4

Bảng 4.4. Nghiên cứu sự phân hóa cây trồng theo phân

48



cấp Kraft.
5

Bảng 4.5a. Tính lượng chặt nuôi dưỡng và mật độ tối

50

ưu Nesterov –1954.
6

Bảng 4.5b. Tính lượng chặt nuôi dưỡng và mật độ tối

50

ưu Theo Keller 1932.
7

Bảng 4.5c. Tính lượng chặt nuôi dưỡng và mật độ tối
ưu Theo Xu Xtốp 1938.

51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG


1

Biểu đồ 4.1.a. Biểu đồ sinh trưởng đường kính ngang ngực(D1.3).

41

2

Biểu đồ 4.1.b. Biểu đồ sinh trưởng đường kính tán(Dt).

42

3

Biểu đồ 4.1.c. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao vút ngọn(Hvn).

43

4

Biểu đồ 4.1.d. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao dưới cành (Hdc).

44

5

Biểu đồ 4.1.e. Biểu đồ sinh trưởng tiết diện ngang (G/ha).

45


6

Biểu đồ 4.1.f. Biểu đồ sinh trưởng trữ lượng(M/ha).

46


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Mục chữ viết tắt

Ghi chú

1

OTC

Ô tiêu chuẩn

2

D1.3

Đường kính ngang ngực

3

Dt


4

Hvn

Chiều cao vút ngon của cây

5

ĐT

Đông tây

6

NB

Nam bắc

7

TB

Trung bình

8

Hdc

Chiều cao dưới cành cây


9

Htb

Chiều cao trung bình

Chiều dài tán cây


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành quản lí và
bảo vệ tài nguyên Rừng đóng một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở
Việt Nam. Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, rừng có vai trò quan trọng và
quyết định đến đời sống con người, từ lâu rừng được coi là lá phổi xanh của
nhân loại. Tuy nhiên sự thu hẹp về diện tích và suy giảm diện tích của rừng,
trước biến đổi đó nước ta đã có nhiều địa phương rừng tự nhiên bị cạn kiệt và
hiện nay đang chuyển hướng kinh doanh rừng trồng. Để đáp ứng nhu cầu kinh tế
xã hội, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ngành Lâm nghiệp đã
xuất hiện và phát triển rộng rãi khắp cả nước, nhằm mục tiên phát triển quản lý
bảo vệ các khu rừng đạt hiệu quả cao và có giá trị kinh tế cao.
Thông mã vĩ (Pinus massoniana) là loài cây gỗ lớn, ưa sáng. Loài cây này
phân bố nhiều ở miền Nam và Trung Trung Quốc, giới hạn cao từ 1200 m trở
xuống so với mặt nước biển; Đã được đưa vào trồng ở Việt Nam tư nhhững năm
1930. Loài cây này tỏ ra thích ứng với điều kiện đất đai ở một số tỉnh vùng
Đông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn,Thái Nguyên. Đây
là loại cây đã được chọn và được trồng khá phổ biến ở nước ta và loài cây chủ
lực trong việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thông là loài cây đa
tác dụng, ngoài lấy gỗ còn cho nhựa, về mặt sinh thái môi trường Thông có hình
dạng tán đẹp thích hợp trồng ở khu vực sinh thái, khu di tích, đền chùa, khu bảo

tồn thiên nhiên. Chính vì diện tích trồng thông chiểm tỉ lệ cao nhất trong tổng
diện tích rừng trồng nước ta. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Sông Mã;
Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Sam Kha và xã Mường Lèo; Phía Nam giáp
xã Dồm Cang. Độ cao trung bình so với mực nước biển: Phía Bắc là 1.547 m;
Phía Nam: 1.130,7 m; Phía Tây: 1.702,8 m; Phía Đông: 1.674,6 m.
Tổng diện tích tự nhiên là: 15.160,0 ha; đất nông nghiệp 1.171,76 ha; đất
lâm nghiệp 4.004,88 ha; đất chuyên dùng 130,38 ha; đất ở và nghĩa trang 85.01
ha; đất chưa sử dụng 9.720,93 ha.
Để góp phần nghiên cứu sự thích nghi và đánh giá toàn diện sự sinh
trưởng của cây thông, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng rừng thông đuôi


ngựa (Pinus massoniana) thuộc phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng
Sốp Cộp tại xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Nhằm có những
đóng góp tích cực cho quy trình nghiên cứu trồng Thông tại khu vực Tây Bắc.


