Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá hiệu quả phương pháp xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác thải Nam Sơn Sóc Sơn Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.94 KB, 48 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN VŨ

Tên đề tài:

“Đánh giá hiệu quả phương pháp xử lý nước rỉ rác của bãi chôn
lấp rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chinh quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K9 - KHMT

Khóa học

: 2013 - 2015



Giảng viên hướng dẫn

: TS. Trần Thị Phả

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ
những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi
trường và các thầy cô giáo đang công tác tại ngoài trường đã tạo điều kiện cho
tôi được học tập, nghiên cứu, trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích về
chuyên ngành cũng như kiến thức về xã hội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Trần Thị Phả, người đã
tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng làm việc và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè trong lớp K9KHMT, những người đã cùng tôi học tập, thảo luận và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài, cũng như trong suốt hai năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bố mẹ,
những người đã sinh thành ra tôi, dạy dỗ tôi và luôn ở bên cạnh quan tâm,
giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Sự biến thiên nồng độ chất ô nhiễm trong nước rỉ rác theo tuổi ...... 4
Bảng 4.1. Số liệu về thành phần của nước rò rỉ trong bãi rác ......................... 30
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu nước đầu ra tại BCL rác thải Nam Sơn ..... 31
Bảng 4.3. Hiệu suất xử lý nước đầu ra tại BCL rác thải Nam Sơn ................. 32


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quan hệ giữa sự tăng trưởng sinh khối và sự khử cơ chất.............. 11
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác ..................................................... 13
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ..................................... 14
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 1 ......................................... 16
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 2 ......................................... 16
Hình 4.1. Công nghệ bãi chôn lấp chất thải trơ .............................................. 24
Hình 4.2. Địa điểm xây dựng bãi rác Nam Sơn .............................................. 25
Hình 4.3. Diễn biến lưu lượng nước rỉ rác xử lý năm 2013............................ 27
Hình 4.4. Quy trình xử lý nước rỉ rác tại BCL tại bãi rác Nam Sơn............... 28
Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến nồng độ COD sau xử lý ..................................... 32
Hình 4.6. Diễn biến nồng độ BOD5 sau xử lý................................................. 33
Hình 4.7. Diễn biến nồng độ NH4+ trong nước rỉ rác sau xử lý ...................... 33
Hình 4.8. Diễn biến nồng độ Nitơ tổng sau xử lý ........................................... 34


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCL
BOD
COD
CTR
CTRSH

ĐTM
NH4+
NRR
QCVN
TCVN
TN
TSS

: Bãi chôn lấp
: Nhu cầu oxy sinh học
: Nhu cầu oxy hóa học
: Chất thải rắn
: Chất thải rắn sinh hoạt
: Đánh giá tác động môi trường
: Nitơ amoni
: Nước rỉ rác
: Quy chuẩn Việt Nam
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Nitơ tổng
: Tổng chất rắn lơ lửng


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài nghiên cứu ................................................ 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ............................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3

2.1. Đặc trưng của nước rỉ rác ............................................................................ 3
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước rỉ rác.......................................................... 3
2.1.2. Thành phần và của nước rỉ rác tính chất.............................................. 3
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước rỉ rác ...................................... 7
2.3.1. Phương pháp cơ học (phương pháp vật lý) ......................................... 7
2.3.2. Phương pháp hóa lý ............................................................................. 7
2.3.3. Phương pháp hóa học .......................................................................... 9
2.3.4. Phương pháp sinh học........................................................................ 10
2.3.5. Phương pháp xử lý cặn ...................................................................... 12
2.3.6. Phương pháp khử trùng ..................................................................... 12
2.4. Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác điển hình ................................ 13
2.4.1. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác trong nước ................................ 13
2.4.2. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác ở nước ngoài............................. 15
2.5. Tình hình xử lý nước rỉ rác trong và ngoài nước ...................................... 17
2.5.1. Tình hình xử lý nước rỉ rác ở trong nước .......................................... 17
2.5.2. Tình hình xử lý nước rỉ rác ở nước ngoài .......................................... 18
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20
3.3.1 Phương pháp luận ............................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp cụ thể ............................................................................ 20


3.3.3. Phương pháp lấy mẫu ........................................................................ 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23
4.1 Sơ lược bãi chôn lấp ................................................................................... 23
4.2 Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn ......................................................... 25

