Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đồ án Kỹ thuật Sấy Sấy cafe bằng thùng quay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.98 KB, 22 trang )

Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

LỜI NÓI ĐẦU
Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp
như trong công nghiệp chế biến nông – hải sản, công nghiệp chế biến gổ, công nghiệp sản
suất vật liệu xây dựng...nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt và sản suất của
con người.
Ở khoa Nhiệt trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, sau khi học xong các học phần lý
thuyết về kỹ thuật sấy và chuyên đề sấy thì sinh viên sẽ bước sang giai đoạn làm đồ án môn
học. Đồ án môn học Kỹ thuật sấy là một học phần quan trọng và hữu ích, trong học phần này
sinh viên được trực tiếp tính toán, thiết kế, lựa chọn một hệ thống thiết bị sấy cụ thể. Công
việc này không những giúp cho sinh viên củng cố và phát triển hơn những kiến thức lý
thuyết mà còn giúp cho sinh viên được làm quen, tích lủy kinh nghiệm cho công việc tương
lai của mình.
Dưới đây là bản thuyết minh ghi lại toàn bộ quá trình tính toán, thiết kế bản đồ án với đề
tài: Sấy cà phê nhân 1000kg khô/mẻ bằng thiết bị sấy thùng quay. Với sự hướng dẫn, dạy
bảo tận tình của thầy TS Trần Văn Vang, Khoa CN Nhiệt – Điện lạnh, ĐHBK Đà Nẵng,
nhóm sinh viên 08-15A đã hoàn thành bài thuyết minh và bản vẽ hệ thống sấy. Dù đã có
nhiều cố gắng nhưng do các sinh viên còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế
nên bản thuyết minh chắc này vẫn có những thiếu sót, những điều chưa hợp lý do dó cần có
sự chỉ bảo thêm để bản thuyết minh có thể hoàn thiện.
Đà Nẵng, ngày 23, tháng 11 , năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nhóm 08-15A

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 1



Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục
Chương 1: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA CÀ PHÊ
1.1 Đặc tính chung của cà phê
1.1.1 Cấu tạo giải phẩu quả cà phê
1.1.2 Cấu tạo của nhân quả cà phê
1.1.3 Thành phần hóa học của nhân cà phê
1.1.4 Tính chất vật lý của cà phê nhân
1.2 Quy trình sản xuất cà phê nhân
1.2.1 Giới thiệu các phương pháp sản xuất cà phê
1.2.2 Dây chuyền sản xuất cà phê nhân

Trang
1
2
4
4
4
5
5
6
6
6
7

Chương 2: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY

2.1 Chọn thiết bị sấy
2.1.1 Chọn phương pháp sấy
2.1.2 Chọn thiết bị sấy
2.1.3 Chọn tác nhân sấy và chế độ sấy
2.1.4 Chọn thời gian sấy
2.2 Tính toán quá trình sấy lý thuyết
2.2.1 Tính toán trạng thái không khí bên ngoài
2.2.2 Tính toán trạng thái không khí vào thùng sấy
2.2.3 Tính toán trạng thái không khí ra khỏi thùng sấy
2.2.4 Tính toán lượng tiêu hao tác nhân sấy
2.2.5 Tính toán lượng nhiệt cung cấp cho quá trình sấy
2.3 Xác định kích thước thiết bị sấy
2.3.1 Tính khối lượng VLS vào thùng sấy
2.3.2 Tính kích thước thùng sấy
2.3.3 Tính kích thước ống dẫn khí

9
9
9
9
9
9
10
10
11
11
12
12
12
12

12
13

Chương 3: TÍNH TOÁN NHIỆT QUÁ TRÌNH SẤY
3.1 Mục đích tính toán nhiệt
3.2 Tính tổn thất nhiệt
3.2.1 Tổn thất do vật liệu sấy mang đi
3.2.2 Tổn thất ra môi trường
3.3 Tính toán quá trình sấy thực tế
3.4 Thiết lập bảng cân bằng nhiệt

14
14
14
14
14
15
17

Chương 4: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
4.1 Tính chọn calorifer
4.1.1 Chọn loại calorifer
4.1.2 Tính công suất nhiệt Q của calorifer
4.1.3 Tính tiêu hao hơi D của calorifer
4.1.4 Tính bề mặt truyền nhiệt F của calorifer

18
18
18
18

18
18

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 2


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
4.2 Tính trở lực và chọn quạt gió
4.2.1 Tính trở lực
4.2.2 Chọn quạt gió cho hệ thống sấy thùng quay

Tài liệu tham khảo

19
19
20

22

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 8:
Chương 1+ Phần 4.1: Nguyễn Quang Hiếu
Chương 2+ Phần 4.2: Nguyễn Trọng Hiếu
Chương 3: Nguyễn Đình Vũ

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 3



Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

Chương 1:

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU SẤY

1.1. Đặc tính chung của quả cà phê:
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu quả cà phê:

Quả cà phê đưa vào chế biến gồm có các phần sau: lớp vỏ quả, lớp nhớt (vỏ nhớt), lớp
vỏ trấu (lớp vỏ thóc), lớp vỏ lụa và nhân.
Lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài, mềm, ngoài bì có màu đỏ, vỏ của cà phê chè (arabica)
mềm hơn so với vỏ cảu cà phê vối (robusta) và cà phê mít (excelsa).
Dưới lớp vỏ mỏng là lớp vỏ thịt, gọi là trung bì, vỏ thịt cà phê chè mềm, chứa nhiều
chất ngọt, dễ xay xát hơn. Vỏ cà phê mít cứng và dày hơn.
Hạt cà phê sau khi loại các chất nhờn và phơi khô gọi là cà phê thóc, vì bao bọc nhân là
lớp vỏ cứng nhiều chất xơ gọi là vỏ trấu tức là nội bì. Vỏ trấu của cà phê chè mỏng và dễ đập
hơn cà phê vối và cà phê mít.
Xát cà phê thóc còn 1 lớp vỏ mỏng, mềm gọi là vỏ lụa, chúng có màu sắc và đặc tính
khác nhau tùy theo loại cà phê. Vỏ lụa cà phê chè có màu trắng bạc rất mỏng và dễ bong ra
trong quá trình chế biến khác với cà phê mít.
Trong cùng là lớp nhân cà phê. Lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng có những tế bào
nhỏ, trong có chứa những chất dầu. Phía trong có những tế bào lớn và mềm hơn. Một quả cà
phê thường có 1,2 hoặc 3 nhân. Nhưng thông thường thì có 2 nhân.
Bảng tỉ lệ giữa các phần cấu tạo của quả cà phê (tính theo % quả tươi):
Thành phần


