Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Một số giải pháp giảm thiểu, xử lý chất thải nguy hại và nâng cao quản lý, xử lý chất thải nguy hại đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

BÀI TIỂU LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, XỬ LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI VÀ NÂNG CAO QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI ĐẤT ĐAI

Giảng viên hướng dẫn: TS.Vũ Quang
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hải
Lớp: ĐH Luật A – K57

Quảng Bình, tháng 04 năm 2018
MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................3
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
B. NỘI DUNG..............................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.........................................................5
1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................5
1.1 Khái niệm chất thải..................................................................................................5
1.2 Khái niệm chất thải nguy hại...................................................................................5
1.3 Khái niệm phân loại.................................................................................................5
1.4 Khái niệm phân loại.................................................................................................5
2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại.....................................................................6
3. Các tác nhân chính gây hại chứa trong chất thải nguy hại.........................................7
4. Phân loại chất thải nguy hại.......................................................................................9


5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại...........................................................................12
5.1 Ảnh hưởng đến môi trường....................................................................................12
5.2 Ảnh hưởng đến xã hội............................................................................................13
II. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT
NAM............................................................................................................................ 14
1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam................................................14
2. Hệ thống văn bản quy định về chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy
hại................................................................................................................................ 15
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ
NÂNG CAO QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI..................................16
1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại....................................................16
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện
nay.................................................................................................................................17
C. KẾT LUẬN............................................................................................................ 20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................21

2


LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận “Tổng quan về chất thải nguy hại, phân loại chất thải nguy hại và xử lý
chất thải nguy hại” là kết quả quá trình cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, động viên,
khích lệ của các thầy cô, bạn bè và người thân. Với tình cảm chân thành, cho phép tôi
gửi lời cảm ơn đến những cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, tìm hiểu.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên TS. Vũ Quang đã
có những buổi giảng dạy, thảo luận về lĩnh vực đất đai – môi trường, trực tiếp tận tình
hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho bài tiểu luận này.
Tôi xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Lý Luận Chính Trị cùng với tri thức và tâm

huyết đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập của tôi. Và đặc
biệt trong học kỳ vừa qua, đã tạo điều kiện cho chúng tôi được học tập và lĩnh hội kiến
thức Luật đất đai – môi trường.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện
về cơ sở vật chất để tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình.
Với kinh nghiệm còn hạn chế của mình, đề tài không thể tránh khỏi những sai
sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để tôi có điều
kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, thực hiện tốt hơn các đề tài tham gia sau
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3


A. MỞ ĐẦU
Môi trường tự nhiên là sự sống, là điều kiện để con người tồn tại và phát triển.
Hiện nay, môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự thiếu ý thức của
con người. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển,
đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi
trường lại có những diễn biến phức tạp. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc
sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở
thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Song thật đáng tiếc môi trường ngày
càng bị hủy hoại nặng nề do các hoạt động sinh hoạt đời sống của con người, hoạt
động công nghiệp... Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra
mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc
biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông
nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...
Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, đặc biệt là chất thải

nguy hại đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các
nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
Theo một điều tra khảo sát của JICA, tổng lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam
năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và
CTNH là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng phát sinh chất thải năm 2020 là
khoảng 67,6 triệu tấn (2,8 triệu tấn CTNH) và đến năm 2025 là khoảng 91 triệu tấn
(27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp). Do lượng phát sinh CTNH ngày càng gia tăng,
nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát như vận chuyển trái
phép hoặc xử lý không an toàn về môi trường.
Chính vì vậy, quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại đang là một yêu cầu
cấp bách đối với nước ta. Trong phạm vi nghiên cứu dựa trên tổng quan các báo cáo và
tài liệu có sẵn, bài tiểu luận “Tổng quan về chất thải nguy hại, phân loại chất thải nguy
hại và xử lý chất thải nguy hại” sẽ cung cấp thông tin và đánh giá một cách khái quát
tình hình chất thải nguy hại ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp quản lý
chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường sống.

4


B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1. Các khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm chất thải
Theo Wikipedia: “Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn
muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý
nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được gọi là rác
Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng
cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.”

