Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

như ̃ ng quy đi ̣ nh pha ́ p luâ ̣ t co ́ liên quan về luâ t sư tô ́ gia ́ c thân chu ̉ theo Bô ̣ luâ ̣ t Hình sự 2015, sư ̉ a đô ̉ i, bô ̉ sung 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.82 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
QUY ĐINH
PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
̣
VỀ VIỆC “LUẬT SƢ TỐ GIÁC THÂN CHỦ ”
TRONG BỘ LUẬT HÌ NH SƢ̣ 2015, SƢ̉A ĐỔI BỔ SUNG 2017

Môn học:

Đa ̣o đƣ́c nghề luâ ̣t

GVHD: Th.S Ba ̣ch Thi Nha
̣
̃ Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... i
CHƢƠNG 1:
QUY ĐINH
CỦ A PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ “LUẬT SƢ TỐ GIÁC THÂN CHỦ ”
̣
.............................................................................................................. .................................... 1
1.1 Quy đinh
̣ về “luâ ̣t sƣ tố cáo thân chủ” trong pháp luâ ̣t Hin


̀ h sƣ ̣ Việt Nam ................. 1
1.1.1 Theo Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự 1985 và 1999 ............................................................................ 1
1.1.2 Theo Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự 2015, sửa đổ i, bổ sung 2017 ....................................................... 2
1.2 Nhƣ̃ng quy đinh
̣ pháp luâ ̣t khác có liên quan ................................................................ 6
1.2.1 Quy đinh
̣ về bí mâ ̣t đời tư ................ ............................................................................... 6
1.2.2 Quy đinh
̣ về bí mâ ̣t thông tin khách hàng ....................................................................... 8
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TRÁCH
NHIỆM TỐ GIÁC THÂN CHỦ CỦ A LUẬT SƢ VÀ HƢỚNG HOÀ N THIỆN CHO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................................................................... 11
2.1 Quy đinh
̣ của mô ̣t số nƣớc trên thế giới về trách nhiêm
̣ tố giác thân chủ của luâ ̣t
sƣ ............................................................................................................................................. 11
2.1.1 Quy đinh
̣ của mô ̣t số nước theo hê ̣ thố ng Thông Luâ ̣t .................................................. 11
2.1.2 Quy đinh
̣ của mô ̣t số nước theo hê ̣ thố ng Dân Luâ ̣t ...................................................... 13
2.2 Hƣớng hoàn thiêṇ cho pháp luâ ̣t Việt Nam ................................................................. 16
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. iii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. iv


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự 2015 vừa đươ ̣c thông qua viê ̣c sửa đổ i , bổ sung, bên ca ̣nh những
điề u luâ ̣t mới mang tính thiế t thực giúp điề u chỉnh nhiề u hành vi nguy hiể m cho xã
hô ̣i vừa phát sinh thì Bô ̣ luâ ̣t Hin

̀ h sự này cũng gây không it́ tranh caĩ bởi ẩ n chứa
nhiề u quy đinh
̣ chưa thâ ̣t sự hơ ̣p lý mà mô ̣t trong số đó là quy đinh
̣ về trách nhiê ̣m
tố giác thân chủ đố i với người bào chữa . Đây là vấ n đề ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng
đến việc hoạt động của luậ t sư Việt Nam cũng như quyề n lơ ̣i hơ ̣p pháp của người
đươ ̣c bào chữa nên cầ n đươ ̣c nghiên cứu kỹ lưỡng

. Do đó , tôi cho ̣n “Phân tích

những quy đinh
̣ pháp luật có liên quan về luật sư tố giác thân chủ theo Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổ i, bổ sung 2017” làm đề tài nghiên cứu của tiểu luận.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những vấn đề liên quan đế n “luâ ̣t sư tố giác thân chủ” vẫn chưa đươ ̣c nghiên cứu
chuyên sâu, chủ yếu là các bài báo , bài phát biểu , quan điể m cá nhân của các luâ ̣t
gia theo dòng thời sự, chứ chưa có công trin
̀ h nghiên cứu nào tỉ mỉ nào .
Trên cơ sở quy định của pháp luật cùng những quan điể m , phát biểu của các luật
gia, bài tiểu luận mong muố n phát triển thêm những lý luận về trách nhiệm “luật
sư tố giác thân chủ” cũng như đề xuấ t các kiế n nghi ̣hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t .
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
-

Làm rõ những vấn đề cơ bản về quy định của pháp luật Việt Nam về “luâ ̣t

sư tố giác thân chủ”;
-

Phân tích những mặt còn hạn chế trong quy định của pháp luật;


-

So sánh với pháp luâ ̣t nước ngoài và đề xuấ t hoàn thiê ̣n.

i


4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Tiểu luận sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu lý thuyết, từ những tổng quan
cơ sở lý luận trong quy định của pháp luật đưa ra những hạn chế nhìn nhận từ thực
tiễn, sau cùng là so sánh với pháp luật nước ngoài để đề xuất giải pháp hoàn thiệ n.
5. Cấu trúc của đề tài
Tiểu luận gồm có Lời mở đầu, Kết luận và nội dung chính như sau:
-

Chương 1: Quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Việt Nam về “luâ ̣t sư tố giác thân chủ”

-

Chương 2: quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t các nước và hướng hoàn thiê ̣n cho pháp
luâ ̣t Việt Nam.

