Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương viết thu hoạch BDTX NH 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC SƠN
TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS XÃ VẠN THỦY


BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HỌC KÌ I
MODULE THCS 9
Năm học 2017 - 2018

Họ và tên: Dương Công Tùng
Tổ khoa học xã hội


Vạn Thủy, tháng 12 năm 2017

BÀI THU HOẠCH MODUL 9
HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN ĐỒNG NGHIỆP
TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP.
I. PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1. Tên chuyên đề bồi dưỡng
Modul 9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.
2. Lí do chọn chuyên đề
Một trong những yếu tố then chốt trong cải cách giáo dục của các quổc gia trên
thế giới hiện nay là sự phát triển mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên. Các
quốc gia đều nhận thức được rằng: Giáo viên không chỉ là một trong những biến số
cần đuợc thay đổi để phát triển, hoàn thiện nền giáo dục của họ mà còn là tác nhân
thay đổi quan trọng nhất trong công cuộc cải cách giáo dục của đất nước.
Dạy học là một nghề. Người không được đào tạo, huấn luyện về nghề đó sẽ
không hành nghề được. Cũng như mọi nghề khác, giáo viên phải được và phải biết
phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục. Phát triển nghề nghiệp liên tục
cho giáo viên là con đường giúp giáo viên đáp ứng được với những yêu cầu trong lao


động nghề nghiệp theo yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng và xã hội.
3. Một số khái niệm liên quan
Phát triển nghề nghiệp, hiểu theo nghĩa rộng, có liên quan đến việc phát triển
của con người trong vai trò nghề nghiệp của người đó. Do vậy, khi nói đến phát triển


nghề nghiệp giáo viên là nói đến sự phát triển của người giáo viên trong vai trò người
lao động nghề nghiệp.
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (Luật Giáo dục 2005). Với quan niệm
này, khi nói đến giáo viên người ta thường hình dung đó là những ngựời làm công
việc giảng dạy và giáo dục học sinh hay những người làm công việc dạy học trong xã
hội! Sự phân công của lao động của xã hội hiện đại đòi hỏi xác định ranh giới tương
đối tường minh giữa công việc và nghề nghiệp.
Năm 1966, ILO và UNESCO đã chính thức khẳng định lần đầu tiên trên phạm
vi toàn thế giới về tính chuyên nghiệp của giáo viên, rằng dạy học là một nghề (Bản
khuyến nghị về vị thế nhà giáo cửa ILO/UNESCO). Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng đổi với sự phát triển của giáo viên vì họ sẽ đuợc đào tạo và hỗ trợ phát triển
theo định hướng chuyên nghiệp hoá. Mặt khác, vị thế xã hội của người giáo viên sẽ
được nâng cao bởi họ là những người lao động nghề nghiệp chứ không thuần túy là
người làm những công việc theo phân công lao động xã hội. Một công việc có thể
được coi là một nghề nhưng cũng có công việc không đuợc coi là nghề nghiệp. Một
công việc được coi là một nghề khi đã qua các điểm mốc phát triển như sau (Theo
vvlkipedia, mục từ profession):
1)

Công việc đó phải toàn thời gian;

2)


Công việc đó đuợc đào tạo qua trường phổ thông;

3)

Công việc đó đuợc đào tạo qua trường đại học;

4)

Hiệp hội địa phương của những người làm công việc đó được thành lập;

5)

Hiệp hội quốc gia đuợc thành lập;

6)

Các quy tắc ứng xử đạo đức trong công việc được thiết lập;

7)

