Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

phân tích mạch khuếch đại âm thanh đẩy kéo trans

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.01 KB, 7 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
Môn học: CAD/ CAM
Đề tài: Vẽ mạch nguyên lý, mạch in PCB, phân tích mạch khuếch đại

Giảng viên:

TS. Nguyễn Trung Hiếu

SV thực hiện:

Nguyễn Huy Thông
Nguyễn Văn Hải
Chu Văn Trọng
Trần Ngọc Tiến


MỤC LỤC

2


I.

Cơ sở lý thuyết và linh kiện
1. Cơ sở lý thuyết
Mạch khuếch đại là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ nào, sử dụng một
lượng công suất rất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn ở đầu
ra. Trong các ứng dụng thông dụng, thuật ngữ này hiện nay được dùng chủ yếu


cho các bộ khuếch đại điện tử và thông thường là các ứng dụng thu và tái tạo âm
thanh.
2. Các linh kiện được sử dụng
a. Transistor Q2SC1815

Điện áp cực đại : 50V.
Dòng cực đại : 150mA.
Hệ số khuếch đại ~ 25-100.

b. Transistor Q2SA1015

Dạng chân:TO-92
Vcb: -50V
Vce: -50V
Veb: -5V
Ic: 150mA

c. Transistor Q2SD880

Điện áp Uc-2: 60V
Dòng Ic max: 3A
Công suất chân C max: 30W
Dải nhiệt độ: -55~150C
Dòng Ib: 0.5A

3


d. Diode 1N4148


Điện áp ngược: 75V
Thời gian phục hồi: 4ns
Dòng điện thuận: 300mA
Công suất tiêu tán: 500mW
Nhiệt độ hoạt động: -65 ~ 175 độ C

e. Diode 1N4002

Điện áp ngược: 100V
Dòng điện thuận: 1A
Công suất: 3W
Nhiệt độ hoạt động: -65 ~ 175 độ C

II.

Mạch nguyên lý và nguyên tắc hoạt động
1. Mạch nguyên lý

4


2. Nguyên tắc hoạt động

Mạch làm việc như sau: Khi tín hiệu dạng sin qua tụ liên lạc C1 vào chân B
của Q1, tín hiệu này sẽ được khuếch đại và cho ra trên chân C, sau đó đưa qua tụ
liên lạc C3 rồi đi vào chân B của Q2, tín hiệu ra trên chân C của Q2 sẽ vào thẳng
tầng công suất kéo đẩy. Khi biên độ tín hiệu tăng nó sẽ làm cho Q3, Q5 dẫn điện
và lúc này Q4, Q6 ở trạng thái ngưng dẫn, và ngược lại, khi biên độ tín hiệu trên
chân C của Q2 giảm xuống, nó sẽ làm cho Q4, Q6 dẫn điện và lúc này thì Q3, Q5
ở trạng thái ngưng dẫn. Sự lên xuống của mức áp ở trung điểm sẽ qua tụ C7 tạo

dòng xoay chiều làm rung màng loa. Độ lợi của mạch phụ thuộc vào tỷ số của 2
điện trở ở mạch hồi tiếp nghịch R16 và R5. Nếu giảm R5, mức độ hồi tiếp nghịch
sẽ giảm và mạch sẽ tăng độ lợi và ngược lại, nếu tăng trị của điện trở R5, mức độ
hồi tiếp nghịch lớn sẽ làm giảm độ lợi.
3. Phân tích tác dụng của các linh kiện

 Q1 là tầng tiền khuếch đại với R1-R2 là cầu chia volt, lấy áp phân cực
cho chân B của Q1. R4 là điện trở định dòng làm việc cho Q1. R5 là điện trở
lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch và R3 là điện trở định áp cho chân C. Tín hiệu
qua tụ liên lạc ngả vào C1 vào trên chân B và qua tụ liên lạc ngả ra C3 ra trên
chân C. C4 là tụ hóa lớn dùng lọc bỏ tín hiệu trên R4 để làm mất tác dụng
hồi tiếp nghịch gây ra do R4. Tầng tiền khuếch đại được cấp nguồn nuôi qua
điện trở giảm áp R6 và tụ lọc C2.
5


 Q2 là tầng thúc, nó là tầng khuếch đại công suất nhỏ hạng A, nên dòng làm
việc IC lấy khoảng 10mA. R13 là điện trở lấy mức áp trung điểm cấp phân
cực cho chân B của Q2. R14 là điện trở làm tăng độ ổn định nhiệt cho Q2.
R7 và R8 dùng định áp chân C và cũng dùng định dòng cho Q2. Các diode
D1, D2, D3 dùng lấy áp phân cực DC cấp cho các transistor tầng công suất
để sửa méo tại giao điểm của tín hiệu. Tín hiệu lấy ra trên chân C cấp cho
tầng kéo đẩy ráp với Q3, Q4. Tụ C5 tạo tác dụng hồi tiếp tự cử dùng để làm
cân bằng biên độ của tín hiệu ở ngả ra (biên độ tín hiệu phần lên và phần
xuống bằng nhau ).
 Q3, Q4 là 2 transistor hỗ bổ (hỗ tương bổ túc cho nhau). Q3 là loại transistor
npn và Q4 là loại transistor pnp. Như vậy khi tín hiệu ra trên chân C của Q2
tăng lên sẽ làm Q3 dẫn điện thì Q4 ngưng dẫn và ngược lại, khi tín hiệu trên
chân C của Q2 giảm xuống, thì Q4 dẫn điện và Q3 ngưng dẫn.
 Q5 ghép phức hợp với Q3 và Q6 ghép phức hợp với Q4. Với các transistor

ghép phức hợp thường có độ ổn định nhiệt kém, do đó người ta dùng các
điện trở R9 và R10 để gia tăng hệ số ổn định nhiệt cho Q5, Q6. R11 và R12
là các điện trở nhỏ có công dụng cân bằng dòng kéo đẩy qua loa. C7 là tụ ra
loa, C7 phải lấy trị lớn vì loa vốn có trở kháng nhỏ. Ngang loa mắc mạch lọc
zobel để ổn định trở kháng của loa trong dãy tần tín hiệu âm thanh.

III.

Thiết kế mạch in PCB

6


IV. Tài liệu tham khảo

/> />7



×