Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÁC VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.48 KB, 7 trang )

CÁC VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
1. ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, chia thành 2 nhóm:
Nhóm các vi khuẩn gây bệnh
Nhóm các vi khuẩn gây bệnh cơ hội
1.1. Đặc điểm sinh học của VKĐR
- Hình thể: hình trực khuẩn, kích thước 2-4 x 0,4-0,6 micromet
- Một số loài có lông
- Một số ít có vỏ
- Tính chất nuôi cấy: Các VKĐR đều nuôi cấy dễ
+ Trên môi trường lỏng, vi khuẩn làm đục đều môi trường sau 12-18h nuôi cấy, một số có thể tạo
váng và lắng cặn ở đáy ống.
+ Trên môi trường đặc, vi khuẩn mọc tạo thành 3 dạng khuẩn lạc: S, R, M
- Tính chất sinh vật hoá học: Ưa khí và kỵ khí tuỳ ngộ, oxydase (-) ở 100% các chủng; có thể lên
men hoặc không lên men một số loại đường; phát triển được hoặc không trên một số môi trường
như citrat simmon, Basikov, Ure-indol...
- Kháng nguyên: KN thân O, KN lông H và KN K.
- Gây bệnh bằng nội độc tố: là phức hợp lipopolysaccharit, chịu nhiệt.
1.2. Khả năng gây bệnh
Các vi khuẩn đường ruột chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá như tiêu chảy, viêm ruột ỉa chảy,
viêm đại tràng. Mỗi loài vi khuẩn có thể gây bệnh ở các vị trí khác nhau trên đường tiêu hoá và
cơ chế gây bệnh cũng khác nhau.
Ngoài ra các vi khuẩn đường ruột còn gây bệnh ở ngoài đường tiêu hoá như viêm đường tiết
niệu, viêm màng não, viêm phổi, phế quản và đặc biệt nhiễm khuẩn huyết. Có thể nói các vi
khuẩn có thể gây bệnh được ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, bệnh có thể song hành hoặc độc lập
với các bệnh ở đường tiêu hoá.
1.3. Chẩn đoán
Lấy bệnh phẩm tuỳ thuộc vào cơ quan bị tổn thương như đường tiêu hoá, đường tiết niệu, đường
sinh dục… Bệnh phẩm sau khi lấy cần được xét gnhiệm sớm
- Nhuộm soi trực tiếp.
- Nuôi cấy phân lập: cấy bệnh phẩm vào các môi trường chọn lọc cho vi khuẩn đường ruột như


Mac conkey, XLD… để tìm hiểu tính lên men đường lactose để có hướng chẩn đoán phù hợp với
các giống khác nhau. Nhuộm Gram từ khuẩn lạc là các trực khuẩn Gram âm, tiến hành định
danh.
1.4. Phòng và điều trị :


- Phòng không đặc hiệu:
- Điều trị: dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Nếu không có điều kiện làm KSĐ thì sử dụng các
kháng sinh chọn lọc với các trực khuẩn Gram âm, không nên lạm dụng kháng sinh phổ rộng vì
dễ dẫn đến loạn khuẩn nhất là khi điều trị các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá.
2. SHIGELLA
2.1. Đặc điểm sinh học
Hình thể: Trực khuẩn ngắn, 1- 3mm, hai đầu tròn, không vỏ, không lông, không sinh bào tử.
bắt màu Gram âm .
Nuôi:
- Dễ nuôi trên môi trường nuôi cấy thông thường, ưa khí tuỳ ngộ. Trên môi trường
lỏng làm đục đều, môi trường đặc sau 24h có khuẩn lạc dạng S, có thể chuyển thành R.
Đề kháng:
Sức đề kháng kém. Vi khuẩn chết ở 100 0C/ 2 phút, dưới ánh sáng mặt trời/30 phút. Các hoá chất
khử trùng thông thường dễ diệt được vi khuẩn . Trong phân vi khuẩn chỉ sống được vài giờ, ở
50- 600C/ 20- 30 phút. Ở quần áo vi khuẩn sống được 1 tuần. Trong nước vi khuẩn lỵ sống 6
tháng, ở O0C/ 2 tháng.
Kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn lỵ, tuy nhiên hiện nay có một tỷ lệ đáng kể vi khuẩn kháng
thuốc.
Kháng nguyên và phân loại
Shigella có kháng nguyên O. Căn cứ vào KNO, chia làm 4 nhóm.
- Nhóm A: Sh.dysenteria gồm 10 typ huyết thanh, thường gặp typ 1 là Sh. shigae và typ 2 là Sh.
schmitzii.
- Nhóm B: Sh.flexneri gồm 6 typ huyết thanh. Hay gặp là typ 2a, 1b gây bệnh cho trẻ nhỏ.
- Nhóm C: Sh.boydii gồm 15 typ huyết thanh.