1.2 Khái niệm chất thải nguy hại
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm theo
Quyết định số 115/1999/QĐ-TTg): “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm
ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác
với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
Kế thừa và phát triển khái niệm về chất thải nguy hại trong Quy chế quản lý chất
thải nguy hại nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn
gọn hơn, rò ràng hơn và khái quát hơn.
Theo đó, khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây
ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
1.3 Khái niệm phân loại
Theo Wikipedia: “Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các
lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật
hiện tượng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào
những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng để phân chia, sắp xếp các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục
đích phân loại. Chính vì vậy, phân loại là chìa khoá giúp cho loài người nhận biết
được thế giới.”
1.4 Khái niệm phân loại
Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động

5


của xã hội loài người. Phân loại là sự phân chia sắp xếp các sự vật hiện tượng, khái
niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa vào những dấu hiệu
giống nhau và khác nhau giữa chúng để phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mục đích phân loại.

(Theo Wikipedia)
2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu
dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát
sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ,
hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo
cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia
các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau
Nguồn sinh hoạt: các acqui, pin hỏng, đèn huỳnh quang thải,chất thải có thành
phần sơn - vecni - chất kết dính- chất bịt kín - mực in, thuốc diệt trừ các loài gây hại.
Dịch vụ: Tráng phim, chất thải từ chăm sóc y tế, hoá trị liệu, chất thải phóng
xạ,... trong đó y tế khoảng 21.000 tấn hàng năm.
Công nghiệp: Mạ kim loại là các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,... khoảng
130.000 tấn hàng năm. (trong đó Công nghiệp nhẹ chiếm 47%, CN hoá chất 24%,
Luyện kim 20%, Chế biến thực phẩm 8%, Điện, điện tử 1%)
Khoáng sản: Quặng sắt, quặng sulfua thải, bùn thải và chất thải có chứa dầu, hắc
ín thải...
Cơ khí: Chất thải có chứa amiang, xăng-dầu - nhớt thải, sáp - mỡ thải, bùn thải từ
thiết bị chặn dầu- tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ...
Điện: Các thiết bị điện có PCB, CFC, HCFC, HFC, amiang..
Nông nghiệp:
Trồng trọt: Bao bì thuốc trừ sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng, các loại thuốc
hết hạn sử dụng,...
Chăn nuôi: Kim tiêm, vỏ chai thuốc,... chứa dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic
và cytostatic), gia súc - gia cầm chết do dịch bệnh.
Ở Việt Nam lượng rác thải độc hại từ nông nghiệp hàng năm là 3.600 tấn/ năm,
chưa kể 37.000 tấn chất hoá chất cấm sử dụng đang tồn kho chưa có biện pháp xử lý.

6



Nhìn chung nguồn phát sinh chất thải nguy hại phần lớn xuất phát từ các hoạt động
công nghiệp.
3. Các tác nhân chính gây hại chứa trong chất thải nguy hại
1. Arsenic (Thạch tín - As) được sử dụng trong hợp kim của mạch điện, trong
thuốc trừ sâu và chất bảo quản gỗ; có độc tính mạnh và khả năng gây ung thư cao.
2. Amiang đã từng được sử dụng rộng rãi làm làm vật liệu cách nhiệt trong ngành
xây dựng; vẫn được sử dụng trong các miếng đệm, má phanh, tấm lợp và các vật liệu
khác. Khi hít phải có thể gây ung thư và trung biểu mô.
3. Cađimi (Cd) được sử dụng trong pin, chất nhuộm, lớp phủ bề mặt kim loại và
nhựa. Cơ thể con người tiếp xúc với Cd từ các hoạt động tại nơi làm việc, từ khói
thuốc lá và thức ăn bị nhiễm độc. Cd là tác nhân gây huỷ hoại phổi, gây bệnh thận và
làm kích ứng đường tiêu hoá.
4. Crôm (Cr) kết hợp dễ dàng với các kim loại khác hình thành các hợp kim, ví
dụ thép không gỉ. Cr được sử dụng làm lớp phủ chống gỉ lên các kim loại khác, tạo
màu trong sơn, chứa trong chất bảo quản gỗ và các dung dịch thuộc da. Khi nhiễm
Cr(VI) sẽ gây ung thư, rối loạn gen và nhiều bệnh khác.
5. Chất thải y tế: Các loại chất thải y tế nếu không xử lý trước khi đưa ra môi
trường có thể gây nhiễm trùng, truyền mầm bệnh và các vi khuẩn có hại.
6. Xyanua (CN-) là một chất độc mà ở liều cao có thể gây ra tê liệt, rối loạn và
ngừng thở; tiếp xúc lâu dài ở liều thấp có thể gây mệt mỏi và làm giảm sức khoẻ. Khí
hydro xyanua nén được sử dụng để trừ các loại động vật gặm nấm, côn trùng trên tầu
thuỷ và trên cây cối.
7. Chì (Pb) được sử dụng trong sản xuất pin, đạn dược, sản phẩm kim loại (như
que hàn và ống thép), các thiết bị chắn tia X- quang ... Nếu ăn hay hít phải Pb có thể
gây hại cho hệ thần kinh, thận và hệ sinh sản.
8. Thuỷ ngân (Hg) được sử dụng trong sản xuất khí clo, sôđa ăn da, nhiệt kế, chất
hàn răng và pin. Hg tiếp xúc với cơ thể thường xảy ra qua đường không khí, nước,
thức ăn bị nhiễm thuỷ ngân hoặc chữa trị y khoa và nha khoa. Nhiễm độc mức cao có
thể huỷ hoại não, thận và bào thai.

