Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giải pháp hữu ích Rèn kĩ năng sử dụng từ trong môn tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.66 KB, 11 trang )

Giải pháp hữu ích

RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ TRONG PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 5
I/ MỞ ĐẦU:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình
thành và phát triển ở học sinh các kó năng sử dụng
Tiếng Việt (kó năng đọc – viết – nghe – nói ) để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần
rèn luyện các thao tác của tư duy. Môn Tiếng Việt cung
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt
và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước
ngoài. Môn học này bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của
tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghóa.
lớp 5, môn Tiếng Việt được chia theo các phân
môn: Tập đọc; Kể chuyện; Luyện từ và câu; Chính tả;
Tập làm văn. Trong các phân môn đó, Tập làm văn là
phân môn có tính chất tổng hợp, toàn diện, sáng tạo.
Để làm được một bài văn đúng và hay, đòi hỏi học sinh
phải biết vận dụng các kiến thức liên môn như: tập đọc,
tập viết, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu... Vì các
kiến thức liên môn này sẽ giúp cho học sinh có được tư
liệu để viết một bài văn và biết sử dụng ngôn từ thế
nào để trình bày suy nghó của mình một cách chính xác,
rõ ràng, có hình ảnh và trong sáng.
Mỗi bài tập làm văn học sinh phải thể hiện được tình


cảm, suy nghó của mình, bộc lộ rõ quan điểm yêu hay
ghét của bản thân. Quan điểm, trình độ và tình cảm của
các em thể hiện trong từng câu văn. Mặt khác, môn tập
làm văn còn có tác dụng rèn luyện nhân cách tốt, đặc
biệt là tính trung thực trong cách miêu tả, kể chuyện, viết
đoạn đối thoại,…
Một bài văn hay không chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc
dễ hiểu, mà cái quan trọng hơn, đó là sự truyền cảm. Sự
truyền cảm ấy có được là do: tính chân thực, tính nhân
bản; cao hơn nữa là các chất văn gợi lên từ bài viết
của các em.
Như vậy, muốn làm được một bài văn đúng và hay,
học sinh phải huy động toàn bộ kiến thức về đời sống,
-1-


Giải pháp hữu ích

sách vở, văn học để viết. Kiến thức học tập giúp các
em viết câu có hình ảnh, ngôn ngữ trong sáng. Chính tả,
tập viết giúp các em viết đúng chính tả, trình bày bài
văn đẹp. Môn luyện từ và câu giúp các em viết được
những câu văn đúng ngữ pháp, vốn từ phong phú.
Ngoài ra còn vận dụng nhiều kó năng như: Quan sát, tìm ý,
lập dàn ý, dựng đoạn, viết bài…
Mỗi bài Tập làm văn là sản phẩm tinh thần của
từng em, khi các em đã hoàn thành được một bài văn
tức là tình cảm của các em đã được gửi gắm trong từng
bài văn đó. Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ phù hợp
với đối tượng, văn cảnh giao tiếp cũng sẽ góp phần vào

thành công bài văn của học sinh. Là giáo viên dạy lớp 5
tôi mạnh dạn suy nghó và tiến hành tìm giải pháp để “
Rèn kó năng sử dụng từ trong phân môn Tập làm
văn cho học sinh lớp 5”.
II/ THỰC TRẠNG:
Trong năm học 2012 – 2013, tôi được phân công dạy
lớp 5C, qua khảo sát đầu năm và qua trực tiếp giảng dạy
tôi nhận thấy kó năng sử dụng từ của học sinh trong
phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn chế và sai sót.
Những hạn chế đó do các nguyên nhân sau:
1.Vốn từ của các em tổng hợp từ các lớp dưới
cũng như tiếp thu từ các phân môn khác để vận dụng
vào phân môn Tập làm văn còn nghèo nàn.
2. Học sinh chưa biết giải nghóa của từ trong một văn
cảnh cụ thể.
3. Sử dụng từ còn tùy tiện dẫn đến việc lựa chọn từ
ngữ sử dụng trong phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt trong các bài văn, các em thường chỉ liệt
kê sự vật, sự việc, chưa biệt chọn lọc từ ngữ trong sáng,
có hình ảnh.
Sau khi nắm bắt được tình hình của lớp, tôi tiến hành
khảo sát và kết quả đầu năm đạt được như sau:
- Biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ tương đối sát thực
trong văn viết: 2 em
- Sử dụng từ còn hạn chế : 12 em.
- Kó năng sử dụng từ quá yếu trong văn viết:14 em
Xuất phát từ tình hình chung của lớp, để học sinh có
kó năng sử dụng từ ngữ thích hợp trong phân môn Tập
làm văn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
giúp học sinh biết sử dụng và lựa chọn những từ ngữ