Các quy định của nhà nước về chứng chỉ hành nghề được ban hành.
Như vậy, về bản chất, một công việc được coi là một nghề khi công việc đó có

vai trò quan trọng và giá trị sống còn đối với sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Theo đó, khi một công việc được công nhận là một nghề thì những người làm nghề
được nâng cao về vị thế xã hội, được xã hội tin tưởng và tôn trọng.
Giáo viên là người lao động nghề nghiệp bằng việc thực hiện công việc giảng


dạy, giáo dục ở cơ sờ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Những đặc điểm về đổi tượng, công cụ lao động nghề nghiệp của giáo viên đã khẳng
định sự sáng tạo và gợi đến tính thay đổi liên tục của nghề dạy học. Vì lẽ đó, rất ít
giáo viên (nếu không muốn nói là không một ai) có thể chắc chắn rằng mình đã hiểu
biết tất cả, đã tinh thông nghề dạy học. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên cần phát triển
nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi cơ sở giáo dục phải coi việc phát triển
nghề nghiệp liên tục cho giáo viên là nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phát triển đội
ngũ giáo viên của mình.
Villegass Reimers (2003) & Gladthom (1995) cho rằng, phát triển nghề nghiệp
giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng
nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp)
đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống. Đây là quá
trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề nghiệp của mọi giáo viên nhằm gia tăng
mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu cửa nghề dạy học.
Phát triển nghề nghiệp của giáo viên bao hàm phát triển năng lực của giáo viên
về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm). Năng lực
nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lai được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò
của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình. Bản thân các vai trò
của giáo viên (gắn liền với đó là các chức năng của họ) cũng không phải là bất biến.
Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên,
theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới. Vai trò người hướng
dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải
đảm nhận là một minh hoạ.
Theo lôgic trên, nội dung phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên rất
phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng
dạy môn học do giáo viên giảng dạy đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kĩ
năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Trong các nội dung nêu trên, gia tăng năng lực nghiệp vụ của nghề cho giáo
viên là nội dung quan trọng.



4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng
4.1. Vê kiến thức
- Mô tả và giải thích được một cách thuyết phục về phát triển nghề nghiệp
liên tục của giáo viên;
- Phân tích được các lĩnh vực cần hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển
nghề nghiệp và các hình thức, phương pháp, công cụ hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp
trong phát triển nghề nghiệp giáo viên;
- Giải thích được các yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò người hướng
dẫn đồng nghiệp.
0

4.2. Về kĩ năng
- Phân loại đuợc các lĩnh vực (nội dung) cần hướng dẫn đồng nghiệp trong

phát triển nghề nghiệp;
- Lập và thực thi được kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề
nghiệp;
- Đánh giá được các thay đổi của đồng nghiệp sau tác động hướng dẫn phát
triển nghề nghiệp.
1

4.3. Về thái độ
- Biểu hiện đuợc tình cảm và ý thức trách nhiệm với hoạt động hướng dẫn

đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên;
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp.
5. Hình thức bồi dưỡng
Thực hiện qua 3 hình thức: tự học, kết hợp sinh hoạt chuyên đề, hội thảo ở tổ
chuyên môn của nhà trường hoặc kết hợp với các tổ chức, đoàn thể có liên quan để
thực hiện, trong đó hình thức tự học là chủ yếu.

+ Bồi dưỡng tập trung: tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị đầu năm
+ Bồi dưỡng theo hình thức tự học:
- GV lập sổ ghi chép bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:


+ Tập trung tìm tòi, ghi chép, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, tích
hợp, liên hệ trong quá trình giảng dạy và các hoạt động giáo dục nhằm giáo dục KNS,
GTS, tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp
(GDNGLL, HN).
+ BDTX làm một trong những nội dung được đề cập, trao đổi, chia sẻ trong
sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn và được thể hiện minh chứng bằng văn
bản, sổ hội họp.
+ Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
5. Kế hoạch bồi dưỡng/tự bồi dưỡng

STT
1
2

3

4

Thời gian

Nội dung

Tháng 9/ 2017

Đăng ký chuyên đề nội

dung 3
Tháng 10/ 2017 Tổng hợp phân loại
chuyên đề, đăng ký tài
liệu
11/ 2017
Module 9: Hướng dẫn
tư vấn đồng nghiệp
trong phát triển nghề
nghiệp.
12/2017
Làm bài thu hoạch,
kiểm tra, đánh giá
BDTX

Người thực hiện

Số tiết
tự học

Giáo viên
Hiệu trưởng, tổ
trưởng CM, GV
Cốt cán, giáo viên

15

Giáo viên

7. Quá trình bồi dưỡng/tự bồi dưỡng
Thực hiện từ đầu năm học 2017 – 2018

* Quy trình thực hiện:
- Hướng dẫn đồng nghiệp về chuyên môn
- Hướng dẫn đồng nghiệp về nghiệp vụ
- Hướng dẫn đồng nghiệp trong việc giúp học sinh lựa chọn tài liệu học tập, tích
cực tham gia sinh hoạt tập thể và vượt qua vướng mắc riêng tư có liên quan đến nhu
cầu cá nhân và các mối quan hệ.