ii


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018


CHƢƠNG 1
QUY ĐINH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
̣
VỀ “LUẬT SƢ TỐ CÁO THÂN CHỦ ”

1.1

Quy đinh
̣ về “luâ ̣t sƣ tố cáo thân chủ” trong pháp luâ ̣t Hin
̀ h sƣ ̣ Việt Nam

1.1.1 Theo quy đinh
̣ của các Bộ luật Hình sự 1985 và 1999
“Luâ ̣t sư tố cáo thân chủ” không phải là mô ̣t quy đinh
̣ mới mẻ

, bởi nó đã tồ n ta ̣i

xuyên suố t chiề u dài lich
̣ sử hơn ba mươi năm kể từ ngày đấ t nước đổ i mới . Thâ ̣t vâ ̣y, cả
Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổ i, bổ sung năm 2009) đều
không có bất kỳ quy định gì liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm tố giác thân chủ của
luật sư. Cụ thể, cả hai Bộ luật đều lần lượt quy định như sau:
“Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã
được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác
tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”1
“1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã
được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác
tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc
chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố
giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.”2

1
2

Điề u 19, Bô ̣ luâ ̣t Hình sự 1985.
Điề u 22, Bô ̣ luâ ̣t Hình sự 1999, sửa đổ i, bổ sung năm 2009.

1


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Với quy đinh
̣ như trên , cầ n hiể u rằ ng , luâ ̣t sư cũng như mo ̣i công dân Vi ệt Nam
khác, có nghĩa vụ tố cáo tội phạm trong mọi tình huống mà không hề có một trường hợp
loại trừ nào . Như vậy, "nguy cơ tù tội" đã đồng hành với giới Luật sư Việt Nam hơn ba
thập kỷ rồi không phải mới đây.3
Tuy nhiên, trong hơn ba mươi năm ấ y , chưa có bất kỳ luật sư nào bị truy cứu trách
nhiê ̣m hình sự với tô ̣i danh nêu trên , có thể đánh giá một cách chủ quan rằng cả cơ quan
có thẩm quyền cũng như luật sư hoă ̣c đã quên mấ t trách nhiê ̣m này hoă ̣c mă ̣c nhiên xem
như luâ ̣t sư không cầ n phải tố giác thân chủ .
1.1.2 Theo quy đinh
̣ của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổ i, bổ sung năm 2017
Trách nhiệm tố cáo thân chủ của luật sư cũng như giới h ạn của trách nhiệm này trở
thành đề tài tranh luận nóng hổi khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi


, bổ sung Bô ̣ luâ ̣t

Hình sự 2015 với quy đinh
̣ ta ̣i Điề u 19 như sau:
“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được
thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội
phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng
của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều
này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc
tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII
của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình
bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ
khi thực hiện việc bào chữa.”
Để hiể u rõ điề u luâ ̣t trên, cầ n phải xem xét mô ̣t vài vấ n đề :
Thứ nhấ t, thế nào là tố giác tô ̣i pha ̣m?
Th.S Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luâ ̣t, Luật sư đi tù cùng thân chủ đăng trên
truy câ ̣p ngày 29/9/2017.
3

2


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Tố giác tô ̣i pha ̣m , theo giải thích ta ̣i Thông tư liên tich
̣ số


06/2013/TTLT- BCA-

BQP- BTC- BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy đinh
̣ của
Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng hình sự về tiế p nhâ ̣n , giải quyết tố giác , tin báo về tô ̣i pha ̣m và kiế n nghi ̣
khởi tố thì : “Tố giác về tô ̣i pha ̣m là n hững thông tin về hành vi có dấ u hiê ̣u tô ̣i pha ̣m do
cá nhân có danh tính , điạ chỉ rõ ràng cung cấ p cho cơ quan , cá nhân có trách nhiệm tiếp
nhâ ̣n, giải quyết”.
Cầ n phân biê ̣t, tố giác với tố cáo , về khái niệm tố cáo , theo từ điể n Tiế ng Viê ̣t thì
tố cáo là “v ạch trần hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm
quyền hoặc trước dư luận”. Trên khía cạnh pháp lý, theo khoản 1 Điề u 2 Luâ ̣t Tố cáo năm
2011 thì: “Tố cáo là viê ̣c công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan , tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan

, tổ

chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước ; quyề n , lơ ̣i
ích hợp pháp của công dân , cơ quan, tổ chức”. Như vâ ̣y, tố cáo là viê ̣c công dân báo tin
về mo ̣i hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t cho cơ quan

, tổ chức , cá nhân có thẩm quyền biết .

