Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập phân hóa sinh học ôn THI THPTQG 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.42 KB, 4 trang )

BÀI TẬP PHÂN HÓA SINH HỌC ÔN THI THPTQG 2017
(Biên soạn Hoàng Nam)
Câu 1: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được tạo thành do sự tương tác bổ sung giữa hai gen không alen phân
li độc lập cùng quy định, khi trong kiểu gen có mặt cả hai loại alen trội thì cây có hoa màu đỏ, khi trong kiểu
gen chỉ có mặt của một loại alen trội thì cây có hoa màu tím, còn khi trong kiểu gen không có loại alen trội nào
thì cây có hoa màu trắng. Người ta tiến hành phép lai giữa cây hoa đỏ dị hợp tử ( cây T ) với 3 cây H1, H2 và
H3 thuộc loài này, kết quả thu được như sau:
+ Cây T lai với cây H1 thu được Fa có duy nhất một loại kiểu hình.
+ Cây T lai với cây H2 thu được đời Fa có duy nhất 2 loại kiểu hình.
+ Cây T lai với cây H3 thu được đời Fa có 3 loại kiểu hình.
Từ các kết quả trên, người ta đã đưa ra các dự đoán sau:
(I) Cây H2 và cây H3 đều có tối đa 4 kiểu gen thỏa mãn.
(II) Nếu đem cây H1 lai với cây H2 và cây H3 thì có thể thu được số loại kiểu hình khác nhau.
(III ) Cây H2 và H3 không thể có cùng kiểu hình.
(IV) Không thể xác định được chính xác kiểu gen của cây nào trong các cây H1, H2 và H3.
(V) Nếu lai cây H2 và H3 với nhau thì sẽ thu được tối đa là 2 loại kiểu hình.
Biết rằng không có đột biến xảy ra, các kiểu gen khác nhau có sức sống như nhau. Tính theo lí thuyết, trong các
dự đoán trên, số dự đoán đúng là bao nhiêu
A.2
B.3
C.4
D.5
Câu 2: Ở người, bệnh M do một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn ; bệnh P , Q và T do hai gen không
alen ( D, d ; E, e ) tương tác với nhau cùng quy định, khi cơ thể có mặt cả hai loại alen trội thì chỉ biểu hiện
bệnh P, khi cơ thể chỉ có mặt một trong hai loại alen trội thì chỉ biểu hiện bệnh Q, còn khi cơ thể không có loại
alen trội nào thì chỉ biểu hiện bệnh T.
Ở một cặp vợ chồng, cả hai đều không bị bệnh M nhưng chồng bị bệnh P , họ sinh được một đứa con bị bệnh
M và bệnh T. Biết rằng, 3 gen trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập nhau. Từ những thông
tin trên, trong số các dự đoán sau đây được rút ra, có bao nhiêu dự đoán đúng
Không thể xác định được chính xác kiểu gen chồng này.
Nếu họ sinh đứa con thứ hai, đứa con này có thể mắc tối đa là hai loại bệnh.


Người vợ không thể bị bệnh P hoặc T.
Có tối đa 2 kiểu gen phù hợp với kiểu gen của người vợ.
Cặp vợ chồng này có thể có kiểu gen khác nhau hoặc giống nhau.
Cặp vợ chồng này có thể sinh ra đứa con thứ hai bị bệnh M và P với xác suất 3.125%.
A.2
B.3
C.4
D.5
Câu 3: Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được rằng chứng bạch tạng ở người do một alen lặn
của một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố melanin
trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông, chân tóc. Bình thường, sắc tố melanin được tổng hợp qua 2
phản ứng dưới tác dụng của 2 enzim được kiểm soát bởi 2 gen không alen, nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác
nhau:


+ Phản ứng 1: Chất tiền thân P được biến đổi thành tirôzin do enzim 1 ( viết tắt là T1 ) xúc tác.
+ Phản ứng 2: Tirozin được biến đổi tiếp thành mêlanin do enzim 2 ( viết tắt là T2 ) xúc tác.
Ở một gia đình, cả vợ và chồng đều bị bệnh bạch tạng, họ sinh được 3 người con, trong đó có một đứa bị bệnh
bạch tạng, hai đứa còn lại không bị bệnh này. Phân tích chân tóc của cặp vợ chồng này, kết quả phân tích cho
thấy cả vợ và chồng đều có tiền chất P, nhưng khi nhúng chân tóc của chồng vào tirozin thì tóc có màu sẫm, còn
khi nhúng chân tóc của vợ vào tirozin thì tóc không có màu sẫm. Từ những thông tin trên, người ta đã rút ra các
dự đoán sau đây
(1) Không thể xác định được chính xác kiểu gen của 5 người trong gia đình này về 2 gen trên.
(2) Cặp vợ chồng trên phải có cùng kiểu gen về 2 gen trên.
(3) Hai đứa con bị bệnh của cặp vợ chồng trên phải có cùng kiểu gen về 2 gen trên.
(4) Đứa con không bị bệnh của cặp vợ chồng này nếu kết hôn với người bị bệnh bạch tạng thì có thể sinh ra con
bị bệnh bạch tạng.
(5) Nếu cặp vợ chồng trên tiếp tục sinh thêm một đứa con nữa, khả năng đứa con này bị bệnh bạch tạng chắc
chắn lớn hơn khả năng không bị bệnh bạch tạng. Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là bao nhiêu
A.1