Cà phê chè (arabica)
%
Vỏ quả
43- 45
Lớp nhớt
20- 23
Vỏ trấu
6- 8
Nhân và vỏ lụa 26-30

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Cà phê vối
(canephora) %
41-42
21-23
6-8
26-29

Trang 4


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

1.1.2. Cấu tạo của nhân cà phê:

Nhân cà phê có cấu tao như hình trên bao gồm:
+ Phôi
+ Mô dinh dưỡng

1.1.3. Thành phần hóa học của nhân cà phê:
-Vỏ quả: Có màu đỏ do chất antoxian và các vết alkaloid, trong vỏ chứa 21,5 – 30%
chất khô (tanin, caffein, các enzyme, …).
-Vỏ thịt: Là những tế bào mềm chứa nhiều đường và pectine, ngoài ra còn có enzyme
pectinase phân giải pectine trong quá trình lên men và lên men đường làm pH dao động
trong khoảng 5,6 – 6,4.
- Vỏ trấu: Chứa chủ yếu là cellulose, một ít caffein (0,4%) do khếch tán từ vỏ trong lúc
phơi khô hoặc lên men.
- Nhân: Nước chiếm 10 – 12%, protein chiếm 9 – 11%, lipid chiếm 10 – 13%, các loại
đường chiếm 5 – 10%, tinh bột chiếm 3 – 5%. Ngoài ra còn có một số chất thơm, khoáng và
alkaloid. Thành phần hóa học của nhân quyết định chất lượng cà phê, nó phụ thuộc vào
chủng loài, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác, phương pháp chế biến bảo quản, …Và trong
chế biến cà phê thì thành phần hóa học của nhân là nhân tố quan tâm hàng đầu.

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 5


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

Bảng thành phần hóa học của nhân cà phê:

1.1.4. Tính chất vật lý của cà phê nhân:
Cà phê nhân được bóc ra từ cà phê thóc, có hình dạng bầu dục, chiều dài khoảng 1cm,
rộng khoảng 0,5cm.
- Khối lượng riêng: ρ = 650 kg/m3
- Nhiệt dung riêng: c = 0,37 kcal/kg 0C
- Độ ẩm: ω1 = 20%, ω2 = 12%

1.2. Quy trình sản xuất cà phê nhân:
1.2.1. Giới thiệu các phương pháp sản xuất cà phê nhân:
Sản xuất cà phê nhằm mục đích loại bỏ các lớp vỏ bao bọc quanh hạt nhân cà phê để
thu được cà phê nhân. Để cà phê sống có một giá trị thương phẩm cao chúng ta phải sấy khô
đến một mức độ nhất định (độ ẩm mà nhà chế biến yêu cầu). rồi sau đó tiếp tục các quá trình
chế biến tinh khiết hơn như chế biến cà phê rang, cà phê bột thô, cà phê hòa tan, hoặc các
sản phẩm khác có phối chế như: cà phê sữa, các loại bánh kẹo cà phê.
SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 6


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
Để sản xuất cà phê nhân người ta có thể áp dụng 2 phương pháp:
- Phương pháp chế biến ướt (phương pháp ướt).
- Phương pháp chế biến khô (phương pháp khô).
Phương pháp ướt: gồm 2 giai đoạn chính :
- Giai đoạn xát tươi và phơi sấy loại bỏ các lớp vỏ, thịt và các chất nhờn bên ngoài và
phơi sấy khô đến mức nhất định
- Giai đoạn xay xát, loại bỏ các lớp vỏ trấu và một phần vỏ lụa, tọa thành ca phê nhân.
Phương pháp khô: Chỉ có một giai đoạn chính là sau khi phơi quả cà phê đến mức độ
nhất định, dùng máy xát khô loại bỏ các lớp vỏ bao bọc nhân, không cần qua giai đoạn cà
phê thóc.
Công nghê sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt sản phẩm có chất lượng cao, ổn
định nhưng gia công phức tạp, vốn đầu tư lớn còn công nghệ sản xuất theo phương pháp khô
thì đơn giản, vốn đầu tư thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Hiện nay ở nước ta, các nhà
máy, xí nghiệp sản xuất cà phê nhân chủ yếu sử dụng phương pháp khô (phương pháp cổ
điển).
1.2.2 Dây chuyền sản xuất cà phê nhân:

1. Dây chuyền sản xuất cà phê nhân bằng phương pháp ướt:
Thu nhận và bảo quản quả cà phê

Phân loại và làm sạch

Xát tươi

Rửa

Làm ráo
Xát khô (loại bỏ các vỏ bao bọc nhân)
Thu được cà phê nhân

Sấy

Đóng bao và đưa vào bảo quản

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 7


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

2. Dây chuyền sản xuất cà phê nhân bằng phương pháp khô:
Nguyên liệu cà phê tươi

Làm khô quả cà phê


Bóc vỏ quả khô và quả lửa

Phân loại

Đấu trộn và đóng bao

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 8


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

Chương 2:

TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY

2.1 Chọn thiết bị sấy:
2.1.1 Chọn phương pháp sấy:
Ở đây dùng để sấy cà phê nhân ta chọn phương pháp sấy nóng. Trong phương pháp này,
TNS và VLS được đốt nóng. Do TNS được đốt nóng nên độ ẩm tương đối φ giảm dẫn đến
phân áp suất hơi nước pam trong TNS giảm. Mặc khác do nhiệt độ của VLS tăng lên nên mật
độ hơi nước trong các mao quản tăng nên phân áp suất hơi nước pab trên bề mặt vật liệu tăng.
Nhờ đó mà hiệu số giữa phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật và phân áp suất hơi nước
trong TNS tăng làm tăng quá trình dịch chuyển ẩm trong lòng VLS ra bề mặt và đi vào môi
trường.
Đối với phương pháp sấy lạnh, phương pháp sấy nóng có ưu điểm là: cường độ sấy lớn
do độ chênh lệch áp suất pab - pam có thể đạt được rất lớn. Trong hệ thống sấy nóng không
phải dùng máy lạnh và máy hút ẩm nên chi phí đầu tư rẻ hơn và vận hành đơn giản hơn.

