Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC TÂM BỆNH CHO TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.84 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

--------

BÀI BÁO CÁO
BỆNH TỰ KỶ

Nhóm thực hiện

: Nhóm 1

Môn

: Tâm bệnh học trẻ em

Lớp
k37

: Giáo dục mầm non

Giáo viên hướng dẫn

2017-2018

: Lê Đức Khiết


NHÓM 1
1. Lê Thị Hồng Gấm
2. Nguyễn Lê Hoàng Hạ


3. Lê THị Thu Hảo
4. Phan Nguyễn THị Phương Hằng
5. Phan Thị Hiền
6.Đặng Thi Hiệp
7. Nguyễn Thị Thu Hiếu
8. Nguyễn Thị Hoàn
9. Phạm Nữ Ngọc Hưng
10. Phạm Thị Thu Hương


I. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong cuộc đời của mỗi con người, tuổi thơ là một khoãng thời gian tuyệt đẹp, ở đó trẻ em có
thể cười đùa thỏa thích, hồn nhiên và vui tươi, đó là tiền đề để hình thành nhân cách toàn diện cho
trẻ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có hạnh phúc trọn vẹn như vậy.
Một đứa trẻ khỏe mạnh không chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng mà còn phải có
một trí tuệ tương ứng với lứa tuổi đó. Khi một đứa trẻ có thái độ không đáp ứng hay hành vi không
bình thường, không phù hợp với cách ứng xử như những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, hạn chế về giác
quan, vận động,.. gọi là những đứa trẻ có tình trạng rối nhiễu về tâm lý.
Trên thực tế, có nhiều trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội với những người xung quanh, trẻ
chưa biết cách bộc lộ yêu cầu và diễn đạt những mong muốn của mình, từ đó nảy sinh các hành vi
thiếu tích cực do trẻ không đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Đó là những trẻ bị mắc phải hội
chứng tự kỷ.
Ảnh hưởng của bệnh tự kỷ đén trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi rất nghiêm trọng, vì nó làm trẻ gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình vui chơi- hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Độ tuổi từ 3-6 tuổi
chính là ‘’ thời điểm vàng’’ trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ, một khi giai đoạn này không
thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý và nhân cách.
II. NỘI DUNG.
1. Khái niệm.
Tự kỷ là một bệnh rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ
được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn

ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt dộng mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
Sự rối loạn này ảnh hưởng đến chức năng giao tiếp xây dựng mối quan hệ với người khác và
khả năng phản ứng với thế giới bên ngoài một cách phù hợp. Trẻ tự kỷ thường khó khăn trong giao
tiếp và hòa nhập cộng đồng, khiếm khuyết nhận thức, rối loạn cảm xúc và có những hành vi bất
thường.
-

2. Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em.
Trẻ suy giảm khả năng hòa nhập như thích chơi một mình, ít nhìn thẳng vào người khác,
sống độc lập,..
Trẻ suy giảm khả năng giao tiếp như chậm biết nói, không có phản ứng khi được gọi tên,
không diễn tả được điều mình nói với người khác,..
Các hành vi của trẻ lặp lại và bất thường như vẫy tay, lắc đầu, xếp đồ chơi theo đường
thẳng, mặc một kiểu quần áo, tự đánh mình,..
Các vấn đề vận động như không biết đạp xe ba bánh, lái xe đồ chơi tuy nhiên giữ thăng
bằng rất tốt,..

Ngoài các triệu chứng nêu trên còn có các triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như: nhạy cảm quá
mức, gặp các văn đề về cảm giác, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ tự kỷ điều bộc
lộ ra hết các dấu hiệu trên, hay nói cách khác tất cả trẻ tự kỷ đều không giống nhau, mỗi trẻ có
những đặc điểm. Những cách bộc lộ các hành vi bên ngoài là khác nhau.


