Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chính trị học vấn đề vi phạm pháp luật và việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực
kinh tế - xã hội, chính trị và ngoại giao,… được nhân dân tin tưởng, hưởng
ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách
thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ
tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của
Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm
hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân,
là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham
nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh
nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được
kết quả bước đầu. Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến,
ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều ngành. Thậm chí, tham nhũng
đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ,
công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong
nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc
nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư
tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc
chưa nghiêm… Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ,
những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ thể để
ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng.
Lai châu cũng chung tình trạng như cả nước. Hơn nữa, là một tỉnh miền
núi khu vực Tây Bắc Bộ, kinh tế chưa phát triển, ngân sách và đầu tư còn dựa


chủ yếu vào chi viện từ Trung ương thì tham nhũng càng đáng bị lên án.
Trong những năm gần đây tham nhũng ở Lai châu có những biểu hiện phức
1


tạp, nhất là tham nhũng trong các cơ quan hành chính của Nhà nước. Vì thế,
nghiên cứu đề tài "Vấn đề vi phạm pháp luật và việc đấu tranh chống vi phạm
pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Lai châu"
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu Vấn đề vi phạm pháp luật và việc đấu tranh chống vi
phạm pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay được
đông đảo mọi người quan tâm vì nó mang tính thời sự và thực tiễn, đặc biệt là vấn
đề tam nhũng và chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Riêng đề tài phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp tỉnh tại Lai châu chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ
thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hiện tượng tham nhũng trong xã hội hiện nay. Đánh giá thực trạng
phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Lai
châu từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần
vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và trong cơ quan
hành chính nhà nước tại Lai châu nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức thủ đoạn tham nhũng; Công tác
phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Lai
châu.
Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Lai
châu.
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ

quan hành chính nhà nước, thực trạng hiện nay về các hành vi tham nhũng
phổ biến của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
tại Lai châu.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay (tài liệu chủ yếu từ khi Luật
Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành 01/6/2006).
2


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tường Hồ Chí Minh; các phương pháp khoa học chủ yếu được
vận dụng trong đề tài gồm: Phương pháp phân tích tư duy, hệ thống, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh, phương pháp chuyên gia.
6. Kết cấu của đề tài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương, 7 tiết.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính
nhà nước
Tham nhũng là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người được
nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta hiện nay thuật ngữ tham nhũng được sử dụng phổ biến trong
đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chưa đạt tới sự thống nhất về quan niệm. Từ
điển Tiếng Việt ghi rằng, "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của" [37]. Theo quan niệm này tham nhũng gồm hai hành vi

phối hợp với nhau: nhũng nhiễu của người có quyền hành và thu lợi bất chính
từ lạm dụng quyền hành đó.
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, "tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi"
[26, Điều 1 khoản 2]. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những
người trong khu vực nhà nước (các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống
chính trị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước).
Tiếp thu những điểm hợp lý trong những quan điểm trên, chúng tôi cho
rằng, tham nhũng hiện nay không chỉ trong phạm vi quyền lực công mà còn
mở rộng đến khu vực tư và về cơ bản một hành vi được coi là tham nhũng là
hành vi sử dụng quyền lực của tổ chức giao phó nhưng chủ thể được giao
nhiệm vụ sử dụng nó như một công cụ để trục lợi cho mình và cho người khác.
1.2. Một số hình thức tham nhũng chủ yếu trong cơ quan hành
chính nhà nước
1.2.1. Tham nhũng trực tiếp: là loại tham nhũng thể hiện dưới hình
thức công chức nhà nước đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ thể nhất
định hoặc để giúp công dân hoặc tổ chức nào đó đạt được một quyền xác định
mà vốn dĩ họ có quyền được hưởng nhằm thu lợi từ những người thụ hưởng
quyền đó. Hình thức tham nhũng này thể hiện dưới nhiều hình thái có sự biến
tấu khác nhau.
4


- Công chức nhà nước nhận tiền để giúp công dân nào đó có được các
loại giấy tờ chứng nhận của Nhà nước mà anh ta có quyền được cấp, nghĩa là
công dân đó có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận, nhanh hơn thay vì
để công dân đó chờ đợi, xếp hàng theo đúng quy định. Đây là loại tham nhũng
trực tiếp phổ biến và ít nguy hiểm nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Công chức phụ trách thụ lý giải quyết thủ tục cấp các loại giấy phép (xây
dựng, hoàn công, đăng ký kinh doanh, nhất là các ngành nghề nhạy cảm, v.v...)