Những vi pha ̣m này có thể là vi pha ̣m pháp luâ ̣t về hành chính, dân sự…và mỗi liñ h vực
có trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác nhau .
Ở mô ̣t khiá ca ̣nh nào đó có thể hiể u tố giác về tô ̣i pha ̣m là tố cáo hành vi pha ̣m tô ̣i ,
nế u hiể u theo cách này thì nô ̣i hàm khái niê ̣m tố cáo đã bao hàm cả khái niê ̣m tố giác về
tô ̣i pha ̣m. Tuy nhiên, tố cáo và tố giác tô ̣i pha ̣m có sự khác biê ̣t , thể hiê ̣n: Đối tượng của
tố cáo là hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong mo ̣i liñ h vực , không phân biê ̣t tin
́ h chất, mức đô ̣
vi pha ̣m. Còn đối tượng của tố giác về tội phạm chỉ có hành vi vi phạm pháp luật có thể

cấ u thành tô ̣i pha ̣m (Cũng cần thống nhất thêm cách hiểu về khái niệm “Có dấu hiệu tội
phạm” theo quy định tại khoản 3 Điề u 31 Luâ ̣t Tố cáo phải căn cứ vào các dấ u hiê ̣u đươ ̣c
quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t hình sự đố i với tô ̣i pha ̣m tương ứng chứ không căn cứ vào ý chí chủ
quan của người tố cáo ). Viê ̣c phân loa ̣i , xử lý , giải quyết tố cáo phải tuân theo trin
̀ h tự ,
thủ tục do Luật Tố cáo và các quy phạm được quy định tại các luật

, bô ̣ luâ ̣t (trong liñ h

vực hin
̀ h sự là Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng hin
̀ h sự và Thông tư 02/2005). Viê ̣c giải quyế t tố giác , tin
3


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

báo về tội phạm phải tuâ n theo trình tự , thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và
Thông tư 06/2013. Sự khác biê ̣t giữa hai khái niê ̣m này còn thể hiê ̣n ở chỗ

: Tố cáo là

quyề n , công dân có thể tố cáo , nhưng cũng có thể không . Còn tố giác về tô ̣i pha ̣m vừa là
quyề n nhưng cũng đồ ng thời là nghiã vu ̣ của công dân . Sự khác biê ̣t này có thể dẫn đế n
những hê ̣ quả pháp lý rấ t khác nhau , tố cáo chỉ phát sinh quan hê ̣ pháp lý khi công dân
trực tiế p hoă ̣c gửi đơn tố cáo đến cơ quan , cá nhân có thẩm quyền . Còn tố giác tội phạm
trong mô ̣t số trường hơ ̣p phát sinh quan hê ̣ pháp lý ngay từ thời điể m tô ̣i pha ̣m xảy ra
(trường hơ ̣p pha ̣m tô ̣i Không tố giác tô ̣i pha ̣m)4.
Thứ hai, những ai đươ ̣c xem là người bào chữa?

Theo quy đinh
̣ ta ̣i Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng Hin
̀ h sự 2015 thì
“1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;

4

Nguyễn Thanh Hà , VKS huyê ̣n Phù Cừ , tỉnh Hưng Yên, Phân biệt khái niệm tố cáo với tố giác tội phạm và việc
phân loại, xử lý ở Viện KSND cấp huyện Đăng trên />
biet-khai-niem-to-cao-voi-to-giac-toi-pham-va-viec-phan-loai,-xu-ly-o-Vien-KSND-cap-huyen--.html ,
truy câ ̣p ngày 29/9/2017.

4


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ
giúp pháp lý.”5
Trong thực tiễn tố tu ̣ng , người bào chữa đa phầ n là luâ ̣t sư , như vâ ̣y, có hình khái
quát rằng đối tượng mà Khoản 3 Điề u 19 muố n điề u chin
̉ h chủ yế u là luâ ̣t sư .
Dĩ nhiên quy định trên có giới hạn về phạm vi là chỉ trong mối quan hệ giữa người
bào chữa và người được bào chữa trong tố tụng hình sự và tội phạm không tố giác là tội

phạm mà người được bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện. Tức là trong khi
thực hiện việc bào chữa, luật sư được thân chủ (người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo)
tiết lộ bí mật về một tội phạm mà thân chủ đã thực hiện, đã tham gia thực hiện mà luật sư
không tố giác thì luật sư sẽ không bị xử lý hình sự. Còn trường hợp quan hệ giữa luật sư
và thân chủ không phải là người bào chữa - người được bào chữa (như khách hàng trong
án dân sự…) hay thân chủ của luật sư đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, nếu luật sư biết
rõ mà không tố giác thì không được loại trừ trách nhiệm hình sự. So với hai Bô ̣ luâ ̣t Hin
̀ h
sự đi trước thì Bô ̣ luâ ̣t Hình sự 2015, sửa đổ i, bổ sung 2017 đã có giới ha ̣n về trách nhiê ̣m
tố giác của luâ ̣t sư, nghĩa là luật sư không có nghĩa vụ tố giác tội phạm như một công dân
bình thường, mà chỉ có nghĩa vụ trong các trường hợp liên quan đến những tội đặc biệt
nghiêm trọng, tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện
mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.6
Tuy nhiên, nế u suy xét khắ c khe ta sẽ nhâ ̣n thấ y điề u luâ ̣t này rấ t mơ hồ . Quy định
của luât là “người nào đó BIẾT RÕ tội phạm…”. Vâ ̣y:
(i)

Như thế nào gọi là biết?

5

Điề u 72, Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng Hình sự 2015.
, truy cập ngày 29/9/2017.
6

5


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018


Theo quan điể m của cá nhân tôi , “biế t” là từ ngữ chỉ nên dùng trong ngôn ngữ đời
số ng, khó mà định nghĩa đươ ̣c, cũng không thể sử dụng nghĩa “biết” trong từ điển
Tiế ng Viê ̣t (có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có
thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy), bởi nó rấ t trừu tưởng
không thể áp du ̣ng trong khoa ho ̣c pháp lý .
Biết mức độ nào thì gọi là rõ?