9. PCB (PolyChloritnated Biphenyls) là các hợp chất được sử dụng trong công
nghiệp làm chất lỏng trao đổi nhiệt, trong biến thế và tụ điện, làm phụ da trong sơn,

7


giấy sao chụp không có các bon, chất bịt kín và nhựa. PCB gây tác động xấu đến hệ
thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và gan.
10. POP (Persistent Organic Polutants - Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ): Các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là một nhóm các hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật
có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường, có khả năng phát thải và tích luỹ sinh học
lớn; do vậy đe dọa con người và động vật ở cuối chuỗi thức ăn, gây một loạt tác hại về
sức khoẻ.
11. Axit và kiềm mạnh: Các dung dịch ăn mòn mạnh được sử dụng trong công
nghiệp có thể ăn mòn kim loại và phá huỷ các mô sinh vật sống.
12. Phóng xạ với sức khỏe con người: Những tác hại của tai nạn hạt nhân là vô
cùng nguy hiểm, từ việc gây sát thương trực tiếp đến gây bệnh do nhiễm phóng xạ cấp
tính, mãn tính, hỗn hợp, tổn thương các bộ phận trên cơ thể con người, tàn phá môi
trường trên diện rộng, gây tác hại lâu dài.
Trên thực tế, phóng xạ được phát ra trong tự nhiên từ lòng đất, trong không khí
và ở mọi nơi trên trái đất. Ngoài ra, liều lượng phóng xạ còn có thể tăng lên do bị rò rỉ
trong quá trình sử dụng các yếu tố phóng xạ vào các mục đích (sử dụng chế tạo vũ khí
trong quân sự, điều trị bệnh trong y học, sản xuất năng lượng hạt nhân ...). Phóng xạ tự
nhiên là yếu tố cấu thành môi trường sống của con người và những khu vực khác nhau
thì có mức độ phóng xạ khác nhau. Phóng xạ có thể có ích hoặc có hại, tùy thuộc liều
lượng. Nếu liều lượng cao sẽ gây nguy hiểm cho con người. Các nguy hiểm khi tiếp
xúc với phóng xạ suốt đời sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới phổi, vú (ở phụ nữ), gan, dạ
dày, ruột kết, tủy xương ... Phóng xạ ảnh hưởng đến đặc tính di truyền của con người.
Các nhà khoa học đã khẳng định, phóng xạ có thể làm tổn thương tế bào, chết tế
bào, tổn thương nhiễm sắc thể, làm chậm phát triển hệ thần kinh và hệ vận động. Mức

độ tổn thương tùy liều lượng phóng xạ và giai đoạn nhiễm.
Nhiều trường hợp thai nhi bị nhiễm phóng xạ (hàng trăm đến hàng ngàn rads) do
một số bệnh nhân nữ xạ trị bệnh ung thư tử cung nhưng không biết có thai. Hầu hết
thai nhi đều chết hay bị dị tật như não nhỏ, nứt đốt sống, nứt vòm họng, dị dạng
xương, thiểu năng tinh thần...