cố ý gây khó dễ, tạo ra các khó khăn giả tạo như bắt "khổ chủ" đi lại xác nhận
và chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, kéo dài thời gian trả hồ sơ với lý do không
chính đáng, đưa qua nhiều bộ phận, các bộ phận xử lý tắc trách chồng chéo
kéo dài thời gian gây phiền hà cho "khổ chủ". Tất cả những hành vi đó là
nhằm buộc "khổ chủ" phải "biết điều", tức phải kèm theo một bao thư (có
tiền) để "lót tay" cán bộ công chức khi nộp hồ sơ. Khi đó hồ sơ sẽ được giải
quyết nhanh chóng tùy theo số tiền trong bao thư nhiều hay ít. Đây là loại
tham nhũng điển hình và khá lộ liễu trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam
hiện nay.
1.2.2. Tham nhũng gián tiếp: là loại tham nhũng không phổ biến như
tham nhũng trực tiếp nhưng gây thiệt hại rất lớn về công sản, tài nguyên, giá
trị tinh thần, niềm tin của công chúng vào Nhà nước, thậm chí có thể làm lung
lay cả thể chế và chế độ chính trị. Tham nhũng gián tiếp thường biểu hiện
dưới các hình thức sau:
- "Bẻ cong pháp luật". Đây là hành vi cố tình thay đổi các quy định của
pháp luật có lợi của những kẻ tham nhũng. Ví dụ, một số công chức cấp cao
có thể bằng các quy định của pháp luật để ưu tiên phân cấp, xây dựng quy chế
và quy hoạch cho một hòn đảo hoang vu, một vùng đất khô cằn thành một
quần thể du lịch, một nhà máy, hay một khu công nghiệp sầm uất nhằm nâng
giá trị đất đai lên gấp hàng trăm lần, qua đó nâng giá tài sản của mình bằng
cách tăng giá các lô đất đã mua của họ trong khu vực đó.
- Tác động đến nội dung chính sách nhà nước có lợi cho một số người
nào đó. Ví dụ, các chính khách nhận tiền của nhóm đầu cơ chính trị hoặc
5


nhóm doanh nhân rất có thế lực để hướng đại biểu Quốc hội thông qua các
điều luật có lợi cho họ. Nói cách khác, các chính khách này nhận tiền để lèo
lái cơ quan nhà nước ban hành các chính sách phục vụ một thiểu số những
kẻ có thế lực và tiền chứ không phải phục vụ lợi ích của nhân dân nói

chung.
Việc ráo riết vận động hành lang Quốc hội là một hoạt động được coi là
hợp pháp và chính đáng ở nhiều nước. Tuy nhiên, nếu lợi dụng sự vận động
đó để có được các chính sách gây thiệt hại cho lợi ích xã hội, nhất là người
được vận động lại nhận tiền, quà từ người đi vận động thì đó là hành vi tham
nhũng, hành vi xấu cần phải phòng ngừa.
Cả hai loại tham nhũng trực tiếp và gián tiếp trong cơ quan hành chính
nhà nước ở nhiều nước rất nghiêm trọng khiến công chúng phẫn nộ. Để xây
dựng một nhà nước tốt, trong sạch, chiếm được lòng tin của nhân dân, cần
phải chống tham nhũng với quyết tâm cao.
1.3. Nguyên nhân tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà
nước và ý nghĩa của việc tìm hiểu vấn đề này
* Nguyên nhân xuất phát từ mức sống thấp của công chức
Thực tế cho thấy một nghịch lý, ở những nước kém phát triển, mức sống
của dân cư thấp, thì nạn tham nhũng lại có biểu hiện trầm trọng hơn ở các
nước phát triển. Lý giải điều này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mức lương
thấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến công chức tham nhũng.
Bởi vì, xét cho cùng công chức cũng là con người, cũng có nhu cầu cá nhân,
gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Làm việc trong bộ máy hành chính
của Nhà nước cũng là hành nghề và do đó cần có thu nhập. Khi trình độ phát
triển kinh tế thấp, ngân sách nhà nước quá eo hẹp, Nhà nước chỉ có thể trả
mức lương cho công chức không những thấp hơn khu vực tư nhân, mà còn
thấp hơn mức cho phép người công chức có cuộc sống ở mức trung bình cao
của xã hội thì công chức có động cơ lợi dụng chức quyền để tìm kiếm thêm
thu nhập bổ sung.
Nếu đi cùng với mức lương thấp là kỷ luật công chức lỏng lẻo thì nạn
6