Cụ thể:


1. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 0-6 tháng
- Thờ ơ với âm thanh :cảm giác như trẻ bị điếc
- Hành vi bất thường: Tăng động (Kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau
quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một

mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.
- Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc
không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.
- Bất thường về vận động và trương lực: Tăng trương lực, giảm hoạt động, tư thế bất thường
không thích hợp khi được bế
2. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 6-12 tháng
- Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và bàn tay ở trước
mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…
- Không chú ý đến người khác.
- Không phát âm hoặc rất ít
- Bất thường về vận động: cơn giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá
mức
- Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào/ tạm biệt, chỉ tay…)
3. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ trên 12 tháng
- Khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp và xã hội:
- Đáp ứng với âm thanh: Mất/ không đáp ứng với âm thanh
- Giao tiếp không lời: Không có/ giảm kỹ năng giao tiếp không lời (Giao tiếp bằng mắt, cử chỉ
tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu..). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay
đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp)
- Giao tiếp bằng lời nói: Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói,
chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói… 
-Xã hội và chơi: Hoạt động theo nhóm giảm; Khó tham gia vào các trò chơi; Kỹ năng chơi
nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ. Trẻ mê say một số đồ chơi, một số hoạt động khác thường (lánh sáng
đèn quảng cáo, âm thanh của chương trình quảng cáo trên TV và âm nhạc).
- Hành vi bất thường: Tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay,
vê xoắn tay, khi đi kiễng chân,…), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận
sinh dục,…)
Năm dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ



(Mỹ) Viện Hàn lâm thần kinh học của Hoa Kỳ và Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Thần kinh
Trẻ em về sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ (Filipek PA, 2000) đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ
đỏ báo động tự kỷ như sau:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng, ăn
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng,
- Không biết đáp lại khi được gọi tên,
- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng,
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

3. Nguyên nhân.

 Theo quan điểm sinh học về tâm bệnh học cho rằng:
- Do di truyền như bất thường về nhiễm sắc thể, bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen,..
- Yếu tố lúc mang thai và sinh đẻ như người mẹ mắc phải bệnh cúm, sởi, đái tháo đường,..
- Tổn thương não thực thể như người mẹ bị giật sản, nhiễm độc, tổn thương khi mổ,..
- Gặp vấn đề về tuyến giáp.
- Thai phụ bị căng thẳng mệt mỏi, stress, u buồn,..
- Bất thường về não của người bị bệnh tự kỷ.
4.Hậu qua
Bệnh tự kỷ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ quá trình phát triển của trẻ. Nó không chỉ ảnh
hưởng dến mối quan hệ giữa trẻ với thế giới xung quanh, với cha mẹ và người khác cũng như toàn
bộ quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chậm phát triển trí thông minh hơn những trẻ bình thường và vì thế
sự nhanh nhẹn hoạt bát cũng giảm sút đi rất nhiều so với độ tuổi của trẻ.
Trẻ giao tiếp rất khó khăn, trẻ có thể ít nói hoặc nói những câu đơn giản, vô nghĩa và giao tiếp
bằng ngôn ngữ rất hạn chế.
Trẻ tự kỷ không nhận biết dược nguy hiểm nên rất dễ gây thương tích cho bản thân.
Trẻ tự kỷ trong kéo dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực như có thể câm hẳn hay mắc các
bệnh về thần kinh.
Với trẻ tự kỷ sinh hoạt hằng ngày có thể không thực hiện được, đời sống cha mẹ và con cái trở

nên căng thẳng.
Vì vậy gia đình có trẻ mắc bệnh tự kỷ phải được tư vấn và can thiếp kịp thời cho trẻ.
5. Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ.
Các nghiên cứu đã chứng minh can thiệp sớm đem đến những kết quả tốt cho trẻ và gia đình.
Trên thự tế mỗi một trẻ tự kỷ có những biểu hiện khác nhau, vì vậy không có phương pháp điều
trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Sau đây là một số phương pháp để điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ.
 Phương pháp y học

 Sử dụng hóa dược


Điều đầu tiên muốn nói là thuốc không nhằm chữa hết chứng tự kỷ vì chưa có thuốc đặc trị,
thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Hội chứng tự kỷ gồm nhiều triệu chứng khác nhau và các triệu
chứng này thay đổi ở mỗi trẻ. Khi trẻ được cho uống thuốc thì mục đích là chữa một hay nhiều
triệu chứng có liên quan. Trong khi sử dụng thuốc các bác sĩ nhắm tới trị liệu làm giảm các triệu
chứng: tính hiếu động, kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi tự hủy hoại, hung hăng, lo lắng quá
độ, lầm lì, khó ngủ.