4.2.1. Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp rác thải ........................................... 25
4.2.2. Công suất rác thải sinh hoạt đã qua xử lý được chôn lấp .................. 25
4.2.3. Lưu lượng nước rỉ rác từ bãi chôn lấp ............................................... 26
4.3. Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác ...................................................... 27
4.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ rác .......................................................... 30
4.4.1 Số liệu thành phần của nước rò rỉ trong bãi rác.................................. 30
4.4.2. Kết quả phân tích mẫu nước đầu ra tại BCL rác thải Nam Sơn ........ 31
4.4.3. Đánh giá chất lượng nước sau xử lý so sánh với nước thải trước khi
xử lý và QCVN 25:2009/ BTNMT.............................................................. 32
4.4.4. Hiệu quả xử lý.................................................................................... 35
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước
rác từ BCL ........................................................................................................ 35
4.5.1 Giải pháp xử lý nitơ tổng trong nước rỉ rác ........................................ 35
4.5.2. Giải pháp quản lý ............................................................................... 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 38
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 38
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 40
I. Tiếng Việt ..................................................................................................... 40
II. Tài liệu internet............................................................................................ 41


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng
mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây do quá trình
sản xuất, công nghiệp hoá - đô thị hoá, dân số tăng nhanh đã gây sức ép
lớn về môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường do rác thải nước rò

rỉ từ bãi rác hay còn gọi là nước rỉ rác.
Lượng nước rỉ rác sinh ra từ các bãi chôn lấp ngày càng nghiêm trọng.
Song song với vấn đề chôn lấp rác thải là vấn đề xử lý rất lớn đã gây những tác
động môi trường nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nước rỉ rác xâm nhập
vào nguồn nước mặt và nước ngầm khi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn là nguy
cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật. Do vậy, vấn đề xử lý
nước rỉ rác đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trước vấn đề này thì nhiều công nghệ trong và ngoài nước được áp dụng
và đưa vào xử lý nước rỉ rác trước khi được thải ra môi trường tiếp nhận. Mặc dù
mỗi BCL đều có hệ thống xử lý nước rỉ rác riêng nhưng vẫn còn bộc lộ rất
nhiều nhược điểm như chất lượng nước sau xử lý thường không đạt tiêu
chuẩn xả thải, đặc biệt là các chỉ tiêu N, P, các kim loại nặng, tiêu tốn nhiều
hoá chất, chi phí xử lý cao và công suất không đạt thiết kế. Nguyên nhân do
sự thay đổi của thành phần nước rỉ rác theo thời gian vận hành của BCL, với
thành phần phức tạp, không ổn định và việc lựa chọn công nghệ xử lý chưa
phù hợp dẫn đến tình trạng nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn xả thải trong
khi lượng nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp ngày càng tăng lên.
Vấn đề cấp thiết đặt ra là nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước rỉ rác
phát sinh theo thời gian và tìm ra công nghệ xử lý thích hợp để cải tạo lại các
hệ thống xử lý, xử lý hết lượng nước rỉ rác còn tồn đọng tại các BCL. Chính
vì thế, nhằm góp phần thúc đẩy công tác quản lý và xử lý nước rác bãi chôn
lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả phương pháp xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp
rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội”.


2
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng nước đầu vào và đầu ra của nước rỉ rác của bãi

chôn lấp rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội ; từ đó đánh giá hiệu quả của
phương pháp xử lý và đề ra phương pháp xử lý hiệu quả hơn.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình công nghệ được áp dụng để xử lý nước rác tại khu
xử lý của bãi chôn lấp rác.
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp xử lý nước rỉ rác
- Đề xuất phương pháp xử lý hiệu quả hơn.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc trưng của nước rỉ rác
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước rỉ rác
Nước rò rỉ từ bãi rác là nước bẩn thấm qua lớp rác, kéo theo các chất ô
nhiễm từ rác chảy vào tầng đất dưới bãi chôn lấp (BCL). Nước rác được hình
thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước. Độ giữ nước của chất thải rắn
là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà không phát sinh ra
dòng thấm hướng xuống, dưới tác dụng của trọng lực. Trong giai đoạn hoạt
động của BCL, nước rỉ rác hình thành chủ yếu do nước mưa và nước “ép” ra
từ các lỗ rỗng của chất thải do các thiết bị dầm nén. Sự phân hủy chất hữu cơ
trong rác cũng phát sinh nước rò rỉ nhưng với lượng rất nhỏ. .(Nguyễn Thị
Thục Quyên, 2007)
Điều kiện khí hậu thuỷ văn, địa hình, địa chất của bãi rác, nhất là khí
hậu, lượng mưa ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước rò rỉ sinh ra. Tốc độ phát
sinh nước rỉ rác dao động lớn theo các giai đoạn hoạt động khác nhau của bãi
rác. Trong suốt những năm đầu tiên, phần lớn lượng nước mưa thâm nhập vào
được hấp thụ và tích trữ trong các khe hở và lỗ rỗng của chất thải chôn lấp.
2.1.2. Thành phần và của nước rỉ rác tính chất
Thành phần nước rỉ rác thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào tuổi BCL, loại

rác, khí hậu. Mặc khác, độ dày, độ nén và nguyên liệu phủ trên cùng cũng tác
động lên thành phần nước rác.
Thành phần nước rỉ rác được phân loại theo tính chất bãi chôn lấp đang
hoạt động và bãi chôn lấp đã ngưng hoạt động. Bảng 1.1 biểu diễn sự biến
thiên nồng độ chất ô nhiễm trong nước rác theo thời gian, từ ngày bãi ngưng
hoạt động.