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều
tác giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những
nghiên cứu này đều có xu hướng xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận
phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả. Bước đầu đi từ định tính, sau đến
định lượng với quy luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong
kinh doanh rừng.
Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó có
tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như
hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều
hướng, nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng
của lâm phần. Ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vấn đề quy

luật phân bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cỡ tự nhiên về đường
kính, chiều cao, thể tích... đã được nhiều tác giả công bố. Nhiều vấn đề nghiên
cứu cấu trúc trước đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã được
nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng đã
được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản
đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được
nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh vực lập biểu chuyên
dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản lượng cũng như xây dựng hệ
thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể.
Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng rừng
của nhân loại rất đồ sộ. Vì thế, trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, tôi chỉ
khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến nội
dung và nghiên cứu của đề tài làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương
pháp nghiên cứu.
1.1. Tổng quan về nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã thu
được thành tựu đáng kể về việc nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng của rừng. Việc


nghiên cứu này nhằm tìm ra các dạng cấu trúc phổ biến nhất và các dạng tối ưu
theo quan điểm kinh tế, nghĩa là kiểu cấu trúc cho nghiên cứu gỗ cao nhất, chất
lượng gỗ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Nhưng do
sự phức tạp của hệ sinh thái, thành phần loài cây ở nhiều vùng dẫn đến việc
nghiên cứu gặp không ít khó khăn.
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D 1.3) là một trong các chỉ tiêu
quan trọng nhất của cấu trúc rừng và đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối thế
kỷ trước. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như: Balley
(1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng dồn phần trăm

số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật phân bố
Charlier cho phân bố N/D của lâm phần thuần loài đều tuổi khép tán (theo Phạm
Ngọc Giao, 1995) [8]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố số cây theo đường
kính lâm phần Thông ôn đới. Đặc biệt, để tăng tính mềm dẻo một số tác giả
thường sử dụng các họ hàm khác nhau, Loetch (1973) (theo Phạm Ngọc Giao,
1995) [8] dùng họ hàm Bêta, Roemich, K (1995) nghiên cứu khả năng dùng hàm
Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính Lembeke, Knapp và
Ditbma (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8], sử dụng phân bố Gamma với tham số
thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng
trội như sau:
b = a0 + a1 * + a2 *

(1.1)

p = a0 + a1*A + a2*A²

(1.2)

α = a0 + a1*h100 + a2*A +a3*A*h100

(1.3)

Dùng hàm này hoặc hàm khác để xây dựng dãy phân bố thực nghiệm
N/D1.3 phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật điều tra đo
đạc. Một dãy phân bố thực nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số,
cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau.


Một số tác giả còn dùng một số hàm khác để biểu thị các phân bố kinh
nghiệm của số cây theo đường kính (N/D) như: hàm Meyer, hàm Poisson, hàm

Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ đường cong Pearson, hàm Weibull... Nghiên
cứu định lượng cấu trúc N/D, phân bố N/H các tác giả có xu hướng dựa vào dãy
số lý thuyết để mô tả phân bố N/D, phân bố N/H và ứng dụng của các dãy tần số
đó. Đồng thời, bằng phương pháp giải tích, các tác giả đã lựa chọn được nhiều
hàm toán học để mô phỏng phù hợp với quy luật cấu trúc. Những kết quả nghiên
cứu định lượng trên là những cơ sở quan trọng cho việc vận dụng vào nghiên
cứu đối tượng Thông đuôi ngựa. Trong nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc
N/D và mô hình cấu trúc N/H đề tài đã lựa chọn hàm Weibull có dạng:
F(x) = α*λ*xα-1*e-λ*x

(1.4)

Trong đó:
F(X) là tần số quan sát
x là cỡ đường kính hay cỡ chiều cao
α, β là hai tham số của phương trình
1.1.1.2. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây
(Hvn/D1.3)
Nghiên cứu tương quan Hvn/D1.3 là một trong những quy luật cơ bản và
quan trọng trong hệ thống quy luật kết cấu lâm phần. Từ kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả cho thấy, cùng với sự tăng lên của tuổi cây rừng thì chiều cao của
cây cũng không ngừng tăng, đó là kết quả quá trình tự nhiên của sự sinh trưởng.
Trong một cỡ đường kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau sẽ có các cây thuộc
cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi tuổi lâm phần tăng
lên dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó, đường cong quan hệ H/D có thể bị
thay đổi hình dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên.
Vagui A.B (1955) đã khẳng định: “Đường cong chiều cao thay đổi và luôn dịch
chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Tiourin A.V (1972) đã phát hiện hiện
tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao các cấp tuổi khác nhau. Prodan
M (1965) lại phát hiện độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần

khi tuổi tăng lên và Prodan M (1944) khi nghiên cứu kiểu rừng “Plenter wal” đã


kết luận đường cong chiều cao không bị thay đổi do vị trí của các cây ở một cỡ
đường kính nhất định là như nhau. Curtis R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao
với đường kính và tuổi theo dạng phương trình:
Logh = d + b1* +b2* + b3*

(1.5)