2.1.2 Chọn thiết bị sấy:
Ở đây ta chọn thiết bị sấy thùng quay là thiết bị chuyên dùng để sấy hạt, cục nhỏ. Loại
thiết bị này được dùng rộng rãi trong công nghệ sấy các vật ẩm dạng hạt có kích thước nhỏ
sau khi thu hoạch. Trong hệ thống này VLS được đảo trộn mạnh, tiếp xúc nhiều với TNS, do
trao đổi nhiệt mạnh, tốc độ sấy nhanh và độ đồng đều của sản phẩm cao. Ngoài ra thiết bị có
thể làm việc với năng suất lớn.
Thiết bị sấy thùng quay ở đây là thiết bị làm việc theo chu kỳ, cấu tạo chính là một
thùng sấy hình trụ tròn đặt nằm ngang và một ống dẫn khí đặt ở giữa đồng tâm với trục
thùng. Vật liệu đổ vào thùng với khối lượng bằng một mẻ sấy, thùng quay liên tục với vận
tốc nhất định nhờ một động cơ điện thông qua một hộp giảm tốc. Khí nóng được đưa vào
ống dẫn khí, theo ống dẫn khí vào giữa thùng và phân phối ra xung quanh qua các lổ ở xung
quanh ống. Khí nóng hòa trộn với vật liệu do thùng quay và sấy khô vật liệu. Khí thoát
xuyên qua các lổ ở vỏ thùng và thoát ra ngoài. Khi vật liệu khô phải dừng máy và mở cửa để
đổ vật liệu trong thùng ra. Sau đó lại cho vật liệu vào để sấy mẻ sau.
2.1.3 Chọn tác nhân sấy và chế độ sấy:
Chọn tác nhân sấy: đối với cà phê nhân chỉ còn lớp lụa bên ngoài nên trong quá trình
sấy yêu cầu sạch, không bị ô nhiểm, bám bụi và nhiệt độ sấy không cao nên ta chọn TNS là
không khí nóng.
Chọn chế độ sấy: chế độ sấy trong hệ thống thùng quay bao gồm các yếu tố:
- Hồi lưu hay không hồi lưu... : ở đây ta chọn chế độ sấy không có hồi lưu TNS.
- Chiều chuyển động và tốc độ chuyển động tương đối của TNS và VLS: ở đây TNS
được thổi vào ống dẫn khí đặt bên trong thùng sấy, khí nóng sẽ chuyển động ra vùng không
gian trong thùng sấy qua các lổ trên ống dẫn khí và hòa trộn với VLS.
- Nhiệt độ vào và ra của TNS:
+ Nhiệt độ không khí vào: t1 = 80°C
+ Nhiệt độ không khí ra: t2 = th + (5÷10)0C (với th là nhiệt độ đốt nóng cho phép của
hạt cà phê nhân, t2 sẽ được xác định cụ thể ở phần 2.2.Tính toán quá trình sấy lý thuyết).
2.1.4 Chọn thời gian sấy:

SVTH: Nhóm 08 – 15A


Trang 9


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
Việc xác định thời gian sấy đóng vai trò quan trọng trong thiết kết và vận hành thiết bị
sấy. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy như loại vật liệu sấy, hình dáng, kích thước
hình học của vật liệu, độ ẩm đầu và cuối của vật liệu, loại thiết bị, chế độ sấy.
Đối với hệ thống sấy thùng quay ta có thể xác định thời gian sấy theo công thức thực
nghiệm sau: (công thức 10.12/trang210/tài liệu [1])
ω1 – ω2 = M(0,185τ + 3)
Trong đó:
ω1, ω2 : độ ẩm của VLS trước và sau quá trình sấy, ω1 = 20%, ω2= 12%.
M : hệ số phụ thuộc vào đường kính trung bình của hạt d, ở đây ta tính được d =
7mm. Tra M theo d ở bảng 10.3/trang210/tài liệu[1], ta có M = 0,53.
τ : thời gian sấy.
1 �1  2
� 1 �20  12 �
� 
 3 �
 3 � 65 phut = 1,08h


0,185 � M

� 0,185 � 0,53




2.2 Tính toán quá trình sấy lý thuyết:
Đồ thị biểu diễn trạng thái của không khí trong quá trình sấy lý thuyết:

I (kJ /kgkkk)




t


0
0

d0 =d

t0



t

00

I  =I 3

d

d(g/kgkkk)


Điểm 0(t0,φ0) : trạng thái không khí bên ngoài.
Điểm 1(t1,φ1) : trạng thái không khí vào thùng sấy.
Điểm 2(t2,φ2) : trạng thái không khí ra khỏi thùng sấy.
0-1: quá trình gia nhiệt không khí trong calorife (d = const).
1-2 : quá trình thay đổi trạng thái không khí trong thùng sấy(I = const).
2.2.1 Tính toán trạng thái không khí bên ngoài:
Trạng thái không khí bên ngoài (thùng sấy) có thể coi như giống với trạng thái không
khí ở nơi lắp đặt hệ thống sấy, ở đây hệ thống sấy được đặt ở Đak Lak với các thông số khí
hậu là: nhiệt độ không khí trung bình t0 = 23°C, độ ẩm không khí trung bình φ0 = 82%, áp
suất khí quyển B = 757mmHg.
Ta có:
Độ chứa hơi: d0 = 0,622.

