Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Câu hỏi ôn tập côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.1 KB, 23 trang )

Câu hỏi ôn tập
Môn học : CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG
Dùng cho sinh viên khoa Nông Học-ĐHNL Tp. HCM
Chương 1 : Hình thái học côn trùng
1.

Cơ thể côn trùng gồm mấy phần, phần nào ?

Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
2.

Cấu tạo khái quát đầu côn trùng ?

Mang một cặp mắt kép, một hay nhiều mắt đơn, một cặp râu, miệng và chi phụ.
3.

Cho biết các kiểu đầu côn trùng ?

Đầu miệng dưới, đầu miệng trước, đầu miệng sau
4.

Cho biết cấu tạo râu và các dạng râu côn trùng?

Râu gồm 3 phần: chân râu, cuống râu, ngọn râu hay roi râu , ngoài ra còn có đốt chân
râu, đốt cuống râu , ổ chân râu, ngấn ổ chân râu.
Các loại râu: râu sợi chỉ, râu lông cứng, râu chuỗi hạt, râu răng cưa, râu hình lược, râu
hình lông chim, râu đầu gối, râu dùi trống, râu đầu gối, râu hình chùy, râu hình lá lợp,
râu ruồi, râu cầu lông
5.

Các kiểu miệng côn trùng ? cho ví dụ ?



Các kiểu miện côn trùng:
-

Miệng nhai gặm (cào cào )

-

Miệng hút ( loài bướm )

-

Miệng chích hút ( rầy xanh, rệp sáp )

-

Miệng cắt hút ( ong )

-

Miệng liếm hút ( ruồi )

-

Miệng giũa hút (bù lạch thuốc lá )

6.

Câu tạo kiểu miệng nhai gặm ? cho ví dụ?


Gồm các bộ phận sau:


-

Môi trên: chứa cơ quan cảm giác

-

Hàm trên:

-

Hàm dưới: đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá trong hàm, lá ngoài hàm

-

Râu hàm dưới: có 1 – 5 đốt

-

Môi dưới

-

Lưỡi

-

Ví dụ: cào cào, dế, vạch sành


7.

Cấu tạo kiểu miệng hút ? cho ví dụ?

-

Hàm trên và môi trên đã thoái hóa

-

Môi dưới cũng bị thoái hóa chỉ còn một mảnh cứng hình tam giác

-

Râu môi dưới phát triển phân đốt

-

Hàm dưới chỉ còn lá ngoài hàm phát trển tạo hai nủa ống tròn

-

Ví dụ: bướm

8.

Cấu tạo kiểu miệng cắt hút (gặm hút)? Cho ví dụ?

-


Môi trên và hàm trên vẫn còn giống kiểu miệng nhai gặm

-

Hàm dưới và môi dưới liên kết phát triển

-

Râu hàm dưới thoái hóa

-

Lá ngoài hàm dưới kéo dài như lưỡi dao

-

Lá môi trong phát triển thành vòi

-

Râu môi dưới hợp lại tạo thành ống thực quản

Ví dụ: ong
9.

Cấu tạo miệng liếm hút ? cho ví dụ ?

-


Hàm trên, hàm dưới đều bị thoái hóa

-

Môi dưới phát triển thành vòi

-

Môi trên và lưỡi phát triển thành ống dẫn thức ăn


Ví dụ: ruồi
10. Cấu tạo miệng giũa hút? Cho ví dụ?
-

Môi trên, môi dưới, hàm trên, hàm dưới tạo thành vòi hình chóp không đối xứng

-

Hàm dưới biến hóa thành hai kim chích

-

Hàm trên bên trái thành một kim chích, còn hàm trên bên phải bị thoái hóa

-

2 kim chích còn lại của hàm dưới và lưỡi

Ví dụ: bọ trĩ

11. Cấu tạo tổng quát ngực côn trùng ?
-

Gồm 3 đốt liên iếp nhau: ngực trước, ngực giữa, ngực sau

-

Gồm 4 mảnh: mảnh lưng, mảnh bụng và hai mảnh bên

12. Phân biệt đốt ngực có cánh và không cánh ?
Côn trùng không có cánh, ba đốt ngực phát triển gần như nhau, mỗi đốt chia làm
4 khu: khu lưng, khu bụng và hai khu bên. Khu lưng và khu bụng có phiến cứng được
gọi là mảnh lưng mảnh bụng, khu hai bên chứa chất màng mềm nhưng cũng có những
phiến cứng nhỏ không nở nang
Côn trùng có cánh mảnh bên của đốt ngục giữa và ngực sau rất phát triển. mảnh
bên được phân nhỏ thành mảnh bên trên, mảnh bên dưới, mảnh đốt chậu. Trên mảnh
lung và mảnh bụng có các nếp nhăn nguyên thủy gọi là ngấn, mảnh cứng trước ngấn
gọi là mảnh lưng trước, mảnh cứng sau ngấn gọi là mảnh lưng sau.
13. Cấu tạo chân côn trùng ?
Gồm những phần chính sau:
-

Đốt chậu

-

Đốt chuyển

-


Đốt đùi

-

Đốt chày

-

Đốt bàn

Đốt cuối bàn: thường có vuốt hay móng, nệm vuốt, nệm giữa vuốt, kim nhọn giữa
hai vuốt.