tham nhũng càng có cơ hội phát triển. Ngay cả khi mức trừng phạt công chức

tham nhũng cao, vì cuộc sống hàng ngày, nhất là các công chức gặp hoàn
cảnh khó khăn, cần tiền, họ có thể đánh đổi công danh, sự nghiệp lấy đồng
tiền cung cấp cho gia đình.
Hơn nữa, với mức lương thấp, người công chức có thể còn coi việc sử
dụng quyền lực để có thu nhập thêm là một "bổng lộc" cho cương vị của họ.
Khi mức lương của công chức cao và ổn định hơn khu vực tư nhân và
công chức có cuộc sống khá giả nhờ đồng lương đó, đồng thời họ lại có địa vị
xã hội do công việc đem lại thì họ sẽ ngần ngại hơn khi tham nhũng vì sợ bị
mất việc, mất địa vị xã hội.
* Trình độ quản lý thấp và kỷ luật lỏng lẻo của bộ máy quản lý nhà
nước
Ở các nước có chế độ quản lý thấp, pháp luật chưa hoàn thiện thì công
chức tham nhũng ít có khả năng bị phát hiện và ít bị trừng phạt nên tham
nhũng có cơ hội tồn tại và phát triển. Tình trạng các cơ quan nhà nước buông
lỏng kiểm tra, quan liêu, bất lực trong xử lý sai sót của công chức sẽ dẫn đến
tình trạng tham nhũng trở thành "lệ", mọi người bàng quan với nạn tham
nhũng, do đó nhóm người nắm quyền lực sẽ lợi dụng công vụ để mưu cầu lợi
ích cho riêng họ. Thậm chí, nếu Nhà nước bất lực trong việc thực thi pháp
luật, nhất là pháp luật trừng trị "quan tham" thì các nhóm lợi ích này sẽ thiết
lập mạng lưới thực hiện hành vi tham nhũng một cách hệ thống và có tổ chức
nhằm lũng đoạn xã hội. Thông qua sự dọa nạt đi đôi với hối lộ nhóm lợi ích
này sẽ bao vây, phong tỏa công chức, buộc công chức phải làm việc cho họ.
Ngoài ra, nếu kỷ luật trong cơ quan nhà nước lỏng lẻo, công chức, do
không sợ bị trừng phạt, dễ đồng lòng cùng kẻ hối lộ khiến tham nhũng nảy sinh.
* Quá trình chuyển đổi cơ chế, sự tồn tại và đan xen không rõ ràng
giữa cái mới và cái cũ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tham
nhũng
Quá trình chuyển đổi cơ chế sẽ dẫn đến sự mất dần đi của cái cũ và sự
lớn dần lên của cái mới. Tuy nhiên, khi các nhân tố mới còn yếu ớt, nhân tố
cũ còn mạnh thì cuộc đấu tranh cũ, mới sẽ rất khó khăn. Các công chức ủng

7


hộ cái cũ sẽ nhân cơ hội mà thu hoạch và vơ vét. Công chức ủng hộ cái mới
còn chưa tạo dựng được cơ sở để nuôi quân mình nên dễ làm cho những
người ủng hộ hoang mang. Tình trạng "tranh tối tranh sáng" khiến cho nhiều
công chức tham lam, lợi dụng sự chưa rõ ràng của pháp luật để nghiêng về
quyền lợi của cá nhân, phường, hội và làm nảy sinh hành vi tham nhũng.
* Nguyên nhân từ cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước, của xã
hội đối với công chức
Về mặt lý thuyết quản lý, để tạo môi trường giảm cơ hội tham nhũng và
gây sức ép buộc công chức phải tự kiểm soát mình nhằm chống lại sự cám dỗ
của tiền bạc, phải thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát
công chức. Trong thực tế, kiểm tra, giám sát công chức là việc làm phức tạp,
nhiều cơ quan nhà nước có xu hướng buông lỏng. Khi không bị giám sát, kiểm
tra, nhắc nhở và xử phạt, công chức dễ sa ngã, dễ bị mua chuộc để đi vào con
đường tham nhũng. Hơn nữa, khi đã trót tham nhũng một lần, công chức có thể bị
áp lực của người đi hối lộ mà ngày càng dấn sâu thêm vào con đường tham nhũng.
Ở các nước mà hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động kiểm
tra, giám sát của bộ máy nhà nước kém hiệu quả thì công chức khó bị kỷ luật,
khó bị bãi miễn nên dễ dàng đi vào tham nhũng hơn. Một quốc gia quản lý tốt
phải có bộ máy kiểm tra nhà nước tốt. Khi đó mọi lỗi lầm của công chức đều
bị trừng phạt nên công chức sẽ tự kiềm chế hơn trước các cơ hội tham nhũng.
* Nguyên nhân từ sự thiếu rèn luyện và trau dồi đạo đức của công chức
Phẩm chất đạo đức của công chức là biển chỉ đường giúp cho công
chức không đi chệch vào con đường tham nhũng. Tuy nhiên, nếu môi trường
công tác trong cơ quan nhà nước và môi trường đạo đức xã hội chung không
coi trọng việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức công chức thì người công
chức sẽ sao nhãng việc rèn luyện và trau dồi đạo đức làm xuất hiện các công
chức thoái hóa. Đối với những công chức thoái hóa, tiêu chuẩn đạo đức bị