8. Những kết quả (kiến thức, kỹ năng, nhận thức....) đạt được sau bồi dưỡng.
8.1. Về kiến thức.
- Giải thích được:
+ Khái niệm phát triển nghề nghiệp giáo viên;
+ Tại sao vấn đề phát triển nghề nghiệp giáo viên là vấn đề đuợc quan tâm hiện
nay;
+ Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên;
- Phân tích được:
+ Các xu hướng nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp giáo viên;
+ Chức năng, đặc điểm của phát triển nghề nghiệp giáo viên;
+ Nội dung của các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên;
- Liên hệ việc phát triển nghề nghiệp giáo viên tại cơ sở giáo dục của mình.
8.2. Về kĩ năng.
- Phân loại đuợc các lĩnh vực (nội dung) cần hướng dẫn đồng nghiệp trong
phát triển nghề nghiệp;
- Lập và thực thi được kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề
nghiệp;
- Đánh giá được các thay đổi của đồng nghiệp sau tác động hướng dẫn phát
triển nghề nghiệp.
8.3. Về nhận thức.
Sau khi học tập, bồi dưỡng, bản thân đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn
đề phát triển nghề nghiệp giáo viên. Từ đó bản thân người học hiểu rõ hơn về vai trò,

ý nghĩa của việc phát triển nghề nghiệp.
II. PHẦN 2: VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng (kiến thức, kỹ năng... ) vào thực
tiễn hoạt động giáo dục, giảng dạy.


Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả, người giáo viên hướng dẫn tư
vấn cần phải tuân:
- Tính khách quan: Giáo viên cần khách quan khi đưa ra những quan điểm
trong hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp. Điều này không dễ thực hiện vì đôi khi
quan điểm mà giáo viên đưa ra cho đồng nghiệp bị chi phối bởi thái độ hoặc những
lợi ích có liên quan đến đồng nghiệp mà GV đang hướng dẫn, tư vấn.
- Sự tin cẩn: Sự tin cẩn được đặt lên hàng đầu vì trong nhiều trường hợp,
thông tin cá nhân của người được tư vấn cũng như những vấn đề trao đổi và những
lời khuyên đưa ra cần phải được giữ bí mật
- Sự tôn trọng: Trong suốt quá trình hướng dẫn, tư vấn, giáo viên phải thể hiện
thái độ tôn trọng đồng nghiệp của mình. Đó là sự chân thành, chấp nhận họ như một
con người có giá trị riêng, bất kể địa vị, đạo đức, tình cảm, hành vi tích cực hay tiêu
cực ở họ.
- Sự kiên nhẫn: Giáo viên phải đủ kiên nhẫn để nghe đồng nghiệp trình bày về
những vấn đề của họ. Giáo viên càng kiên nhẫn thì càng thu được nhiều thông tin từ
họ. Bằng sự kiên trì, người giáo viên sẽ có đầy đủ thông tin để từ đó đưa ra lời
khuyên và những giải pháp tốt nhất.
- Tính tự nguyện: đồng nghiệp hoàn toàn có quyền lựa chọn người hướng dẫn,
tư vấn cho mình. Nếu người giáo viên muốn đồng nghiệp đến với mình thì cần có
được lòng tin từ đồng nghiệp.
Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả, người giáo viên hướng dẫn tư
vấn cần phải có những kỹ năng:
- Kĩ năng tạo dựng niềm tin đối với đồng nghiệp được thể hiện qua:
+ Chấp nhận: cần hiểu và chấp nhận đồng nghiệp và thể hiện cho họ biết điều

đó. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị.
+ Chia sẻ các mục tiêu: cần chia sẻ các mục đích cũng như mục tiêu của hoạt
động để đồng nghiệp hiểu được tại sao lại thực hiện những việc đang làm.
+ Chia sẻ thông tin: cần phải trao đổi thông tin để đồng nghiệp biết được
những thông tin có liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.