14. Các dạng chân côn trùng ? cho ví dụ ?
-

Chân bò hay gọi là chân chạy ( chan gián )

-

Chân nhảy ( cào cào )

-

Chân đào bới ( dế dũi )

-

Chân bắt mồi ( bọ ngựa )


-

Chân bơi lội ( niềng niễng )

-

Chân lấy phấn ( ong )

-

Chân kẹp leo ( chấy, rận )

-

Chân bám hút ( niềng niễng đực )

15. Cấu tạo ngoài của cánh và các dạng cánh côn trùng ?
Có hình tam giác ( 3 cạnh, 3 góc ) cạnh phía trước gọi là mép trước, cạnh phía
sau gọi là mép sau, cạnh phía ngòa gọi là mép ngoài. 4 khu: khi chính, khi mong, khu
sườn, khu nách.
Các loại cánh: cánh lưới ( chuồn chuồn ), cánh màng ( ong ), cánh da ( cào cào),
cánh nửa cứng ( bọ xít ), cánh cứng ( bọ hung )
16. Cho biết hệ thống mạch cánh côn trùng ?
Hệ thống mạnh cánh gồm:
-

Mạch dọc: chạy từ gốc cánh ra phía ngoài mép cánh

-


Mạch ngang: là mạch ngắn nối liền mạch dọc

17. Cho biết dạng buồng cánh và móc cài cánh ?
Buồng cánh kín: các phía đều có mạch cánh. Buồng cánh hở: có một phía là
mép cánh
-

Móc cài cánh: móc cài cánh trước và móc cài cánh sau

+ móc cài cánh trước: gần gốc ( mép sau của cánh trước ) có phần nhọn chìa ra kẹp
lấy mặt dưới của mép trước của cánh sau
+ móc cài cánh sau: gần gốc mép trước cánh sau có một gai hình lông cứng dùng để
cài vào túm lông ở mặt dưới mép sau cánh trước


18. Cấu tạo tổng quát bụng côn trùng ?
Có từ 10 – 12 đốt, nhưng thường thấy 9 – 10 đốt, các đốt khác thoái hóa thành
bộ phận sinh dục ngoài
Cững giống ngực, bụng cũng được xương hóa thành 4 mảnh cứng: mảnh lưng,
mảnh bụng và hai mảnh bên
19. Cấu tạo và các dạng bộ phận sinh dục ngoài cuả con cái ?
-

Cấu tạo gồm 3 cặp phiến:

+ 1 cặp phiến đẻ trứng dưới, xuất phát từ đốt bụng thứ 8
+ 1 cặp phiến đẻ trứng trong, xuất phát từ đốt bụng thứ 9
+ 1 cặp phiến đẻ trứng ngoài, xuất phát từ phần dưới bên ngoài của đốt bụng thứ 9
-


3 cặp phiến kết hợp thành ống đẻ trứng

Nhiều loài côn trùng không có bộ phận đẻ trứng do chi phụ bụng biến hóa thành
mà bộ phân đẻ trứng do một số đốt bụng cuối tạo nên. Những đốt bụng này tương đối
cứng, lồng vào nhau và có khả năng co giãn
20. Ý nghĩa đặc điểm hình thái côn trùng ?
-

Dùng để phân loại và định danh

-

Nghiên cứu cơ thể, mối quan hệ, giữa cơ thể sống và môi trường

Chương 2 : SINH LÝ VÀ GIẢI PHẪU CÔN TRÙNG (phần 1)

1.

Cho biết thể xoang côn trùng ?

3 khu: khu máu lưng, khu khoang ruột ở giữa, khu thần kinh bụng được giới hạn
bởi 2 vách ngăn trên và dưới
2.

Da côn trùng có mấy lớp ? lớp nào ?

Gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp nội bì và lớp màng đáy
3.


Cấu tạo lớp biểu bì trên Epicuticula ?

Rất mỏng chỉ khoảng 1 – 4 micromet, có 2 – 5 tầng nhưng thường thấy 4 tầng:
tầng men, tầng sáp, tầng polyphenon, tầng cuticulin


4.
5.

Cấu tạo lớp biểu bì dưới Procuticula ?
Là một chất không có cấu tạo tế bào gồm hai chất cơ bản là proteine và chitin
Cấu tạo tầng biểu bì ngoài Exocuticula ?

-

Proteine và chitin không tan trong nước, có màu nâu thẫm

-

Chủ yếu chứ lượng pro tan trong dung dịc kiềm - sclerotin

6.

Cấu tạo tầng biểu bì trong Endocuticula ?

-

Mềm và trong hơn

-


Có hàm lượng pro tan trong nước - actropodin

7.

Tính chất cuả Chitin ?

Bền vững với sự tác dụng hóa học không tan trong kiềm và dung môi hữu cơ
như rượu, este, acid yếu nhưng bị phân hủy trong các acid mạnh và kiềm đun nóng ở
160 – 200 oC
8.

Các loại protein trong da côn trùng ?

-

Loại proteine tan trong nước gọi là actropodin

-

Loại proteine không tan trong nước, chỉ tan trong dung dịch kiềm gọi là sclerotin

9.

Sự phụ thuộc cuả độ cứng da côn trùng ?

Khi còn nhỏ da côn trùng chưa cứng do pro tan trong nước và chitin không kết hợp
được. khi tuổi lớn thì actropodic bị oxy hóa tạo thành sclerotin và kết hợp với chitin tạo
thành mạng lưới là cho da côn trùng cứng
10. Đặc điểm đặc trưng cuả lớp biểu bì ?