đảo ngược, họ coi quyền lực của Nhà nước là quyền lực của riêng họ, coi
mình đứng trên người khác, tự cho phép hành động theo suy nghĩ và nhu cầu
của họ. Hành vi của những người này gây nên tình trạng tham nhũng cố ý,
8


rất nguy hiểm cho Nhà nước và xã hội. Đồng thời với việc xuất hiện công
chức cố ý tham nhũng, cũng xuất hiện những kẻ a dua, vụ lợi ủng hộ, che
giấucho công chức tham nhũng để cùng nhau chia lợi. Đây là nguyên nhân
không phổ biến, nhưng thường là nguyên nhân chính của các vụ tham nhũng
nghiêm trọng.
* Nguyên nhân từ công tác quản lý công chức
Công chức là một nghề đặc biệt, ở đó người công chức không hành
động nhân danh họ mà nhân danh Nhà nước, vì thế cần phải có chế độ chính
sách và tiêu chuẩn hành nghề riêng cho họ.
Trước hết, công tác tuyển chọn và đào tạo ban đầu phải được chú trọng
để đảm bảo có được các công chức dự bị đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức, kỹ năng
và kỷ luật làm việc. Nếu công việc này bị xem nhẹ sẽ đưa vào cơ quan nhà
nước các công chức có động cơ tham nhũng ngay từ đầu thì việc sử dụng và
quản lý họ sẽ vô cùng khó khăn.
Chính sách cán bộ đối với công chức phải được thiết kế sao cho công
chức an tâm và tận tụy, trung thành với nhà nước. Nếu không công chức sẽ
tìm kiếm cơ hội lợi dụng chức quyền vụ lợi cho họ.
Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra công chức phải được tiến hành
thường xuyên để tạo rào cản đối với hành vi tham nhũng. Nếu buông lỏng
việc này tệ tham nhũng sẽ tự do phát triển khi có cơ hội.
Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ phải chú ý đến loại bỏ cơ hội
tham nhũng, nếu không sẽ lâm vào tình trạng công chức không tự vệ được
trước sức tấn công của tệ tham nhũng...
* Nguyên nhân từ bộ máy hành chính nhà nước

Trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn được phân cấp
tương xứng với trách nhiệm thì sẽ ít cơ hội cho công chức tham nhũng vì khi
sai sót xảy ra có thể truy cứu người chịu trách nhiệm do đó công chức sẽ ít
động cơ tham nhũng hơn. Tuy nhiên nếu trách nhiệm không được phân định
rõ ràng, quyền lực được giao một cách không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng
công chức làm sai không phải chịu trách nhiệm hoặc trốn được trách nhiệm
9


của mình. Khi đó tệ tham nhũng có điều kiện phát triển.
Tham nhũng dễ dàng nảy sinh trong lĩnh vực phân cấp quản lý giữa
trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức sản xuất
kinh doanh.
Ngoài ra, ở các cơ quan nhà nước còn duy trì tình trạng thủ tục hành
chính phức tạp, khó tiếp cận thì công chức càng có cơ hội để vòi vĩnh công
dân khi thực thi trách nhiệm của họ.
* Ý nghĩa của việc phòng và chống tham nhũng.
Là một hiện tượng xã hội tiêu cực, tham nhũng đã và đang gây ra
những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt đối với sự phát triển của xã hội. Do
đó, việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng là đòi hỏi cấp thiết đối
với nhà nước và xã hội. Cuộc đấu tranh này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong
việc ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật và tội
phạm ra khỏi đời sống xã hội mà còn là yếu tố quyết định sự tồn vong của chế
độ và sự phát triển của xã hội.
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, việc đấu tranh chống tham
nhũng càng có ý nghĩa quan trọng, trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
được thực hiện một cách quyết liệt, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống
chính trị và của mỗi người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hoạt
động đấu tranh chống tham nhũng được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt là
nhằm nhanh chóng loại trừ tệ nạn này khỏi đời sống xã hội, bởi đó là điều

kiện cần thiết để chúng ta có thể xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh. Đó chính là ý nghĩa quan trọng và cũng là mục
đích cuối cùng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

10


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở LAI
CHÂU
2.1. Khái niệm chung
Trước hết phải nói rằng, việc đánh giá về tình hình tham nhũng trong
các lĩnh vực thông qua các số liệu là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi vì, nếu căn
cứ vào các yếu tố cần và đủ để xác định hành vi hay vụ việc tham nhũng thì
tham nhũng phải có đủ yếu tố: lợi dụng chức vụ, quyền hạn và vụ lợi. Trong
nhiều lĩnh vực, tham nhũng gắn bó chặt chẽ với những hành vi cố ý làm trái
hoặc lãng phí mà nhiều trường hợp rất khó hoặc đã không chứng minh được
yếu tố vụ lợi, vì thế thường được nhận định chung là tình trạng gây thất thoát
hay sai phạm về kinh tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, đa số các trường
hợp thất thoát và sai phạm đó thường đi liền với tư lợi và tham nhũng. Để có
một số liệu tương đối chính xác về tham nhũng có lẽ chỉ có thể thông qua các
bản án đã có hiệu lực pháp luật với việc thống kê các tội danh thuộc nhóm tội
tham nhũng. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ so với thực trạng tham nhũng bởi
nhiều vụ việc không được đưa ra xử lý hình sự.
Chính vì vậy, để có một bức tranh tương đối toàn diện về tham nhũng ở
các cơ quan hành chính cấp tỉnh Lai châu phù hợp với nhận định của Đảng,
Nhà nước ta cũng như của xã hội, ở đây ta nêu ra những vụ việc và con số
chính thức của cơ quan Thanh tra tỉnh Lai châu, Tòa án nhân dân tỉnh Lai
châu…, qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể tin cậy được.
2.2. Thực trạng tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

