Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ TRẺ EM GÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 20 trang )

SỞ Y TẾ HẢI DƯƠNG

BÁO CÁO THAM LUẬN
THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
HỖ TRỢ TRẺ EM GÁI
Trình bày: Ths.Bs Phạm Văn Tám
Phó Giám đốc Sở Y tế


NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1
NỘI
DUNG

THỰC TRẠNG MCBGTKS VÀ TRIỂN KHAI
MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ TRẺ EM GÁI

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ
2 KẾT QUẢ SAU 2 NĂM THỰC HIỆN MÔ HÌNH

3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỀ XUẤT


Phần 1. Thực trạng MCBGTKS và triển khai mô hình
thí điểm hỗ trợ trẻ em gái

Trong những năm vừa qua, mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh
Hải Dương luôn ở mức nghiêm trọng và nằm trong tốp 7 tỉnh cao nhất
cả nước.
Bảng 1. Tỷ số giới tính khi sinh của cả nước và tỉnh Hải Dương


TSGTKS

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

110,5

111,2

111,9

112,3

113,8

112,2

111,7


112,2

Hải Dương 120,2

122,0

121,3

121,4

118,9

118,3

117,0

116,2

Việt Nam

2016

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số-Kế
hoạch hóa gia đình và được sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(từ năm 2012-2016), chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh giảm dần,
trung bình giảm 0,88 điểm %/năm. Năm 2016 TSGTKS là 116,2 bé
trai/100 bé gái.



Phần 1. Thực trạng MCBGTKS và triển khai mô hình
thí điểm hỗ trợ trẻ em gái

Từ năm 2014 tỉnh được Tổng cục hỗ trợ triển khai Mô hình thí
điểm "Hỗ trợ trẻ em gái", đây là một nội dung hoạt động trong
giải pháp Nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia
đình và cộng đồng góp phần giảm MCBGTKS
Bảng 2. Thông tin về câu lạc bộ các bạn gái tiêu biểu
Năm

2014

2015

2016-2017

Số Huyện, TP, TX

2

3

3

Số CLB

4

10


10

160

350

350

Số thành viên


Phần 2. Các hoạt động chính đã triển khai và kết quả

Các hoạt động
đã triển khai
tại cấp tỉnh

Các hoạt động
đã triển khai
tại cấp huyện

- Hàng năm tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt
động Mô hình với sự tham gia của Lãnh đạo Sở Y tế, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Chi cục Dân số-KHHGĐ, Trung
tâm Dân số-KHHGĐ cấp huyện, Phòng giáo dục và đào
tạo, lãnh đạo UBND, Ban Giám hiệu, cán bộ đoàn đội
Trường THCS và cán bộ Dân số xã, phường
- Tổ chức 3 lớp tập huấn cho 94 thành viên Ban chủ
nhiệm các câu lạc bộ "các bạn gái tiêu biểu" nhằm cung
cấp kiến thức về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính

khi sinh, sức khỏe sinh sản và hướng dẫn Ban chủ
nhiệm tổ chức sinh hoạt, điều hành câu lạc bộ.
- Quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các hoạt động của Mô hình.
- Thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động của Mô
hình tại huyện và các xã triển khai.


Phần 2. Các hoạt động chính đã triển khai và kết quả

- Thành lập và duy trì hoạt động của CLB "Các bạn
gái tiêu biểu". Đến nay có 10 CLB với 350 thành viên
tham gia sinh hoạt 1 tháng/lần. Nội dung sinh hoạt
theo các chủ đề liên quan đến bình đẳng giới, mất cân
bằng giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản.
Các hoạt động
đã triển khai
tại cấp xã

- Tổ chức 40 buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng
giới, mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe sinh
sản cho hơn 4.000 học sinh tại 10 trường THCS
- Xây dựng 10 góc sinh hoạt về bình đẳng giới, mất
cân bằng giới tính khi sinh tại 10 trường THCS.
- Tổ chức 20 Hội nghị biểu dương cho 200 học sinh nữ
đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động và học tập tại
các xã triển khai Mô hình.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH


Hình ảnh lễ ra mắt câu lạc bộ Các bạn gái tiêu biểu


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Tập huấn kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa về chăm sóc SKSS VTN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Mỗi nhà trường bố trí 01
phòng xây dựng góc sinh
hoạt CLB. Mỗi góc sinh
hoạt được trang bị: tủ tài
liệu, bàn, ghế, biển phòng
và cung cấp tài liệu, sách,
báo, ấn phẩm phục vụ
sinh hoạt nhằm nâng cao
chất lượng sinh hoạt CLB


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ trao đổi với các em học sinh trong sinh hoạt CLB


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Buổi nói chuyện chuyên đề tại trường THCS TP Hải Dương



MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Các bạn gái tiêu biểu đã
nêu những kinh nghiệm
trong học tập, rèn luyện và
các hoạt động xã hội, kỹ
năng sống…để mọi thành
viên trong Câu lạc bộ tham
gia tích cực trong phong
trào thi đua học tập, rèn
luyện và sáng tạo tham gia
các hoạt động của CLB
Biểu dương các bạn gái có thành tích xuất sắc tại huyện Ninh Giang


MỘT SỐ HÌNH ẢNH


Phối hợp với các đơn vị y tế
khám sức khỏe cho các bạn gái câu lạc bộ


MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Năm 2015, huyện Ninh Giang phối hợp với Hội
Kế hoạch hóa gia đình huyện tổ chức hội thi tìm
hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên



III: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất

THUẬN LỢI
- Chính quyền các xã, phường và các trường thực hiện Mô
hình đều có sự cam kết, lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện
các hoạt động của Mô hình và một số xã, phường và nhà
trường có hỗ trợ một phần kinh phí cho các buổi truyền thông
và sinh hoạt câu lạc bộ, cung cấp tài liệu, ấn phẩm, trang thiết
bị phục vụ sinh hoạt CLB
- Mô hình nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các em học
sinh, nhất là trẻ em gái tại địa bàn triển khai Mô hình, đã góp
phần cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của trẻ em nói
chung và trẻ em gái nói riêng về sức khỏe sinh sản, các kỹ
năng sống, bình đẳng giới... Từ những kiến thức được trang bị,
các em đã có sự chia sẻ với bạn bè, người thân và giúp các em
tự tin hơn trong cuộc sống.


III: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất
THUẬN LỢI
- Có sự phối kết hợp vào cuộc của Phòng Giáo dục, đặc biệt
Hội đồng sư phạm, các thầy cô giáo các trường THCS
trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của vị
thành niên nói chung và trẻ em gái nói riêng.

- Các hoạt động được đánh giá hiệu quả nhất của Mô
hình là: truyền thông trực tiếp và sinh hoạt câu lạc bộ.


III: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất


KHÓ KHĂN
- Năng lực của Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, kể cả cán bộ dân
số xã còn hạn chế trong việc xây dựng các nội dung sinh hoạt
Câu lạc bộ, điều hành, thuyết trình…
- Tài liệu tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu của các
em học sinh. Các em học sinh thuộc các lứa tuổi khác nhau
nên khó khăn trong việc lựa chọn, bổ sung các nội dung phù
hợp trong sinh hoạt câu lạc bộ.


III: Thuận lợi, khó khăn và đề xuất

ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị Tổng cục cần tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, nhất là về
năng lực của cán bộ tham gia Mô hình từ tỉnh, huyện, xã và
Giáo viên nhà trường, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ. Xây dựng
sách hướng dẫn cách sinh hoạt, nội dung sinh hoạt của câu lạc
bộ và tài liệu tuyên truyền…
2. Cần có khảo sát, đánh giá Mô hình làm cơ sở để tiếp tục thực
hiện và nhân rộng Mô hình.
3. Đề nghị Bộ Y tế, Tổng cục và các tổ chức quốc tế tiếp tục quan
tâm; lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ để công tác DS-KHHGĐ tỉnh
Hải Dương hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt từng
bước giải quyết các vấn đề thách thức có hiệu quả.


XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!




×