-

Có tính uốn khúc và co dãn do có chitin và actropodic

-

Cứng rắn cao do kết hợp chitin và sclerotin

-

Không cho nước đi qua

11. Đặc điểm cuả lớp nội bì ?
-

Là một lớp tế bào có tổ chức sống, hình thành lên lớp biểu bì mới để lột xác

-

Tiết dịch tiêu hóa lớp biểu bì cũ tạo lớp biểu bì mới

-

Hàn gắn vết thương


-

Phân hóa tạo ra các tế bào tuyến và tế bào cảm giác


12. Các phần phụ trên da côn trùng ? cho ví dụ?
-

Phần phụ trên da phi tế bào: mấu lồi, gai nhỏ, cựa lông nhỏ trên cánh,.v.v..

-

Phần phụ trên da có cấu tạo tế bào: lông cứng, u gai, u lông vảy, v.v…

13. Các tuyến trong da côn trùng ?
-

Tuyến môi dưới

-

Tuyến sáp

-

Tuyến độc và tuyến hôi

-

Tuyến lột xác

14. Màu sắc cơ thể côn trùng ?
Màu sắc hóa học: (gồm các màu cơ bản melanine, caroteine, isectoverdine,
pterine), màu sắc biểu bì và màu sắc nội bì
-


Màu sắc vật lý

-

Màu sắc hỗn hợp

15. Vai trò cuả cơ côn trùng ?

16. Phân loại cơ côn trùng ?
-

Theo cấu tạo ( có 4 loại )

-

Theo vị trí cơ sắp xếp ( côn trùng có cơ vỏ và cơ nội quan )

-

Theo sự sắp xếp,( cơ côn trùng có cơ dọc, cơ ngang, cơ cong )

17. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá côn trùng ?
Gồm 3 phần: ruột trước, ruột giữa và ruột sau
18. Quá trình tiêu hoá thức ăn cuả côn trùng ?
- Khi thức ăn vào miệng qua quá trình chế biến cơ học
19. Tiêu hoá ngoài là gì?


Miệng dưới tiết nước bọt, trong nước bọt chứ enzym, để chế biến thức ăn ở ngoài ruột

Hình thức này chủ yếu ở các loài thiên địch, một số ăn thực vật ví dụ bọ xít
20. Một số men tiêu hoá cơ bản cuả côn trùng ?
Có 3 loại men cơ bản:
-

Men protcaza phân giải protid thành các acid amin dễ hấp thụ

Men lipaza phân giải lipid thành glycerin và acid béo dễ tan trong nước và dễ
được vách ruột giữa hấp thụ
Men carbohydraza gồm nhiều loại như saccharoza, amilaza, maltaza, v.v... phân
giải tinh bộ và các đường đa thành đường đơn
Chương 2 : SINH LÝ VÀ GIẢI PHẪU CÔN TRÙNG (phần 2)

1.

Cấu tạo bộ máy tuần hoàn côn trùng ?

Bộ máy tuần hoàn hở, máu côn trùng tự do chảy trong xoang cơ thể , một phần
đi qua mạch máu lưng, mạch máu lưng chia làm hai đoạn đoạn trước gọi là động mạch
– aort, đoạn sau gọi là chuỗi tim gồm nhiều buồng tim tim nối liền nhau
Mỗi buồng tim được gắn với nhau bằng van tim, buồng tim cuối cùng không có
van tim và có 2 lỗ tim và một cặp chùm cơ dạng tam giác
2.
-

Cấu tạo và chức năng của máu côn trùng ?
Gồm huyết tương và huyết thể

Vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm của quá trình đồng hóa, thực hiện
vai trò hô hấp, bảo vệ, tham gia vào quá trình trao dổi chất và vai trò cơ học

3.

Hoạt động cuả bộ máy tuần hoàn ?

Trương tim: khi đó cơ cánh hay cơ tam giác quanh buồng tim co lại, vách ngăn
trên hạ xuống, máu trong xoang cơ thể dông về quanh vùng tim
Thu tim: tạo ra áp suất máu trong buồng tim, làm cho van tim thông với buồng tim
trên mở ra và van thông với buồng tim sau đóng lại màu chảy về phía trước và không
chảy ngược lại, nhờ hoạt động co bóp của cơ và vách ngăn dưới máu từ xoang đầu
tràn xuống phía sau.
4.

Cấu tạo bộ máy hô hấp ?


-

Gồm ống khí quản

-

Vi khí quản

-

Lỗ thở

-

Túi khí


5.

Hoạt động hô hấp cuả côn trùng ?

Gồm hai quá trình
Thụ động: để khí tự do khuếch tán vào khí quản, thường gặp ở côn trùng thân
mềm, ít hoạt động
6.

Chủ động: không khí vào khí quản nhờ hoạt động hô hấp, cần năng lượng
Kiểu hô hấp đặc biệt khác ở côn trùng ?

-

hô hấp bằng da

-

hô hấp bằng khí quản

-

hô hấp bằng những bộ phận đặc biệt trên da

-

hô hấp bằng mang

7.

-

Phân loại và chức năng bộ máy bài tiết ?
gồm hệ bài tiết chất thải, hệ bài tiết ngoại tiết tố, hệ bài tiết nội tiết tố

thải những chất không cần thiết và có thể gây hại ra ngoài cơ thể; tiết ra những
chất cần thiết để duy trì cuộc sống bình thường.
8.