(ii)

Cũng tương tự như từ biết , từ “rõ” cũng không phải là từ ngũ nên sử du ̣ng trong
khoa ho ̣c pháp lý , bởi nó khá chung chung và không thể thể hiê ̣n sự đinh
̣ lươ ̣ng chính
xác.
(iii)

Nếu những điều luật sư biết không phải là sự thật nhưng luật sư lại buộc phải
tố giác thì luật sư có phạm tội vu khống không?

Đương nhiên là có , bởi luâ ̣t sư cũng như mô ̣t công dân bin
̀ h thường, đều bình đẳng
trước pháp luâ ̣t nên luâ ̣t sư vẫn phải chiụ trách nhiê ̣m pháp lý đã đươ ̣c quy đinh
̣ .
(iv)

Luật sư có nghĩa vụ đi chứng minh những gì mình biết là sự thật không?

Nguyên tắc hình luật là trọng chứng hơn trọng cung, nhưng chứng cứ thì phải đầy
đủ và phải lấy nguyên tắc nghi ngờ hợp lý làm nền tảng. Nếu luật sư khi có thông tin
về hành vi phạm tội của thân chủ lại phải đi điều tra cho rõ và chứng minh sự thật rồi

đi tố giác thì cơ quan điều tra làm gì? Ai trả tiền cho luật sư cho những việc này? Còn
nếu luật sư không có trách nhiệm chứng minh thì không có cách nào luật sư có thể
BIẾT RÕ được hành vi phạm tội của thân chủ cả nên quy định này là vô nghĩa.
Ngoại trừ cơ quan điều tra, cơ quan tư pháp nói chung và quan tòa nói riêng, chẳng ai
có đủ khả năng và đủ thẩm quyền để kết luận rằng 'TÔI BIẾT RÕ AI ĐÓ CÓ TỘI".7
Vì vậy, quy định hiện nay đang mơ hồ và vô nghĩa.
1.2

Nhƣ̃ng quy đinh
̣ pháp luâ ̣t khác có liên quan về “luật sƣ tố cáo thân chủ”

1.2.1 Quy đinh
̣ về “bí mật đời tư”
7

Th.S Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luâ ̣t, Luật sư đi tù cùng thân chủ đăng trên
truy câ ̣p ngày 29/9/2017.

6


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Cụm từ “bí mật đời tư” đã không còn được sử dụng trong Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2015 mà
thay vào đó là “quy ền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” quy đinh
̣ ta ̣i
Điề u 38 với nô ̣i dung như sau:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được
pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông
tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường
hợp luật có quy định khác.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong
trường hợp luật quy định.
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Sự thay đổi này là để phù hợp với quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013. Tuy
nhiên, nội dung quy định nói trên vẫn chưa đưa ra được khái niệm về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình . Kể cả với cu ̣m từ “bí mâ ̣t đời tư” , dù đã có nhiều thay
đổi, bổ sung trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật về quyền bí mật đời tư của cá
nhân nhưng hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc
hướng dẫn cụ thể, chi tiết như thế nào là “bí mật đời tư” hay “đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình”.

7


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Qua thực tế cuô ̣c số ng, có thể tiếp cận khái niệm bí mật đời tư bằ ng viê ̣c coi bí mật
đời tư là những thông tin liên quan và gắn liền với chính chủ thể đó, là những nội dung
mang tính chất thầm kín của cá nhân và họ muốn giữ bí mật cho riêng họ, không muốn
công khai cho người khác biết. Đó có thể là các thông tin liên quan đến các yếu tố như
tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội.8
“Bí mật đời tư” hay “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” thâ ̣t sự là

những điề u rấ t đa da ̣ng và phong phú

, và khác nhau ở mỗi người , chẳ ng ha ̣n như có

người xem hiǹ h ảnh con cái là bí mâ ̣t gia đin
̀ h nhưng có ngư ời lại không thấy vậy , hoă ̣c
trong quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Hoa Kỳ , rác thải sinh hoạt gia đình cũng là điều bí mật gia
đình, bởi từ rác thải đó có thể xác đinh
̣ mô ̣t người (mô ̣t gia đình) đã có những hoa ̣t đô ̣ng
gì, đã số ng như thế nào ,… nhưng đố i với pháp luâ ̣t Việt Nam rác la ̣i không là bí mâ ̣t.
Do vâ ̣y, nế u nô ̣i dung mà luâ ̣t sư biế t đươ ̣c và cầ n phải tố giác la ̣i là bí mâ ̣t đời tư của
thân chủ thì sao? Và đâu là ranh giới của cái nào là bí mâ ̣t đời tư, cái nào không là bí mật
đời tư? Đây là những điề u rấ t cầ n đươ ̣c pháp luâ ̣t hướng dẫn cu ̣ thể .
1.2.2 Quy đinh
̣ về giữ bí mật thông tin cho khách hàng
Bí mật thông tin là những bí mật nghề nghiệp có liên quan đến việc luật sư đảm
nhiệm, bao gồm các bí mật điều tra, bí mật về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, tình
hình tài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời tư hoặc những thông tin khác của
khách hàng được xác định là bí mật.
Viê ̣c giữ bí mâ ̣t thông tin khách hàng của luật sư được quy định c ụ thể tại Điều 25
Luâ ̣t Luâ ̣t sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012:
“1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được
trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp
luật có quy định khác.
8

/>
8



Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được
trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành
nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.”
Đồng thời Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cũng có quy
định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ
pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc
theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên
quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết
được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.” Quy tắc này
quy định bổn phận và trách nhiệm đạo đức của luật sư.