Krauter G (1958) và Tiourin A.V (1931) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995)
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ
sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dãy phân hóa thành các
cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi và
cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh, tuổi đến sinh trưởng của cây
rừng và lâm phần, vì thế những nhân tố này đã được phản ánh trong kích thước
của cây, nghĩa là trong quan hệ H/D đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.
Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ H/D để xác định
chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính mà không cần thiết đo độ cao toàn bộ số
cây. Có nhiều tác giả dùng các phương trình toán học khác nhau để biểu thị quan
hệ như: Naslund M (1929); Asnann F (1936); Hohenall W (1936); Michailov F
(1934, 1952); Prodan M (1944); Krenn K (1946); Meyer H.A (1952)... đã đề
nghị các dạng phương trình:
h = a +a1*d +a2*d²

(1.6)

h – 1,3 = d²(a + b*d)²

(1.7)


h = a*db; logh = a + b*logd

(1.8)

h = a*(1 – e-c*d)

(1.9)

h = a +b*logd

(1.10)

h = k1*db

(1.11)

h - 1,3 = a*
h - 1,3 = a*e( b/d)

)b

(1.12)
(1.13)

Để mô phỏng tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng
nhiều dạng phương trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn phương trình thích hợp
nhất cho đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhưng nhìn chung để



biểu thị đường cong chiều cao thì phương trình parabol và phương trình logarit
được sử dụng nhiều nhất.
1.1.2. Ở trong nước
Việc phát hiện ra những quy luật cấu trúc là cơ sở cho kinh doanh rừng.
Hiện nay các kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi mang lại
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta.
Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [4] đã chọn họ đường cong Pearson với 7 họ
đường cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng tự
nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) đã sử dụng hàm Meyer, hàm khoảng
cách để biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính rừng thứ sinh, ứng dụng quá
trình Poisson vào nghiên cứu quần thể rừng. Nguyễn Văn Trương (1983) [7] đã
sử dụng phân bố Poisson vào nghiên cứu, mô phỏng quy luật cấu trúc đường
kính thân cây cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi..., còn đối với những lâm
phần thuần loài đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên thì các tác giả
như: Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy (1987, 1988), Phạm Ngọc Giao (1898,
1995), Vũ Tiến Hinh (1990)... đã biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch
trái với các đối tượng khác nhau và sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu
thị như hàm: Scharlier, hàm Weibull...
Phạm Ngọc Giao (1995) [8] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi
ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây
dựng mô hình cấu trúc cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Các tác giả Vũ Nhâm
(1988) [13], Vũ Tiến Hinh (1990) [14] đều sử dụng phân bố Weibull với hai
tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như:
Thông đuôi ngựa (Pinus marsoniana), Thông nhựa (Pinus merkusi), Mỡ
(Manglietia glauca).
Phạm Ngọc Giao (1995) [8] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm
phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình logarit một chiều:
h = a + b*logd

(1.14)



Bảo Huy (1993) [1] đã thử nghiệm 4 phương trình tương quan H/D cho
từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và rừng
nửa rụng lá. Đó là các phương trình:
h = a +b*logd1.3

(1.15)

h = a + b*d1.3

(1.16)

logh = a + b*d1.3

(1.17)

logh = a + b*logd1.3

(1.18)

Từ đó, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là:
Logh =a + b*logd1.3

(1.19)

Nhìn chung, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật phân bố
N/D. Kết quả của các nghiên cứu này đã và đang được ứng dụng trong sản xuất
kinh doanh, một phần đáp ứng được yêu cầu điều tra, điều chế và nuôi dưỡng

rừng.
Nguyễn Trọng Bình (1996) [6] trên cơ sở lý thuyết của hàm ngẫu nhiên đã
nghiên cứu mối quan hệ kỳ vọng toán và phương sai của biến ngẫu nhiên của ba
loài: Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Mỡ cho từng đại lượng sinh trưởng (D 1.3,
Hvn) ở các thời điểm khác nhau là cơ sở quan trọng để xem xét các vấn đề phân
cấp năng suất các lâm phần thuần loài. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu sinh
trưởng mô phỏng toán học đã ứng dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu
sinh trưởng cũng như mối quan hệ giữa sinh trưởng với hoàn cảnh.
1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm hình thái của Thông đuôi ngựa
Tên khác: Thông mã vĩ, Thông tàu, Thông hai lá
Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb
Họ: Thông [Pinaceae (Abietaceae)]
Thông đuôi ngựa là loại cây thân gỗ lá kim có kích thước tương đối lớn.
Cây có thể cao tới 30m, đường kính 50 - 60cm, thân cây thẳng vỏ màu nâu đỏ,
gốc có màu thẫm hơn, khi già vỏ bong thành từng mảng.