Nêu những cơ quan bài tiết chất thải ?

-

Biểu bì da

-

Những bộ phận đặc biệt trên da như phía ngoài màng là các hạch trên da

-

Hệ thống khí quản và phần cuối ống khí quản

-

Vách ống tiêu hóa

-

ống Malpighi


9.

Cơ chế bài tiết chất thải qua ống Malpighi ?


Trong máu có nhiều ion, cation quan trọng nhất là K +, Na+. Trong quá trình đồng hóa
dinh dưỡng đã tạo ra acid uric kết hợp với K+,Na+ tạo tinh thể, ống malpighi bơi trong
máu gặp tinh thể nuốt vào khi xuống cuối ruột gặp CO2 dạng H2CO3taoj thành muối
cacbonat thải ra ngoài
10. Chức năng hệ ngoại tiết ? các chất ngoại tiết ?
-

Là tiết ra những chất cơ thể vẫn còn cần dùng lại

-

Chất sáp, chất hôi, nước bọt, chất hôi, chất dẫ dụ

11. Chức năng hệ nội tiết ? nội tiết tố ?
Là tết ra những chất cần thiết cho cơ thể, thải trực tiếp vào máu không qua hệ thống
ống dẫn nào khác
Những tiết tố được thải ra ở đây chính là nội tiết tố hay hoormone
12. Cấu tạo bộ máy thần kinh ? cấu tạo tế bào thần kinh ?
-

Hệ thần kinh trung ương. Hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh n goại vi

Cấu tạo TB thần kinh gồm: TB thần kinh cảm giác, TB thần kinh vận động, TB
thần kinh liên hệ hay trung gian.

13. Cấu tạo hệ thần kinh trung ương ?
Hệ thần kinh trung ương có tính phân đốt và phân nhánh
Gồm hai nhánh:
+ Nhánh thần kinh đầu: thần kinh đầu ( hạch não, hạch thần kinh dưới hầu )
+ Nhánh thần kinh bụng: gồm 1 cặp hạch thần kinh bụng
14. Cấu tạo hệ thần kinh giao cảm và ngoại vi ?
Hệ thần kinh giao cảm: gồm có TK giao cảm miệng – dạ dày, TK giao cảm
bụng. TK giao cảm đuôi.
Hệ thần kinh ngoại vi: là HTK xuất phát từ hạch thần kinh trung ương và giao
cảm làm nhiệm vụ liên hệ với các cơ quan khác. Tk ngoại vi bao gồm nhiều tế bào TK
cảm giác và được phân giải khắp cơ thể
15. Những cơ quan cảm giác côn trùng ?
-

Cảm thụ hóa học


-

Cảm thụ thích giác

-

Cảm thụ hóa học: cảm thụ khứu giác, cảm thụ vị giác

-

Cảm thụ nhiệt

-


Thị giác côn trùng

16. Cấu tạo mắt kép côn trùng ?
Mắt kép côn trùng được tạo ra từ nhiều sensil thì giác mà được gọi là ommatidium. Một
mắt kép có hàng trăm hàng nghìn ommatidium. Một ommatidium gồm 3 TB: TB quang
học, Tb cảm giác, Tb sắc tố
17. Phân biệt các kiểu mắt kép côn trùng ?
Kiểu mắt áp sát: ( hoạt động vào ban ngày ) tế bào sắc tố bao quanh tế bào thị
giác, khi đó ánh sáng chiếu vào trụ thị giác và võng mạc do nhiều ommatidium cảm
nhận
Kiểu mắt ghép và chồng hình: ( hoạt động vào chiều, tối ) tế bào sắc tố không
bào kín tế bào quang học và tế bào thị giác mà bao một bên do đó ánh sáng chiếu vào
trụ thị giác mà còn chiếu vào ommatidium làm cho hình ảnh chồng chất lên nhau
18. Phân biệt phản xạ và bản năng ?
-

Phản xạ:

+phản xạ không có điều kiện: Phản xạ bẩm sinh, được hình thành từ khi mới sinh ra và
di truyền từ cha mẹ. biểu hiện ở di chuyển, phản ứng với kích thích, chuyển động và
định hướng với nguồn kích thích.
+ Phản xạ có điều kiện: chịu chi phối bởi hệ thần kinh, hình thành trong quá trình sống,
sẽ mất đi nếu không có sự lập lại kích thích có điều kiện, hình thành sự thích nghi trong
quá trình sống
Bản năng:là phản xạ bẩm sinh, không phụ thuộc vào dạy dỗ, biểu hiện ở những
kích thích bên trong cơ thể. Những phản xạ tạo nên bản năng liên hệ chặt chẽ với nhau
và biểu hiện trong một chuỗi phản xạ nhất định
19. Cấu tạo bộ máy sinh dục cái ?
-


Một cặp buồng trứng trong đó có nhiều ống trứng

-

1 cặp ống dẫn trứng

-

1 ống dẫn trứng giữa hay ống dẫn trứng lẻ


-

Lỗ sinh dục

-

Xoang sinh dục

-

1 cặp tuyến phụ

-

Tuyến túi chứa tinh

-


Túi chứa tinh

20. Cấu tạo buồng trứng, ống trứng, các dạng ống trứng ?
Buồng trứng: cấu tạo từ nhiều ống trứng, mỗi loài có số lượng ống trứng khác
nhau
ống trứng: tạo ra từ 3 phần ( dây treo, ống trứng, cuống trứng ) ống trứng là nơi
chứa tế bào mầm và dịch chất. Trong ống trứng trưởng thành chia ra làm hai phần
( phần ngọn là germarium và tế bào dinh dưỡng, phần dưới là vitellarium)
-