8


4. Phân loại chất thải nguy hại

Hình 1.1 Các loại chất thải nguy hại
Có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại nhìn chung theo các cách sau
Thứ nhất, theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ
(sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt

động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

9


17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và
chất đẩy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
(Nguồn: Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng
thải chính theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Để xác định chất thải có phải là chất thải nguy hại hay không, có thể tham khảo loại
chất thải như được quy định trong quy chế được ban hành theo quyết định
155/1999/QĐ-TTg
Thứ hai, theo định nghĩa (dựa trên 4 đặc tính)
Tính cháy
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện
của chất thải có những tính chất sau:
 Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tich) hay có điểm
chớp cháy nhỏ hơn 600C (1400F)
 Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất thải lỏng) có thể cháy qua ma sá, hấp phụ độ
ẩm hay tự biến đổi hoác học, khi bắt lửa cháy rất mảnh liệt và liên tục tạo ra hay có thể
tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
 Là khí nén
 Là chất oxy hóa
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D001
Tính ăn mòn
pH là thông số thông dụng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số

về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có
nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn
mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:
 Là chất lỏng có pH <= 2 hay >= 12.5
 Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ
thí nghiệm là 550C (1300F).
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D002
Tính phản ứng

10


Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này thể
hiện một tính chất bất kì trong các tính chất sau:
 Thường không ổn định (unstable) và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây
nổ.
 Phản ứng mãnh liệt với nước
 Có khả năng nổ khi trộn với nước.
 Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể nguy
hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
 Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí
độc, hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
 Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc
nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
 Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất
chuẩn.
 Chất nổ bị cấm theo định luật.
Loại chất thải này theo EPA là những chất thải thuộc nhóm D003
Đặc tính độc
Theo bảng, nếu nồng độ lớn hơn thì có thể kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại.

Bảng: Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ)
Nồng

Nhóm
CTNH

Chất ô nhiễm

theo EPA

độ

Nhóm

tối CTN

đa

H theo

(mg/l)

EPA

Nồng
độ

Chất ô nhiễm

đa

(mg/l)

Hexachloro-1,3-

D004

Arsenica

5.0

D036

D005

Bariuma

100.0

D037

Hexachoroethane

3.0

D019

Benzene

0.5


D008

Leada

5.0

D006

Cadmiuma

1.0

D013

Lidanea

0.4

D022

Carbon tetrachloride

0.5

D009

Mercurya

butadiene


0.5

0.2
a

D023

Chlordane

0.03

D014

Methoxuchlor

D024

Chlorobenzene

100.0

D040

Methyl ethyl ketone

11

tối

10.0

200.0


D025

Chloroform

6.0

D041

Nitrobenzene

2.0

D007

Chlorium

5.0

D042

Pentachlorophenol

100.0

D026

o-Cresol


200.0

D044

Pyridine

5.0

D027

m-Cresol

200.0

D010

Selenium

1.0

D028

p-Cresol

200.0

D011

Silvera


5.0

D016

2,4-Da

10.0

D047

Tetrachloroethylene

0.7

7.5

D015

Toxaphenea

0.5

0.5

D052

Trichloroethylene

0.5


0.7

D053

2,4,5 trichlorophenol

400.0

D030
D031
D032

1,4Dichloroebenzene
1,2-Dichloroethane
1,1Dichloroethylene

D033

2,4-Dinitrotoluene

0.13

D054

2,4,6 trichlorophenol

2.0

D012


Endrina

0.02

D017

2,4,5-TP (Silver)a

1.0

0.008

D035

Vynyl chloride

0.2

D034
D035

Heptachlor

(và

hidroxit của nó)
Hexachlorobenzene

0.13


a- Thành phần ô nhiễm độc theo EP trước đây
Nguồn: Luật liên bang title 40 phần 261.24
5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
5.1 Ảnh hưởng đến môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các chất
thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước
mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước
uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô
nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân
dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng. Có không nhiều
những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện tiêu huỷ chất thải
nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá tác động thực tế.
Những chuyến khảo sát điều tra về chất thải nguy hại, xem xét những tài liệu đã
công bố và thảo luận với những cơ quan Nhà nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt
Nam đang có nhiều mối quan tâm về ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do công nghiệp.
Không thể phân lập chất thải nguy hại đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý chất thải
rắn và nước thải vốn đã khá trầm trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản lý chất thải

12


rắn khó khăn hơn do thiếu những hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, mà riêng việc
này cũng đã làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm gia tăng rồi.
Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp tại
chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các bãi đất
trũng.
Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được xử lý
đầyđủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hay do việc thải vào
khí quyển những hoá chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy hại.