cấp tỉnh ở lai châu
a.Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Tham nhũng xảy ra phổ biến trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và
gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước. Hầu hết các công trình xây dựng đều
có biểu hiện thất thoát tài sản do tham ô, cố ý làm trái và diễn ra ở tất cả các
khâu, các giai đoạn, từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt
kế hoạch vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công
trình. Qua thanh tra 40 dự án, công trình có tổng mức đầu tư 103 tỷ đồng,
11


phát hiện tổng số sai phạm về tài chính là 114.505 triệu đồng, chiếm 11,11%
tổng vốn đầu tư. Ở từng hạng mục công trình các dự án được thanh tra, kiểm
tra đều có mức độ sai phạm khác nhau:
Mặc dù tất cả những sai phạm nêu trên trong các công trình bản chất đều
là tham nhũng do một phần không nhỏ là do các hành vi xà xẻo, rút ruột công
trình, còn một phần nữa thực chất là hối lộ để bỏ qua hành vi sai trái nhưng
rất khó chứng minh nên các cơ quan thanh tra quy về hành vi "thiếu tinh thần
trách nhiệm" hoặc "cố ý làm trái".
b. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai
Đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng và khiếu nại, tố cáo, số
lượng tài sản nhà nước bị mất là rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt, với chế độ ở hữu
toàn dân về đất đai ủy quyền cho cơ quan nhà nước quản lý, tham nhũng
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai sẽ có cơ hội phát sinh và phát triển.
Tùy theo mức độ khác nhau, nhưng không chỉ đất đai ở đô thị mà cả vùng
nông thôn đều bị lấn chiếm, cấp phát, mua bán, chuyển nhượng tùy tiện, trái
phép. Vi phạm và tham nhũng về đất đai thường qua các dạng chủ yếu: cấp
đất trái thẩm quyền, thông qua danh nghĩa các dự án để chia chác kiếm lời;
hợp thức hóa đất lấn chiếm trái phép; chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy

tiện, không đúng quy hoạch, thu đất của dân, đền bù giá rẻ, giao cho một
doanh nghiệp sau đó san ủi mặt bằng để chia lô bán nền…đây là hành vi đem
lại siêu lợi nhuận cho một nhóm người.
c. Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, sử dụng ngân sách nhà nước
Cơ chế "xin - cho" và việc quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến các vi phạm
trong quản lý, cấp phát vốn, sử dụng kinh phí ngân sách gây thất thoát lớn cho
ngân sách nhà nước. Tình trạng "chạy" ngân sách, "chạy" dự án của nhiều cơ
quan, địa phương thực chất là một loại tham nhũng có tính chất tập thể. Chính
ở đây diễn ra những hành vi quà cáp biếu xén, lại quả với những khoản tiền
rất lớn và là một loại tham nhũng rất khó bị phát hiện và xử lý.
Việc sử dụng ngân sách nhà nước hết sức bừa bãi và có nhiều biểu hiện
tham nhũng. Chẳng hạn trong năm 2008, qua thanh tra việc chấp hành chế độ
12


thu, chi tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho thấy tình trạng để
ngoài sổ sách, thu sai quy định và để tồn đọng các khoản thu là 24 tỷ 936 triệu
đồng; chi sai chế độ, chính sách, chi thiếu chứng từ, cho tạm ứng sai quy định
là 4 tỷ đồng. Thanh tra đối với tổ chức tín dụng đã phát hiện 2 vụ tiêu cực,
tham nhũng với số tiền vi phạm trên 1 tỷ 773 triệu đồng. Đó chỉ là những con
số nhỏ so với những gì diễn ra trên thực tế. Trong các cơ quan nhà nước, hoạt
động mua sắm công là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng mua đắt, bán rẻ, lợi
dụng để chia chác. Bên cạnh đó, các hành vi mua bán và sử dụng trái phép
hóa đơn giá trị gia tăng để hợp pháp hóa các chi phí khống trong đầu tư xây
dựng cơ bản, nâng khống giá trong mua sắm hàng hóa, tài sản của cơ quan
doanh nghiệp nhà nước để tham ô cũng khá phổ biến...
d. Tham nhũng bằng cách "gây khó khăn" trong giao dịch hành
chính
Tình trạng nhũng nhiễu nhân dân khi có công việc tiếp xúc với chính
quyền không phải là hiếm ở Lai châu. Hình thức phổ biến ở các cấp thành