- Nhóm D: Sh.sonnei gồm 1 typ huyết thanh.
Shigella còn có KN K và một vài KN chung với các vi khuẩn đường ruột khác nhưng ít có giá
trị trong thực tế lâm sàng
2.2. Khả năng gây bệnh
- Độc lực: Các Shigella đều có nội độc tố có cấu tạo như KN O, tác dụng chính là gây rối loạn
phản ứng tại ruột.
+ Ngoại độc tố: chỉ có ở nhóm A, bản chất là protein và là enterotoxin.
+ Sh. shigae có khả năng xâm nhập biểu mô nên gây bệnh nặng.
- Gây bệnh cho người: bệnh lỵ trực khuẩn và viêm ruột ỉa chảy.
- Bệnh lỵ : vi khuẩn lây qua ăn uống, xuống dạ dày dến ruột và phát triển chủ yếu ở niêm mạc
đại tràng, tiết ra độc tố, gây hội chứng nhiễm độc nặng, đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài ra nhày
máu. Tổn thương tại chỗ làm niêm mác đại tràng phù nề, xung huyết, loét nông, rộng . Vi khuẩn
được thải theo phân ra ngoài.
- Một số vi khuẩn lỵ có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em và gây dịch ỉa chảy ở người


lớn. Đôi khi vi khuẩn lỵ tồn tại lâu trong phân bệnh nhân hoặc người mới khỏi bệnh hoặc ở
người lành mang mầm bệnh. Đây là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
- Miễn dịch: sau khỏi bệnh có miễn dịch yếu, không có tác dụng bảo vệ. Cơ chế miễn dịch bảo
vệ chủ yếu là IgA tiết tạo ra ở niêm mạc ruột có tác dụng bảo vệ tại chỗ.
2.3. Chẩn đoán
- Phương pháp hiển vi: nhuộm soi hình thể ít giá trị chẩn đoán.
- Phân lập vi khuẩn:
Bệnh phẩm là phân hoặc tăm bông ngoáy hậu môn. Bệnh phẩm cần được gửi ngay đến phòng thí
nghiệm. Nếu không gửi bệnh phẩm ngay phải cấy vào môi trường vận chuyển hoặc giữ ở 4 OC .
Nuôi cấy phân lập: cấy bệnh phẩm trên môi trường phân lập SS, Indo, để tủ ấm 24h, nhận định
khuẩn lạc nghi ngờ. Shigella sau 24h tạo ra các khuẩn lạc trong, không thay đổi màu môi trường
vì không lên men đường lactose. Từ khuẩn lạc này nhuộm Gram, thử oxydase, cấy chuyển vào
bộ môi trường chẩn đoán đường ruột. Xác định type bằng kháng huyết thanh đặc hiệu.
- Chẩn đoán huyết thanh: không dùng vì ít giá trị đặc hiệu nhóm.

2.4. Phòng bệnh: như phòng các vi khuẩn đường ruột khác.
- Phòng đặc hiệu: nhiều nước đang nghiên cứu vacxin đường uống, là vacxin sống, giảm độc lực.
3. SALMONELLA
3.1. Đặc điểm sinh học
- Hình thể:
Trực khuẩn, bắt màu Gram âm, 1- 3 x 0,5- 0,7mm. Có nhiều lông xung quanh thân, di động
được. Không có vỏ, không bào tử.
- Nuôi:
- Vi khuẩn dễ nuôi, vừa ưa khí vừa kỵ khí, pH 6-8, nhiệt độ thích hợp 37 0C. Trên môi trường
phân lập, khuẩn lạc 24 giờ là dạng S, tròn, nhẵn kích thước 2 - 4 mm. Có thể gặp dạng R do nuôi
cấy lâu trên môi trường nhân tạo. Trên môi trường lỏng vi khuẩn mọc làm đục đều môi trường.
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn có sức đề kháng khá cao ở ngoại cảnh. Trong nước và canh trùng có thể sống vài tháng,
trong phân được vài tuần, trong nước đá 2 - 3 tháng. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 100 0C/ 5 phút.
Formol 5% / 5 phút, ở 600C/ 20- 30 phút. Một số loại kháng sinh diệt được vi khuẩn như
chloramphenicol, quinolon...
- Kháng nguyên: có 3 loại kháng nguyên.
- Kháng nguyên O: bản chất là lipopolysacharide. Dựa vào KN O để xếp loại Salmonella và điều
tra dịch tễ học.
- Kháng nguyên H: KN lông. Có ứng dụng để chẩn đoán huyết thanh
- Kháng nguyên K: ký hiệu là KN Vi, chỉ có ở S. typhi và S. pa paratyphi C.
* Phân loại: dựa vào tính chất sinh vật hoá học và cấu trúc kháng nguyên người ta phân ra các
loài Salmonella khác nhau. Hiện nay người ta đã biết có khoảng 1500 loài khác nhau.