Bản chất ăn mòn tiềm tàng của các hoá chất độc hại có thể phá huỷ hệ thống
cống cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên.
5.2 Ảnh hưởng đến xã hội
Như đã nêu ở trên, rất khó để đánh giá những tác động thực tế liên quan đến ô
nhiễm nước mặt và nước ngầm do sự thiếu hụt các số liệu quan trắc. Tuy nhiên, tổng
quan tỉ lệ tử vong và bệnh trạng ở Việt Nam cho thấy mức độ cao bệnh tật có liên quan
đến việc cung cấp nước và vệ sinh, chủ yếu là vấn đề vệ sinh.
Việc thải các chất thải công nghiệp không được xử lý, thất thoát dầu và các hoá
chất khác do sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nước ngầm đã làm bẩn các
nguồn nước uống cũng như làm chết cá và sinh vật đáy vốn được nhân dân địa phương
đánh bắt sử dụng. Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến những tác động đó được hiểu
như là kết quả của một số sự cố gây ô nhiễm, việc di chuyển dư lượng thuốc trừ sâu
không được kiểm soát. Rủi ro tăng bệnh tật do ngộ độc kim loại và ung thư do nhiễm
các chất gây ung thư vẩn đang toàn tại. Tình trạng tăng bệnh ung thư, bệnh tim, nhiễm
trùng hệ hô hấp và tiên hoá, viêm da cũng có thể tăng.
II. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM.

13


Hình 2.1 Phân loại chất thải nguy hại

Hình 2.2 Xử lý chất thải nguy hại

1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800 ngàn
tấn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê dựa trên số lượng chất thải
nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (do các

chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cá
nhân, hộ gia đình nên có độ chính xác chưa cao. Lượng chất thải nguy hại phát sinh
thực tế hàng năm hiện chưa được thống kê đầy đủ nhưng thường ít hơn số lượng 800
ngàn tấn nêu trên, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn
hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã được thu gom và
đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một phần lượng chất thải nguy hại phát sinh
từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các công trình
bảo vệ môi trường tại cơ sở), bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép hoặc được
xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như
chất thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu
giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng chất thải nguy hại phát
sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định
hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các
vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được các làng nghề
thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất
thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

14


2. Hệ thống văn bản quy định về chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại
Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, việc đầu tiên mà cơ
quan Nhà nước sẽ tiến hành đó là ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề
này. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm
của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động liên quan đến quản lý chất thải nguy hại
và các chế tài xử lý vi phạm.
Qua nhiều năm, công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, Nhà nước ta đã

từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, từ các
quy định của luật cho đến các văn bản dưới luật như: Quy chế quản lý chất thải nguy
hại (ban hành kèm theo Quyết định số 115/1999/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ;
Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định riêng Mục 2 Chương IX về quản lý chất thải
nguy hại; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định riêng
Chương II về quản lý chất thải nguy hại, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại,
Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
(thay thế Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg)…Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia vào
một số Công ước quốc tế về quản lý chất thải nguy hại như: Công ước Marpol (Việt
Nam ký ngày 29/08/1991); Công ước Basel (Việt Nam phê chuẩn ngày 13/05/1995),…
So với giai đoạn trước đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về bảo
vệ môi trường đã được cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn. Các văn bản hướng dẫn cụ
thể như: Nghị định, Thông tư…, điều chỉnh các lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung
và quản lý chất thải nói riêng cũng đã rà soát, sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu
về số lượng, mục đích sử dụng.
Với hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản hoàn chỉnh này, tạo động lực cho công tác
quản lý chất thải nguy hại được thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới. Đặc biệt
giải quyết được các điểm nóng về quản lý chất thải nguy hại như thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải, chủ nguồn thải chất thải có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp
hơn dưới 600kg/năm… Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại
nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn
chế. Còn nhiều quy định của pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại còn
chung chung, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể vi phạm còn thấp, dẫn đến
tình hình vi phạm về quản lý chất thải nguy hại gia tăng.