B.2
C.3
D.4
Câu 4: Ở một loài hoa, màu sắc hoa do sự tương tác giữa hai gen không alen, phân li độc lập cùng quy định, khi
trong kiểu gen xuất hiện cả hai loại alen trội thì cây có hoa màu tím, các kiểu gen còn lại đều làm cho hoa có
màu trắng; kích thước lá do một gen quy định và phân li độc lập với gai gen trên, alen trội là trội hoàn toàn.
Người ta thực hiện phép lai giữa cây T1 và T2 của loài hoa này với nhau, thấy đời con xuất hiện 4 loại kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Biết rằng hai cây T1 và T2 có kiểu hình khác nhau, giả sử không xảy ra đột biến,
tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai ( không tính phép lai thuận nghịch ) phù hợp với kết quả trên?
A. 2 phép lai.

B. 4 phép lai.

C. 3 phép lai

D. 1 phép lai.

Câu 5: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được tạo thành do sự tương tác bổ sung giữa hai gen không alen phân
li độc lập cùng quy định, khi trong kiểu gen có mặt cả hai loại alen trội thì cây có hoa màu đỏ, khi trong kiểu
gen chỉ có mặt của một loại alen trội thì cây có hoa màu tím, còn khi trong kiểu gen không có loại alen trội nào
thì cây có hoa màu trắng. Người ta tiến hành phép lai giữa cây hoa đỏ dị hợp tử ( cây T ) với 3 cây H1, H2 và
H3 thuộc loài này, kết quả thu được như sau: + Cây T lai với cây H1 thu được Fa có duy nhất một loại kiểu
hình. + Cây T lai với cây H2 thu được đời Fa có duy nhất 2 loại kiểu hình. + Cây T lai với cây H3 thu được đời
Fa có 3 loại kiểu hình. Từ các kết quả trên, người ta đã đưa ra các dự đoán sau: (I) Cây H2 và cây H3 đều có tối
đa 4 kiểu gen thỏa mãn. (II) Nếu đem cây H1 lai với cây H2 và cây H3 thì có thể thu được số loại kiểu hình
khác nhau. (III ) Cây H2 và H3 không thể có cùng kiểu hình. (IV) Không thể xác định được chính xác kiểu gen
của cây nào trong các cây H1, H2 và H3. (V) Nếu lai cây H2 và H3 với nhau thì sẽ thu được tối đa là 2 loại kiểu
hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, các kiểu gen khác nhau có sức sống như nhau. Tính theo lí thuyết,
trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là bao nhiêu?
A. 5 dự đoán đúng.


B. 3 dự đoán đúng.

C. 4 dự đoán đúng.

D. 2 dự đoán đúng.

Câu 6: Ở người, bệnh M do một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn ; bệnh P , Q và T do hai gen không
alen ( D, d ; E, e ) tương tác với nhau cùng quy định, khi cơ thể có mặt cả hai loại alen trội thì chỉ biểu hiện


bệnh P, khi cơ thể chỉ có mặt một trong hai loại alen trội thì chỉ biểu hiện bệnh Q, còn khi cơ thể không có loại
alen trội nào thì chỉ biểu hiện bệnh T. Ở một cặp vợ chồng, cả hai đều không bị bệnh M nhưng chồng bị bệnh P
, họ sinh được một đứa con bị bệnh M và bệnh T. Biết rằng, 3 gen trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và
phân li độc lập nhau. Từ những thông tin trên, trong số các dự đoán sau đây được rút ra, có bao nhiêu dự đoán
đúng? (I) Không thể xác định được chính xác kiểu gen chồng này. (II) Nếu họ sinh đứa con thứ hai, đứa con này
có thể mắc tối đa là hai loại bệnh. (III) Người vợ không thể bị bệnh P hoặc T. (IV) Có tối đa 2 kiểu gen phù hợp
với kiểu gen của người vợ. (V) Cặp vợ chồng này có thể có kiểu gen khác nhau hoặc giống nhau. (VI) Cặp vợ
chồng này có thể sinh ra đứa con thứ hai bị bệnh M và P với xác suất 3.125%.
A. 4 dự đoán đúng.