Nghĩa là l uật sư phải bảo vệ những vấn đề đời tư và bí mật của khách hàng.
Luật sư không sử dụng những thông tin có được trong quá trình cung cấp dịch vụ
pháp lý cho khách hàng vào những việc bất lợi cho khách hàng hoặc vào những
việc cho mục đích riêng của mình, trừ khi có sự đồng ý của khách hàng. Luật sư
bảo vệ những vấn đề thuộc đời tư và bí mật của khách hàng, kể cả khi luật sư thôi
hành nghề, bất kể vì lý do chết, mất khả năng hay nghỉ hưu. Quy tắc này cũng áp
dụng với các nhân viên của luật sư. Luật sư phải chịu trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm những quy định này của các nhân viên của mình.
Như vâ ̣y, có thể thấy rằng, vẫn có những trường hơ ̣p luâ ̣t sư đươ ̣c phép tiế t lô ̣
bí mật thông tin khách hàng nhưng cần nhìn nhận ở đây rằng bảo mật thông tin là
quyề n của khách hàn g và đồ ng thời là nghiã vu ̣ của luâ ̣t sư , nghĩa là quy tắc nghề
nghiê ̣p luâ ̣t sư cho phép ho ̣ đi tố giác khách hàng của miǹ h, dù là trường hợp khách
hàng là nghi can , bị can và những người này đư ợc quyề n có người bào ch ữa, họ


9


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

trình bày với luật sư mọi tình tiết của vụ việc là để thực thi quyền bào chữa của họ,
do đó phải được bảo mật. Nhưng có những trường hợp luật sư đứng giữa một bên
là trách nhiệm, nghĩa vụ với người bào chữa và một bên là trách nhiệm đối với đất
nước, với xã hội. Luật pháp phải tạo điều kiện cho luật sư lựa chọn một cách hợp
lý.

10


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
VỀ TRÁCH NHIỆM TỐ GIÁC THÂN CHỦ CỦA LUẬT SƢ
VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1

Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về trách nhiêm
̣ tố giác tô ̣i pha ̣m của luâ ̣t


2.1.1 Một số nước theo hệ thống Thông Luật
 Vƣơng quố c Anh
Từ những năm 1990, luật pháp của Anh quy định, khi hỗ trợ thân chủ đang trong

quá trình điều tra, luật sư phải thông báo cho nhà chức trách, nếu có nghi ngờ thân chủ
rửa tiền liên quan đến buôn bán ma túy, khủng bố hoặc một số tội phạm khác. Khi đã
thông báo cho nhà chức trách, luật sư không được phép báo cho thân chủ biết. Bộ luật tố
tụng hình sự 2002 của Anh cũng quy định, luật sư phải báo cho cơ quan chức năng biết
về bất kỳ thân chủ nào bị nghi ngờ trốn thuế.9
Như vâ ̣y, pháp luật Anh chỉ bắt buộc đối với trường hợp nhất định , thì luật sư mới
tố giác thân chủ của miǹ h , còn lại về nguyên tắc , viê ̣c giũa bí mật cho thân chủ luôn phải
đươ ̣c thươ ̣ng tôn.
 Hoa Kỳ
TS.LS. Vũ Văn Tính - Giảng viên HVHC Quốc Gia, Giám đốc Công Ty Luật TNHH LT& Cộng sự,
Luật sư tiết lộ thông tin của thân chủ: Nhìn từ pháp luật quốc tế, đăng trên
truy câ ̣p ngày 04/10/2017.
9

11


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Nước Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, mỗi tiể u bang có một hệ thống pháp luật
riêng. Về nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư, nhìn chung pháp luật liên bang yêu cầu
luật sư không được tiết lộ các thông tin của thân chủ mà mình có được trong quá trình tác
nghiệp để bảo vệ thân chủ. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có một số trường hợp loại
trừ.
Cụ thể, trong Luật mẫu của Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ về thực hành nghề nghiệp
1983, điều DR 4-101(C)(3) có đề cập đến một số trường hợp cho phép (chứ không phải
bắt buộc) luật sư được tiết lộ thông tin của thân chủ, đó là: “1. Các thông tin hoặc bí mật
được tiết lộ khi có sự đồng ý của thân chủ; 2. Các thông tin hoặc bí mật được tiết lộ khi
pháp luật cho phép hoặc có yêu cầu của tòa án; 3. Thông tin về dự định thực hiện một
hành vi phạm tội nào đó của thân chủ và thông tin được tiết lộ cần thiết cho việc ngăn

chặn; 4. Thông tin hoặc bí mật cần thiết cho việc xác định mức phí hoặc để bảo vệ luật sư
hoặc nhân viên, hoặc cộng sự của mình chống lại các cáo buộc vô lý (của khách hàng).”10
Như vậy, trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ , việc luật sư phải giữ bí mật các thông
tin thân chủ cung cấp luôn là một nguyên tắc tối cao trong quá trình hành nghề. Tuy
nhiên, nguyên tắc này vẫn phải có một số trường hợp bị loại trừ. Các trường hợp này
thường nhằm mục đích ngăn chặn một hành vi phạm tội nghiêm trọng nào đó sắp xảy ra
chứ không nhằm mục đích làm trầm trọng thêm tình trạng của thân chủ.
2.1.2 Một số nước theo hệ thố ng Dân Luật
 Nhâ ̣t Bản
Nói về nghĩa vụ tố giác tội phạm, Điều 239 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhâ ̣t Bản quy
định:
“1. Mọi người đều được tố giác tội phạm khi biết về tội phạm đó.

