Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp của công ty t z

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.86 KB, 11 trang )

Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp
của công ty T-Z
Qua quá trình học tập, trao đổi và nghiên cứu môn Quản trị sản xuất
và tác nghiệp. Với yêu cầu của đề bài như trên, tôi xin trình bày bài tập cá
nhân của mình bằng một bản báo cáo về công ty T & Z nơi tôi đang công tác
với các nội dung chính sau:
1. Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp
hiện nay tại công ty.
2. Các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho công ty.
3. Các điều kiện cần thiết bên trong của công ty để thực hiện các ưu tiên này.
Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như thế nào vào việc đạt được các
ưu tiên cạnh tranh này.
4. Các rào cản có thể gặp phải.

BÁO CÁO
Công ty T & Z được thành lập cách đây khoảng 10 năm. Là một trong
những công ty trách nhiệm hữu hạn của Việt Nam sản xuất vật liệu xây dựng
không nung hàng đầu.
1. Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác
nghiệp hiện nay tại công ty.
Như chúng ta đã biết, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài đối với hoạt động sản xuất và tác nghiệp của doanh nghiệp là hết sức
cần thiết. Có thể xem xét, tiếp cận các yếu tố bên ngoài ở 2 góc độ: trong
môi trường vi mô và trong môi trường vĩ mô.
Môi trường vi mô:


Thứ nhất, đó là quyền lực của nhà cung ứng
Sự ảnh hưởng của các nhà cung ứng vật tư trong sản xuất VLXD
không nung như xi măng, cát, đá cũng có tác động rất lớn trong quá trình tác
nghiệp. Đây là nhưng sản phẩm chịu sự tác động của giá xăng dầu, điện,


than. Khi giá cả các loại này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu
vào trong sản xuất.
Thứ hai, đó là các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Công nghệ sản xuất VLXD không nung trong một số loại hình sản
phẩm là khá giản đơn do vậy đã hình thành rất nhiều Công ty nhỏ lẻ sản xuất
vật liệu này dẫn đến việc cạnh tranh hỗn loạn về chất lượng và không lành
mạnh về giá cả.
Thứ ba, đó là các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Hiện nay một số công nghệ vật liệu mới xuất hiện trong sản xuất
VLXD như composite decking hay vật liệu nano sẽ là những đối thủ tiềm
tàng trong tương lai của các loại VLXD không nung được sản xuất ở công
nghệ giản đơn.
Môi trường vĩ mô:
Thứ nhất, đó là Chính trị:
Chính sách của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay là ưu tiên phát
triển cơ sở hạ tầng – ngành sử dụng rất nhiều sản phẩm VLXD không nung
của T & Z .
Do vấn đề tác động môi trường, Chính phủ và Bộ chủ trưởng cắt giảm
VLXD có nung để phát triển các loại VLXD không nung.


Chính sách thuế và ưu đãi chưa ưu tiên cho ngành VLXD, một minh
chứng là vừa qua một trong những chính sách kích cầu của Chính phủ là cắt
giảm 50% thuế VAT cho một số ngành hàng nhưng lại không cắt giảm cho
ngành VLXD như gạch ngói.
Vấn nạn tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB đã có tác
dụng xấu đến việc lành mạnh hóa việc cung ứng các sản phẩm VLXD cho
ngành này.
Thứ hai, đó là Kinh tế:
Nền kinh tế Vịêt Nam đang trên đà phát triển mạnh, tuy vậy do tác

động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cộng với việc điều hành kinh tế yếu
kém của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua đã đẩy nền kinh tế Việt Nam
vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Điều đó đã tác động mạnh đến
tình hình SXKD của doanh nghiệp nói chung và T & Z nói riêng.
Tình hình lạm phát của năm 2008 đã dẫn đến việc T & Z phải vay vốn
trung hạn và ngắn hạn với lãi suất quá cao (21.5%/năm) và việc này kéo dài
tới hiện nay dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm thị phần và mất khả
năng cạnh tranh khi xuất khẩu.
Tuy vậy việc đồng Việt Nam mất giá trong thời gian qua cũng có lợi
phần nào cho các hoạt động xuất khẩu của T & Z (chiếm 40% trong tổng
doanh số kinh doanh).
Thị trường Bất động sản “đóng băng” đã ảnh hưởng không nhỏ đến
mảng thị trường cung ứng VLXD không nung T & Z cho các công trình xây
dựng dân dụng.