+ Salmonella typhi : gây bệnh thương hàn và hay gặp ở Việt Nam
+ Salmonella paratyphi A: gây bệnh thương hàn
+ Salmonella paratyphi B: gây bệnh thương hàn
+ Salmonella paratyphi C: gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn
+ Salmonella typhi murium: gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.

+ Salmonella suis: gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.
+ Salmonella enteritidis: gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn
3.2. Khả năng gây bệnh của Salmonella
Tuỳ từng loài Salmonella mà có thể gây bệnh cho người hoặc gây bệnh cho động vật. Một số loài
có thể gây bệnh cho cả người và động vật.
3.2.1. Salmonella gây bệnh thương hàn
Các mầm bệnh quan trọng:
+ S. typhi: là tác nhân quan trọng nhất trong bệnh thương hàn ở người, tỷ lệ gặp trên bệnh nhân
khá cao, nhất là ở Việt Nam
+ S. paratyphi A: là tác nhân cũng hay gặp trên bệnh nhân sau S.typhi, ở nước ta vi khuẩn này
cũng tương đối phổ biến.
+ S. paratyphi B: loài vi khuẩn này ít gặp hơn nhưng gây bệnh ở cả trên người và động vật. ở
Việt nam ít gặp vi khuẩn này.
+ S. paratyphi C: vi khuẩn này vừa gây bệnh thưng hàn vừa gây bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc
thức ăn, bệnh thường gặp ở các nước Đông Nam châu á và Việt Nam .
3.2.2. Cơ chế gây bệnh thương hàn ở người:
Cơ chế sinh bệnh theo Reilly: vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá do ăn
phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Sau khi qua được dạ dày, vi khuẩn vào ruột non và xâm
nhập qua niêm mạc, tới hạch bạch huyết thì bị chặn lại và phát triển ở đây. Thời kỳ này chưa có
triệu chứng lâm sàng. Tại đây vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào máu, một số vi khuẩn bị dung
giải và giải phóng ra nội độc tố nên gây ra các triệu chứng bệnh thương hàn: sốt cao, ly bì. Từ
máu, vi khuẩn xâm nhập vào gan, lách rồi quay trở lại máu và các hạch bạch huyết. Vi khuẩn gây
sưng loét mảng Payer và có thể gây chảy máu hoặc thủng ruột. Từ lách, gan vi khuẩn vào máu
từng đợt gây sốt và vào túi mật xuống ruột và theo phân ra ngoài kéo dài tới 2-3 tuần, có trường
hợp tới vài năm. Vi khuẩn có thể đào thải qua nước tiểu ở 25% các trường hợp.
Nội độc tố kích thích thần kinh phó giao cảm ở ruột và gây ra triệu chứng loét, hoại tử chảy máu
và có thể gây thủng ruột. Đây là biến chứng rất nặng của bệnh thương hàn. Nội độc tố còn theo
máu lên thần kinh trung ương kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất 3. Bệnh nhân có
triệu chứng sôt cao hình cao nguyên, mạch chậm (mạch nhiệt phân ly), trạng thái li bì, có thể
truỵ tim mạch, tử vong.

Những bệnh nhân qua khỏi sau khi bị bệnh còn 5% tiếp tục thải vi khuẩn theo phân nên họ trở
thành nguồn truyền nhiễm rất nguy hiểm.