SVTH: Nhóm 08 – 15A

0 . pbh 0
B / 750  0 . pbh 0

Trang 10


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
4026,42

4026, 42

pbh0 = exp(12 - 235,5  t ) = exp( 12 ) = 0,028bar
235,5  23
0

� d0 = 0,622.

0,82.0, 028
= 0,0145kga/kgkkk
757 / 750  0,82.0, 028

Entanpi: I0 = Cpkt0+d0( 2500+Cph.t0)=1,004.23+0,0145(2500+1,842.23) = 60kJ/kgkkk
2.2.2 Tính toán trạng thái không khí vào thùng sấy:
Nhiệt độ không khí: t1 = 80°C
Độ chứa hơi: d1 = d0 = 0,0145kga/kgkkk
Phân áp suất hơi nước bão hòa:
4026, 42
4026, 42
) = exp( 12 ) = 0,467bar
235,5  t1
235,5  80
d1.B / 750
0, 0145.757 / 750

 0, 05  5%
Độ ẩm của không khí: 1 
(0, 622  d1 ) pbh1 (0, 622  0, 0145).0, 467

pbh1 = exp(12 -

Entanpi:
I1 =Cpkt1+d1( 2500+Cph.t1)=1,004.80+0,0145(2500+1,842.80) = 118,7kJ/kgkkk
Khối lượng không khí khô trong 1 m3 không khí ẩm:
B / 750  1. pbh1 757 / 750  0, 05.0, 467 5


.10  0,973kgkkk / m3
 k1 =
Rk (273  t1 )
287(273  80)
2.2.3 Tính toán trạng thái không khí ra khỏi thùng sấy:
Do quá trình sấy lý thuyết nên I20 = I1 = 118,7kJ/kgkkk
Ta xác định nhiệt độ đốt nóng cho phép của hạt cà phê th (theo công thức
10.9/trang210/tài liệu[1]):
2350
th  20  10.lg  
0,37.(100  tb )  tb
Ở đây:
τ: thời gian sấy, τ = 65phút.
ωtb : độ ẩm trung bình của vật liệu trước và sau qúa trình sấy,
ωtb = 0,5.( ω1 + ω2) = 0,5.(20 + 12) = 16%
2350
� th  20  10.lg 65 
 52oC
0,37.(100  16)  16
Nhiệt độ không khí t2: khi tính nhiệt độ không khí t2 ta chọn độ chênh nhiệt độ t " = t2 –
tv2 = 10 o C, ở đây tv2 là nhiệt độ VLS ra khỏi thùng sấy. Khi đó t2 = tv2+10 o C ≤ th + 10 o C hay t2
≤ 62 o C. Để đảm bảo tính kinh tế chúng ta sẽ chọn t2 sao cho độ ẩm tương đối không quá bé
nhưng củng không quá gần trạng thái bão hòa. Tuy nhiên khí đó phân áp suất của hơi nước
trong không khí tăng do đó cường độ sấy sẽ giảm.
Nếu chọn t2 bằng nhiệt độ cho phép nghĩa là t2 = 62°C khi đó:
Phân áp suất hơi nước bão hòa:
4026, 42
4026, 42
) = exp( 12 ) = 0,216bar
235,5  t2

235,5  62
I20  C pk t 2
118, 7  1,004.62

 0, 0216kga / kgkkk
Độ chứa hơi: d 20 =
2500  C ph .t 2 2500  1,842.62

pbh2 = exp(12 -

Độ ẩm: 20 

d 20 .B / 750
0, 0216.757 / 750

 0,16  16%
(0, 622  d 20 ) pbh 2 (0, 622  0, 0216).0, 216

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 11


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
Như vậy với nhiệt độ t2 = 62°C thì độ ẩm tương đối của không khí φ2 còn quá bé so với
điều kiện kinh tế nên ta chọn lại t2 = 40°C, với nhiệt độ này ta tính được:
Phân áp suất hơi nước bão hòa: pbh2 = 0,073bar
Độ chứa hơi: d20 =0,0305kga/kgkkk
Độ ẩm: φ20 = 65%

Khối lượng không khí khô trong 1 m3 không khí ẩm:
B / 750  20 . pbh 2 757 / 750  0, 65.0, 073 5
3

 k 20 =

Rk (273  t2 )



287(273  40)

.10  1, 07 kgkkk / m

Như vậy nhiệt độ t2 đã chọn lại là tương đối tiết kiệm về mặt nhiệt lượng. Để kiểm tra nhiệt
độ t2 có hợp lý hay không về mặt trao đổi nhiệt ẩm chúng ta phải biết quan hệ phân áp suất
hơi nước trên bề mặt hạt : p h =f(t,  ) và phân áp suất hơi nước pa trong TNS ở nhiệt độ t2.
Chính độ chênh p h - pa quyết định cường độ sấy ở phần cuối của thùng sấy. Do đó nhiệt độ t2
không những phải đảm bảo tính kinh tế về mặt tiết kiệm nhiệt lượng mà còn phải đảm bảo độ
chênh p h - pa đủ lớn, rất tiếc chúng ta chưa có đường cong thực nghiệm này, vì thế từ đây về
sau ta vẫn tính cho nhiệt độ t2 = 40°C.
2.2.4 Tính toán lượng tiêu hao tác nhân sấy
Tiêu hao không khí lý thuyết:
1
1
l0 

 62,5kgkkk / kga
d 20  d1 0, 0305  0, 0145
Lượng không khí khô lý thuyết cần thiết cho quá trình sấy:

L0 = l0.W

Trong đó W là lượng ẩm bốc hơi ,
100
  2
20  12
 92,59kg / h
W  G2 . 1
 1000.
 100 kg/mẻ =
1, 08
100  1
100  20
� L0  l0 .W  62,5.92,59  5787 kgkkk/h
Lưu lượng thể tích không khí lý thuyết vào thùng sấy:
L
5787
V10  0 
 5947,585m3 / h
k1 0,973
Lưu lượng thể tích không khí lý thuyết ra khỏi thùng sấy:
L
5787
V20  0 
 5408, 411m3 / h
 k 20 1, 07
Lưu lượng thể tích trung bình:
V tb = 0,5(V10 +V20) = 0,5(5947,585 + 5408,411) =5677,998 m 3 /h = 1,577m 3 /s
2.2.5 Tính toán lượng nhiệt cung cấp cho quá trình sấy:
Lượng nhiệt tiêu tốn để làm bay hơi 1kg ẩm:

q = l0(I1 - I0) = 62,5.(118,7 - 60) = 3668,75kJ/kga
Lượng nhiệt tiêu tốn để làm bay hơi W kg ẩm:
Q = q.W = 3668,75.92,59 = 339689,56kJ/h = 94,36kW
2.3 Xác định kích thước thiết bị sấy:
2.3.1 Tính khối lượng VLS vào thùng sấy:
Khối lượng VLS vào thùng sấy:
G1 = W + G 2

Trong đó:
SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 12


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
W: lượng ẩm bốc hơi trong 1 mẻ sấy, W = 100kg/mẻ
G2 : năng suất của thiết bị sấy, G2 = 1000kg/mẻ
� G1 = 100 + 1000 = 1100kg/mẻ
2.3.2 Tính kích thước thùng sấy:
Xác định thể tích thùng sấy V: thể tích thùng sấy được xác định theo công thức sau:
G1
V=
 .
Trong đó
G1: khối lượng VLS vào thùng sấy trong 1 mẻ, G1 = 1100kg/mẻ
ρ : khối lượng riêng của hạt nhân cà phê, ρ = 650kg/m3.
β : độ điền đầy, là tỉ số giữa thể tích mà hạt chiếm chổ so với thể tích thùng sấy, ta
chọn β = 0,3.
1100

 5, 64m3
� V=
650.0,3
Xác định đường kính D và chiều dài L thùng sấy:
Chọn tỉ số L/D = 3,5, khi đó ta có L = 3,5D.
L. D 2 3,5 D. D 2
Ta có: V =

 0,875 D3
4
4
V
5, 64
�D 3
3
 1,3m
0,875
0,875
L = 3,5D = 3,5.1,3 = 4,6m
2.3.3 Tính kích thước ống dẫn khí:
Xác định tiết diện tự do của thùng sấy Ftd:

Vvl Vts  Vtd Fts  Ftd


Vts
Vts
Fts
� Ftd  (1   ).Fts


Ta có:  

Ở đây:
Vvl, Vtd, Vts: thể tích vật liệu chiếm chổ, thể tích tự do (là thể tích bên trong thùng
không kể thể tích mà hạt chiếm chổ) và thể tích của thùng sấy, m3.
Ftd, Fts : tiết diện tự do của thùng sấy và thể tích của thùng sấy, m2.
 D 2  .1,32
Fts 

 1,33m 2
4
4
� Ftd  (1  0,3).1,33  0,93m 2
Xác định kích thước ống dẫn khí:
Ở đây chọn
đường kính ống dẫn khí Dod = 0,3m,
chiều dài Lod =
5,5m > L = 4,6m.
Khi đó tiết diện ống
dẫn
khí: Fod = 0,07m2 < Ftd
*
Hình vẽ thiết bị sây
thùng quay:
4600

700

0


600

500

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 13


ỏn sy
GVHD: TS.Trn Vn Vang

Chng 3:

TNH TON NHIT QU TRèNH SY

3.1. Mc ớch tớnh toỏn nhit:
Mc ớch ca tớnh toỏn nhit l xỏc nh tiờu hao khụng khớ dựng cho quỏ trỡnh sy L,
kg/h v tiờu hao nhit Q, kj/h. ng thi qua vic thit lp cõn bng nhit v cõn bng nng
lng ca h thng s xỏc nh c hiu sut s dng nhit v hiu xut s dng nng
lng ca h thng cng nh tiờu hao riờng nhit ca thựng sy v h thng.
3.2. Tớnh tn tht nhit:
3.2.1. Tn tht nhit do vt liu sy mang ra ngoi:
Nhit dung riờng ca c phờ ra khi thựng sy :
Cv2 = Cvk.(1- 2) + Ca. 2 kJ/kgK
Ca- l nhit dung riờng ca nc, Ca = 4,18 kJ/kgK
Cvk- l nhit dung riờng ca c phờ khụ, Cvk = 0,37 kcal/kg.K = 1,549 kJ/kgK
Cv = 1,549.(1-0,12) +4,18.0,12 = 1,8647 kJ/kgK
Tn tht do vt liu sy mang i :
Qv = G2.CV2. (tv2 tv1)

= 1000.1,8647.(35 - 23) =22376,4 kJ/h
qv =

Qv 22376,4
=
= 241,67 kJ/kg m
92,59
W

3.2.2.Tn tht nhit ra mụi trng :
Cỏc d liu tớnh mt dũng nhit gm:
Nhit dch th núng trong trng hp ny l nhit trung bỡnh ca TNS:
tf1 = 0,5 (t1 + t2) = 0,5 (80 + 40) = 600C
Nhióỷt õọỹ dởch thóứ laỷnh laỡ nhióỷt õọỹ mọi trổồỡng:
0

tf2 = t0 = 23

C

Thựng lm bng thộp cú chiu dy = 3mm, h s dn nhit = 71,58 W/mK (theo
ti liu k thut sy nụng sn-Trn Vn Phỳ). Nh vy thựng sy cú ng kớnh D 2 /D 1
=1,303/1,3 . Do ú kt cu thựng sy tha món quan h D 2 /D 1 < 2 nờn cú th xem trao i
nhit i lu gia TNS vi mụi trng qua vỏch phng.
Phớa trong thựng sy l trao i nhit i lu t nhiờn. Khi ú h s trao i nhit i
lu t nhiờn gia tỏc nhõn sy vi b mt trong ca thựng sy tớnh theo cụng thc (7.50)
trang 145-TT&TKHTS:
1 = 1,715(tf1- tw1) 0,333
õy t w1 l nhit mt trong ca thựng sy cha bit.
Trao i nhit i lu phớa ngoi gia mt thựng sy vi khụng khớ xung quanh theo

kinh nghim l trao i nhit i lu cng bc (vỡ cú s dng qut hỳt ly khụng khớ ra
SVTH: Nhúm 08 15A