Việc năm 2008 Nhà nước vẫn đẩy mạnh mảng phát triển cơ sở hạ tầng
và việc Hà Nội đang triển khai rộng các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long đã giúp T & Z cung cấp nhiều hơn các sản phẩm của mình.
Trong giai đoạn khủng hoảng này, việc các doanh nghiệp khác sa thải
nhiều lao động cũng là cơ hội để T & Z tuyển dụng mới các lực lượng nhân
lực có chất lượng đang thiếu hụt.
Thứ ba, đó là Văn hóa xã hội:
Đời sống tại Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng do vậy nhận thức
của người tiêu dùng trong việc xây dựng càng ngày càng hướng tới những
cái mới đó chính là cơ hội VLXD không nung của T & Z thay thế cho
VLXD nung truyền thống.
Thẩm mỹ của người dân ngày càng cải thiện, do vậy sự đa dạng và
tính hiện đại của VLXD không nung T & Z càng có khả năng đáp ứng nhu
cầu mới của thị trường xây dựng.

Thứ tư, đó là Công nghệ:
VLXD không nung sản phẩm phổ dụng trên toàn cầu nhiều thập niên
qua. Do vậy công nghệ sản xuất vật liệu này hiện nay là tiên tiến và mang
tính phổ cập.
Xu hướng công nghệ sản xuất VLXD không nung ngày càng phát
triển và là cơ sở để T & Z vững tin đi sâu vào lĩnh vực này. Hơn nữa tính đa
dạng trong công nghệ cho phép tạo ra nhiều dòng sản phẩm VLXD không
nung mới lạ.
Thứ năm, đó là sự hội nhập:


Hiện nay đa số các công trình xây dựng lớn là được tư vấn bới các
Công ty nước ngoài hoặc chủ đầu tư nước ngoài, những người thường xuyên
sử dụng VLXD không nung.
Trong xu thế hội nhập, vấn đề môi trường được đặt ra như một tiêu
chí quan trọng – đây chính là tiêu chí quan trong mà VLXD không nung đạt
được.
2. Các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho công ty hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt nam rơi vào cuộc khủng
hoảng trầm trọng, việc giữ cho doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển là
vấn đề bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm tới lúc này. Một tầm nhìn
chiến lược, một khả năng dự báo chính xác và một chiến lược cạnh tranh
phù hợp là các tiêu chí được đặt ra.
Dưới đây xin liệt kê một số chiến lược cạnh tranh được ưu tiên trong
bối cảnh hiện nay: Chiến lược chi phí thấp; chiến lược khác biệt hoá; chiến
lược thích ứng với thị trường…
Thứ nhất, đó là Chiến lược khác biệt hoá
Sự độc đáo có thể vượt qua các đặc tính vật chất và các đặc tính dịch
vụ để bao hàm mọi thứ có thể tác động đến quan niệm của khách hàng về giá
trị, ví dụ như:

Điều chỉnh những sản phẩm yếu
Tránh việc giới thiệu sản phẩm mới chỉ để nhằm lấp chỗ trống
Chú trọng vào những sản phẩm bền và đơn giản
Nâng cao giá trị sản phẩm qua chế độ bảo hành hấp dẫn…
Thứ hai, đó là Chiến lược chi phí thấp


Cải thiện chất lượng song vẫn giữ giá, hoặc giảm giá song vẫn duy trì
chất lượng. Tránh giảm song hành chất lượng và giá, cùng tăng hoặc cùng
giảm.
Xem xét chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.
Cung cấp các giá trị tối đa theo sự nhận thức của khách hàng. Không
mang đến chất lượng kém.
Thứ ba, đó là chiến lược thích ứng với thị trường
Sự linh động là thích nghi phù hợp với thị trường về sự thay đổi thiết
kế và số lượng.
Sự đáng tin cậy là việc thích hợp với các mặt hàng.
Thời hạn là rất ngắn trong việc thiết kế, sản xuất và phân phối
Trong ba lựa chọn chiến lược ưu tiên trên, chiến lược thích ứng với
thị trường được công ty chú trọng nhất. Vì với khi thực hiện theo chiến
lược này thì:
Ít bị ảnh hưởng bởi những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế hoặc những
lĩnh vực các đối thủ còn yếu hoặc không để ý, tập trung tới. Do doanh
nghiệp hướng tới phân khúc thị trường này đầu tiên nên lợi ích doanh nghiệp
đem lại cho khách hàng tốt hơn.
Có thể đạt một vị thế về phí tổn hoặc vị thế về dị biệt hóa hoặc cả 2 do
có thể tạo ra lợi thế theo qui mô kinh nghiệm, tạo rào cản gia nhập.
Tạo ra sự trung thành của khách hàng.
3. Các điều kiện cần thiết bên trong của công ty để thực hiện các ưu tiên
này. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như thế nào vào việc đạt

được các ưu tiên cạnh tranh này.