Miễn dịch:
Sau khỏi bệnh, bệnh nhân có KT kháng lại KNO và H trong máu nhưng không bảo vệ được cơ
thể. Tại đường ruột có kháng thể IgA tiết có vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh
3.3. Chẩn đoán
- Bệnh phẩm:
- Nhuộm soi trực tiếp:
Phương pháp này ít có giá trị chẩn đoán, chủ yếu để xác diịnh lượng bạch cầu trong phân để định
hướng chẩn đoán.
- Nuôi cấy
Với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thương hàn:
+ Tuần 1: cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh là phương pháp rất có giá trị chẩn đoán. Cần lấy khi
bệnh nhân đang sốt cao và chưa điều trị kháng sinh. Lấy 5-10 ml máu tĩnh mạch cấy vào bình
canh thang BHI, ủ ấm 37 0C/24h. Khi vi khuẩn mọc cấy chuyển ra môi trường phân lập để xác
định vi khuẩn . Tỷ lệ cấy máu (+) tới 90% ở những bệnh nhân chưa dùng kháng sinh. Có thể kết
hợp lấy máu để tách chiết huyết thanh làm Widal.
+ Tuần 2: lấy máu, cấy máu và chiết huyết thanh làm phản ứng Widal. Tốt nhất lấy máu 2 lần,
lần hai cách lần thứ nhất 7 ngày tìm sự biến động của kháng thể. Cấy phân được chỉ định từ tuần
thứ 2. bệnh phẩm đươc cấy vào các môi trường có tính chất chọn lọc như SS (SalmonellaShigella), Mac conkey, XLD…
+ Tuần 3: cấy phân tìm vi khuẩn. Cấy bệnh phẩm vào môi trường SS, Mac conkey...ủ ấm 37 0C,
sau 24h đọc kết quả, tìm khuẩn lạc nghi ngờ, xác định tính chất sinh vật hoá học và thử ngưng
kết. Chỉ được cho ra viện đối với người bệnh có kết quả cấy phân 3 lần liên tiếp âm tính.
Cấy phân được áp dụng với cả những người nghi ngờ là người lành mang mầm bệnh, người làm
cấp dưỡng để dự phòng bệnh.
Phản ứng Widal được tiến hành ở nơi không nuôi cấy được hoặc nuôi cấy âm tính, có thể lấy
máu 2 lần . Đây là phản ứng ngưng kết với các kháng nguyên O và H của vi khuẩn thương hàn.
Hiệu giá ngưng kết có giá trị chẩn đoán với KNO là 1/200, KN H là 1/400.

Trường hợp gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: không lấy máu mà chỉ cấy phân, chất nôn lên
các môi trường phân lập như chẩn đoán thương hàn. Xác định loài bằng các phản ứng sinh hoá
hoặc kháng huyết thanh.
3.4. Phòng bệnh và điều trị
- Phòng bệnh không đặc hiệu
+ Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ Sử dụng nguồn nước và thực phẩm sạch
+ Xử lý tốt các chất thải và rác thải, tiêu diệt các động vật mang mầm bệnh như ruồi, gián, chuột.
- Phòng bệnh đặc hiệu
+ Trước đây dùng vacxin TAB, trong 1 ml vacxin có 1 tỷ tế bào S. typhi, 250 triệu tế bào S.


paratyphi A, 250 triệu tế bào S. paratyphi B. Vacxin này hiện nay không được sử dụng nữa do
hiệu quả bảo vệ không cao. Hiện nay, một số nước đang nghiên cứu sản xuất vacxin thương hàn
sống, giảm độc lực dùng đường uống và vacxin chiết từ kháng nguyên Vi của Salmonella để
phòng bệnh.
-Điều trị: các kháng sinh mới như nhóm quinolon (Nofloxacin, Ofloxacin…), Ceftriaxon được
chỉ định điều trị rất hiệu quả, tuy cũng đã có tỷ lệ vi khuẩn kháng lại các kháng sinh này.
4. ESCHERICHIA COLI
E. coli còn được gọi là vi khuẩn đại tràng. Là vi khuẩn sống cộng sinh, chiếm 80% vi khuẩn ở
ruột. Vi khuẩn tổng hợp ra một số vitamin B, K, E và giữ cân bằng quần thể vi khuẩn đường ruột.
4.1. Đặc điểm sinh học
Hình thể
Trực khuẩn Gram âm, kích thước 1 - 4 x 0,4 - 0,7 mm. Có lông quanh thân, không bào tử, một số
ít có vỏ.
Nuôi. Dễ nuôi, ưa khí và kỵ khí, nhiệt độ thích hợp 5 - 40oC, pH 5,5 - 8.
- Trên môi trường lỏng làm đục môi trường tạo thành váng mỏng hoặc vòng trắng quanh ống
nghiệm. Môi trường đặc khuẩn lạc dạng S, màu trắng, những ngày sau khuẩn lạc chuyển sang
màu xám xanh, mọc lan rộng ra xung quanh. Có thể gặp khuẩn lạc R hoặc M.
Đề kháng: Sức đề kháng yếu. 55 - 60oC/ 30 phút. Dễ bị diệt bởi hoá chất khử trùng thông