Các dạng ống trứng:

+ Panoistic: ống trứng không chứa chất dinh dưỡng ở bên trong
+ Polytrophic: có chứa tế bào dinh dưỡng xen kẽ tế bào trứng
+ Telotrophic hay Acrtrophic: tế bào dinh dưỡng nàm ở phía ngọn ống
21. Cấu tạo bộ máy sinh dục đực, ?
-

1 cặp tinh hoàn

-

1 cặp ống dẫn tinh bên

-

ống phóng tinh giữa

-


1 cặp túi chứa tinh

-

1 cặp tuyến phụ

-

Lỗ sinh dục

-

Dương vật

Chương 3 : SINH VẬT HỌC CÔN TRÙNG
1.
-

Cấu tạo trứng côn trùng ?
Màng cứng chorion ( vôi )


-

Màng noãn hoàng vitelline

-

Lớp tế bào chất vỏ - chu chất


-

Noãng hoàng – lòng đỏ

-

Tế bào nhân

-

Nhân

-

Lỗ sinh dục

2.

Các dạng trứng và vị trí đẻ trứng công trùng ?

Hình dạng trứng rất phong phú: hình tròn, ovan, elip, bán cầu, trái thận, hình trai,
hình trống....
-

Vị trí đẻ trứng có thể trên lá, trên hoa, thân, có thể đẻ vào bên trong mô cây

3.

Các giai đoạn phát triển phôi cuả trứng ?


-

Phân chia và tạo phôi màng ( dĩa phôi )

-

Sự phân chia tầng phôi và hình thành ống tiêu hóa

-

Tạo vỏ và phân đốt của phôi

4.

Các kiểu biến thái cuả côn trùng ?

-

Biến thái không hoàn toàn: trải qua 2 giai đoạn ấu trùng và thành trùng

-

Biến thài hoàn toàn: trải qua 3 giai đoạn ấu trùng nhộng và thành trùng

5.

Đặc điểm cuả biến thái hoàn toàn ? cho ví dụ ?

Vòng đời của côn trùng trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và thành
trùng

-

Sâu non không giống thành trùng và nhộng không hoạt động

Ví dụ: kiến vương
6.
-

Đặc điểm cuả biến thái không hoàn toàn ? cho ví dụ ?
Vòng đời của côn trùng trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và thành trùng

Ví dụ: cào cào
7.

Các dạng sâu non cuả biến thái hoàn toàn ?


-

Sâu non nguyên thủy

-

Sâu non dạng nhiều chân

-

Sâu non dạng ít chân

-


Sâu non không chân

8.

Phân biệt sâu non cuả biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn ? cho ví dụ ?

Sâu non ở biến thái không hoàn toàn:hình dáng, tập quán sinh hoạt đều giống
thành trùng, chỉ khác thành trùng về kích thước, phân hóa mầm cánh, và bộ phân sinh
dục. Ví dụ: ấu trùng rầy mềm
Sâu non ở biến thái hoàn toàn:khác biệt với thành trùng cả về hình dáng kích
thước, tập quán sinh hoạt. Ví dụ:ấu trùng muỗi lớn
9.

Quá trình lột xác cuả sâu non ?

Nội tiết tố tiết ra hòa tan lớp biểu bì cũ giữ lại chất chitin và proteine đồng thời tổng hợp
lớp biểu bì mới

10. Thế nào là tuổi, cách xác định tuổi sâu non ?
Giai đoạn giữa hai lần lột xác gọi là tuổi
Dựa vào số lần lột xác để tính tuổi sâu non, thông thường tuổi sâu non được tính như
sau: Số tuổi Sn = Số lần lột xác + 1

11. Những quá trình sinh lý xảy ra trong giai đoạn nhộng ?
-

Quá trình tiêu mô:

-


Tạo mô

12. Đặc điểm, thời điểm xảy ra quá trình tiêu mô và tạo mô ?
-

Tiêu mô xảy ra ở giai đoạn tiền nhộng, thay đổi về hình dạng, sinh hóa

Tạo mô xảy ra khi quá trình lột xác chấm dứt tạo ra hệ cơ, hệ tiêu hóa và các cơ
quan bên trong


13. Đặc điểm cuả nhộng và cácdạng nhộng ? cho ví dụ ?
Đặc điểm của nhộng là không ăn, không hoạt động, bên trong nhộng xảy ra hàng
loạt quá trình biến đổi
-

Các dạng nhộng:

+ Nhộng trần: các chi phụ nhu chân, râu và dấu vết cánh tự do hoạt động. có hai dạng:
nhộng trần có hàm hoạt động ( bộ cánh lưới), nhộng trần không có hàm chuyển động
( bộ cánh cứng )
+ Nhộng màng: chi phụ và mầm cánh dính chặt vào mình nhộng bằng một chất dịch
đặc biệt ( bộ cánh vảy )
14. Đặc điểm giai đoạn thành trùng ở côn trùng ?
Vũ hóa – tính ăn thêm của thành trùng – bắt gặp, giao phối – thụ tinh, đẻ trứng