4
Bảng 2.1. Sự biến thiên nồng độ chất ô nhiễm trong nước rỉ rác theo tuổi
Thành phần
Ph
COD
BOD5
TDS
TSS
Độ kiềm
Độ cứng
P- tổng
N-NH3
N-NO3
ClSO42Ca2+
Na+
K+
Fe- tổng
Mg2+
Mn- tổng
Cu2+
Zn2+


Đơn vị

mg/l
mg/l
mgNaCl/l
mg/l
mgCaCO3/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị
1 năm

5 năm

16 năm

5.2 - 6.4

10000 - 40000
7500 - 28000
10000 - 14000
100 - 700
800 - 4000
3500 - 5000
25 - 35
56 - 482
0.2 - 0.8
600 - 800
400 - 650
900 - 1700
450 - 500
295 - 310
210 - 325
160 - 250
75 - 125
10 - 30

6.3
3000
4000
6790
5810
2200
12
0.5
5330
2
308

810
610
6.3
450
0.06
<0.5
0.4

400
80
1200
2250
540
8
1.6
70
2
109
34
39
0.6
90
0.06
<0.5
0.1

(Nguồn: Chian và DeWalle, 1996- 1997)
Sự thay đổi về thành phần và tính chất nước rò rỉ theo thời gian sẽ dẫn
đến sự khác nhau trong việc lựa chọn công nghệ và thông số thiết kế. Kết quả
khảo sát các trạm xử lý nước rò rỉ cho thấy hầu hết các trạm có hiệu quả xử lý

thấp hoặc ban đầu cao, sau đó thấp dần là do công tác khảo sát sự thay đổi
thành phần nước rỉ rác không được thực hiện một cách kỹ càng.
Hàm lượng chất hữu cơ nước rỉ rác của bãi rác mới chưa phủ đầy
(khoảng 08 tháng tuổi) có thể lên đến 716000 mg/l. Hàm lượng chất hữu cơ


5
và vô cơ giảm dần theo tuổi bãi rác. Tương tự, tỷ số BOD:COD cũng giảm
dần theo thời gian. Mức độ giảm này cho thấy chất hữu cơ dễ oxy hoá sinh
hoá giảm nhanh, trong khi đó hàm lượng chất không phân huỷ sinh học gia
tăng theo tuổi bãi rác.
Đặc tính chung của tất cả các loại nước rác:
+ Thành phần các chất ô nhiễm hữu cơ: đặc trưng ở tải lượng ô nhiễm
theo COD và BOD5 rất cao. Trong thành phần chất ô nhiễm hữu cơ, bao giờ
cũng chứa thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học và phần chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy sinh học. Ở những bãi rác thời gian chôn lấp không lâu dưới
2 năm, nước rỉ rác có trị số COD rất cao (3000- 40.000mg/l), đồng thời tỷ số
BOD5/COD lớn hơn 0,6 tức là trong nước rác chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học. Ngược lại ở các bãi chôn lấp có thời gian lâu (> 10 năm) nước
rác có trị số COD tương đối thấp (100 -500mg/l), đồng thời tỷ số BOD/COD
cũng thấp (< 0,3), tức là trong nước rác chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy
sinh học. (Lê Trang Mỹ Dung, 2007)
+ Thành phần các chất ô nhiễm vô cơ: chủ yếu là amoniac (NH3) nằm
dưới dạng ion amoni (NH4+) trong nước rỉ rác, thành phần này được tạo ra do
sự phân hủy (thủy phân và lên men) thành phần protein xác động thực vật
trong rác thải. Đặc tính quan trọng của thành phần amoniac trong nước thải là
chúng có hàm lượng rất cao, đến trên 2000mg/l và lại rất bền vững, không bị
biến đổi theo thời gian, thành phần vô cơ khó xử lý nhất trong nước rỉ rác. (Lê
Trang Mỹ Dung, 2007)
+ Thành phần các chất độc hại: vi trùng, vi khuẩn, mầm bệnh, virus

các loại và một số kim loại nặng.
Trong một bãi chôn lấp rác trẻ hay già, quá trình phân hủy sinh học đều
xảy ra trong điều kiện yếm khí qua 3 giai đoạn kế tiếp nhau trong toàn bộ
khối rác bị chôn lấp: giai đoạn tạo axit (pha axit), giai đoạn metan (pha
metan) và giai đoạn trung gian (pha chuyển tiếp từ pha axit sang pha metan).
Tùy theo thời gian chôn lấp rác mà ưu thế của từng giai đoạn sẽ thay đổi.
Thời gian chôn lấp càng lâu, tuổi bãi rác càng già, pha metan sẽ chiếm ưu thế.
Ngược lại, tuổi bãi rác chôn lấp càng trẻ, pha axit chiếm phần chủ yếu. (Lê