Cành cây non có màu vàng nhạt hoặc hung, không có lông. Tỉa cành tự
nhiên tương đối tốt. Thân cây có nhiều nhựa, có thể khai thác dùng trong các
ngành công nghiệp.
Lá Thông đuôi ngựa có màu xanh tươi, tập trung ở đầu cành, lá mềm và rủ
xuống. Thường có hai lá kim trong mỗi bẹ lá. Lá hình kim dài từ 12 – 20 cm.
Khi cây Thông đuôi ngựa từ 5 - 10 tuổi, tán lá hình tháp, sau đó trở thành hình
trứng và hình ô khi tuổi già.
Thông đuôi ngựa ban đầu ra hoa, kết quả ở tuổi 6 - 7 hoa đơn tính cùng
gốc. Nón quả khi non có hình gần tròn, khi già có hình trứng dài từ 4 - 7 cm,
đường kính 2,5 - 4 cm. Khi chín nón quả có màu hạt Dẻ, mặt vẩy hình thoi dẹp,
mép phía trên tròn. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏng, dài 1,5 cm. Trọng lượng
trung bình của 1000 hạt là 10 - 14g. Khoảng 40 - 50 kg quả chế biến được 1kg

hạt.
Gỗ Thông đuôi ngựa có lõi và giác phân biệt. Lõi có màu vàng, thớ gỗ
thô, thẳng. Gỗ nhẹ, thường được sử dụng làm trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất
giấy, sợi xenlulose và dùng trong xây dựng khi cây có kích thước lớn. Nhựa
Thông dùng để sản xuất tùng hương và tinh dầu Thông phục vụ các ngành công
nghiệp và xuất khẩu, khi cây trưởng thành (≥15 tuổi) mỗi cây có thể khai thác
được 2 kg nhựa/cây.
1.2.2. Phân bố
Mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, ở độ cao từ 600 – 800m,
nhiệt độ bình quân từ 13 - 20 0C. Có thể chịu được sương giá. Được nhập vào
trồng ở Việt Nam từ trước cách mạng tháng 8 và được trồng ở nhiều nơi trên đất
trống đồi núi trọc như: Phú Điền (tỉnh Thanh Hóa), Đá Chông (Huyện Ba Vì –
thành phố Hà Nội), Yên Lập (tỉnh Quảng Ninh).
Hiện nay, rừng Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc
như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái và Lào Cai... Diện tích rừng
Thông đuôi ngựa đã trồng trong cả nước từ năm 1986 - 1993 là 14437 ha (Bộ
LN, 1994). Đặc biệt Lâm trường Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái), có độ cao trên
mặt biển 500 - 800m, nằm ở vĩ độ 220 Bắc, đã trồng thành công rừng Thông đuôi


ngựa với diện tích rộng tới 10000 ha, có sự tham gia tích cực của cán bộ nông
dân người H’Mông, theo mô hình Lâm nghiệp cộng đồng. Phần sườn và đỉnh núi
dốc mạnh người dân trồng Thông đuôi ngựa, phần chân núi ít dốc hơn người dân
trồng cây ăn quả. Táo mèo, người dân chăm sóc vườn quả Táo mèo, đồng thời
bảo vệ rừng Thông đuôi ngựa không bị gia súc phá hoại và đặc biệt bảo vệ rừng
Thông không bị cháy (vùng này làm nương rẫy tương đối mạnh).
1.2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Thông đuôi ngựa
2.2.3.1. Đặc điểm sinh lý
Cây Thông đuôi ngựa là cây ưa sáng hoàn toàn ngay từ nhỏ. Thông đuôi
ngựa có khả năng chịu hạn khá cao và có nhu cầu không cao về các chất khoáng

dinh dưỡng trong đất (N, P, K); cho nên, một số địa phương đã trồng rừng Thông
đuôi ngựa trên đất tương đối tốt (đất sau nương rẫy hoặc đất dưới tán rừng
nghèo kiệt)... Khi trồng trên các dạng đất tốt này cây Thông đuôi ngựa bị các cây
cỏ cao (sẹ, cỏ lau), các cây bụi ưa ẩm mọc nhanh (Hu, Ba soi, Ba bét) và các cây
gỗ mọc nhanh tiên phong phục hồi sau nương rẫy (Ràng ràng, Lim xẹt)... đã lấn
áp, chèn ép khá mạnh cây Thông đuôi ngựa, vì cây Thông đuôi ngựa có giai
đoạn 3 - 5 năm đầu cây sinh trưởng rất chậm, cây chỉ đạt chiều cao trung bình từ
2 - 3,30m và lại là cây ưa sáng. Cho nên rừng Thông đuôi ngựa trồng trên các
trạng thái đất tốt này đã tốn nhiều công chăm sóc so với định mức, nhưng rừng
trồng vẫn thất bại.
Bởi vậy, ở các địa phương và các Lâm trường trồng rừng thường trồng
Thông đuôi ngựa trên đất trống đồi núi trọc, có hàm lượng mùn (%) thấp <1,5%,
nghèo đạm (%) <0,10%, nghèo lân K 2O dễ tiêu... Đất có độ dày ≤80cm, thường
có đã lẫn và kết von Fe, Al, với thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát, độ xốp kém
(<50%) khả năng thấm nước không cao, nhưng đất không bị đọng nước trong
mùa mưa, do khả năng thoát nước tương đối tốt. Mặc dù trồng trên đất đồi núi
trọc thoái hóa, có độ phì tự nhiên thấp như vậy, nhưng nếu trồng đúng vùng khí
hậu đối với cây Thông đuôi ngựa và đất có phản ứng chua (pH = 4,0 - 5,5) thì
rừng trồng vẫn cho năng suất gỗ cao, biến động từ 10 – 12 m3/ha/năm.
1.2.3.2. Đặc điểm sinh thái