 Giai độc hệ thống
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do nhiễm độc thủy ngân và bằng phương pháp
loại trừ hệ thống để thải chất thủy ngân ra ngoài. Phương pháp này được coi là có hiệu quả trên cơ
sở thực nghiệm chữa trị của một số nhóm bác sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này vẫn
chưa được coi là phương pháp chính thống, do chưa chứng minh được cơ chế gây bệnh cũng như
cơ chế khỏi bệnh bằng phương pháp giải độc thủy ngân.

 Ăn kiêng
Có giả thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ là do trẻ bị rối loạn một số tuyến nội tiết trong cơ thể, thiếu
sinh tố, và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Theo một số tác giả của giả
thuyết này trẻ tự kỷ cần được kiểm soát chặt chẽ những thành phần hóa học của những chất cung
cấp cho cơ thể. Do đó, ăn kiêng là biện pháp đưa lên hàng đầu của phương pháp này. Các chất mà

các tác giả đưa ra là: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, đường, bột mì…

 Vật lý trị liệu
Phương pháp này nhằm giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không được hoạt động hoặc
hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Trong sinh hoạt hằng ngày, có nhiều cơ quan vận động của trẻ hoạt
động bình thường, nhưng trẻ tự kỷ không muốn vận động cơ quan đó do tính tự kỷ quy định; vật lý
trị liệu là cách tốt nhất giúp trẻ hoạt hóa các cơ quan này. Các hoạt động vận động của trẻ thường
gặp khó khăn là: vận động chéo của chân và tay, vận động của cơ quan phát âm, các vận động tinh
của đôi bàn tay và có những trẻ gặp khó khăn cả trong vận động thị giác khi tri giác các sự vật và
hiện tượng trong thế giới.

 Thể dục
Chương trình này tạo cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè, sự tương tác qua lại, hình
thành những nhận thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho giáo dục đặc biệt.
 Phương pháp tâm lý giáo dục

 Trị liệu phân tâm
Phương pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện nhằm giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng
thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. Trong trị liệu phân tâm sẽ
giúp cải thiện bầu không khí gia đình, giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt
hơn, mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ tự kỷ cải thiện tình
huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại. Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động
sinh hoạt của gia đình, nhà trường và xã hội, từ đó, tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.


 Phương pháp tâm vận động
Một phương pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Quan điểm chi phối của phương pháp là: Vận
động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm
lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo, phát triển vận động sẽ dần phát
triển tâm lý. Đồng thời sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động. Phương pháp này

giúp những trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý có khả năng phối hợp các chức năng tâm trí
tản mạn, hướng trẻ đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ em đó và cho những
người xung quanh. Khả năng hợp tác của trẻ được tăng lên khi áp dụng phương pháp.

 Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ
Đây là phương pháp can thiệp thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khó khăn về liên hệ;
điều này bị chi phối to lớn bởi ngôn ngữ và lời nói. Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự
kỷ biết nói sẽ ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trong tương lai. Nên chỉnh âm là một phần đặc
biệt quan trọng cho trị liệu. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn ra từ một đến hai
tuần một lần và đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khả năng
ngôn ngữ của trẻ.

 Trò chơi đóng vai
Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là nhân vật khác, biểu lộ
những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc
công, công an, cô giáo, bác sỹ…
Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt phương pháp
này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường, có thể tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng
động.