Trang 14


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
ngoài) . Do đó hệ số trao đổi nhiệt đối lưu  2 sẽ dược tính theo công thức (7.46) trang 144TT&TKHTS:
 2 = 6,15 + 4,17.w = 6,15 + 4,17.2,12 = 14,99 W/m2h.K
Với: w là tốc độ TNS ra khỏi thùng quay. Ta có:
Vtb

1,577

w= F =
=2,12 m/s
0,744
vk
Trong đó Fvk là diện tích hình vành khăng giữa thùng quay với vỏ thiết bị.
Như vậy mật độ dòng nhiệt sẽ phải thõa mãn đẳng thức :q 1 = q 2 = q 3 = q
Trong đó :
q 1 =  1 (t f 1 - t w1 )

q 2 = (t w1  t w 2 )

q 3 =  2 (t w 2 - t f 2 )
Ở đây tw2 là nhiệt độ mặt ngoài của thùng sấy cũng chưa biết .
Từ q1 =  1 .(tf1 – tw1) suy ra : q1= 1,715.(60 – tw1) 1,333
Giải hệ phương trình bằng phương pháp lặp với sai số   1%. Giả sử cho tw2 = 310C,

ta sẽ kiểm tra giá trị này. Với tw2 thì ta có:
q3 = 14,49.(31 - 23) = 119,92 W/m2
q .
 tw1 = t w 2  3 = 360C

 q1 = 1,715.(60 - 36)1,333 = 118,6 W/m2
Ta thấy q3 xấp xỉ q1 nên các thông số vừa chọn là chính xác.
Suy ra :  1 = 1,715.(60 - 36) 0,333 =4,94 W/m 2 hK
Mật độ dòng nhiệt q bằng :
q = q1 = 118,6 W/m 2
Gọi Fxq là diện tích bao quanh thùng sấy, vì chúng ta tính nhiệt qua thành thùng sấy như
truyền nhiệt qua vách phẳng, do đó diện tích bao quanh thùng sấy bằng diện tích phần hình
trụ tính theo đường kính trung bình . Như vậy diện tích F xq là tổng diện tích thùng và diện
tích 2 mặt ở 2 bên thùng.
Đường kính trung bình của thùng sấy là:
D tb =0,5 (D 1 + D 2 )= 0,5(1,3+1,303) = 1,3015 m
Nên:
 .Dtb2
3,14.1,30152

F = .D tb .L + 2
= 3,14.1,3015.4,6 + 2.
= 21,47 m 2
4

4

Do đó tổn thất nhiệt ra môi trường là :
Q mt = 3,6.q.F = 3,6.118,6.21,47 =9166,83 kJ/h
q mt =


9166,83
Qmt
=
= 99 kJ/kg ẩm
92,59
W

Như vậy tổng tổn thất nhiệt là:
Q = Qv + Q mt = 22376,4 + 9166,83 = 31543,23 kJ/h
q = qv + q mt = 241,67 + 99 = 340,67 kJ/kgẩm
3.3. Tính toán quá trình sấy thực tế:
Ta có:  = C a t o - (qv + q mt ) = 4,18.23 – 340,67 = -244,53 (kJ/kg ẩm) < 0
SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 15


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
Với  là tổng đại số của tổn thất nhiệt và gia nhiệt bổ sung.
Nên trong quá trình sấy thực,trạng thái tác nhân sấy ra được biểu diễn bằng điểm 2 (C).

I(kJ/kgkkk)
I

t 

I  (B)
`(C)

(C)

t
0(A)

t0

d=d
0 

0

l

 =00%

d d

`

d (g/kgkkk)

Trạng thái không khí tại điểm 0(A) và điểm 1(B) không đổi. Ta xác định thông số tại
điểm 2(C).
Nhiệt dung riêng dẫn xuất của TNS trước quá trình sấy:
Cdx(d1) = Cpk + Cpa.d1 = 1,004 + 1,842.0,0145 = 1,031 kJ/kgkkk
Lượng chứa ẩm của TNS sau quá trình sấy thực:
d2 = d1 +

Cdx (d1 ).(t1  t 2 )

i2  

Trong đó:
i2 = r + Cph.t2 = 2500 + 1,842.40 = 2573,68 kJ/kg
Nên:
d2 = 0,0145 +

1,031.(80  40)
= 0,0291 (kg/kgkkk)
2573,68  244,53

Entanpi:
I2 = Cpk.t2 + d2.i2 =1,004.40 + 0,0291.2573,68 = 115,05 (kJ/kgkkk)
Độ ẩm tương đối của TNS sau quá trình sấy thực:
B
757
0,0291.
750
φ2 =
=
= 0,37 = 37 %
750
(0,621  d 2 ). pbh 2 (0,621  0,0291).0,122
d2.