15. Thế nào là chu kỳ sống ?
Là toàn bộ chu kỳ sinh trưởng phát triển từ trứng đến lúc con trưởng thành, chín
sinh dục và đẻ trứng đầu tiên, chu kỳ sống còn gọi là vòng đời

16. Cho biết hình thức sinh sản cuả côn trùng ? cho ví dụ ?
-

Sinh sản lưỡng tính – sinh sản hữu tính ( mối )

-

Sinh sản đơn tính – sinh sản vô tính ( nhện đỏ )

-

Sinh sản ở thời kỳ sâu non hay ấu sinh (sâu non muỗi tạo ghẻ )

-

Sinh sản nhiều phôi ( ong ký sinh )

-

Sinh sản ra con (rầy mềm, ruồi )

-

Sinh sản của cơ thể lưỡng tính (rệp sáp bông )

17. Thế nào là ngưng phát dục, dấu hiệu ngưng phát dục ?
Ngưng phát dục: là trạng thái ngừng sinh lý tạm thời được sinh ra trong quá trình
sống như là một sự thích nghi đặc biệt để tồn tại trong điều kiện sống không thuận
ấu trùng hoặc thành trùng không ăn, hoạt động ít, không sinh trưởng và phát
triển, trao đổi chất giảm

18. Cho biết các dạng ngưng phát dục ?


Ngưng phát dục thoe giai đoạn phát triển – theo thời gian trong năm – theo múc độ cần
thiết để sinh tồn ( ngưng phát dục bắt buộc, ngưng phát dục tự do )
19. Hiện tượng đa hình cuả côn trùng, ý nghĩa cuả sự đa hình ?
-

Đa hình giới tính – đa hình sinh thái – đa hình sinh thái theo mùa

-

Giúp cho côn trùng thích hợp điều kiện sống, bắt mồi, di chuyển theo bày đàn

20. Cấu tạo tinh hoàn, ống tinh ?
Tinh hoàn: không có lớp biểu bì, không có dây treo, chứa nhiều ống tinh, túi chứa
tinh các ống phụ
ống tinh: gồm vùng ngọn, tế bào đỉnh, tinh nguyên bào, tế bào kén, tinh bào và
tinh trùng
Chương 4 : SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG
1.

Thế nào là sinh thái học côn trùng ?

Là môn khoa học nghiên cứu về nơi ở hay nơi sinh sống của sinh vật, là ngành khoa
học về toàn bộ mối quan hệ giữa cơ thể sinh vật với ngoại cảnh và các điều kiện cần
thiết cho sự tồn tại cảu chúng
2.
loài


Nhiệm vụ cuả sinh thái học côn trùng ?
Nghiên cứu mức độ, số lượng cá thể trong quần thể, có đặc điểm thích nghi của

N/c quy luật hình thành và biến động của quần thể và sản phẩm sinh học của
chúng
N/c đặc tính tác dụng và vai trò của từng cá thể cũng như tổng thể của chúng
trong vòng tuần hoàn chất trong sinh quyển
3.

Các phạm trù yếu tố sinh thái ?

Có 4 phạm trù: yếu tố vô sinh – yếu tố thổ nhưỡng thủy văn – yếu tố sinh học – yếu tố
do con người
4.

Cho biết một số thuộc tính sinh thái ?

Nhu cầu sinh thái của loài – tính dẻo sinh thái – tiêu chuẩn sinh thái loài – điều kiện giới
hạn hay yếu tố giới hạn
5.

Thế nào là nhiệt độ hữu hiệu, tổng tích ôn hữu hiệu ?


Nhiệt độ nằm trong ngưỡng phát triển trên và dưới gọi là nhiệt độ hữu hiệu
Tổng tích ôn hữu hiệu: C = tn - to
Trong đó : tn nhiệt độ tại thời điểm quan sát
to nhiệt độ tại ngưỡng phát triển dưới
6.


Đặc điểm thích nghi để giữ cân bằng nước cuả côn trùng ?

-

Thích nghi hình thái

-

Thích nghi sinh lý

-

Thích nghi sinh thái

7.
-

Anh hưởng cuả ánh sáng đến sự phát triển cuả côn trùng ?
Hình thành chu kỳ phát triển thoe mùa hay theo năm của côn trùng

Ánh sáng có thể kích thích hoạt động của loài côn trùng này nhưng lại kìm hãm
hoạt động của loài khác
8.

Hình thành loài hoạt động vào ban ngày , loài hoạt động vào ban đêm
Phân loại côn trùng theo quan hệ với đất ?

Sinh vật đất cố định: những loài sinh vật và côn trùng khác nhau sống thường
xuyên trong đất ví dụ mối
Sinh vật có từng giai đoạn sống trong đất: trong quá trình phát triển có một giai

đoạn nào đó sống trong đất ví dụ cào cào
9.

Sinh vật đất tạm thời: chỉ lai vãn trong đất hay trên mặt đất ví dụ bọ xít
Giá trị cuả côn trùng trong tái tạo đất ?