phù hợp để sử dụng trong giao tiếp, cụ thể là viết văn.
-2-


Giải pháp hữu ích

III/ CÁC GIẢI PHÁP :
1. Cung cấp vốn từ cho học sinh:
Vốn từ của học sinh được tích lũy từ những năm đầu
của bậc Tiểu học thật sự chưa đủ. Vì vậy, qua từng bài
dạy, giáo viên có thể cung cấp vốn từ và kết hợp mở
rộng vốn từ bằng cách tìm từ đồng nghóa, trái nghóa
thông qua các bài Tập đọc, Học thuộc lòng hoặc các
môn học khác,… Khi học sinh đã được mở rộng vốn từ
thông qua các môn học sẽ giúp các em có được vốn từ
phong phú để lựa chọn từ ngữ để sử dụng trong diễn đạt
dựng đoạn và viết bài ở phân môn Tập làm văn.
Để thực hiện tốt việc cung cấp vốn từ cho học sinh
một cách có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giáo
viên phải luôn tu dưỡng về chuyên môn, nâng cao tay
nghề, mạnh dạn đổi mới và vận dụng các phương pháp
dạy học sao cho việc lên lớp diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên,
phù hợp với tình hình thực tế của lớp nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi tiết, mỗi bài học
cần có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp để khuyến
khích tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia. Không để
bất kì một học sinh nào đứng ngoài cuộc. Để thực hiện
được điều này, giáo viên cần có sự chuẩn bò kó lưỡng
một kế hoạch hướng dẫn, tổ chức lớp hoạt động hợp lí,
khoa học, đặc biệt ở tiết Tập làm văn dựng đoạn và tiết

Tập làm văn trả bài viết tập trung vào việc dạy cách
học và nhu cầu tự học.
Ngoài ra, giáo viên phải đầu tư – nghiên cứu nội dung
bài dạy, tìm tòi, sưu tầm các tư liệu cần thiết như: Ca dao,
thành ngữ-tục ngữ ,từ điển Tiếng Việt, tranh, ảnh,…để
trong khi dạy có những từ thuần Việt hoặc Hán Việt giáo
viên có thể tra từ điển khi cần thiết, có thể giải nghóa
các thành ngữ, tục ngữ cho học sinh một cách dễ hiểu
nhất.
Ví dụ: Cần giải nghóa một số thành ngữ , tục ngữ như
“Kề vai sát cánh” : sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ
gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một
công việc quan trọng; “Danh bất hư truyền, ” Danh: tên
tuổi, tiếng tăm; Bất: không – tiếng tăm, danh tiếng được
truyền đi không sai khác sự thật.
Hay khi cần giải nghóa một số từ Hán Việt như phúc
đức: điều tốt lành để lại cho con cháu; phúc hậu:
nhân từ, có lòng thương người, hay làm điều tốt cho
người khác,…
-3-