6
Trang Mỹ Dung, 2007)
Có thể căn cứ vào tỷ số BOD/COD trong các giới hạn để phân biệt các
giai đoạn xảy ra trong bãi chôn lấp rác:
- Pha axit: BOD/COD ≥ 0,4
- Pha chuyển tiếp: 0,4 > BOD/COD >0,2
- Pha metan: BOD/COD ≤0,2
2.2. Ảnh hưởng của nước rỉ rác
Nước rỉ rác chứa rất nhiều chất độc hại như khí nitơ, nồng độ
ammoniac, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh đường ruột, BOD . . .
Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật thường được xác định qua
nhu cầu oxy sinh hóa BOD. Nồng độ BOD tỷ lệ với hàm lượng ô nhiễm hữu
cơ, đồng thời cũng được sử dụng để đánh giá tải lượng và hiệu quả sinh học
của một hệ thống nước thải.
Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong
nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Sự cạn
kiệt oxy hòa tan sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
Chất lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên
thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm tăng độ đục nguồn
nước và gây bồi lắng nguồn nước tiếp nhận.

Đối với tầng nước ngầm, quá trình ngấm của nước rò rỉ từ các bãi rác
có khả năng làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như:
NH4, NO3, PO4,...đặc biệt là NO2, có độc tính cao đối với con người và động
vật sử dụng nguồn nước đó. (Huỳnh Thị Mỹ Phi, 2005)
Ảnh hưởng của nước rò rỉ từ bãi rác đến môi trường đất đặc biệt
nghiêm trọng, mang tính chất lâu dài và rất khó khắc phục nếu nó được thấm
theo mạch ngang. Nếu ngâm nước rỉ rác lâu và các tầng chứa nước của bãi rác
thi công không tốt, chắc chắn sẽ ngấm vào đất, lan rộng ra các khu vực, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và con người.
Đa số tại các khu xử lý rác hiện nay, rác vẫn chủ yếu chôn lấp theo
dạng truyền thống, chỉ một lượng nhỏ nước rỉ rác được xử lý, còn nhiều hạng
mục quan trọng chưa hoàn thiện, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường


7
không khí, môi trường nước.
Hiện nay tỷ lệ người dân, nhất là trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh đường
hô hấp có xu hướng tăng. Các chuyên gia về môi trường cảnh báo, nếu bãi rác
này hoạt động hết công suất và nhà đầu tư không khẩn trương có biện pháp xử
lý triệt để thì khó tránh khỏi ô nhiễm mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước từ các bãi
rác này
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nước rỉ rác tồn đọng nay
chưa được xử lý là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực lân cận
bãi chôn lấp.
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước rỉ rác
2.3.1. Phương pháp cơ học (phương pháp vật lý)
Quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá
trình xử lý nước rỉ hay còn gọi là quá trình xử lý sơ bộ hay là quá trình
tiền xử lý, quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất không tan có trong
nước bao gồm các tạp chất vô cơ và hữu cơ có trong nước. Để tách các

chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như
lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực
hoặc lực ly tâm, và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất hóa lý và nồng độ
chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn
công nghệ xử lý thích hợp. Nó là một bước đệm nhằm đảm bảo tính an
toàn cho các công trình và thiết bị của các quá trình xử lý tiếp theo của hệ
thống xử lý nước rỉ. (Lâm Minh Triết, 2004)
2.3.2. Phương pháp hóa lý
Cơ sở của phương pháp hóa lý là các phản ứng hóa học diễn ra giữa
chất ô nhiễm và các hóa chất thêm vào. Các phương pháp hóa lý thường được
sử dụng là ôxy hóa và trung hoà. Đi đôi với các phương pháp này còn kèm
theo các quá trình kết tủa và nhiều hiện tượng khác.
Nói chung bản chất của quá trình xử lý nước rỉ bằng phương pháp hóa
lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm mà
không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước rỉ. Các công trình tiêu biểu của
việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:


8
*Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ
lững và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (0,1- 10µm). Theo nguyên tắc, các
hạt nhỏ trong nước có khung hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các
hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách
giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown
và do tác động của sự xáo trộn.
* Bể tuyển nổi
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại
bỏ các tạp chất không tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn
được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng
được áp dụng trong quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các
chất lơ lững như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước dưới tác dụng của
các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu.
Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong
bóng khí. Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 - 30.10-3mm. (Lâm
Minh Triết, 2004)
* Trích ly
Trích ly là phương pháp tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải
bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong
nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:
• Chưng bay hơi là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng
bay lên theo hơi nước.
• Trao đổi ion là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các
chất trao đổi ion (ionit) các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên
nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không hòa tan trong nước và trong
dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion. Phương pháp trao đổi ion cho
phép thu được những chất quí trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao.
• Tinh thể hóa là phương pháp loại bỏ các chất bẩn khỏi nước ở trạng