* Đặc điểm khí hậu:
Mức độ thích hợp

Yếu tố
Nhiệt độ bình quân năm
(toC)
Nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất (toC)

Lượng mưa hàng năm
(mm)

S4

S1

S2

S3

Rất thích

Thích

Ít thích

hợp

hợp

hợp

Rất nhiều hạn
chế và không
thích hợp

18-20

20-21


21-22

>22

6-10

10-12

12-15

<6

1500-2000

200-2300 1200-1500 <1200

(Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2]
Qua đặc điểm khí hậu rất thích hợp và thích hợp đối với cây Thông đuôi
ngựa chứng tỏ nó là một loài cây lá kim thân gỗ thích hợp ở vùng khí hậu á nhiệt
đới, nhưng không có mùa đông rét đậm kéo dài và thường xuất hiện sương giá...
với lượng mưa hàng năm trung bình.
* Đặc điểm địa hình:
Mức độ thích hợp
Yếu tố
Độ dốc
Độ cao so với mặt

S1


S2

Rất thích

Thích

hợp

hợp

100

500-800
biển (m)
(Nguồn: Bộ NN & PTNN)

20-21

S3
Ít
thích
hợp
21-22

800-1100 <500

S4
Rất nhiều hạn chế và
không thích hợp
>22

>1100

Chú thích:
Cây Thông đuôi ngựa ở nước ta thường chỉ trồng thuần loài, có cấu trúc
một tầng cây, tán lá lại tương đối thưa, cho nên tác dụng chống xói mòn, hạn chế
dòng chảy trên mặt đất không lớn; vì vậy, không thể trồng trên đất có độ dốc
mạnh và rất mạnh, nhất là trên các loại đất trống đồi núi trọc có độ xốp kém, tính
thấm nước không cao.


Độ cao so với mặt biển, áp dụng cho các tỉnh ở vùng Tây Bắc và Đông
Bắc bộ, nơi trồng nhiều rừng Thông đuôi ngựa mang đặc điểm khí hậu á nhiệt
đới, cận nhiệt đới, hoặc khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh từ 3 - 4 tháng trong
một năm (tháng có nhiệt độ trung bình <200C).
* Đặc điểm đất:
Thực tiễn trồng rừng Thông đuôi ngựa ở nước ta đã chứng tỏ: loại đất
thích hợp đối với trồng rừng Thông đuôi ngựa là loại đất vàng đỏ alit được hình
thành ở vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới. Loại đất này thường có hàm
lượng mùn cao hơn loại đất Feralit được hình thành ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
Tỷ lệ C/N của tầng tích lũy mùn thuộc đất vàng đỏ alit cũng cao hơn đất Feralit,
do tốc độ phân giải chất hữu cơ diễn ra trong đất chậm hơn.
Đất phải có phản ứng chua, tầng đất dày >1000cm, có thành phần cơ giới
thịt trung bình, không hoặc có tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn rất ít. Thực bì chỉ thị đặc
điểm đất có tính chất và độ phì tự nhiên thích hợp với rừng Thông đuôi ngựa là
Ia (dạng đất trống đồi núi trọc, có cỏ chịu hạn và lau lách).
Mức độ thích hợp

S1
Rất thích
hợp


Yếu tố

S2
Thích hợp

Đất vàng đỏ Đất Feralit
alit
-trên
Loại đất

S4

S3
Ít thích
hợp

chế và không

thích hợp
Đất hình Đất có phản

- trên đá thành
đá mac-ma

Rất nhiều hạn

trên

ứng chua và

đá trung tính

mac-ma

chua

sa thạch -Đất bị ngập

chua

- trên đá cuội kết
trầm

tích

và

biến

nước

hình chua
Độ dày tầng đất (cm)

>100

Tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn <10

50-100


<50

10-30

30-50

Đất xói mòn
trơ sỏi đá
>50


(%)
Thực bì
Ia
Năng suất trung bình
>12
(m3/ha/năm)
(Nguồn: Bộ NN & PTNN)