Giải pháp hữu ích

Nếu học sinh đã giải được nghóa của từ chắc chắn trong
văn viết thì học sinh sẽ biết lựa chọn từ phù hợp với văn
cảnh giao tiếp.
Tham khảo các bài văn hay, các bài tập đọc, học
thuộc lòng mà cách sử dụng từ của tác giả nói lên
được cái hay – cái đẹp của nội dung cần diễn đạt để trong

từng tiết dạy có liên quan giáo viên có thể lấy ví dụ để
minh họa.
Ví dụ: Khi dạy về thể loại văn tả người, ngoài việc hướng
dẫn cho học sinh biết lựa chọn những nét tiêu biểu tả về
hình dáng và tính tình của người đó, giáo viên còn có
thể cho các em tham khảo thêm một số từ ngữ liên quan
đến văn tả người để khi làm dàn ý; dựng đoạn hoặc
viết thành bài văn hoàn chỉnh học sinh có thể lựa chọn
từ ngữ phù hợp nhằm tả được những đặc điểm nổi bật
của người sẽ tả, chẳng hạn:
Tả hình dáng:
Thân hình, dáng người: cao tầm thước, mảnh mai, thon
thả, lực lưỡng, vạm vỡ, tiều tụy, bụ bẫm, xương xương,
mảnh khảnh, dong dỏng, đẫy đà, gầy đét, còm nhom,…
Tả khuôn mặt, diện mạo: bầu bónh, xanh xao, vuông vắn
chữ điền, trái xoan, khôi ngô, hiền hậu, ngây thơ, dễ
thương, phúc hậu , thanh tú, nhẹ nhõm,…
Tả làn da: trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, hồng
hào, đỏ đắn, trắng trẻo, trắng nõn nà, mòn màng, nhăn
nheo, xanh xao, bánh mật, ngăm ngăm, đen đủi, sần sùi,
thô ráp,…
Tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu,
bạc phơ, mượt mà, óng ả, cứng như rễ tre,…
Tả mắt: Đen huyền, đen láy, long lanh, u buồn, thâm
quầng, một mí, bồ câu, nâu đen, linh lợi, tinh anh, hiền
hậu, mơ màng, mờ dục, lim dim, láu lỉnh, tinh ranh, gian
giảo, soi mói,…
Tả cái nhìn của đôi mắt: Đăm đăm, trìu mến, ngơ
ngác, mơ màng, dáo dác, đắm đuối, chòng chọc,…
Diễn tả tính cách:

Đứng đắn, nhút nhát, nghiêm nghò, dè dặt, thận trọng,
nóng nảy, ôn hòa,…
Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hể hả, vui
mừng, sảng khoái,…
Tả phẩm chất:
Tốt, xấu, hiền, dữ, ngoan, hư, khiêm tốn, kiêu căng, dũng
cảm, hèn nhát, cao thượng, hèn hạ, tế nhò, trung thành,
thật thà,…
-4-


Giải pháp hữu ích

2.Rèn kó năng giải nghóa từ trong văn cảnh cụ
thể:
Trong từng tiết dạy giáo viên cần chú ý đến việc xây
dựng thói quen chủ động trong việc dùng từ sát hợp với
nội dung cần thể hiện nhằm tăng thêm sức biểu cảm
sao cho phù hợp với thái độ, cảm xúc mà mình muốn
thể hiện. Để thực hiện tốt vấn đề này, trong từng từ
ngữ, giáo viên cần dạy cho học sinh hiểu được nghóa của
từ (nghóa chính, nghóa phụ, nghóa gốc, nghóa chuyển) để
tránh trong khi sử dụng từ các em sẽ diễn đạt những câu
văn dùng từ sai, không sát nghóa.
Ví dụ 1 :Nghóa của từ “xuân” trong câu thơ:
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).
Xuân (1): Nghóa chính – mùa đầu tiên trong năm.
Xuân (2): Nghóa chuyển: càng ngày càng tươi đẹp.
Ví dụ 2: Nghóa của từ “chín” trong các câu sau:

Lúa ngoài đồng đã chín (1)vàng.
Nghó cho chín(2) rồi hãy nói.
Tổ em có chín(3) học sinh.
Chín (1): hoa, quả phát triển đến độ thu hoạch được.
Thể hiện hai nghóa khác
Chín(2)
:suy
nghó

càng
trước
khi
nói.
nhau của từ nhiều nghóa
Nghóa của hai từ “chín” ở trên đồng âm với từ “chín”(3)
là số tiếp theo số 8.
3.Dạy tốt các tiết lập dàn ý, dựng đoạn, trả bài
để giúp học sinh lựa chọn và sử dụng từ.
* Đối với dạng bài văn dựng đoạn, ngoài việc dạy các
em quan sát – tìm ý, lập dàn bài chi tiết, thói quen trình
bày bài làm của mình lưu loát trước đông người, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh đánh giá, nhận xét
những điểm hay, chưa hay về cách lựa chọn từ ngữ để sử
dụng trong bài làm của bạn: Về nội dung, về từ, về ý,
về mặt thành công của bài trong cách dùng từ miêu tả
có hợp lí không? Song song với việc đánh giá và nhận
xét bài làm của bạn, giáo viên có thể cho các em tham
khảo, đánh giá các bài văn mà cách sử dụng từ thành
công của tác giả.
Để học sinh thấy rõ vì sao sử dụng từ trong bài văn phải

biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, giáo viên sẽ đưa ra một
số câu văn dùng từ không sát như:
-5-


Giải pháp hữu ích

Ngày ông tôi chết, cả làng đi đưa đám ma, ông tôi
được chôn ở nghóa đòa trên đồi thông.
Chim hót nhiều trong vườn nhà em.
Bà đang đổ nước vào gốc rau…
Yêu cầu học sinh nhận xét về cách sử dụng các từ
ngữ được gạch chân, em có thể dùng các từ ngữ khác
hoặc cách diễn đạt khác sửa lại nhằm biểu lộ cảm xúc,
thái độ của mình. Gợi ý, hướng để học sinh có thể sửa
như sau:
Ngày ông tôi qua đời, dân làng vô cùng thương tiếc
và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng trên đồi
thông lộng gió.
Chim hót líu lo trong vườn nhà em.
Bà lom khom tưới rau…
* Trong tiết Tập làm văn trả bài, giáo viên chuẩn bò
một số bài văn hay; phiếu bài tập ghi ra một số lỗi của
học sinh trong cách sử dụng từ ngữ trong bài viết của các
em. Phân tích ưu – khuyết điểm về cách dùng từ trong bài
Tập làm văn của học sinh, hướng dẫn các em rút kinh
nghiệm bằng cách trực tiếp sửa lỗi về cách dùng từ
mà giáo viên phát cho từng bàn. Yêu cầu học sinh hoạt
động cá nhân hoặc theo nhóm để sửa về cách dùng từ
trong bài làm của các bạn. Đại diện nhóm thực hành

trước lớp. Các nhóm khác nghe trình bày, góp ý, nhận
xét, bổ sung.
Ví dụ 1: Dạng bài văn tả người quen, bài tả cô giáo có
học sinh viết:
Thầ giáo của em chắc chắn đã 40 tuổi rồi.
Thầy rất dữ với những học sinh quậy ,nhưng thầy rất
hiền khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi. Lúc chúng em chăm
chỉ,ngoan, thầy luôn tươi cười.
Cần cho học sinh phân tích về từ ngữ, hình ảnh, phân
tích những phán đoán, nhận xét của các em để học sinh
thảo luận, thay đổi một số từ ngữ nhằm làm cho câu
văn giàu hình ảnh hơn:
Thầy giáo của em năm nay khoảng 40 tuổi.
Thầy nghiêm khắc phê bình khi chúng em mắc lỗi
nhưng chính thầy cũng lại là người ân cần hướng dẫn
chúng em sửa lỗi. Những lúc cả lớp chăm chỉ, ngoan
ngoãn, khuôn mặt thầy như rạng ngời hạnh phúc.
Ví dụ 2: Dạng bài văn tả bạn, có học sinh dùng từ chưa
sát và tả theo kiểu liệt kê, lặp từ :
Bạn Giang có dáng người nhỏ, thấp. Hai mắt của bạn
màu đen và bạn có cái trán cao. Tóc bạn dài và đen.
-6-