phố, huyện, xã phường là công dân muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và sở hữu nhà nhanh chóng theo yêu cầu thì cần phải đưa một số tiền lót
tay nào đó cho nhân viên trực tiếp giải quyết hoặc người quen của họ.
Một hình thức tham nhũng thường thấy và lộ liễu hơn ở Lai châu là cán
bộ công chức phụ trách thụ lý giải quyết thủ tục cấp các loại giấy phép như:
xây dựng, hoàn công, đăng ký kinh doanh (nhất là các ngành nghề nhạy cảm)
v.v... thường cố ý gây khó dễ, tạo ra các khó khăn giả tạo như không hướng
dẫn để người dân lập hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu, cố tình kéo dài thời gian trả
hồ sơ với lý do không chính đáng, chỉ dẫn nhân dân đi qua nhiều bộ phận
không cần thiết, câu kết với nhau để một số bộ phận xử lý nào đó kéo dài thời
gian nhằm vòi tiền.
Một loại tham nhũng cũng khá phổ biến ở Lai châu là nhờ vả người
quen đưa quà cáp để công chức giải quyết sự việc theo ý của thân chủ. Công
chức sẽ viện dẫn nhiều lý do như phải làm ngoài giờ, trường hợp ngoại lệ để
hợp thức hóa thu nhập đối tác đem lại.
13


Một loại tham nhũng nữa cũng đang báo động trong quan hệ công tác
nội bộ cơ quan hành chính ở Lai châu là "mua quan, bán chức", là tạo dựng
mối quan hệ cánh hẩu giữa cấp trên với cấp dưới trong công tác tổ chức cán
bộ. Cán bộ lãnh đạo cấp trên sẽ ưu tiên bổ nhiệm một chức danh lãnh đạo
trong cơ quan cho ai có quan hệ cá nhân tốt với họ chứ không phải có năng
lực và phù hợp nhất với công việc cần giao.

14


CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH TẠI LAI

CHÂU
3.1. Chủ trương của tỉnh
Để việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng,
chống tham nhũng nghiêm túc có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành
các chỉ thị, nghị quyết, quyết định để triển khai, thực hiện, cụ thể:
- Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 25/3/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai châu về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định
số 25/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí;
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 19/01/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai châu về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
số 10-NQ/TU ngày 04/10/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về
phòng, chống tham nhũng;
- Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai châu về việc sử dụng phương tiện đối với chức danh được bố trí xe đi
công tác;
- Nghị quyết số 152/NQ-HĐND ngày 12/5/2006 của Hội đồng nhân dân
tỉnh khóa XII kỳ họp thứ 8 về việc quy định chế độ công tác phí và chế độ hội
nghị;
Văn bản số 862/UBND-NC ngày 15/5/2008 về việc yêu cầu các cơ quan,
đơn vị báo cáo việc triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2007;
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn cơ sở thực hiện Luật Luật Phòng, chống tham nhũng.
3.2. Các giải pháp thực hiện
3.2.1. Tổ chức bộ máy phòng, chống tham nhũng của Lai châu
Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống
tham nhũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động
15



phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống
tham nhũng có bộ phận giúp việc.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động Ban chỉ đạo tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
3.2.2. Nội dung hoạt động phòng, chống tham nhũng
Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản dưới Luật về
phòng, chống tham nhũng được ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai châu đã
chủ động tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật
Phòng, chống tham nhũng dưới nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn, tuyên
truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, ban hành các văn bản hướng
dẫn thực hiện…
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan,
đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí gắn với thực hiện Cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; kiểm điểm
đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); tổ chức quán triệt
Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa X) về công tác phòng, chống tham nhũng…
Các cơ quan báo, đài địa phương thường xuyên đưa tin, bài tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng,
chống tham nhũng trên địa bàn của tỉnh góp phần nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền để nêu gương
người tốt, việc tốt trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời
đưa nhiều tin, bài phản ánh các vụ việc tiêu cực, các vụ án tham nhũng để
nhân dân thấy được hậu quả, tác động của tệ tham nhũng với quá trình xây
dựng, phát triển đất nước. Nhiều vụ việc tiêu cực, làm trái chế độ, thái độ
nhũng nhiễu, gây phiền hà được nhân dân phát hiện phản ánh kịp thời, giúp
các cơ quan chức năng xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.