-

Phân hủy dư thừa thực vật

-

Đưa các chất hữu cơ vào trong đất

-

Sự di chuyển dọc ngang của côn trùng làm cho đất thoáng

10. Sự chuyên hóa thức ăn bậc nhất cuả côn trùng ?
-

Loài ăn thực vật – phytophaga

-

Loài ăn động vật – zoophaga


-


Loài dinh dưỡng nhờ phân hủy sản phẩm phụ của cây trồng – saprophaga

-

Loài sống nhờ xác chết động vât – necrophaga

-

Loài sống nhờ phân hoặc chất thải của động vật khác – koprophaga

-

Loài tạp thực – pantophaga

11. Sự chuyên hoá thức ăn bậc 2 đối với côn trùng ăn thức vật ?
-

Loài côn trùng đơn thực – monophaga

-

Côn trùng hẹp thực – olyphaga

-

Côn trùng đa thực – polyphaga

12. Những vi sinh vật cơ bản có thể gây hại cho côn trùng ?
Những VSV cơ bản có thể gây hại cho côn trùng là: nấm, vi khuẩn, virus, một số
động vật bậc thấp, tuyến trùng gây ra

13. Những động vật ăn thịt và ký sinh có thể gây hại cho côn trùng ?
-

Những động vật ăn thịt: bọ rùa, bọ chân nhảy, bọ xít, nhện, chuồn chuồn

-

Côn trùng ký sinh:

-

Thiên địch sâu hại thuộc lớp nhện – arachnida

-

Động vật có xương sống khác: dơi

14. Phân biệt ký sinh bậc 1 và bậc 2 ?
Ký sinh bậc1 là ký sinh của loài sâu hại
Ký sinh bậc hai là ký sinh của ký sinh bậc 1
15. Thế nào là quần xã sinh vật ?
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật cùng sống trong một sinh cảnh
xác định, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, liên hệ với nhau bởi những
đặc trưng chung về sinh thái học mà các thành phần cấu thành quần xã không có.
16. Cấu trúc hệ sinh thái ?
Là đơn vị chức năng cơ bản của sinh thái học bao gồm những sinh vật ( các quần xã
sinh vật ) và môi trường vật lý ( môi trường vô sinh )
-

Cấu trúc : môi trường vô sinh



-

Môi trường hữu sinh

17. Cho biết thế nào là chuỗi thức ăn ?
Là dòng vận chuyển năng lượng dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất qua hàng loạt các
sinh vật, được tiếp diễn bằng cách một số sinh vật này sử dụng các sinh vật khác làm
thức ăn
18. Thê nào là chuỗi chăn nuôi ?
Được bắt đầu bằng cây xanh( sinh vật sản xuất ) – côn trùng động vật ăn cỏ - côn
trùng, động vật ăn thịt
19. Thế nào là chuỗi phế liệu ?
Chất hữu cơ chết – côn trùng , động vật, VSV họi sinh – thực phẩm và VSV khác ăn thịt
chúng.
20. Diễn thế sinh thái ?

Chương 5 : PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
1.

Thế nào là loài ? cho ví dụ ?

Là những loại hình có những đặc tính sinh lý nhất định không giống với đặc tính sinh
thái của loài khác
Các loài khác nhau về chất chứ không khác nhau về lượng, sự hình thành loài là quá
trình biến chất chứ không phải quá trình biến lượng
2.

Lý do phân loại ? pháp danh côn trung ?


Lý do phân loại:
-

Do côn trùng rất phong phú về số loài

-

Do giữa chúng có quan hệ huyết thống

Để hiểu rõ qui luật tự nhiên chi phối giới côn trùng, giúp con người định hướng
cải tạo tự nhiên

3.

Cho biết những bộ côn trùng chính phá hạicây trồng nông nghiệp ?


-

Bộ cánh thẳng

-

Bộ cánh nửa cứng

-

Bộ cánh đều


-

Bộ cánh tơ

-

Bộ cánh cứng

-

Bộ hai cánh

-

Bộ cánh màng

-

Bộ cánh vảy

4.

Đặc điểm chính cuả cánh thẳng ?

Kích thước từ trung bình đến lơn – đầu miệng dưới – miệng nhai gặm- cánh
trước là cánh da, cánh sau là cánh màng – chân sau phần lớn là chân nhảy – ăn thực
vật – có biến thái không hoàn toàn – phần lớn phá hại cây trồng
-

Có hai bộ phụ: bộ râu dài và bộ râu ngắn


5.

Đặc điểm chính họ Acrididae? ( cào cào )

Kích thước trung bình – đầu miệng dưới – chân sau là chân nhảy – bàn chân có
3 đốt – là loài đa thực – cơ quan phát âm nằm ở đốt bụng đầu tiên – bộ phận đẻ trúng
ngắn
6.

Đặc điểm chính họ Gryllidae ?

- Kích thước trung bình đến lớn – đầu miệng dưới – cơ quan phát âm ở cánh trước –
bàn chân 3 đôt kiểu 3 – 3 – 4 - ống đẻ trứng hình trụ dài – chân trước không phải dạng
đào bới – đẻ trứng trong đất hay mô cây
7.

Đặc điểm chính bộ cánh nửa cứng ?

Cơ thể nhỏ đến trung bình – đầu miệng sau – miệng kiểu chích hút vòi hút 3 – 4
đốt – râu đầu hình sợi chỉ 4 -5 đốt – ngực trước phát triển – cánh trước là cánh da,
cánh sau là cánh màng – hầu hết đều có tuyến hôi – có biến thái không hoàn toàn –
phần lớn ăn thực vật một số ăn động vật - ấu trùng và thành trùng có tập quán sinh
hoạt giống nhau
8.

Có hai bộ phụ chính: râu ẩn và râu dài
Đặc điểm chính họ bọ xít râu năm đốt Pentatomidae?