Giải pháp hữu ích

Lúc nào bạn cũng cột tóc cao. Quần áo bạn lúc nào
cũng sạch sẽ. Bạn học rất giỏi. Em và bạn rất kính yêu
nhau từ nhỏ.
Với dạng lỗi dùng từ như trên, cần hướng dẫn học

sinh nhận xét về ngôi thứ trong giao tiếp (với ông bà,
cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi cần xưng hô lễ phép
như thế nào; đối với bạn bè cần xưng hô thân mật ra
sao…). Hướng dẫn để học sinh nhận ra sự lủng củng của
đoạn văn vì lặp quá nhiều từ bạn và một số từ dùng
đúng như chưa chau chuốt, chưa gợi hình ảnh để học sinh có
thể sửa lại là:
Bạn Giang có dáng người nhỏ nhắn. Đôi mắt đen láy và
vầng trán cao thông minh. Em rất thích mái tóc dài đen
óng ả luôn cột cao gọn gàng của Giang. lớp cũng như
ở nhà, bạn ấy luôn giữ quần áo sạch sẽ. Đặc biệt,
Giang học rất giỏi. Em và bạn ấy chơi thân với nhau từ
nhỏ.
Ví dụ 3: Dạng bài văn tả người thân, bài văn tả ông.
Da ông sần sùi với những chấm nâu…
Ông tôi đã già và rất khó tính và cũng thương con,
cháu…
Với cách miêu tả như trên, cần hướng dẫn để học sinh
nhận ra sự lủng củng của việc lặp từ và khuyến khích,
gợi ý để các em có ý thức tìm từ gửi gắm tình cảm
của mình vào từng câu văn.
Da ông đã có nhiều nếp nhăn với những chấm đồi
mồi …
Ông tôi tuổi đã cao, ông rất nghiêm khắc nhưng luôn
thương yêu con, cháu…
4.Thường xuyên chấm – trả bài để kòp thời:
Chấm bài kó và trả bài kòp thời giúp giáo viên phát
hiện những ưu – khuyết điểm trong từng bài làm của học
sinh để từ đó khuyến khích động viên và có biện pháp
cụ thể đến từng đối tượng học sinh. Đối với bài văn viết

của học sinh tôi chấm cẩn thận, kó lưỡng, ghi “lời phê”
nêu rõ ưu – khuyết điểm nỗi bật trong bài làm của các
em. Nếu học sinh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ,… tôi
dùng bút đỏ gạch dưới các từ ngữ đó để học sinh tự
sửa (GV không sửa thay cho học sinh).
Đối với học sinh có kó năng sử dụng từ tương đối chính
xác, giáo viên khích lệ những thành công của các em
để từ đó học sinh biết phát huy những thành công đó.
Đối với những em thường xuyên sai sót về cách dùng từ
trong bài làm, giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em
-7-


Giải pháp hữu ích

phải suy ngghó thật kó, phải biết lựa chọn từ ngữ để sử
dụng nhằm làm nổi bật được nội dung cần thể hiện.
Đối với những học sinh còn yếu trong khâu lựa chọn và
sử dụng từ, ngoài việc kiểm tra, nhắc nhở, giáo viên
động viên các em tham gia sôi nổi học tập và các hoạt
động tập thể khác để các em có điều kiện phát triển
vốn từ ngữ của mình. Từ đó học sinh biết vì sao cần phải
lựa chọn, sử dụng từ ngữ thích hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Như chúng ta đã biết, bài Tập làm văn vừa yêu cầu
các em phải miêu tả chân thật, vừa cho phép và
khuyến khích các em hư cấu, thêm thắt một số tình tiết.
Vì vậy, tùy theo từng đề bài mà giáo viên gợi ý để học
sinh có khả năng vừa miêu tả chân thực lại vừa có tình