15


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ

NÂNG CAO QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại
Thứ nhất, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại
Lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở công nghiệp:
Việc lưu giữ chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp phải được áp dụng
ngay từ khâu đầu phát sinh ra rác thải. Tại khu vực xí nghiệp công nghiệp phải bố trí
khu lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, chất thải nguy hại phải được lưu giữ an toàn,
không gây ra những hủy hoại môi trường trong khi chờ được thu hồi để tái chế hay xử
lý.
Các thùng lưu chứa thường phải được hàn kín và có dán nhãn mác. Việc rò rỉ các
kim loại nặng từ việc lưu giữ lâu dài các xỉ kim loại đã tạo ra một số tác động đối với
các lưu vực xung quanh. Xỉ kim loại được sử dụng như là nguyên liệu để làm đường
có thể dẫn đến việc rò rỉ các kim loại nặng, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm.
Thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế:
Thu gom chất thải bệnh viện là mấu chốt trong toàn bộ quá trình quản lý, bởi vì ở
giai đoạn này, chất thải được chia thành nhiều loại khác nhau và việc phân loại chất
thải không đúng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hại sau này. Những chất thải sắc
nhọn cần được đựng trong các túi đựng riêng, không chọc thủng được để tránh phát
tán mầm bệnh nguy hiểm.
Các chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phòng lạnh để tránh sự phân huỷ
trong quá trình lưu giữ.
Thứ hai, vận chuyển chất thải nguy hại
Khi vận chuyển các chất thải nguy hại cần phải tuân thủ các qui định của Nhà
nước về vận chuyển chất thải nguy hại.
Thứ ba, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại
Sự phát sinh chất thải là một kết quả không thể tránh khỏi của sản xuất công
nghiệp, bởi vì không có một qui trình sản xuất nào đạt hiệu suất 100% và vì thế vẫn rất
cần phải có các giải pháp kỹ thuật để xử lý chất thải nguy hại.
Nguyên tắc chung để xử lý chất thải nguy hại

- Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải.

16


- Xử lý chất thải:
+ Tách các chất thải nguy hại;
+ Biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá huỷ các chất thải nguy hại hoặc biến
thành các chất ít nguy hại hơn hoặc không gây nguy hại;
+ Thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Xử lý theo phương pháp cơ học: Xử lý cơ học thông
thường được dùng để chuẩn bị chất thải trong quá trình xử lý sơ bộ của phương pháp
xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt.
Phương pháp hoá lý: Tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác, hoặc để
tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa chất thải nguy hại. Xử lý hóa lý là phương
pháp thông dụng nhất để xử lý các chất thải vô cơ nguy hại.
Phương pháp sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải hữu cơ độc hại.
Phương pháp nhiệt (thiêu đốt): Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt là quá
trình biến đổi chất thải rắn dưới tác động của nhiệt thành các chất ở thể khí, lỏng và
rắn (tro, xỉ) đồng thời với việc tỏa nhiệt.
Trong tất cả các phương pháp trên thì phương pháp thiêu đốt là phương pháp hay
được sử dụng nhất, nó cho phép xử lý triệt để nhất; tuy nhiên giá thành của phương
pháp này lớn nên ở nước ta mới chỉ xây dựng được công trình xử lý nhiệt ở một số
nơi.
Việc quản lý an toàn bức xạ được thực hiện theo Pháp lệnh An toàn và kiểm soát
bức xạ, các cơ sở khi sử dụng nguồn bức xạ cũng như các máy phát tia bức xạ phải
đăng ký và xin cấp phép. Ngoài việc cấp giấy phép, kiểm tra việc tuân thủ của các cơ
sở bức xạ đối với Pháp lệnh An toàn & kiểm soát bức xạ và các điều kiện ghi trong
giấy phép cần được làm thường xuyên. Hầu hết các nguồn phóng xạ hiện đang dùng là
nguồn phóng xạ kín nên khả năng gây nhiễm xạ thấp.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
hiện nay
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống
còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày
càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Chất thải nguy hại