 Phương pháp giáo dục đặc biệt
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một việc thông
thường. Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc
cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa
nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu
biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập cộng
đồng.
Những nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển, việc giáo dục trẻ tự kỷ thường sớm hơn trẻ
bình thường. Xu hướng hiện nay là giáo dục cho trẻ tự kỷ ngay sau khi đưa ra chẩn đoán. Việc giáo
dục trẻ tùy thuộc vào khả năng nhận thức và hành vi của trẻ; mục tiêu, chương trình và phương

pháp đều được thiết kế dựa vào mức độ trí tuệ của trẻ.
 Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật
+ Âm nhạc trị liệu


Cũng giống như các phương pháp trị liệu hiện nay, trị liệu âm nhạc không thể chữa lành
bệnh tự kỷ. Mục tiêu mà trị liệu âm nhạc hướng tới là làm giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng
cường các tương tác xã hội thông qua âm nhạc.
Theo các tác giả của phương pháp này, trị liệu âm nhạc tỏ ra lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn
ngữ, là một cách dẫn đến thế giới xúc cảm, tình cảm mà những điều này đang gây khó khăn
cho trẻ tự kỷ. Thế giới xúc cảm, tình cảm được cho là thế giới lạ lùng của trẻ tự kỷ nhưng âm
nhạc có thể thâm nhập vào.
Âm nhạc có thể đi xuyên vào cõi tiềm thức, vô thức mà trẻ không hề biết, có sức cuốn
hút, thâm nhập mà trẻ không thể kháng cự. Đồng thời trẻ tự kỷ trong khi nhận thức chỉ hiểu
được nghĩa đen, nghĩa thực tại hiện hữu của sự vật, khó khăn trong hiểu nghĩa bóng, nghĩa ẩn
dụ. Ở đây âm nhạc có lợi vì trẻ có thể thưởng thức nhạc theo nghĩa đen mà không cần theo
dõi diễn biến trừu tượng của bản nhạc.
+ Vẽ và Nặn
Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng tính đúng sai của
sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ.
Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợp tay
và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận đông kỷ xảo trong học viết và các thao tác tinh tế
khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú y, làm chủ các hành
vi một cách có ý thức.
+ Thơ, đồng dao
Do trẻ tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn nhớ ý nghĩa, nên việc dạy trẻ đọc chữ thông
qua thơ đồng dao có giá trị đáng khích lệ. Với những tiết tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn
giản, tươi sáng và dễ hiểu của thơ, đồng dao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn. Đây là hình thức
học tự do không có áp lực.



Phương pháp nhóm

Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội, phương pháp nhóm
giúp trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục đích kích thích trẻ tương tác qua lại với các
thành viên khác.
Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm. Hoạt động của các
thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt chước, các thông điệp lời nói và
không lời được truyền trong nhóm tác động đến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia
hoạt động. Tình trạng tự kỷ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần dần chơi tương tác với các thành viên
khác trong nhóm.
Có hai loại: nhóm lớp học và nhóm tự do ngoài môi trường tự nhiên.
 Phương pháp trị liệu
- Phương pháp lao động trị liệu


Lao động trị liệu hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc phải thực hiện hằng ngày tại gia
đình hoặc nơi nuôi dạy trẻ. Thông thường trẻ phụ giúp mọi người làm những công việc phù hợp
với khả năng và sức khoẻ của trẻ. Thông qua hoạt động này giúp trẻ hiểu chính xác các sự vật và
hiện tượng của môi trường tự nhiên, điều này có ý nghĩa to lớn cho tương lai của trẻ khi bước vào
cuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân, khi mà không còn các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như lúc còn
nhỏ.
- Thủy trị liệu
Nước rất gần với con người, ngoài chức năng nuôi sống cơ thể, nước còn giúp con nguời trong
các hoạt động tâm lý xã hội. Hầu hết trẻ em đều thích nước và chơi với nước,thông qua thủy trị liệu
trẻ sẽ nhận thức tốt về cảm giác bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng, sự cảm nhận…Nước
chính là một trong những chất liệu kích thích nhận thức của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.
- Dã ngoại trị liệu
Đây là hoạt động nhằm thay đổi môi trường, đẩy trẻ vào môi trường mới lạ đẩy rẫy kích thích,
tăng tính tò mò giúp thu thập thông tin. Ngoài ra hoạt động này còn khai thông những sinh hoạt,