16


a. Triển khai các biện pháp quản lý trong các cơ quan hành chính
nhà nước
Để đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, trong thời
gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Lai châu đã đề ra và thực hiện các biện pháp
như:
Hệ thống hóa những quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời hạn
giải quyết đối với từng loại công việc, công bố công khai minh bạch trên các
phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở làm căn cứ cho nhân dân thực
hiện và giám sát việc thực hiện của cán bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy tăng cường công tác quản lý cán bộ,
trước hết là công tác đánh giá, sắp xếp, luân chuyển cán bộ để củng cố, kiện
toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà
nước trọng yếu, các cơ quan làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, nhằm đảm bảo
yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết thay thế
những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái về đạo đức, lối sống,
giảm sút uy tín. Công khai thi tuyển các chức danh cán bộ để bố trí vào các cơ
quan Nhà nước.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn
thể trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó phát huy vai
trò giám sát của các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng lãng phí
nhằm đảm bảo cho công tác này được triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ,
đạt hiệu quả cao hơn.
b. Xử lý hành vi tham nhũng
- Cơ quan Công an tỉnh Lai châu đã chủ động, tích cực triển khai đồng
bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với loại tội phạm tham nhũng, đã thu

được những kết quả quan trọng, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương và công
bằng xã hội. Ngoài việc tiếp tục điều tra các vụ án tham nhũng năm 2007
chuyển sang, cơ quan Công an đã điều tra 13 vụ với 26 đối tượng; tiến hành

17


khởi tố điều tra 4 vụ với 10 bị can, trong đó: Tham ô 3 vụ với 9 bị can, lạm
dụng chức vụ quyền hạn 01 vụ với 01 bị can.
- Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp năm 2008, ngoài việc tiếp tục kiểm sát đối với các vụ án từ năm 2007
chuyển sang, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã truy tố 04 vụ với 13 bị can, gồm:
Tham ô tài sản 2 vụ với 7 bị can, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành
công vụ 1 vụ với 1 bị can, nhận hối lộ 1 vụ với 5 bị can.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện đã xét xử 5 vụ án tham nhũng với 12
bị cáo, trong đó: Án treo 5 bị cáo, phạt tù 15 năm với 1 bị cáo, từ 3 đến 7 năm
với 5 bị cáo, dưới 3 năm với 1 bị cáo. Một số vụ án được xét xử lưu động có
tác dụng lớn trong việc răn đe, phòng ngừa tham nhũng.
- Một số vụ án tham nhũng đã và đang tiến hành điều tra xét xử:
Vụ án Sa Thị Dương - Thủ quỹ Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Bắc
Yên tham ô số tiền 478 triệu đồng, đã tuyên phạt Sa Thị Dương 17 năm tù
giam. Chuẩn bị đưa ra xét xử vụ Nguyễn Hải Vân - chuyên viên phòng Tài
nguyên, môi trường huyện Thuận Châu phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ xảy ra trong lĩnh vực quản lý đất đai tại huyện
Thuận Châu.
Vụ án Nguyễn Văn Huấn - Phó chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng
quốc lộ 6, cùng đồng bọn cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc
kiểm kê, thẩm định, áp giá đền bù đất đai, tài sản và thiếu trách nhiệm trong
công tác kiểm tra, tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
giá trị đền bù, bước đầu xác định thiệt hại trên 4 tỷ đồng, đã khởi tố vụ án với

8 bị can.
Vụ án Công ty cổ phần Xi măng Mai Sơn do Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm tham nhũng (C37), Bộ Công an điều tra và khởi tố vào ngày 20/10/2008
đối với: Ông Nguyễn Huy Kế - Giám đốc công ty, ông Trần Anh Sơn - Phó
giám đốc Công ty, ông Kiều Xuân Tình - Kế toán trưởng, ông Lê Đăng Hùng Trưởng phòng Kế hoạch về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản. các đối tượng đã tự nguyện khắc phục hậu quả là nộp số

18


tiền: 4.286 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra Bộ Công an,
hiện nay vụ án đang được C37, Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.
3.2.3. Đánh giá chung về công tác phòng, chống tham nhũng ở tỉnh
lai châu từ khi luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực
a. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, Thường trực UBND tỉnh Lai châu đã chỉ đạo tổ
chức triển khai quán triệt nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng cho cán
bộ chủ chốt sở - ngành, thành phố, huyện; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể
để thực hiện và tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện đồng bộ, xem công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ
trọng tâm và thường xuyên để góp phần xây dựng chính quyền tỉnh trong sạch
vững mạnh.
Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị và được Thường vụ Tỉnh ủy
đồng ý ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Đây là
điều kiện quan trọng để tập trung, thống nhất cao trong cả đạo phòng, chống
tham nhũng.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng kịp thời ban hành một số văn bản chỉ đạo
nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các công điện của Thủ tướng Chính
phủ liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Qua tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra rà soát các dự án, Ủy ban nhân

dân tỉnh đã chỉ đạo xử lý nghiêm túc các sai phạm và đề ra các biện pháp chấn
chỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án, quản lý nguồn
ngân sách để ngăn chặn và làm hạn chế phát sinh các hành vi tiêu cực tham
nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.
b. Những vấn đề còn hạn chế trong công tác phòng, chống tham
nhũng và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt làm được nêu trên, công tác phòng, chống tham
nhũng của tỉnh còn một số yếu kém như sau:

19


- Trong công tác quản lý nhà nước một số cơ quan, đơn vị chưa quan
tâm đúng mực đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là khâu lập dự
án đầu tư, quyết định đầu tư, bố trí cán bộ quản lý dự án.
Qua công tác thanh tra các dự án nhận thấy việc vi phạm các quy định
của nhà nước còn khá phổ biến. Công tác quản lý sử dụng đất đai; quản lý thu
chi tài chính và quản lý tài sản công còn nhiều cơ sở, thiếu sót gây lãng phí
thất thoát tài sản nhà nước, cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực này.
- Do chưa có cơ chế quy định cụ thể nên mối quan hệ phối hợp giữa các
cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí chưa chặt chẽ, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để việc
phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả cao hơn.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra chưa ngang tầm, cơ
sở vật chất còn nhiều khó khăn, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng
nhu cầu.
- Hiện nay các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống tham
nhũng còn chưa đồng bộ, cụ thể, thiếu chế tài trong việc xử lý các hành vi vi
phạm liên quan đến trách nhiệm của công chức trong việc đấu tranh, phòng

ngừa tham nhũng nên việc tổ chức thực hiện đôi khi còn chậm vì vậy tinh
thần của Luật Phòng, chống tham nhũng chưa được phát huy một cách tốt
nhất trong thực tiễn.

20


KẾT LUẬN
Tham nhũng là căn bệnh gắn liền với quyền lực và lòng tham của con
người. Khi còn Nhà nước, còn lợi ích từ vận dụng sai quyền lực công thì còn
tham nhũng. Tuy nhiên, nếu tham nhũng trở nên trầm trọng thì không những
làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước, mà còn gây tổn hại kinh tế, kìm
hãm sự tăng trưởng kinh tế và góp phần to lớn vào phân phối bất công bằng
và mất ổn định xã hội. Chính vì thế chống tham nhũng là nhiệm vụ của mọi
quốc gia, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân.
Ở Việt Nam nói chung, ở Lai châu nói riêng, tham nhũng trong các cơ
quan hành chính nhà nước những năm gần đây đã trở nên nhức nhối. Nạn ăn
tiền để làm những việc mình phải làm theo nghĩa vụ hoặc nhận hối lộ để bẻ
cong pháp luật không hiếm gặp trong công chức nhà nước. Vì thế lòng tin của
dân chúng vào sự liêm khiết của công chức nhà nước sụt giảm. Nạn " ứng xử
phong bì" ít nhiều trở thành lệ mà không ai đứng lên đấu tranh, vạch mặt kẻ
tham nhũng. Việt Nam, trong đó có Lai châu đã được nhiều người biết đến
trên bản đồ tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Thế giới đưa ra. Những năm
gần đây, với việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, công
tác chống tham nhũng ở Lai châu đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ,
một số vụ việc đã được đem ra xét xử. Nhân dân đã có ý thức tham gia cung
cấp thông tin chống tham nhũng, cơ quan phòng, chống tham nhũng chuyên
trách cấp tỉnh đã được thành lập, các hoạt động chống tham nhũng đã được
coi trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu và so với nhiệm vụ đặt ra trong Luật
Phòng, chống tham nhũng thì Lai châu còn nhiều việc cần phải làm.

- Cần nâng cao tính hệ thống để bảo đảm sự độc lập trong hoạt động của
các cơ quan này. Nghiên cứu sửa đổi Luật Thanh tra theo hướng tăng cường
tính hệ thống của ngành thanh tra, đồng thời tăng cường tính chủ động trong
công tác thanh tra, đặc biệt là qui định quyền thanh tra đột xuất của các cơ quan
thanh tra nhà nước đối với những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Chính phủ
cần tăng cường quyền lực và phạm vi độc lập hơn nữa cho cơ quan chống tham
nhũng các cấp. Nên chăng đưa cơ quan chống tham nhũng thành tổ chức độc
lập và chỉ chịu sự chế định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Thủ tướng
Chính phủ để tăng cường hiệu lực chống tham nhũng của cơ quan này.
21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nội Chính Trung ương (1998), Đấu tranh chống tham nhũng ở
nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
2. Chính phủ (2006), Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg ngày 01/8 của Thủ
tướng Chính phủ về nghiêm cấm dùng công làm quà biếu và chiêu đãi khách
sai quy định, Hà Nội.
3. "Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng" (2007), cpv.org.vn, ngày 21/8.

22


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1

23




×