Lượng TNS sấy thực:
1

1


l = d  d  0,0291  0,0145 68,5 (kgkk/kgkkẩm)
2
1
=> L = W.l = 92,59.68,5 = 6342,4 (kgkk/h) = 1,76 (kgkk/s)
Lưu lượng thể tích không khí ở trạng thái trước quá trình sấy V 1 :
L

1,76

V1 =  =
= 1,81 m 3 /s
0,973
1
Lưu lượng thể tích không khí ở trạng thái sau quá trình sấy V 2 :
SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 16


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
L

1,76

V2 =  =
= 1,65 m 3 /s
1
,
07

2
Lưu lượng thể tích trung bình trong quá trình sấy thực:
V tb = 0,5.(V 1 + V 2 ) = 0,5.(1,81 + 1,65)= 1,73 m 3 /s
3.4. Thiết lập bảng cân bằng nhiệt:
Nhiệt lượng tiêu hao q:
q = l.(I1 – I0 ) = 68,5.(118,7 - 60) = 4020,95 (kJ/kgẩm)
Nhiệt lượng có ích:
q1 = i2 – Ca.tv1 = 2573,68 – 4,18.23 = 2477,54 (kJ/kgẩm)
Tổn thất do tác nhân sấy mang đi:
q2 = l.Cdx(d0) .(t2 - t0) = 68,5.1,03.(40-23) = 1199,44 (kJ/kgẩm)
Tổng lượng nhiệt có ích và các tổn thất q’:
q’ = q1 + q2 + qv + qmt
= 2477,54 + 1199,44 + 241,67 + 99
= 4017,65 (kJ/kgẩm)
Có thể thấy rằng nhiệt lượng tiêu hao q và tổng nhiệt lượng có ích và các tổn thất q’
phải bằng nhau. Tuy nhiên do trong quá trình tính toán chúng ta đã làm tròn hoặc do sai số
trong quá trình tính toán các tổn thất mà ta đã phạm một số sai số nào đó. Chúng ta kiểm tra
sai số này, ở đây sai số tuyệt đối:
q = q - q’ = 4020,95 – 4017,65 = 3,3 (kJ/kgẩm)
Hay sai số tương đối  là:


q
3,3
.100% 
.100% 0,082%  5% . Sai số này chấp nhận được.
q
4020,95

Bảng cân bằng nhiệt:

TT
Đại lượng
1
Nhiệt lượng có ích
2
Tổn thất nhiệt do tác nhân sấy
3
Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy
4
Tổn thất nhiệt ra môi trường
5
Tổng nhiệt lượng tính toán
6
Tổng nhiệt lượng tiêu hao
7
Sai số tương đối

Ký hiệu
q1
q2
qv
qmt
q’
q


kJ/kg ẩm
2477,54
1199,44
241,67

99
4017,65
4020,95

%
61,6
29,83
6,01
2,46
99,9
100
0,082

Qua số liệu trong bảng cân bằng nhiệt,ta thấy hiệu suất nhiệt thiết bị sấy đạt 61,6%.
Trong các tổn thất thì tổn thất do TNS và VLS mang đi là đáng kể, còn tổn thất nhiệt ra môi
trường rất bé có thể bỏ qua. Vì vậy chọn nhiệt độ của TNS ra khỏi thùng sấy t 2 đóng một vai
trò rất quan trọng. Khi thiết kế một HTS thùng quay ta cần chú ý đến vấn đề này. Hơn nữa,
qua việc tính toán đồ án ta có thể thấy nhiệt độ cho phép t h của cafe nhân lớn hơn rất nhiều
so với nhiệt độ kinh tế t2. Vì vậy, có thể trong tình toàn HTS cafe nhân không cần quan tâm
đến vấn đề này.

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 17


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

Chương 4:


TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

4.1 Tính chọn calorifer:
4.1.1 Chọn loại calorifer :
Ở đây ta chọn loại calorifer khí – hơi, là loại thiết bị trao đổi nhiệt có vách ngăn. Trong
ống là hơi bão hòa ngưng tụ và ngoài ống là không khí chuyển động. Do hệ số trao đổi
nhiệt khi ngưng của hơi nước rất lớn so với hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa mặt ngoài ống
với không khí, nên về phía không khí ống được làm cánh để tăng cường truyền nhiệt.
Tính toán thiết bị calorifer nói chung và calorifer khí – hơi nói riêng là tính toán bề mặt
truyền nhiệt F cần thiết khi biết lưu lượng và nhiệt độ vào ra của không khí.
Do nhiệt độ tác nhân sấy không cao lắm nên ở đây có thể chọn loại lò hơi có áp suất
bảo hòa p = 4bar. Tra bảng nước và hơi bảo hòa ta có các thông số khác của hơi là : nhiệt
độ hơi bão hòa tb = 143,62 o C ; nhiệt ẩn hóa hơi r = 2133kJ/kg.
4.1.2 Tính công suất nhiệt Q của calorifer:
Q = L.(I1 – I0)
Ở đây:
L tiêu hao TNS thực cho quá trình sấy, L =1,76kgkkk/s;
I0,I1: entanpi của không khí vào và ra khỏi calorifer, I0 = 60kJ/kgkkk;I1= 18,7kJ/kgkkk.
� Q  1, 76.  118, 7 – 60   103,312 kW
4.1.3 Tính tiêu hao hơi D của calorifer :

D=

Q
, kg/s
c .r

Ở đây:
ηc : hiệu suất của calorifer, lấy ηc = 0,85;

r: nhiệt ẩn hóa hơi, r = 2133kJ/kg
103,312
�D=
=0,057, kg/s
0,85.2133
4.1.4 Tính bề mặt truyền nhiệt F của calorifer :

F=

Q
, m2
k.Δt tb .ηc

Trong đó:
Q: công suất nhiệt của calorifer,Q =103,312 kW = 103312W;

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 18


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
k : hệ số truyền nhiệt,W/m2K, k được xác định theo bảng 4/phụ lục 1/tài liệu [2]. Với
giả thiết lưu tốc không khí ρv =10kg/m2s, ta có k = 30,5 W/m2K
Δt tb : độ chênh nhiệt độ trung bình giữa không khí và hơi,
Δt max -Δt min
Δt tb =
Δt
ln max

Δt min
Trong calorifer khí – hơi, môi chất nóng là hơi nước ngưng tụ có nhiệt độ không đổi

t1' = t1'' = t b =143,62o C
'
o
Ở đây: Δt max = t b -t 2 = 143,62 - 23 = 120,62 C