học tập nhàm chán lặp đi lặp lại trong môi trường quen thuộc. Khi đi dã ngoại, với những hoạt
động đặc trưng trẻ có thể pháp huy tối đa tất cả các giác quan hoạt động cùng lúc, giúp phát triển
về nhận thức thế giới và cảm nhận cơ thể.
- Trị liệu cảm giác (sensory therapy)
Theo các chuyên gia nghiên cứu về trẻ tự kỷ, hầu hết trẻ tự kỷ ít nhiều có rối loạn cảm giác tùy
theo mức độ khác nhau và ở những giác quan khác nhau, có những trẻ chỉ bị rối loạn một vài loại
giác quan nào đó nhưng cũng có thể tất cả giác quan. Những rối loạn thường phổ biến ở hai thái
cực là thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm hay ngưỡng cảm giác quá thấp hoặc quá cao, cũng có thể
trẻ thiếu nhạy cảm ở giác quan này nhưng lại tăng nhạy cảm ở giác quan khác, có khi độ nhạy cảm
của trẻ bị thay đổi trên cùng một giác quan ở những thời điểm khác nhau hay hoàn cảnh khác nhau.
Do cảm giác là cơ quan thụ cảm, là đầu vào của các hoạt động nhận thức, nếu cảm giác bị rối
loạn tất yếu dẫn đến rối loạn nhận thức, đồng thời sẽ gây ra rối loạn phát triển. Chính vì lý do đó
mà trong trị liệu trẻ tự kỷ trị liệu cảm giác là công việc rất quan trọng.
- Động vật trị liệu
Cũng là phương tiện trị liệu như đồ vật, hình ảnh hay đồ dùng học tập…, trong trị liệu trẻ tự kỷ
động vật trị liệu khác về chất so với những công cụ trên. Các công cụ trị liệu là những vật vô tri vô
giác chịu sự tác động thụ động của con người, trong khi đó động vật có những phản ứng tự nhiên
nhiều khi không theo hướng dẫn của con người. Khi con người tác động với con vật là quan hệ
tương tác hai chiều, con vật có thể tuân theo ý muốn của con người và cũng có thể không tuân
theo, mối tương tác này diễn ra theo chiều hướng phong phú hơn rất nhiều khi con người tương tác
với đồ vật. Trong việc sử dụng động vật để trị liệu không những con người kích thích con vật mà
ngược lại con vật kích thích cả con người.
Do đó sử dụng động vật trong trị liệu trẻ tự kỷ với sự tương tác của con vật phần nào giúp trẻ
cởi mở hơn, hạn chế việc cố định đóng khung trong trạng thái tự kỷ.
- Trò chơi trị liệu


Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếu trẻ thiếu hoạt động
chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luật phát triển của trẻ, có thể gây ra sự phát
triển bất thường trong đời sống tâm lý. Chơi giúp phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm

giác, hình thành các quan hệ xã hội…Trẻ tự kỷ cũng như những trẻ bình thường khác đều rất cẩn
các hoạt động chơi.