9
thái tinh thể.
Ngoài các phương pháp hóa lý kể trên, để xử lý - khử các chất bẩn
trong nước rỉ rác người ta còn dùng các phương pháp như: khử phóng xạ, khử
khí, khử mùi, khử muối trong nước.
2.3.3. Phương pháp hóa học
Phương pháp này thường được dùng để thu hồi các chất quí hoặc để
khử các chất độc hoặc các chất ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn xử lý

sinh hóa sau này .
Cơ sở của các phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá
trình lý hóa diễn ra giữa chất bẩn với hóa chất cho vào trong nước. Những
phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa - khử, các phản ứng tạo chất kết
tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại. Các phương pháp hóa học là
oxy hóa, trung hòa và keo tụ (hay còn gọi là keo tụ tạo bông). Thông thường
đi đôi với trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ và nhiều hiện tượng vật lý
khác. (Trần Mạnh Trí, 2007)
* Phương pháp ozone hóa
Đó là phương pháp xử lý có chứa các chất bẩn hữu cơ dạng hòa tan và
keo bằng ozon. Đặc tính của ozon là có khả năng oxy hóa rất cao, dể dàng
nhường oxy nguyên tử hoạt tính cho các tạp chất hữu cơ. So với phương pháp
sinh học, kỹ thuật oxy hóa khử cũng được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong
nhiều trường hợp. (Trần Mạnh Trí, 2007)
* Phương pháp Fenton
- Theo số liệu thống kê của một nước trên thế giới, so với các phương
pháp oxy hóa bậc cao khác (UV/ H2O2, O3/UV, UV/xúc tác…) thì phương
pháp oxy hóa Fenton có chi phí xử lý thấp hơn cả. Đồng thời, nước rác có
màu đen nên việc sử dụng hệ oxy hóa UV cũng không hiệu quả vì cản trở các
tia UV. H2O2 được chọn làm tác chất oxy hóa trong công nghệ đang nghiên
cứu bởi nó có nhiều ưu điểm như: là chất oxy hóa mạnh, hiệu quả, dễ tìm, dễ
sử dụng, linh hoạt, sản phẩm phản ứng không độc hại.
2 H2O2 -> 2H2O + O2
(2.11)
Quá trình oxy hóa bằng phản ứng Fenton đòi hỏi điều chỉnh pH nước


10
thải khoảng 3-5, thêm xúc tác sắt (dạng dung dịch FeSO4), thêm từ từ H2O2 .
Nếu pH quá cao, sắt kết tủa hydroxit (Fe(OH)3) và nó sẽ phân hủy H2O2 thành

oxy. (Trần Mạnh Trí, 2007)
Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng Fenton:
- Ảnh hưởng của nồng độ sắt: Liều lượng sắt cũng có thể diễn tả dưới
dạng liều lượng H2O2 . Khoảng điển hình là 1 phần Fe trên 1-10 phần H2O2.
- Ảnh hưởng của dạng sắt: Đối với hầu hết các ứng dụng, muối Fe2+ hay
Fe3+ đều có thể dùng xúc tác phản ứng. các nghiên cứu cho thấy sắt II được ưa
chuộng hơn. Mặt khác, muối sắt chloride hay sulfat đều có thể được sử dụng.
- Ảnh hưởng của nồng độ H2O2: Khi liều lượng H2O2 bắt đầu tăng dần,
sự khử COD có thể xảy ra với ít hoặc không có sự thay đổi độc tính cho đến
khi đạt một ngưỡng mà trên ngưỡng đó, việc thêm H2O2 sẽ làm giảm nhanh
chóng độc tính nước thải.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Tốc độ phản ứng Fenton tăng cùng với sự
gia tăng nhiệt độ, nhất là khi nhiệt độ nhỏ hơn 200C.
- Ảnh hưởng của pH: pH tối ưu của phản ứng Fenton trong khoảng 3-6
(4-4,5:tốt).
- Ảnh hưởng của thời gian phản ứng: Đối với sự oxy hóa phenol đơn
giản (<250 mg/l), thời gian phản ứng điển hình là 30-60 phút. Đối với các
dòng thải phức tạp hoặc đậm đặc hơn, phản ứng có thể mất vài giờ.
* Phương pháp điện hóa học
Thực chất của phương pháp này là phá hủy các tạp chất độc hại trong
nước rỉ rác hoặc trong dung dịch bằng oxy điện hóa trên điện cực anôt; hoặc
cũng có thể phục hồi các chất quí (như đồng, sắt,…) rồi đưa về dùng lại trong
sản xuất .Thông thường hai nhiệm vụ phân hủy chất độc hại và thu hồi chất
quí được giải quyết đồng thời.
2.3.4. Phương pháp sinh học
Bản chất của quá trình xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp sinh học là
sử dụng khả năng hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ hòa
tan được các vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn cho sự tăng trưởng của
chúng. Trong quá trình tăng trưởng các vi sinh vật chuyển hoá chất ô nhiễm