B. 3 dự đoán đúng

C. 2 dự đoán đúng.

D. 5 dự đoán đúng.

Câu 7: Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được rằng chứng bạch tạng ở người do một alen lặn
của một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen đột biến làm mất khả năng tổng hợp sắc tố melanin
trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông, chân tóc. Bình thường, sắc tố melanin được tổng hợp qua 2

phản ứng dưới tác dụng của 2 enzim được kiểm soát bởi 2 gen không alen, nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác
nhau: + Phản ứng 1: Chất tiền thân P được biến đổi thành tirôzin do enzim 1 ( viết tắt là T1 ) xúc tác. + Phản
ứng 2: Tirozin được biến đổi tiếp thành mêlanin do enzim 2 ( viết tắt là T2 ) xúc tác. Ở một gia đình, cả vợ và
chồng đều bị bệnh bạch tạng, họ sinh được 3 người con, trong đó có một đứa bị bệnh bạch tạng, hai đứa còn lại
không bị bệnh này. Phân tích chân tóc của cặp vợ chồng này, kết quả phân tích cho thấy cả vợ và chồng đều có
tiền chất P, nhưng khi nhúng chân tóc của chồng vào tirozin thì tóc có màu sẫm, còn khi nhúng chân tóc của vợ
vào tirozin thì tóc không có màu sẫm. Từ những thông tin trên, người ta đã rút ra các dự đoán sau đây: (1)
Không thể xác định được chính xác kiểu gen của 5 người trong gia đình này về 2 gen trên. (2) Cặp vợ chồng
trên phải có cùng kiểu gen về 2 gen trên. (3) Hai đứa con bị bệnh của cặp vợ chồng trên phải có cùng kiểu gen
về 2 gen trên. (4) Đứa con không bị bệnh của cặp vợ chồng này nếu kết hôn với người bị bệnh bạch tạng thì có
thể sinh ra con bị bệnh bạch tạng. (5) Nếu cặp vợ chồng trên tiếp tục sinh thêm một đứa con nữa, khả năng đứa
con này bị bệnh bạch tạng chắc chắn lớn hơn khả năng không bị bệnh bạch tạng. Trong các dự đoán trên, số dự
đoán đúng là bao nhiêu?
A. 4 dự đoán đúng.

B. 1 dự đoán đúng.

C. 3 dự đoán đúng.

D. 2 dự đoán đúng.

Câu 8: Ở một quần thể sóc ngẫu phối, gen quy định màu mắt có 2 alen là B1 và B2 , trong đó alen B1 trội hoàn
toàn so với alen B2; gen quy định màu sắc lông có 4 alen là D1, D2, D3 và D4, trong đó alen D1 trội hoàn toàn
so với 3 alen còn lại, alen D2 trội hoàn toàn so với alen D3 và D4, alen D3 trội hoàn toàn so với alen D4 ; gen
quy định chiều dài lông có 2 alen là E1 và E2, alen E1 trội hoàn toàn so với alen E2. Biết rằng không xảy ra đột
biến mới, các kiểu gen khác nhau về 3 gen trên có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Tính theo lí thuyết,
trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (I) Sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể sóc
này có thể tạo ra tối đa 16 loại kiểu hình về 3 tính trạng trên. (II) Có 16 kiểu giao phối có thể tạo ra được số loại
kiểu hình tối đa về 3 tính trạng trên. (III) Sự giao phối giữa 2 các thể có kiểu hình khác nhau về 1 trong ba tính
trạng trên không thể tạo ra được đời con có số loại kiểu hình là tối đa về 3 tính trạng trên. (IV) Sự giao phối

giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau về cả 3 tính trạng trên có thể tạo ra đời con có số loại kiểu hình tối đa về
3 tính trạng trên. (V) Sự giao phối giữa hai cá thể có kiểu gen khác nhau về 3 gen trên luôn tạo ra đời con có số


loại kiểu hình tối đa về 3 tính trạng trên. (VI) Có tối đa 50 kiểu giao phối khác nhau trong quần thể về 3 gen
trên.
A. 4 nhận định đúng.

B. 5 nhận định đúng.

C. 3 nhận định đúng.

D. 2 nhận định đúng.

ĐÁP ÁN :
CÂU 1: Chọn A . CÂU 2: Chọn A. CÂU 3: Chọn B . CÂU 4: Chọn C

CÂU 5: Chọn D. CÂU 6: Chọn B. CÂU 7: Chọn D. CÂU 8: Chọn C.

Chúc tất cả các em học sinh học tốt !
HOÀNG NAM.



×