+ Cùng quyết định: cần tạo cho đồng nghiệp cảm giác được tin tưởng khi cùng
bàn bạc và ra quyết định.
- Kĩ năng thu thập, sắp đặt và phân tích thông tin qua giao tiếp thể: hiện qua khả
năng biết lựa chọn thông tin từ hoạt động giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp, sắp
đặt theo trình tự, theo nhóm tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề cần hướng dẫn,
tư vấn. Thông qua đó để phân tích, đánh giá, đưa ra lựa chọn tư vấn.
- Kĩ năng phân tích đặc điểm tâm, sinh lí: thể hiện ở khả năng biết kết hợp giữa tính
cách, năng lực, sở trường…của đồng nghiệp với những mong muốn của họ để hướng
dẫn, tư vấn cho phù hợp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực và đặt câu hỏi trong giao tiếp
- Kĩ năng tạo dựng mối quan hệ tích cực, thân thiện. Trong hoạt động hướng dẫn,
tư vấn, nếu không tạo được mối quan hệ tích cực sẽ khó tạo dựng niềm tin và trong
quan hệ tương tác sẽ không có sự cởi mở, thông tin chia sẻ sẽ thiếu chính xác; việc
hướng dẫn, tư vấn sẽ không đạt hiệu quả.
2. Kết quả vận dụng (Những vấn đề đã thực hiện được và chưa thực hiện được
so với nội dung đã bồi dưỡng).
- Có kĩ năng thu thập, sắp đặt và phân tích thông tin qua giao tiếp, thể hiện qua
khả năng biết lựa chọn thông tin từ hoạt động giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp,
sắp đặt theo trình tự, theo nhóm tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề cần hướng
dẫn, tư vấn.
- Có kĩ năng phân tích đặc điểm tâm, sinh lí: thể hiện ở khả năng biết kết hợp
giữa tính cách, năng lực, sở trường... của đồng nghiệp với những mong muốn của họ
để hướng dẫn tư vấn cho phù hợp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực và đặt câu hỏi trong giao tiếp.
- Kĩ năng tạo dựng mối quan hệ tích cực, thân thiện.
3. Đánh giá hiệu quả
* Ưu điểm:
Đạt hiệu quả cao trong thực tế và có lợi ích bền vững.


* Hạn chế:
Trong quá trình thực hiện cần có sự khéo léo, tế nhị vì trong hoạt động hướng
dẫn, tư vấn, nếu không tạo dựng được mối quan hệ tích cực sẽ khó tạo dựng niềm tin
và trong quan hệ tương tác sẽ không có sự cởi mở, thông tin chia sẻ sẽ thiếu chính
xác; việc hướng dẫn, tư vấn sẽ không đạt hiệu quả.
4. Bài học kinh nghiệm
Sau khi học tập, nghiên cứu Module 9, bản thân rút ra được một số bài học
kinh nghiệm như sau:
- Phải có kĩ năng tạo dựng niềm tin đối với đồng nghiệp thể hiện qua:
+ Chấp nhận: cần hiểu và chấp nhận đồng nghiệp và thể hiện cho họ biết điều
đó. Điều này khiến họ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị.
+ Chia sẻ các mục tiêu: cần chia sẻ các mục đích cũng như mục tiêu của hoạt
động để đồng nghiệp hiểu được tại sao lại thực hiện những việc đang làm.
+ Chia sẻ thông tin: cần trao đổi thông tin để đồng nghiệp biết được những
thông tin có liên quan đến vấn đề đang được giải quyết.
+ Cùng quyết định: cần tạo cho đồng nghiệp cảm giác được tin tưởng để cùng
bàn bạc và ra quyết định.
5. Những kiến nghị, đề xuất.(Không có)



×