tiết tưởng tượng phong phú, phù hợp theo đề bài.
Muốn giỏi văn phải tích lũy được vốn văn học mà ở lứa
tuổi nhỏ, điều này thật không dễ. Nếu không có “vốn
từ” thì bài văn sẽ trở nên nghèo ý và khô khan. Vì vậy
phải làm sao để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng
tạo của bản thân. Muốn vậy học sinh phải có khả năng
quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, có vốn từ phong
phú và điều quan trọng là các em phải được nói, được
viết, được nhận xét, đánh giá kết quả.
Để có một bài văn hay, với mỗi đề bài, tôi yêu cầu
học sinh phải tìm hiểu đề qua các việc sau:
Đọc kó đề bài.
Xác đònh nội dung bài, gạch dưới ý chính của
bài.
Xác đònh trọng tâm ý chính, cần tập trung trong
bài.
Xác đònh tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong
bài.
Khuyến khích các em sử dụng từ ngữ không lặp, dùng
hình ảnh liên tưởng, so sánh. Nhờ vậy, nội dung bài của
học sinh vừa đủ ý chính vừa phong phú và đảm bảo
đúng trọng tâm.
V/ KẾT QUẢ
Qua thời gian thực hiện các giải pháp nêu trên, tôi
nhận thấy kó năng sử dụng từ trong phân môn Tập làm
văn của học sinh trong lớp có tiến bộ rõ rệt. Các bài
văn viết của các em dùng từ tương đối đúng nghóa, ít
-8-



Giải pháp hữu ích

lặp từ, câu văn gãy gọn, bước đầu có hình ảnh. Chất
lượng bài văn viết của học sinh ngày càng được nâng cao,
cách sử dụng từ đạt được như sau:
-Biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ tương đối sát thực, có
hình ảnh trong văn viết: 5 em
-Sử dụng từ đúng : 8 em.
-Sử dụng từ còn hạn chế : 8 em.
-Kó năng sử dụng từ còn yếu trong văn viết: 7 em
Kết quả đạt được tuy chưa cao như mong muốn nhưng bước
đầu đã có tiến triển tốt. Bản thân tôi sẽ tiếp tục áp
dụng các giải pháp trên và không ngừng tìm tòi, học hỏi
kinh nghiệm từ các bậc đàn anh đàn chò cũng như học
hỏi các phương pháp mới từ các đồng nghiệp trẻ để tích
lũy kinh nghiệm cho bản thân và giúp học sinh học ngày
càng tốt hơn.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Mặc dù đã tìm tòi được một số giải pháp nhằm giúp
học sinh rèn luyện về cách dùng từ trong phân môn Tập
làm văn song tôi biết mình vẫn còn phải cố gắng học
hỏi nhiều hơn nữa. Qua thực hiện các giải pháp nêu trên,
tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
1.Đối với giáo viên:
- Phải chuẩn mực và có vốn từ ngữ phong phú để
nhằm truyền đạt, cung cấp và mở rộng vốn từ cho học
sinh.
- Thường xuyên tham khảo các bài văn hay. Biết sưu
tầm, tích lũy những câu văn sử dụng từ ngữ sinh động,
hợp lí ghi vào cuốn sổ tay văn học của mình.

- Cần trang bò cho học sinh những phương pháp, cách thức
làm bài cơ bản; đưa các em vào nội dung bài một cách
tự nhiên, diễn đạt có nghệ thuật và giúp học sinh bộc lộ
cảm xúc qua các bài học nhằm xây dựng mầm non văn
học trỗi dậy và mãi mãi vươn lên.
2.Đối với học sinh:
- Thường xuyên tham khảo các bài văn hay.
- Phát huy tối đa tính tích cực, tự giác trong học tập.
-Phải có lòng kiên nhẫn, kiên trì, biết lắng nghe, quan
sát, vận dụng các giác quan.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng và
bước đầu thấy có hiệu quả tương đối tốt. Tôi xin mạnh
dạn chia sẻ và mong nhận được sự góp ý chân thành
của Ban giám hiệu nhà trường, của các anh chò và các
bạn đồng nghiệp.
-9-


Giải pháp hữu ích

R’lơm,
tháng 11 năm 2012
Người viết

NGUYỄN VĂN SƠN
Ý kiến đánh giá của Hội đồng thẩm đònh

-10-



Giaûi phaùp höõu ích

-11-



×