 Tư vấn tâm lý
Nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về trẻ tự kỷ: phương pháp can thiệp, cách
chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó trong tương lai, đặc biệt là những thông
tin cập nhật về trẻ tự kỷ hiện hành. Qua tư vấn giúp cho các phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp
nhận tình trạng bệnh của trẻ, giúp họ lựa trọn các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp.
 Computer
Chơi trên máy vi tính là sở trường của trẻ tự kỷ, có thể trẻ tự kỷ không thích nhiều thứ trong
cuộc sống nhưng hầu hết trẻ tự kỷ đều thích máy vi tính. Thông qua những kích thích hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, kết cấu…nhằm thu hút sự tập trung chú ý.
Thông thường, qua máy vi tính kích thích trẻ học tập trên cơ sở những phần mềm phát triển trí
tuệ: học toán, học chữ, màu sắc, hình khối, rèn luyện trí nhớ, tưởng tượng, phản xạ, ứng phó các
tình huống…nhằm cải thiện khả năng nhận thức của trẻ.
 Ứng dụng phân tích hành vi
Đây là phương pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ. Nó là chương trình ứng
dụng nhằm cải thiện nhiều mặt của trẻ tự kỷ: nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ…
Những mặt này của trẻ tự kỷ sẽ được thăm khám, quan sát rất kỹ lưỡng.
Trên cơ sở đó nhà hành vi xây dựng chiến lược trị liệu cho riêng từng trẻ (phương pháp này
không thể áp dụng cho nhiều trẻ cùng một lúc), tiến hành chia nhỏ những phân tích, những hành vi
mà trẻ cần thực hiện trong chương trình; hành vi sẽ được chia nhỏ để dễ thực hiện nhất.
Sự khuyến khích động viên trẻ hợp tác là một điều rất quan trọng của phương pháp; từng trẻ
khác nhau sẽ có những đam mê và sở thích khác nhau vì vậy nhà hành vi nên hiểu rất rõ điều này
để xây dựng kế hoạch khuyến khích cho phù hợp. Đồng thời chương trình này cũng nhấn mạnh
việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử
phù hợp với cuộc sống.
6. Những giai pháp cho cha mẹ và giáo viên trong việc dạy trẻ tự kỷ.
 Để ý phát hiện sớm thông qua các triệu chứng mà biểu hiện đơn giản nhất là trẻ không hề
có phản ứng khi dược gọi. (Trên thế giới người ta định nghĩa nhiều dạng tự kỷ nhưng tôi thấy tâm

đắc nhất với một ý kiến của một giáo sư người Mỹ cho rằng tất cả những trẻ quá tập trung vào một
cái gì đấy có thể coi là tự kỷ)


 Không nên giấu con mình bị mắc chứng bệnh tự kỷ: nói cho tất cả mọi người thường xuyên
tiếp xúc với trẻ như người trong gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, cô giáo dạy cháu v v... để
mọi người ý thức quan tâm và giúp trẻ.
 Cho trẻ hoà nhập với các bạn bè càng sớm càng tốt: bằng cách cho đi nhà trẻ, chơi với trẻ
con hàng xóm... Không nên tách các cháu tự kỷ cho học một lớp riêng vì môi trường đó càng
không tốt cho trẻ, nên cho trẻ theo học các lớp bình thường và nhờ các cô đặc biệt chú ý hơn đến
cháu.
 Khi dạy cho trẻ tốt nhất mọi người trong gia đình phải tham gia, không cần các cô giáo
chuyên. Dạy trẻ thông qua các đồ vật trong nhà, các tranh ảnh... từ cách đơn giản nhất là nhận biết.
Ví dụ như: đây là cái gì? Sau đó nâng dần lên mức so sánh, phân loại…
 Khi dạy cho trẻ tự kỷ thì nên có mục tiêu. Mục tiêu đặt ra để cho những người dạy chứ
không phải mục tiêu cho trẻ. Nếu thấy trẻ không đạt được mục tiêu mình muốn đề ra trong ngày thì
phải từ bỏ ngay mục tiêu đó trong ngày hôm đó và chuyển sang thời điểm khác và dạy trẻ mục tiêu
khác. Việc dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi phải rất kiên nhẫn, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, đòi hỏi người dạy
phải nói rất nhiều với cháu. Cách dạy hiệu quả nhất là thông qua các đồ chơi, các việc sai vặt trong
nhà.
 Không nên tiết kiệm lời khen đối với trẻ, trẻ tự kỷ rất thích được khen đặc biệt được hoan
hô khi cháu làm được bất cứ việc gì.
 Trẻ tự kỷ rất máy móc, nhiều khi để đạt được mục tiêu của mình cũng phải chiều theo
những điều máy móc của trẻ, khi trẻ đã nhận thức được nhiều hơn chúng ta sẽ sửa dần.
 Trẻ tự kỷ trí nhớ về hình ảnh rất tốt, hãy cố gắng sử dụng yếu tố này để dạy trẻ sử dụng
máy tính, TV, đầu video..., thông qua đó chúng ta có thể cài đặt các chương trình dạy trẻ rất sinh
động
Tôi thấy hiện bây giờ trên thị trường đang bán bộ đĩa Baby eistein rất thích hợp cho trẻ
tự kỷ để nhận biết về thế giới xung quanh
Baby Einstein là DVD dành cho bé từ 3 tháng đến 3 tuổi. Đây là sản phẩm có tính giáo