thường.
Kháng nguyên : có 3 loại
- Kháng nguyên O : phức tạp (khoảng 150 yếu tố)
- Kháng nguyên H : có 40 typ, không chịu nhiệt, cồn, men tiêu protein.
- Kháng nguyên K : có kháng nguyên L,B là không chịu nhiệt, A,M là kháng nguyên chịu nhiệt
( khoảng 100 kháng nguyên K khác nhau
Phân loại : dựa vào KN.O, KN.H và KN.K.
4.2. Khả năng gây bệnh
Bình thường E. coli sống cộng sinh ở đại tràng, không gây bệnh, chỉ một số chủng có độc lực
mới có khả năng gây bệnh.
- Độc lực : có nội độc tố tác động lên ruột. Một số chủng có ngoại độc tố tác động lên tế bào thần
kinh. Ngoài ra còn có yếu tố tan máu, yếu tố tiêu Fibrin, gây sốt...
Có 4 nhóm chính
EPEC : Entero pathogenic E.coli
: E.coli gây bệnh
ETEC : Entero toxigenic E.coli
: E.coli sinh độc tố
EIEC : Entero invasive E.coli
: E.coli xâm nhập
EHEC : Entero haemorrhagic E.coli
: E.coli sinh serotoxin.
- Khả năng gây bệnh :
+ Gây bệnh cơ hội khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút.


+ Gây viêm dạ dày ruột, thường gặp ở trẻ nhỏ.
+ Gây nhiễm khuẩn mủ vết thương, vết bỏng
+ Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, là căn nguyên chủ yếu nhất trong các căn nguyên vi khuẩn ,
đặc biệt hay gặp trong các trường hợp thai nghén, sỏi tiết niệu hay thủ thuật thông niệu đạo, niệu
quản ngược dòng.

+ Viêm phế quản, phổi, đường mật, đường viêm não màng não, viêm xoang...
+ Chưa gây được bệnh thực nghiệm.
4.3. Chẩn đoán
- Phương pháp hiển vi: có giá trị chẩn đoán sơ bộ khi bệnh phẩm không phải lấytừ đường tiêu
hoá. Lấy mủ, dịch nhuộm soi thấy vi khuẩn cùng các bạch cầu đa nhân
- Phương pháp phân lập :
Lấy bệnh phẩm cấy vào các môi trường phân lập như SS, Endo, Mac conkey... ủ ấm 37 0C sau 24
giờ, chọn khuẩn lạc nghi ngờ ( lactose (+) ), xác định tính chất sinh hoá, làm thử nghiệm IMVIC.
Cuối cùng xác định týp bằng phản ứng ngưng kết trên phiến kính với kháng huyết thanh đặc hiệu
- Chẩn đoán huyết thanh : không có giá trị chẩn đoán vì trong huyết thanh của bệnh nhân
nhiễm E. coli không có ngưng kết tố đặc hiệu.
4.4. Phòng bệnh và điều trị
- Phòng bệnh: như với phòng vi khuẩn đường ruột (vệ sinh thực phẩm, ăn uống....). Xử lý chất
thải tốt .
- Điều trị : dùng kháng sinh.
4.5. Chỉ số Coli
- Chỉ số Coli nước phản ánh mức độ nhiễm bẩn của nước.
- Chỉ số Coli là số Coli có trong 1 lít nước hoặc 1gram chất rắn.
. Tiêu chuẩn quốc tế : 0 - 5 coli/ lít.
. Tiêu chuẩn Việt Nam : 0 - 20 coli/ lít.
Là nước sạch.
- Hiệu giá coli : là số ml nước ít nhất trong đó có 1 coli.

1.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×