Ib1

Ib2

Ic

8-12

<8

Thất bại


Chú thích:
Ia: Dạng đất trống đồi núi trọc, có cỏ chịu hạn và lau lách
Ib1: Trảng cây bụi chịu hạn thấp, cao <2m
Ib2: Trảng cây bụi cao 2 - 3m có các cây gỗ tái sinh mật độ 300 - 1000
cây/ha
Ic: Trảng cây bụi cao, tốt, có mật độ các cây gỗ tái sinh hơn 1000 cây/ha
1.2.4. Giá trị kinh tế, môi trường
Gỗ: Cung cấp gỗ trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất giấy, sợi xenlulose và
dùng trong xây dựng khi cây có kích thước lớn.
Rễ Thông: tiết ra chất Fitoncid có chức năng lọc không khí, diệt khuẩn,
nấm...
Lá và vật rơi rụng: Hàng năm rừng Thông đuôi ngựa trả lại cho đất
60,12kg đạm và 19,54kg lân.
Nhựa: Tải chất dinh dưỡng nuôi cây, có tính sát khuẩn, ngăn chặn vi
khuẩn xâm nhập vào cây, nhựa Thông và vazdin làm thuốc chống bỏng. Nhựa
Thông còn dùng pha chế sơn, làm bóng, mau khô, bền đẹp, làm dung môi hỗn
hợp các chất hữu cơ, dùng trong công nghiệp xà phòng, giấy ngăn chặn không
cho mực thấm vào các kẽ hở tránh làm nhòe mực, công nghiệp cao su, ngâm tẩm
diêm, sơn, mực in, xi gắn, hàn,... đồ hộp (tráng bên trong).
Rừng Thông đuôi ngựa là cảnh quan du lịch, có tác dụng giữ nước và làm
trong sạch môi trường.


Chương 2
MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được tình hình sinh trưởng và đặc điểm cấu trúc rừng Thông

đuôi ngựa thuần loài đều tuổi, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số
biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu được cấu trúc rừng trồng Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên
cứu.
Nghiên cứu được các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Thông mã vĩ tại khu
vực nghiên cứu.
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài 11 tuổi tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của tầng cây cao của
rừng Thông trồng thuần loài tại xã Búng Bánh , huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung được xác
định như sau:
2.3.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
- Nghiên cứu cấu trúc mật độ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc: D1.3, Hvn, Dt, M/ha, G/ha
- Quan hệ tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây (Hvn/D1.3)
- Phân cấp cây rừng
- Lượng tỉa thưa rừng tại thời điểm nghiên cứu
2.3.2. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận
Sinh trưởng của cây rừng và quần thể rừng chịu tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố sinh thái khác nhau như: điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,

loài cây, tuổi cây, cấu trúc hình thái và biện pháp kỹ thuật tác động. Trong một
khu vực hẹp, khi điều kiện ngoại cảnh tương đối đồng nhất và với biện pháp kỹ
thuật chăm sóc tương tự thì nhân tố sinh thái quan trọng có tác động phân hoá
sức sinh trưởng của rừng là nhân tố mật độ. Đây là một nhân tố nội tại, một nhân
tố cấu trúc hình thái có ảnh hưởng xuyên suốt trong toàn bộ đời sống của rừng.
Vì vậy, việc điều tiết nhân tố này sẽ kéo theo sự thay đổi sức sản xuất và chất
lượng của rừng theo chiều hướng tốt lên.
Muốn đề xuất được biện pháp kỹ thuật lâm sinh thì cần phải xác định
được mật độ thích hợp (N, cây/ha). Để xác định mật độ thích hợp khoá luận sử
dụng phương pháp: Phương pháp áp dụng các công thức hiện có và phương
pháp dựa vào mối quan hệ giữa tổng thể tích các cây so với số cây tương ứng
trong lâm phần. Sau khi xác định được mật độ thích hợp thì bước tiếp theo là đề
xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh để tạo cho rừng có cấu trúc hợp lý nhất.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Kế thừa số liệu
Thu thập các loại tài liệu, báo cáo có liên quan đến đề tài như: các số liệu
về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
2.4.2.2. Điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường
a) Lập các ô tiêu chuẩn điển hình:
Để điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Thông thuần loài, tôi tiến
hành lập 8 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, mỗi ô có diện tích 800m2 (20x25m)
Để lập OTC tôi sử dụng địa bàn, thước dây, sai số khép góc nhỏ hơn
1/200 tổng chiều dài 4 cạnh OTC.
b) Phương pháp thu thập số liệu trong OTC:
Sau khi lập xong OTC tôi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu D 1.3, Hvn, Hdc, Dt
của tất cả các cây.


- Đường kính ngang ngực D1.3 được đo bằng thước kẹp kính với độ chính
xác đến mm. Đo theo 2 hướng Đông Tây - Nam Bắc, sau đó tính trị số bình

quân.
- Đường kính tán lá Dt được đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng
đứng của mép tán lá xuống mặt đất của từng cây theo 2 hướng Đông Tây - Nam
Bắc, sau đó tính trị số bình quân.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước
đo cao Blumles. Chiều cao vút ngọn được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng
của cây. Độ chính xác 0,1m.
Chất lượng cây rừng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hình thái theo 3
cấp: Tốt, Trung bình, Xấu.
+ Cây tốt là những cây sinh trưởng và phát triển tốt, hình thái đẹp, tán
đều, độ thon nhỏ, không cong queo, không sâu bệnh, ít khuyết tật.
+ Cây trung bình là những cây sinh trưởng và phát triển bình thường, hình
thái cây và tán lá ở mức trung bình, ít khuyết tật.
+ Cây xấu là những cây sinh trưởng và phát triển kém, cây cong queo, sâu
bệnh, khuyết tật, lệch tán.
Số liệu điều tra được tổng hợp vào biểu 01:
Biểu 01: Điều tra tầng cây cao
OTC:................