11
này thành dioxide cacbon, nước và các tế bào mới (sinh khối bùn). Các chất ô
nhiễm được loại bỏ thông qua công trình lắng để tách bùn ra khỏi nước rỉ.
Trong trường hợp một bình chứa được đổ đầy một hỗn hợp của nước rỉ
rác và một lượng vi sinh vật đã thích nghi (bùn hoạt tính), các vi sinh vật sẽ
bắt đầu chuyển hoá các chất ô nhiễm hữu cơ (cơ chất). Sự phân huỷ cơ chất
bởi vi sinh vật sẽ làm giảm nồng độ chất ô nhiễm theo thời gian, đồng thời
làm tăng khối lượng tế bào. Quá trình chuyển hoá cơ chất và tăng trưởng sinh
khối được minh họa bằng đường cong tăng trưởng.
Pha logarit

Pha suy giảm

Pha hô hấp nội sinh

Vi khuẩn

Cơ chất

Hình 2.1. Quan hệ giữa sự tăng trưởng sinh khối và sự khử cơ chất.
(Nguồn: Lê Trang Mỹ Dung, 2007)
Phần thấp hơn của đường cong gọi là pha tăng trưởng logarit: trong pha
này sự tăng trưởng của tế bào cực đại do nguồn thức ăn đầy đủ. Do quá trình
tăng trưởng tiếp tục nên nguồn thức ăn cạn dần và pha tăng trưởng suy giảm xảy
ra. Tiếp theo sự thiếu hụt nguồn thức ăn, các tế bào vi khuẩn bắt đầu chết và
được sử dụng bởi những vi sinh vật còn lại. Pha này gọi là pha hô hấp nội sinh
hoặc pha tự oxy hoá và kết quả là khối lượng sinh khối giảm. Trong một số
trường hợp, có thể tồn tại một pha phía trước pha tăng trưởng logarit, đây là giai
đoạn mà vi sinh vật thích nghi với nguồn thức ăn mới và môi trường mới.

Các công trình sinh học có thể chia thành hai nhóm:
Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc.
Cánh đồng tưới nông nghiệp.


12
Hồ sinh học (kỵ khí, hiếu khí).
Công trình xử lý nhân tạo.
Bể lọc sinh học (biôphin, nhỏ giọt, cao tải).
Bể aeroten.
Bể lắng II và bể nén bùn.
2.3.5. Phương pháp xử lý cặn
Các phương pháp xử lý cặn:
• Bể tự hoại
• Bể lắng hai vỏ
• Bể mêtan
• Sân phơi bùn
• Xử lý cặn bằng phương pháp nhiệt.
2.3.6. Phương pháp khử trùng
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng
105-106 vi khuẩn trong 1 ml nước. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước rỉ
rác sau xử lý sinh học không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ
khả năng tồn tại của chúng. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá
thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn. Do vậy, cần phải có biện pháp khử
trùng nước rỉ trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử trùng
nước rỉ rác phổ biến hiện nay là:
• Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
• Dùng hypoclorit canxi dạng bột Ca(ClO)2 hoà tan trong thùng dung
dịch 3-5% rồi định lượng vào bể khử trùng.

• Dùng hypoclorit natri; nước javen (NaClO).
• Dùng ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon tạo ra.
Phương pháp này phỉ cần chi phí khá cao.
• Dùng tia UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Phương pháp này
cũng cần phải lưu ý về tính kinh tế của nó. (Lâm Vĩnh Sơn, 2003)


13
2.4. Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác điển hình
2.4.1. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác trong nước
Công nghệ 1
Nước rò rỉ từ bãi
rác

Bể UASB

Bể phản ứng

Bể lắng

Bùn lắng

Bãi chứa
chất thải
rắn

Hồ sinh học

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác
(Nguồn: Lê Trang Mỹ Dung, 2007)

Mô tả công nghệ:
Toàn bộ nước rò rỉ sinh ra sau khi thu gom được bơm đến bể xử lý sinh
học kỵ khí UASB. Tại đây, các chất hữu cơ cặn bẩn sẽ được các vi sinh vật kỵ
khí phân hủy và chuyển hóa sinh học. Quá trình làm sạch trong hồ kỵ khí có
thể tóm tắt theo phương trình phản ứng:
Tế bào sinh vật + chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42- →
Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S
Do nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều
hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng nên nước thải sau khi xử lý qua