Xây dựng các điều kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp cần phải
lưu ý các vấn đề của mô hình 7S của Kinsey: Giá trị chung (Shared value),
Chiến lược (Strategy), Cơ cấu tổ chức (Structure), Hệ thống (System),
Phong cách (Style), Nhân viên (Staff), Kỹ năng (Skill).
Chiến lượcMột loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh
Cấu trúc Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ mệnh
lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội
nhập
Hệ thống Các quá trình và qui trình thể hiện cách thức tổ chức vận hành hàng
ngày
Phong
cách

Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử dụng
thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang
tính biểu tượng. Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều
so với những gì họ nói

Nhân viên Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên và tạo
cho họ những giá trị cơ bản
Kỹ năng Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức
Giá trị Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu. Những giá trị
chung

này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức

Với hệ thống sản xuất

Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất hợp lý và dây chuyền sản xuất
phù hợp.
Chú trọng xây dựng qui trình làm việc tới từng vị trí với công cụ
ISO9001.


Lựa chọn một phương pháp quản lý chất lượng chất lượng phù hợp
nhất để áp dụng trong toàn hệ thống.
Tăng cường vào khâu bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.
Với hệ hệ thống marketing và phân phối
Chú trọng vào xây dựng thương hiệu mạnh
Triển khai hệ thông phân phối đa cấp phù hợp với ngành hàng
Về hệ thống tài chính
Xây dựng phòng tài chính mạnh bên cạnh phòng kế toán
Xây dựng và giám sát kế hoạch tài chính theo chu kỳ thời gian ngắn
nhất (tháng hoặc nhiều nhất là quý)
Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống nguồn nhân lực
Chú trọng vào khâu đào tạo nội bộ
Không cắt giảm nhân lực mà là “tinh hóa” nguồn nhân lực
Hệ thống nghiên cứu và phát triển
Đặc biệt lưu tâm vấn đề này và nó là khâu then chốt trong chiến lược
cạnh tranh với các đối thủ (tính tiên phong, đổi mới, sáng tạo)
Luôn tạo ra những sản phẩm mới, công năng mới để dẵn dắt thị
trường là tiêu chí để xây dựng bộ phận này trong doanh nghiệp.
Chấp nhận kinh phí cho hoạt động này cao hơn thường lệ.
Tóm lại


Một là, hệ thống sản xuất và tác nghiệp giúp cho các bộ phận bên

trong doanh nghiệp hoạt động đồng bộ và hiệu quả hơn, năng suất cao hơn,
đồng thời lại tránh được nhiều lãng phí, làm chi phí giảm, từ đó góp phần
tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là, hệ thống sản xuất và tác nghiệp giúp cho tính kỷ luật và sự
chặt chẽ, tính trách nhiệm và sự sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ công tác
được khuyến khích, thúc đẩy. Từ đó tạo ra tiền đề phát triển những sản phẩm
hoặc dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ba là, hệ thống sản xuất và tác nghiệp sẽ dần hình thành một nét văn
hoá riêng cho doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là một tổng thể phức tạp bao gồm rất nhiều yếu
tố cấu thành và quan hệ biện chứng với nhau để tạo nên sự khác biệt và
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Những yếu tố cơ bản tạo
nên giá trị và sự khác biệt của doanh nghiệp gồm tri thức, kiến thức của
người lãnh đạo và của đội ngũ nhân viên, đạo đức, phong cách sống của
từng cá nhân, tập thể, quy chế, nội quy được ban hành.
4. Các rào cản nào có thể gặp phải?
Những rào cản từ bên trong :
Thứ nhất, Trình độ lao động quá thấp hầu hết chưa qua đào tạo hoặc
đã qua đào tạo thì không đến nơi đến chốn. Tư tưởng của người lao động
còn mang nặng tính đối phó, tâm lý hưởng thụ nặng nề và thiếu tính liên kết.
Thứ hai, sự phối hợp hành động triển khai thiếu đồng bộ do năng lực
yếu kém của một số bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi
các bộ phận trong doanh nghiệp phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Những rào cản từ bên ngoài:


Thứ nhất, Ý thức hệ chính trị và xã hội khi chuyển đổi từ nền kinh tế
tập chung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
Thứ hai, Cạnh tranh của các đối thủ sẽ quyết liệt hơn khi các định chế
tài chính nước ngoài ngày càng mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động trên

thị trường Việt Nam.
Thứ ba, Tư tưởng tham nhũng xuất hiện ở mọi cấp độ trong xã hội và
doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc triển khai chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp
có thể gặp khó khăn, đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành với một kế hoạch cụ
thể, có biện pháp thích hợp khắc phục những rào cản nói trên.
KẾT LUẬN
Xu thế toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại. Hội nhập quốc
tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác và có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức, thuận lợi luôn có những
khó khăn, phát triển luôn phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt. Bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, Công ty T & Z tự tin
hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn nữa. Không chỉ phát triển
ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Griggs.

Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp của Đại học


2.

Slide bài giảng quản trị sản xuất và tác nghiệp

3.

Tài liệu công ty T & Z.


4.

Tài liệu môn học Marketing

5.

Thông tin truy cập qua internet.

6.

WILLIAM

J.STEVENSON.Production/

Management, third edition, NXB Richard D.Irwin, USA, 1990.
….

Operations



×