Sotc:......................

Ngày điều tra:..............

Người điều tra:...........

Độ cao tuyệt đối:..........

Độ dốc: ......................

D1.3

STT

Loài

Dt

Hvn Hdc Chất lượng

(cm)
(m)
(m)
ĐT NB TB ĐT NB TB

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
* Tính các giá trị trung bình

(m)

(T, TB, X)

Ghi chú


Số liệu thu thập được, theo yêu cầu của khoá luận tôi tiến hành xử lý số
liệu theo phần mềm SPSS 16.0 cho đại lượng bình quân D1.3, Hvn, Dt
* Tổng tiết diện ngang lâm phần:
GOTC = ni*gi

(2.11)


gi = 3,14*

(2.12)

* Trữ lượng lâm phần:
Tính trữ lượng trên 1ha của cá mô hình tại thời điểm ta quan sát theo công
thức:
M/ha =

(2.13)

Trong đó:
MOTC = N*V

(2.14)

N: là mật độ hiện tại của lâm phần (cây/ha)
V: là thể tích trung bình của một cây (m3)
Với V tra từ biểu thể tích 2 nhân tố
* Xác lập đường cong chiều cao lâm phần theo dạng phương trình:
H = a + b*D1.3
* Phân cấp cây rừng theo Kraff
Cấp I: > 1,2 H
II: (1,1  1,2) H
III: (0,9  1,1) H
IV: (0,7  0,9) H
V: (0,7) H
* Tính lượng chặt nuôi dưỡng thông qua mật độ tối ưu (Nopt) theo - - + Nesterov –1954: Nopt (cây/ha) =
+Theo Keller 1932: Nopt =


10.000
( H / 5) 2

10000
cây/ha
Dt 2


10.000

+ Theo Xu Xtốp 1938 : Nopt = 0,866.D 2 cây/ha
T
Lượng chặt nuôi dưỡng: Nc = N – Nopt


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường của
xã Púng Bánh.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Púng Bánh nằm phía đông nam của huyện Sốp Cộp cách trung tâm
huyện 7km với tổng diện tích tự nhiên 27. 918 ha.
Có đường biên giới dài 17 km, giáp với huyện Viêng Thoong, huyện
Mường Ét của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Sốp Cộp.
- Phía Nam giáp xã Mường Lạn và Nước CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp xã Mường Cai Sông Mã.
- Phía Tây giáp xã Nậm Lạnh.

3.1.1.2. Địa hình
Xã Púng Bánh có địa hình phức tạp, mang nét đặc trưng của vùng núi cao
tây bắc với độ dốc lớn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, hệ thống các khe,
suối. Độ cao trung bình khoảng 1.260 m so với mực nước biển, địa hình dốc dần
theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam xen kẽ giữa các dãy núi là những phiêng
bãi bằng phẳng. Địa hình được chia thành 2 dạng chính:
- Dạng địa hình núi cao và dốc phân bố ở khu vực giáp huyện sông mã, xã
Mường Lạn và Nước CHDCND Lào với các bản như: Phá Thóng, Púng Pảng,
Pá Khoang, Pá Vai…. Độ cao trung bình 1.500m, loại địa hình này chiếm
khoảng 95% tổng diện tích tự nhiên.
- Dạng địa hình bằng phẳng phân bố dọc theo suối Nặm Ca từ bản Sổm
Pói đến bản Hin cáp và suối Nặm Sủ từ bản Nà Vèn đến bản Nà Mòn có độ cao
trung bình từ 750m chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung địa hình xã phức tạp gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nhất là cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ


tầng như mạng lưới giao thông và hệ thống thủy lợi, gây khó khăn cho việc
naang hệ số sử dụng đất, mở rộn diện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu
cây trồng cũng như cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.3. Thổ nhưỡng.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Púng Bánh là 27.762,20ha. Theo tính toán
trên bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh sơn la ở tỉ lệ 1/100.000 xã Púng Bánh có các
loại đất như sau:
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét có diện tích 10355,30ha chiếm 37,3% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực bản Sổm Pói, Huổi Ca đến
bản Nà Khoang.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát loại đất này chiếm ưu thế nhất có diện tích
14297,50ha chiếm 51,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các khu vực núi cao
giáp xã Mường Cai, Mường Lạn và Nước CHDCND Lào.