dục, lôi cuốn, kích thích giác quan của bé. Baby Einstein giúp bé khám phá thế giới xung
quanh một cách khoa học, thông qua các đồ chơi bắt mắt, đơn giản : đồ vật, động vật, sinh
vật và âm nhạc, nghệ thuật, thiên nhiên, động vật, hình dạng/ số, ngôn ngữ … Những hình
ảnh minh hoạ sinh động, âm thanh tràn ngập những bản giao hưởng nổi tiếng
Baby Einstein rất được yêu thích bởi nhiều bậc cha mẹ muốn dạy bé thông minh sớm,
giúp bé sự phát triển nhận thức của con mình. DVD này được nhiều ủng hộ từ các chuyên
gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, những người nhấn mạnh vai trò thiết yếu của việc giúp
bé khám phá và tương tác với môi trường xung quanh mình từ sớm.
Baby Einstein gồm 26 tập, ví dụ như Tập 1 là Những âm thanh đầu tiên của bé: tập này
giúp bé tập luyện cho những phát âm đâu tiên của bé trong đời, những từ đầu tiên bé phát
âm luôn là niềm vui lớn của gia đình.
 Đối với gia đình có trẻ tự kỷ sẽ rất vất vả cả về thể chất và tinh thần, nhưng không nên bi
quan quá. Vì những trẻ tự kỷ thường sẽ có năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó (âm nhạc,


làm toán...) và có trí nhớ rất tốt. Không phải dạy các cháu cái gì cũng khó, có những cái các cháu
học rất nhanh ngoài sức tưởng tượng.
 Các gia đình có trẻ tự kỷ nên liên hệ với nhau, học hỏi kinh nghiệm của nhau.Tình yêu,
niềm tin và kiên trì mọi lúc mọi nơi sẽ giúp những gia đình có trẻ tự kỷ thành công.
III. KẾT LUẬN.
Trẻ mầm non từ 3-6 tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, thế nhưng riêng với trẻ tự kỷ
thì hoạt động này lại trỏe nên hạn chế. Bởi bệnh tự kỷ có tác động tiêu cực đến dự phát triển toàn
diện cũng như ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở trẻ em. Chính vì
thế chúng ta cần phải can thiệp sớm, can thiệp đúng cách để giúp trẻ được phát triển bình thường
một cách toàn diện.
IV. KẾT LUẬN SƯ PHẠM.
Trong giảng dạy, phải quan sát đến từng trẻ để khi gặp trường hợp trẻ có các triệu chứng hay
dấu hiệu của bệnh tự kỷ cần thông báo ngay đến gia đình trẻ để kịp thời phối hợp và nhanh chóng
giải quyết.
Trong quá trình giảng dạy cần phải đặc biệt yêu thương, quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện cho

trẻ hòa nhập với các bạn bè cùng trang lứa khác để trẻ có thể tăng khả năng giao tiếp, hòa nhập với
xã hội.
Là một người giáo viên dạy trẻ cần phải đề ra những định hướng đúng đắn giúp trẻ tự kỷ, phải
trang bị đầy đủ những kiến thức kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho việc điều trị giúp giảm bớt phần nào
những tật tự phát ở trẻ tự kỷ để trẻ có những bước tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng bạn bè và xã
hội.



×