Δt min = t b -t ''2 = 143,62 - 80 = 63,62o C
� Δt tb =

120,62-63,62
 89 o C
120, 62
ln
63, 62

ηc : hiệu suất của calorifer, ηc = 0,85;
Vậy ta có: F =

Q
103312
=
= 45 m 2
k.Δt tb .ηc 30,5.89.0,85

Tra bảng 4/phụ lục 1/tài liệu [2], chọn 3 calorifer loại K 4 , mỗi cái có diện tích bề mặt
truyền nhiệt là F = 16,7m2, diện tích tiết diện khí đi qua f = 0,195m2.
Kiểm tra lại lưu tốc không khí:


ρv =

L 1,76
=
= 9,026kg/m 2s
f 0,195

Ta thấy giá trị lưu tốc không khí sau khi kiểm tra không chênh lệch lớn so với giá trị giả
thiết ban đầu (10kg/m2s), vậy có thể sử dụng loại calorifer như đã chọn.
Trở lực phía đường không khí của calorifer Δpc = 11,7mmH2O.
4.2 Tính trở lực và chọn quạt gió:
4.2.1 Tính trở lực;
Khi hệ thống làm việc ổn định, áp suất do quạt tạo ra Δp phải cân bằng với toàn bộ trở
lực của hệ thống và áp suất động của khí thoát (giả sử tốc độ vào ω1  0 ).
Ta có: Δp = Δpl + Δp c + Δp t + pd ,N/m2
Trong đó:
Δpl : trở lực ma sát trên đường ống dẫn khí;

Δp c : trở lực cục bộ trên đường ống dẫn khí;
Δp t : trở lực của các thiết bị mắc trên đường ống dẫn khí: calorife, thùng sấy.
pd : áp suất động của khí thải ra môi trường.
1. Tính trở lực ma sát trên đường ống dẫn khí:
Lω 2
Δp l = λ. .ρ. , mmH 2O
d
2
Ở đây :
λ : hệ số trở lực ma sát của đường ống dẫn khí;
SVTH: Nhóm 08 – 15A


Trang 19


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
L : chiều dài đường ống dẫn khí, L = 5,5m;
d : đường kính của đường ống dẫn khí, d = 0,3m;
ρ : khối lượng riêng của không khí nóng, ρ =0,987kg/m3 (do  k1 = 0,973kgkkk/m3;
d1 = 0,0145kga/kgkkk).
ω : tốc độ của không khí trong ống dẫn khí:
V
1,81
ω= 1 =
= 26m/s
Fod
0,07
.d
26.0,3
=
=3,7.105 >4000
Ta có Re =
6

21,09.10
Do đó chất khí trong ống chảy rối nên λ = (1,8.lgRe - 1,64) 2  0, 014
5,5
262
.0,987.
=85,63 N/m 2  8,7mmH 2O
0,3

2
2. Tính trở lực cục bộ trên đường ống dẫn khí:

Vậy: Δpl = 0,014.

ωi2
Δp c = �ξ i .ρ i .
2
Ở đây:
ξ i : các hệ số trở lực cục bộ;

ρi : khối lượng riêng của không khí nóng, kg/m3;
ωi : tốc độ của không khí nóng, m/s.
Lấy một cách gần đúng Δp c = 4% tổng các trở lực khác.
3. Tính trở lực của các thiết bị:

Δp t = Δp'cl + Δp ts
Ở đây:
Δp'cl : trở lực của calorife, Δp'cl = 3.Δp cl = 3.11,7 = 35,1mmH 2 O ;
Δp ts :trở lực của thùng sấy. Trở lực của thùng sấy bằng trở lực của dòng khí đi qua lớp
vật liệu trong thùng, lấy xấp xỉ Δp ts = 100mmH 2 O .
� Δp t = 35,1 + 100 = 135,1mmH 2O
4. Tính áp suất động của khí thải ra môi trường:
ω2
p d = ρ. , N/m 2
2
Ở đây :
ρ :khối lượng riêng của không khí nóng thải ra môi trường, ρ =1,126kg/m3 (do  k 2 =
1,094kgkkk/m3; d2 = 0,0291 kga/kgkkk)
ω : tốc độ của không khí từ quạt thải ra mô trường, giả thiết ω=20m/s

202
� pd = 1,126.
=225,2N/m 2  23mmH 2O
2
Vậy:
Δp = 1,04.(Δpl + Δp t + pd )  1, 04.(8,7  135,1  23)  173,472 �174 mmH 2 O
4.2.2 Chọn quạt gió cho hệ thống sấy thùng quay:
SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 20


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang
3
Ứng với lưu lượng gió Vtb= 1,73 m /s = 6228m3/h và cột áp quạt cần tạo ra là Δp
=174mmH2O ta chọn 2 quạt (1 quạt hút và 1 quạt thổi) với lưu lượng và cột áp mỗi quạt là
V = 3114m3/s và Δp =87mmH2O.
Ở đây ta chọn loại quạt ly tâm của Liên Xô chế tạo, theo đồ thị hình 17.12/trang 336/tài
liệu [1] ta thấy tất cả các loại quạt từ N03 �N06 đều thỏa mãn lưu lượng và cột áp yêu cầu.
Ta chọn loại quạt N04 có hệ số đặc trưng A = 5000.
A
5000
=
= 1250v/phut
Khi đó số vòng quay của quạt: n =
4
4
Hiệu suất quạt η = 57%
Công suất quạt tính theo công thức 17.40/trang 334/tài liệu [1]:

L.Δp
6342,4.87
N = k.
= 1,2.
= 3,16kW
3600.102.ηb
3600.102.0,57

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 21


Đồ án sấy
GVHD: TS.Trần Văn Vang

Tài liệu tham khảo:
[1] Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, PGS.TSKH Trần Văn Phú, NXB Giáo dục -2002.
[2] Thiết kế hệ thống thiết bị sấy ,PGS.TS Hoàng Văn Chước, NXB Khoa học và kỹ thuật
– 2006.
[3] Kỹ thuật sấy, PGS.TSKH Trần Văn Phú, NXB Giáo dục -2009.
[4] Một số tài liệu lấy từ mạng internet về sản xuất và chế biến cà phê.

SVTH: Nhóm 08 – 15A

Trang 22




×