+ Đất đỏ vàng biến đổi biến đổi chất có diện tích 1860,10ha chiếm 6,70%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các khu vực bản Huổi Pót, Huổi Vèn.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 957,80ha chiếm 3,45%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng thích hợp
trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nước, và cây công nghiệp.
+ Đất phù sa có diện tích 291,50ha chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên
được hình thành do sự bồi tụ dọc theo những con suối nằm rải rác trên địa bàn
xã thích hợp cho trồng rau màu và cây ăn quả….
3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết
Xã Púng Bánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với hai
mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa đông (hay mùa khô) lạnh và khô từ tháng 10 năm trước đến cuối
tháng 3 năm sau. Khí hậu lạnh, khô và thường xuất hiện sương muối vào tháng
12,tháng 1 năm sau dương lịch.Cộng thêm gió mùa Đông – Bắc và gió lào khô
nóng làm cho mùa này hạn hán thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn đặc biệt là sản xuất nông - lâm
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.


- Mùa hè (hay mùa mưa) ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng
9, thường có mưa nắng thất thường và do địa hình chia cắt mạnh nên thường có
những cơn mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Lượng
mưa tập trung chủ yếu nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8, một số nơi do có địa hình
chia cắt mạnh do vậy vào các tháng này thường hay gây ra lũ lụt, đất bị rửa trôi
mạnh.
Lượng mưa bình quân từ 1.087 mm/năm
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21,40C.
Độ ẩm trung bình năm 79%
3.1.1.5. Thủy văn
Trên địa bàn xã Púng Bánh có Hệ thống suối phân bố dày đặc, gồm có 2

suối chính là Nặm Ca, Nặm Sủ chạy dọc theo địa bàn xã.
Suối Nặm Ca có chiều dài 34 km, bắt nguồn từ Phá Thoóng tới bản Sổm
Pói là con suối có dòng chảy lớn nhất trên địa bàn xã, đủ đáp ứng cho các hoạt
động tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của bà con trên địa bàn.
Suối Nặm Sủ dài 12 km, bắt nguồn từ bản Tặc Tè tới bản Nà Vèn và đổ
vào suối Nặm Ca. Con suối này thường thiếu nước vào mùa khô gây cản trở cho
các hoạt động sản xuất nông nghệp của bà con trên địa bàn vào vụ Đông - Xuân.
Cùng với 2 con suối chính, trên địa bàn còn có 25 suối nhỏ, như huổi Một,
huổi Ban, huổi Lầu, huổi Pá Khoang, huổi Có, huổi Niếng, Huổi Ca, Huổi
Dương, Huổi Hùm, Huổi Mòn, huổi khoang, huổi phá thoóng…Tuy nhiên hệ
thống những con suối này của xã chỉ cung cấp nước dựa vào mùa mưa còn mùa
khô thì lại cạn kiệt, thiếu nước trầm trọng do địa hình quá dốc, khả năng giữ
nước của các con suối này kém hiệu quả.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 27.762,2ha, chủ yếu là đất mùn
vàng đỏ trên đá sét, trong đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 17.206,16ha,
đây là một lợi thế cho người dân trong xã với việc mở rộng diện tích gieo trồng
nhằm tăng thu nhập cho người dân. Đất đai của vùng tương đối màu mỡ, độ dày


tầng canh tác khá phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, rau màu,
cây nông nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
Nhìn chung đất đai của xã Púng Bánh phù hợp với nhiều nhóm cây trồng
khác nhau, song phần lớn diện tích đất đã và đang bị suy thoái nhiều do thảm
thực vật bị tàn phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu. Do vậy, cần áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các mô hình canh tác hợp
lý trên đất dốc, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng hiệu quả và lâu dài
hơn.
3.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã sử
dụng hai nguồn nước chủ yếu sau:
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân, chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu trữ ở các ao, kênh
mương, mặt ruộng và hệ thống suối Nậm Ca, Nậm Sủ chất lượng nguồn nước
tương đối tốt. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đồng đều chỉ tập trung
chủ yếu ở vùng thấp, nguồn nước dồi dào về mùa mưa, vào mùa khô đa phần
mặt nước các suối xuống thấp gây thiếu nguồn nước và hạn chế phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
- Nước ngầm chưa có nghiên cứu cụ thể và cũng chưa khai thác hết được
tiềm năng để phục vụ cho bà con dân bản. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải
khai thác triệt để mỏ nước ngầm để đáp ứng nhu cầu khan hiếm nước của nhân
dân địa phương.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Năm 2015, xã Púng Bánh có 9.332,41ha rừng phòng hộ, trong đó: Đất
rừng tự nhiên phòng hộ là 9.061,12ha và đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng
hộ 271,29ha, độ che phủ rừng đạt 32,64%. Nhìn chung thảm thực vật rừng ở đây
thưa thớt, hiện tại diện tích rừng chủ yếu là rừng trung bình và rừng hỗn giao
trữ lượng không cao. Tài nguyên rừng khá phong phú, có nhiều nguồn gen
động, thực vật quý hiếm tạo nên một quần thể sinh học khá đa dạng.


×