12


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

2. Quan chức trung ương và quan chức địa phương phải tố giác tội phạm nếu biết về tội
phạm khi thi hành công vụ.”
Tức là, việc tố giác tội phạm là quyền của mọi công dân. Mọi công dân đều có
quyền, và tự mình định đoạt quyền đó khi biết về tội phạm. Nghĩa vụ tố giác tội phạm chỉ
đặt ra đối với quan chức nhà nước khi thi hành công vụ (nếu khi quan chức không thi
hành công vụ, thì sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 như đối với công dân). Ở đây xin nhấn
mạnh rằng Nhật Bản không có tội không tố giác tội phạm đối với công dân (không phải
quan chức nhà nước khi thi hành công vụ), chỉ có tội che dấu tội phạm. Tuy nhiên, để
khuyến khích việc tố giác tội phạm, Nhật Bản có các quy định và thiết chế riêng nhằm
bảo vệ những người đã tố giác tội phạm.
Nói về Luật sư, Bộ luật tố tụng Hình sự Điều 149 quy định: “Bác sỹ, nha sỹ, hộ
sinh, điều dưỡng, Luật sư (bao gồm cả luật sư tại văn phòng Luật sư nước ngoài) , người

biện hộ, công chứng viên, những người làm việc về tôn giáo hoặc những người làm việc
tại các nghề nghiệp đó có quyền từ chối trình bày lời khai liên quan đến các thông tin bí
mật của người khác mà các thông tin đó có được dựa trên hợp đồng ủy thác thực hiện
công việc. Trừ trường hợp có sự đồng ý của đương sự, hoặc việc từ chối trình bày lời
khai chỉ phục vụ lợi ích của bị cáo (trừ khi bị cáo là thân chủ), hoặc trong quy chế tòa án
quy định một lý do khác”.
Điều này có nghĩa, về mặt nguyên tắc, Luật sư có quyền từ chối mọi yêu cầu trình
bày lời khai hoặc cung cấp thông tin đã có được từ thân chủ của mình đối với các cơ quan
tiến hành tố tụng. Trừ các trường hợp cá biệt được cung cấp thông tin như quy định trên
đây. Trong đó, trường hợp chối trình bày lời khai chỉ phục vụ lợi ích của bị cáo (trừ khi
bị cáo là thân chủ) được giải thích rằng, nếu việc cung cấp lời khai của Luật sư không
ảnh hưởng đến thân chủ và việc từ chối cung cấp lời khai chỉ là hình thức lợi dụng quyền
đó để bảo vệ cho bị cáo (không phải thân chủ) thì phải thực hiện cung cấp lời khai.

13


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

Bên cạnh đó, Điều 23 quy phạm xử sự Luật sư của Nhật Bản quy định về nghĩa vụ
bảo mật thông tin nhận được của khách hàng. Tuy nhiên, nghĩa vụ này được miễn trừ
trong các trường hợp: (1) Được sự đồng ý hoàn toàn và thỏa đáng từ thân chủ (2) Thân
chủ có ý đồ/hành vi phạm tội rõ ràng, chuẩn bị thực hiện tội phạm ngay tức khắc và hậu
quả tội phạm là đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, việc rò rỉ bí mật thông tin của khách
hàng là không thể không thực hiện và (3) Luật sư trở thành bị can/bị cáo liên quan đến vụ
việc của thân chủ mà việc tiết lộ bí mật là cần thiết để bào chữa cho mình. Đây là quy
định về miễn trừ nghĩa vụ bảo mật thông tin, không phải quy định liên quan đến tố giác
tội phạm.
Ngoài nghĩa vụ bảo mật thông tin và ngoại lệ trên đây, Luật sư còn có nghĩa vụ
trung thành và tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội.11

Từ đây có thể kết luận pháp luật Nhật Bản không có quy định về việc Luật sư có
nghĩa vụ tố giác thân chủ của mình. Đương nhiên, nếu Luật sư với tư cách là công dân
bình thường thì có quyền được tố giác tội phạm như quy định tại Khoản 1 Điều 239 Bộ
luật Tố tụng hình sự nêu trên.
 Cô ̣ng hòa Liên bang Đƣ́c
Viê ̣c “Luâ ̣t sư có đươ ̣c tố giác tô ̣i pha ̣m là thân chủ của min
̀ h hay không

?” đươ ̣c

pháp luật Đức thể hiện thông qua quyền im lặng .
Ở Đức, Luật Xét xử hình sự StPO và Luật Vi phạm hành chính OWiG quy định,
ngay buổi thẩm vấn đầu tiên phải thông báo cho nghi phạm, họ được quyền tự do lựa
chọn khai báo hay không; được quyền đòi có luật sư do họ chọn, để tham vấn. Thậm chí,

11

FUSHIHARA HIROTA, TS luật Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, Luật Nhật bản nói gì về tố giác tội

phạm?,

đăng

trên

/>
709389.html, truy câ ̣p ngày 03/10/2017.