14
bể UASB sẽ tiếp tục được dẫn sang bể trộn hóa chất keo tụ Al2(SO4)3 và đi
vào bể phản ứng. Các chất ở dạng hệ keo bị phá vỡ, các kim loại nặng kết hợp
với gốc sulphate trong phèn nhôm tạo thành các bông cặn có thể tách ra khỏi
nước thải nhờ lắng.
Nước thải từ bể phản ứng có chứa các bông cặn mới hình thành được
đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng ra khỏi nước. Sau đó nước được đưa
vào hồ sinh học hiếu khí, rong tảo hấp thụ năng lượng mặt trời, khí CO2 và
H2O thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng
oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân hủy các chất hữu cơ làm sạch
nước thải.
Trong hồ sinh học, nước rỉ rác được lưu lại khá lâu, khoảng 12 ngày,
hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đầu ra thấp, các vi sinh vật gây bệnh hầu hết
đã bị tiêu diệt, do đó nước rỉ rác sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải ra
nguồn tiếp nhận. Công nghệ trên đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải
vào nguồn tiếp nhận. (Lê Trang Mỹ Dung, 2007)
Công nghệ 2
Nước
rò rỉ


Hồ chứa

Nguồn tiếp
nhận

Trạm bơm

Bể lọc

Bể
Aerotank

Bể UASB

Bể khử
trùng

Sân phơi
bùn

Bể lắng

Bể nén bùn

Đường nước
Đường tuần hoàn
bùn

Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ

(Nguồn: Lê Trang Mỹ Dung, 2007)


15
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Nước rác từ hệ thống ống, rãnh thu gom nước trong hố chôn lấp được
đưa về hồ chứa. Từ hồ chứa nước rác sẽ được bơm qua bể UASB. Bể UASB
sẽ làm giảm hàm lượng BOD, COD từ hàm lượng rất cao xuống thấp hơn nhờ
hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí và hỗn hợp nồng độ bùn hoạt tính trong
bể sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, phân huỷ và chuyển
hoá chúng thành khí. Sau đó nước rác sẽ được dẫn đến bể Aerotank, tại đây
diễn ra quá trình oxy sinh hoá lượng chất hữu cơ còn lại có trong nước với sự
tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có bố trí hệ thống sục khí để
tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ. Hỗn
hợp nước thải và bùn hoạt tính từ bể Aerotank sẽ đi qua bể lắng. Bể này có tác
dụng lắng bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aerotank. Bùn ở bể lắng sẽ được
tuần hoàn lại bể Aerotank, phần bùn dư sẽ được đưa qua bể nén bùn. Bể nén
bùn có tác dụng tách nước trong bùn và làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích
bùn. Nước sau khi tách bùn được đưa về hồ chứa. Bùn sau khi qua bể nén có
độ ẩm 95% sẽ được đưa đến sân phơi bùn. Sân phơi bùn có nhiệm vụ làm
giảm độ ẩm của bùn từ 95% xuống còn 70 - 80%, để thuận lợi hơn cho việc
xử lý bùn. Nước từ bể lắng sẽ đi qua bể lọc để lọc các tạp chất phân tán có
kích thước nhỏ khỏi nước thải mà bể lắng không thể loại được chúng. Nước
thải sẽ được đưa vào bể khử trùng trước khi ra nguồn tiếp nhận. (Lê Trang
Mỹ Dung, 2007)
2.4.2. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác ở nước ngoài
Hệ thống xử lý nước rác của hai BCL rác sinh hoạt ở Mỹ.
Hệ thống xử lý ở BCL 1:
Công nghệ xử lý bao gồm kết tủa hdroxyde, xử lý sinh học (tháp sinh
học kị khí và hiếu khí) và cuối cùng xử lý bằng lọc nhiều lớp. Sơ đồ công

nghệ thể hiện ở hình 1.3. Xử lý sinh học được sử dụng ở đây chủ yếu để khử
N-ammonia (99%) và COD (91%). Hàm lượng COD và N-ammonia còn lại
trước khi xả ra sông là 159 mg COD/l và 1,2 mg N-ammonia/l. Các hàm
lượng chất hữu cơ độc và kim loại nặng giảm đáng kể.


16

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 1
Hệ thống xử lý ở BCL 2:
Hệ thống gồm bể keo tụ vôi, sinh học từng mẻ (SBR), lọc cát, cột than
hoạt tính và tiếp xúc chlorine. Sơ đồ công nghệ thể hiện ở hình 1.4.
COD đầu ra vẫn khoảng 160 - 250 mg/l. Kết quả trên cho thấy với công
nghệ xử lý bậc cao (sau xử lý sinh học) như trên (lọc, than hoạt tính) để đạt
COD <100 mg/l là không thể.

Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý của bãi chôn lấp 2


17
2.5. Tình hình xử lý nước rỉ rác trong và ngoài nước
2.5.1. Tình hình xử lý nước rỉ rác ở trong nước
* Công nghệ xử lý nước rác tại Bãi chôn lấp CTR Gò cát (TP Hồ Chí
Minh): Tại đây, nước rác được xử lý qua 4 bậc: (1) bậc 1: xử lý sơ bộ để loại
bỏ canxi kết hợp xử lý sinh học kỵ khí bằng bể xử lý kỵ khí với dòng chảy
ngược qua đệm bùn (bể phản ứng UASB). Ngăn trộn nhận nước thô và nước
tuần hoàn từ bể UASB. Từ đây nước thải được đưa qua tháp khử canxi; (2)
bậc 2: xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính (ASP) kết hợp với quá trình Nitrat
hoá và khử Nitrate để giảm thiểu BOD và COD và Nitơ tổng; (3)
bậc 3: xử lý hoá lý bằng keo tụ - tạo bông - kết tủa - lắng và lọc cát; (4) bậc 4;

xử lý bằng vi lọc và lọc nano. Nước rác sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn
môi trường xả ra môi trường tiếp nhận.
* Phương pháp xử lý nước rỉ rác tại BCL cũ bằng các loại cây thực vật
như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal được TS Ngô Hoàng Văn (Hội
Nước và Môi trường nước - Liên hiệp các hội khoa học -kỹ thuật TP Hồ Chí
Minh) nghiên cứu thành công, áp dụng thí điểm để xử lý nước rác BCL Đông
Thạnh TP Hồ Chí Minh. Đây là phương pháp xử lý sinh học, trong môi
trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi
được pha loãng với tỷ lệ 10%, bộ rễ một số cây thực vật như dầu mè, cỏ
vetiver, cỏ voi và cỏ signal có khả năng đồng hoá và hấp thụ các chất gây ô
nhiễm và phát triển trong điều kiện tự nhiên. Theo đánh giá của các chuyên
gia, có thể áp dụng kết nghiên cứu này, nhân rộng mô hình để xử lý nước rác
tại các bãi chôn lấp cũ.
Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam cho thấy, ở Việt Nam đã có một số
nhà máy xử lý nước rác có hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện
đại để xử lý nước rác tươi, đáp ứng yêu cầu xử lý nước rác, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, để xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần
đặc biệt quan tâm đến lưu lượng và nồng độ của nước rác khi có mưa và không
mưa. Công nghệ xử lý nước rác bằng cây thực vật tại các bãi chôn lấp cũ- công
nghệ sinh học xử lý nước rác trong điều kiện tự nhiên. Công nghệ sinh học: xử lý


18
hiếu khí nước rác tuần hoàn là công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Mô
hình này cần được nhân rộng để xử lý nước rác tại các BCL cũ, đang gây ô
nhiễm môi trường ở nước ta. (Cù Huy Đấu, 2010)
2.5.2. Tình hình xử lý nước rỉ rác ở nước ngoài
Hệ thống xử lý nước rác là tổ hợp các đơn vị công nghệ khác nhau của
các phương pháp vi sinh, hóa học, hóa lý, cơ học. Tuy nhiên, ở các nước tiên

tiến với trình độ kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại, luôn cải tiến, nâng cao và hoàn
thiện các hệ thống đang hoạt động cũng như các hệ thống mới xây dựng, nét
đặc thù riêng về công nghệ xử lý là phổ biến.
* Tại Mỹ: các nhà công nghệ đã áp dụng các giải pháp công nghệ khác
nhau như: Hòa trộn lẫn nước rác với nguồn nước thải sinh hoạt được thực
hiện khá phổ biến ở vùng tây bắc nước Mỹ tại các bãi rác: St.Johnson
(Oregon), Cedar (Washington), Cathcart Snobomish County (Washington),
Kent Highland (Kent Washington).
Sử dụng vào mục đích tưới tiêu khi nước rác được xử lý sơ bộ theo tiêu
chuẩn “Standard for leachate spray irrigation managent” October 28, 1992,
được thực hiện phổ biến ở Oregon tại các bãi rác: Coffin Sutte (corvallis
Oregon). Riverbend (Yamhill County).
Xử lý nước rác tại chỗ và xả vào nguồn nước mặt được thực hiện bằng
cách phối hợp các công nghệ thích hợp nhằm đạt tiêu chuẩn thải do National
Pollutant Discharge Elimination System (NPDES) qui định và các tiêu chuẩn
đặc thù khác của vùng (ví dụ phải sử dụng thêm công nghệ màng để tách loại
phức chất nickel tại một số bãi rác ở miền tây nước Mỹ). (Văn Hữu Tập, 2012)
* Tại Nhật Bản: công nghệ xử lý nước rác của Nhật Bản có đặc thù riêng
so với các nước tiên tiến khác.
Đặc thù ô nhiễm nước rác trên quyết định công nghệ xử lý nước rác của
các hãng:
- Công nghệ xử lý nước rác của hãng Tsukishima Kikai (TSK): công
nghệ tách ion canxi; công nghệ xử lý vi sinh sử dụng các thiết bị: tiếp xúc
sinh học, đĩa quay sinh học, tấm sục khí; tách loại muối: sử dụng kỹ thuật
thẩm thấu ngược hoặc điện thẩm tích; kỹ thuật ngưng tụ và kết tủa (bốc hơi


×