17


luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ
đâu cũng phải tìm cách để đối phó.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý,
xử lý chất thải nguy hại
Quy định cụ thể như thế nào là đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các phương tiện,
thiết bị thu gom, về vận chuyển chất thải nguy hại; quy định cụ thể trách nhiệm của
chủ xử lý chất thải nguy hại chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương
tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.
Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự theo hướng:
Về chủ thể của tội phạm, nên bổ sung theo hướng quy định trách nhiệm hình sự
đối của pháp nhân đối với các tội gây ô nhiễm môi trường vi phạm quy định về quản
lý chất thải nguy hại. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân sẽ tránh
được việc bỏ lọt tội phạm, tạo động lực nâng cao ý thức của pháp nhân trong việc quản
lý, kiểm soát chất thải nguy hại ra môi trường.
Về hình phạt, cần sửa đổi quy định về khung hình phạt và mức hình phạt theo
hướng tăng nặng thêm mức hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính để đồng bộ
và hợp lý với mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mặt khác,
cần quy định lại mức hình phạt tù có thời hạn theo hướng tăng nặng hơn nhưng vẫn
đảm bảo sự hợp lý của khung hình phạt – vì chính nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với con người và môi trường.

Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý chất thải nguy hại
Học hỏi và vận dụng phương pháp quản lý chất thải nguy hại của các nước trên
thế giới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Nâng cao năng lực của đổi ngũ cán bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
nghiêm những hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải nguy hại nhằm phát hiện
nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo nguyên tắc chủ thế gây thiệt hại cho môi trường phải
chịu trách nhiệm pháp lý đặt ra theo quy định của pháp luật. Đồng thời, ngoài việc chủ
thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý khi có hành gây thiệt hại cho môi trường, nên tăng
cường hình phạt bổ sung phải cải tạo, khôi phục lại môi trường do hành vi mình gây
nên.

18


Cần đẩy mạnh công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cơ sở xử lý tích cực
áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc xử lý chất thải nguy hại.
Thứ ba, Nhà nước nên tạo điều kiện và có những chính sách khuyên khích đối
với cơ sở sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến bảo vệ môi trường như: giảm thuế, miễn
thuế, khen thưởng, vinh danh các cơ sở và quảng bá công khai trên cổng thông tin đại
chúng. Có như vậy, một phần sẽ tạo động lực cho các cơ sở có ý thức trong việc bảo vệ
môi trường nói chung và thải chất thải nguy hại ra ngoài môi trường nói riêng.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyển, giáo dục ý thức của cộng đồng trong
việc thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nôi dung của pháp luật quản lý chất thải nguy
hại nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của loại chất thải này
đối với môi trường và đời sống cộng động, đặc biệt đối với người dân sống xung
quanh vùng quy hoạch các công trình xử lý chất thải. Cần sử dụng triệt để thông tin đại
chúng như: báo chí, truyền hình, băng rôn, khẩu hiệu,..để đưa các thông tin về chất
thải nguy hại vào đời sống quần chúng.


19


C. KẾT LUẬN
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi
con người, mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã
hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có
những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay, sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và
tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn
thất này đang là mối đe dọa của toàn nhân loại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề
mang tính toàn cầu là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái
đất nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng. Trong số các chất thải ảnh hưởng
đến môi trường của Việt Nam chất thải nguy hại – một loại chất thải phát sinh ngày
càng nhiều bởi quá trình sản xuất công nghiệp, công tác quản lý, xử lý hiện nay đang
còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, việc quản lý và xử lý
chất thải không an toàn, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp nguy hại, để lại những
hậu quả xấu, khó có thể dự liệu trước đối với môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe của cộng động. Chất thải nguy hại đang là một bài toán khó đối với sự phát
triển kinh tế của đất nước, vấn đề môi trường và con người.
Nhiều chính sách, chiến lược về giảm thiểu, xử lý chất thải nguy hại được ban
hành và đi vào cuộc sống. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất thải nguy hại
cũng đang từng bước hoàn thiện, nhiều mô hình quản lý tại một số địa phương đã cho
thấy những kết quả tốt. Vai trò của các tổ chức tư nhân cùng tham gia công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đã ngày càng được khẳng định. Công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, vấn đề đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế
và xã hội hóa công tác quản lý chất thải nguy hại cũng được tăng cường và đã có
những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự
thiếu rõ ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo

trong hệ thống tổ chức quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thực
hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, để công tác hạn chế, giảm thiểu
chất thải nguy hại thải trực tiếp vào môi trường, bảo vệ môi trường sống đạt được hiệu
quả như mong đợi, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các yếu
kém tồn tại vừa nêu.

20


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Đất đai Đại học Luật Hà Nội
Luật Bảo vệ môi trường 2014
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu
Thông tư 36/2015/TT-BTTNMT Về quản lý chất thải nguy hại.

21



×