14



Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

khi mở phiên tòa, nghi phạm phải được thông báo quyền im lặng lần nữa mặc dù khi
thẩm vấn điều tra họ đã được cảnh sát và viện kiểm sát thông báo.
Để bảo đảm quyền này được thực thi , luật đưa ra chế tài trách nhiệm các cơ quan
điều tra và tố tụng: nếu vi phạm, các bằng chứng đưa ra khi xét xử có thể bị coi không có
giá trị (tức nhà chức trách không hoàn thành trách nhiệm

). Đồng thời, quyền im lặng

cũng được áp dụng đối với người làm chứng là “người nhà”, như vợ chồng, ông bà, anh
chị em, cô dì, chú bác, cháu chắt, hoặc các nhóm nghề nghiệp như lãnh đạo tôn giáo, bác
sĩ, điều trị viên tâm lý, hiệu thuốc, hộ sinh, công chứng, kiểm toán, tư vấn thuế, luật sư...
Luật sư hành nghề phải ký hợp đồng dịch vụ đại diện pháp lý cho thân chủ, vì vậy
bị hợp đồng đó chế tài trách nhiệm pháp lý phải bảo vệ quyền lợi cho chỉ mỗi thân chủ dù
họ là ai, tội danh gì. Họ phải thông tin cho thân chủ đầy đủ tổng thể về mặt pháp lý, từ
văn bản luật tới án quyết mới nhất liên quan, những thiệt hại có thể lường trước và tránh.
Nếu sai phạm gây ra bất kỳ thiệt hại nào, thân chủ có quyền đòi luật sư bồi thường đối
với hợp đồng. Thiệt hại kinh tế được tính bằng trị giá trước và sau khi luật sư gây ra. Ở
Đức, thường xảy ra các vụ thân chủ kiện lại luật sư đòi bồi thường là vì vậy.
Chính do bản chất nghề nghiệp trên, nên ở Đức, nghề luật sư được quyền “Bảo
mật tuyệt đối” bao hàm quyền im lặng được coi là quyền cơ bản của luật sư (giống quyền
cơ bản của con người trong Hiến pháp, bất khả xâm phạm), bởi quyền đó quyết định lòng
tin của thân chủ đối với luật sư thay mặt họ (nếu không thì xã hội không cần luật sư).
Những gì họ tin cậy phó thác không được chuyển tiếp cho người khác được quy định chi
tiết tại Luật Nghề nghiệp luật sư BORA.
Theo đó, đối với luật sư, im lặng không chỉ là quyền, tức nhà nước không được
phép xâm phạm (nhưng bản thân họ được quyền không thực hiện, nếu muốn) mà còn là
trách nhiệm (buộc phải thực hiện dù không muốn, nếu không sẽ bị chế tài) kéo dài ngay

cả khi thân chủ chết, ngoại trừ được thân chủ đồng ý, hoặc để bảo vệ quyền lợi của thân
chủ, hoặc đã được công khai trước đó, hoặc không ảnh hưởng gì tới thân chủ. Luật sư có

15


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

trách nhiệm yêu cầu nhân viên văn phòng họ và những ai liên quan giúp thân chủ phải
giữ quyền im lặng.
Quyền im lặng ở Đức còn được bảo đảm bằng các án quyết khi quyền đó mâu
thuẫn với các luật khác. Chẳng hạn, Bộ luật Xã hội SBG II cho phép cơ quan cấp trợ cấp
xã hội đòi luật sư cung cấp thông tin về tiền cấp dưỡng con cái của cha/mẹ hưởng trợ cấp
xã hội, nhưng đã bị án quyết số IV ZB 23/09 của Tòa án Tối cao bác bỏ. Tương tự, Luật
Tín dụng KWG quy định cơ quan về tín dụng liên bang và Ngân hàng Trung ương có
quyền đòi cung cấp dữ liệu liên quan tới ngân hàng của nghi phạm, nhưng đã bị Tòa án
Tối cao bác bỏ khi áp dụng cho luật sư (án quyết ngày 8-7-1999).
Ngoài ra, Luật BKA Điều 62 quy định nghề luật sư cùng nhân sự giúp việc trong
mọi lĩnh vực đều được quyền bảo mật tuyệt đối; cơ quan hình sự BKA không được phép
theo dõi, như đặt máy nghe, thu hình lén, thu thập tin online, giám sát nơi làm việc, nhà ở
của họ. (Luâ ̣t BKA là luâ ̣t về phòng chố ng nguy cơ khủng bố , cơ quan hin
̀ h sự BKA là cơ
quan cảnh sát hình sự nhiệm vụ chống nguy cơ khủng bố). 12
Như vâ ̣y, pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức không buô ̣c luâ ̣t sư phải có nghiã vu ̣
tố giác thân chủ , ngươ ̣c la ̣i luâ ̣t sư còn có quyề n giữ im lă ̣ng , học sẽ không phải cung cấp
bấ t kỳ thông tin nào cho bat 6t1 kỳ cơ quan nhà nước nào về thân chủ của họ , trừ trường
hơ ̣p thân chủ đồ ng ý .

2.2


Hƣớng hoàn thiêṇ cho pháp luâ ̣t Việt Nam
Qua tim
̣ của pháp luâ ̣t các nước trên thế giới
̀ hiể u về quy đinh

, có thể thấy rằng

cách quy định về nghĩa vụ tố giác thân chủ của luật sư trong pháp luật Vi

ệt Nam có nét

tương đồ ng với pháp luâ ̣t các nước như Anh , Hoa Kỳ , nghĩa là luật sư chỉ có trách nhiệm
12

TS. Nguyễn Sỹ Phương - CHLB Đức, Quyề n im lặng của luật sư , nhìn từ luật của Đức , đăng trên

truy câ ̣p
ngày 03/10/2017.

16


Đạ o đứ c nghề luạ t – Học kỳ 1/ 2017-2018

tố giác trong các trường hơ ̣p nhấ t đinh
̣ , nhưng trong pháp luâ ̣t Anh , Hoa Kỳ viê ̣c giữ bí
mâ ̣t cho thân chủ là nguyên tắ c tố i th ượng, pháp luật Vi ệt Nam vẫn chưa làm đươ ̣c điề u
này.
Mă ̣t khác , xét điề u kiê ̣n về chin
́ h tri ̣ – kinh tế – xã hội của Vi ệt Nam hiê ̣n nay ,

nghề luâ ̣t sư chưa thâ ̣t sự phát triể n như ta ̣i Anh và Mỹ

, mà chỉ mới hình thành và có

những bước đi ban đầ u , người dân ở Vi ệt Nam chưa thâ ̣t sự hiể u biế t về pháp luâ ̣t c ũng
như chưa có niề m tin vào luâ ̣t sư Việt Nam thì thiế t nghi ̃ các nhà làm luâ ̣t nên quy đinh
̣ về
loại trừ trách nhiệm tố giác thân chủ của luật sư trong mọi trường hợp tương tự quy định
của pháp luật Nhật Bản hay Cộng hòa Li ên bang Đức , mô ̣t mă ̣t là để ta ̣o niề m tin cho
người dân đố i với luâ ̣t sư , nế u như gă ̣p phải vấ n đề pháp lý , họ sẽ không e ngại mà tìm
đến luật sư , mă ̣t khác là ta ̣o điề u kiê ̣n cho nghề luâ ̣t sư có thể phát triể n ổ n đinh
̣ và t ừng
bước đi lên. Đế n khi nào nghề luâ ̣t sư ở Vi ệt Nam phát triể n vững ma ̣nh và người dân có
hiể u biế t cũng như tin tưởng pháp luâ ̣t thì hẳ n quy đinh
̣ các trường hơ ̣p luâ ̣t sư phải

tố

giác thân chủ.

17


KẾT LUẬN
Đề tài tiểu luận được viết dựa trên cơ sở quan điể m , góc nhìn của phản biện c ủa
các chuyên gia, các nhà khoa học, với mục tiêu đã đề ra, tiểu luận đã phầ n nào khái quát
đươ ̣c quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Vi ệt Nam về trách nhiê ̣m tố giác thân chủ của luâ ̣t sư và có
đươ ̣c những góc nhìn đa chiề u khi so sánh với pháp luâ ̣t thế giới.
Chương 1 của tiểu luận đã tập trung nghiên cứu và phân tích các quy đinh

̣ đã đư ợc
công bố trong pháp luật Việt Nam để làm rõ trách nhiê ̣m tố giác thân chủ cầ n đươ ̣c nhin
̀
nhâ ̣n như thế nào cho hơ ̣p lý .
Chương 2 của tiểu luận chủ yếu tâ ̣p trung tim
̀ hiể u pháp luâ ̣t của các nướ c trên thế
giới nhằ m đúc kế t kinh nghiê ̣m cho pháp luâ ̣t Việt Nam.

iii


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2005.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1985
4. Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự năm 1999.
5. Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự năm 2015, sửa đổ i, bổ sung 2017.
6. Luật Luâ ̣t sư 2006, sửa đổ i, bổ sung 2012.
7. Bô ̣ Quy tắ c đa ̣o đức và ứng xử nghề nghiê ̣p luâ ̣t sư Việt Nam.
B. CÁC BÀI VIẾT
1. Th.S Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Luâ ̣t, Luật sư đi tù cùng thân chủ
đăng trên />2. Nguyễn Thanh Hà , VKS huyê ̣n Phù Cừ , tỉnh Hưng Yên, Phân biệt khái niệm tố cáo với tố
giác tội phạm và việc phân loại, xử lý ở Viện KSND cấp huyện

Đăng trên

/>3. TS.LS. Vũ Văn Tính - Giảng viên HVHC Quốc Gia, Giám đốc Công Ty Luật TNHH LT&
Cộng sự, Luật sư tiết lộ thông tin của thân chủ: Nhìn từ pháp luật quốc tế, đăng trên
/>4. FUSHIHARA HIROTA, TS luật Nhật Bản, cử nhân luật Việt Nam, Luật Nhật bản nói

gì về tố giác tội phạm ?, đăng trên />5. TS. Nguyễn Sỹ Phương - CHLB Đức, Quyề n im lặng của luật sư, nhìn từ luật của Đức, đăng
trên

/>
Duc.html

C. CÁC WEBSITE
1. />2. />iv



×