- Râu của chúng luôn có 5 đốt – mảnh lưng ngực giữa phát triển dài về phía sau, có
hình tam giác – vòi hút 3 – 4 đốt, có hai mắt đơn – bàn chân 2- 3 đốt – hầu hết ăn thực
vật
9.

Đặc điểm chính họ bọ xít hôi Alydidae ?

10. Đặc điểm chính bộ cánh đều ?

- Kích thước nhỏ, ít linh hoạt – râu đầu có thể dạng roi hoặc dạng sợi chỉ - mắt đơn có
khi có có khi khôn ( 2- 3 mắt đơn ) – mét kép phát triển – miệng chính hut, đầu miar
mai – 2 cặp cánh để bằng cánh màng – chân sau một số loài là kiểu chân nhảy – bàn
chân có 1 – 3 đốt – ngực giữa phát triển – phần lớn gây hại cho cây trồng – có thể sinh
sản hữu tính hoặc vô tính – có biến thái không hoàn thoang ( biến thái dần dần và biến
thái quá độ )
- chia làm hai bộ phụ: vòi từ đỉnh dầu – vòi từ phía dưới đầu và giữa hai đốt chậu chân
trước
11. Đặc điểm chính họ rầy xanh Cicadellidae ?
Râu đầu ngắn dạng roi – có hai mắt đơn – đốt chậu chân sau rộng đến mép bên
mảnh bụng – đốt chày chân sau có sống gồ có lông hay có gay - ống đẻ trứng hình lưỡi
cưa – khả năng sinh sản mạnh
12. Đặc điểm chính họ rầy mềm Aphididae?
- Kích thước cơ thể nhỏ mềm – có hai loại có canh và không có cánh ( con đực thường
có cánh ) –râu đầu dai (3-6 đốt ) hình sợi chỉ - cơ thể hình trái đào – hai bên có hai ống
bụng ở đốt thứ 6 ( tiết chất sáp) – sinh sản vô tính hay hữu tính – chu kỳ sinh trưởng
ngắn – phân chứa nhiều đường ( cộng sinh với kiến ) – sống thành từng quần thể truyền bênh siêu vi khuẩn.
13. Đặc điểm chính họ rầy nâu Delphacidae ?
- Cơ thể nhỏ nhảy rất giỏi – mạch cánh đơn giản – phá hại lúa điều kiện thuận lợi có thể
phát triển thành dịch – cuối đốt bàn chân sau có một cựa lớn cửa động được
14. Đặc điểm chính họ rệp sáp giả Pseudococcidae ?

- Kích thước biến động từ 0.5 – 10 mm – toàn bộ cơ thể phủ một lớp lông trắng – một
số loài đẻ trứng một số đẻ con – râu hình sợi chỉ ( 5 -9 đốt ) – vòi hút có 1-3 đốt – phá
hại nhiều trên cam, quýt, nhãn


15. Đặc điểm chính bộ cánh tơ ?
- Kích thước nhỏ ( 0.5 -5 mm ) – râu đầu có từ 6 – 10 đốt – miệng giũa hút – chân dạng
đi – có hai cặp cánh nhỏ và hẹp – bụng nhọn có đến 11 đốt, con cái có bộ phận đẻ
trứng và lộ ra ngoài – biến thái quá độ – khả năng chống chịu cao, chu kỳ sinh trưởng
ngắn – hầu hết hút nhựa cây, một số ăn thịt có khả năng tấn công rầy mềm, nhện đỏ
- Có hai bộ phụ: bụng hình chop và bụng hình ống
16. Đặc điểm chính bộ cánh cứng ?
- Kích thước cơ thể rất đa dạng – có hai cặp cánh, cánh trước là cánh cứng, cánh sau
là cánh màng – miệng kiểu miệng nhai – râu đầu phát triển và đa dạng – chân kiểu
chân chạy – bụng có 5 -6 đốt, phía dưới bụng cứng – biến thái hoàn toàn, ấu trùng
dạng ít chân hay không chân – nhộng trần
- Có hai bộ phụ; bộ phụ ăn thịt và bộ phụ ăn tạp
17. Đặc điểm chính họ bọ hung Scarabaeidae ?
- Hình dáng bầu dục, lưng vồng lên và có màu đen – râu đầu hình lá lợp hay dạng quạt
– đốt chày chân trước mép ngoài có 2-3 răng cưa – bàn chân có 5 đốt – cánh trước
thường không che hết bụng - ấu trùng có 3 cặp chân ngực phát triển nhưng ít hoạt
động – có tính ăn rộng
18. Đặc điểm chính bộ 2 cánh ?
Kích thước nhỏ đến trung bình – miệng kiểu liếm hút, chính hút hoặc cưa liếm – có một
cặp cánh màng – hai mắt đơn, mắt kép to – râu đầu dài nhiều đốt haocự ngắn 3 đốt –
ngực giữa phát triển – bàn chân 5 đốt – bụngc ó từ 4 – 11 đốt – không có long đuôi –
không có ống đẻ trứng – biến thái hoàn toàn
Chia làm 3 bộ phụ: bộ râu dài – bộ râu ngắn Brachycera-Orthor rhapha – bộ râu ngắn
Brachycera-Cyclorhapha
19. Đặc điểm chínhbộ cánh màng ?

Mắt kép lơn – có 3 mắt đơn – râu đầu dài – 2 cặp cánh màng, cánh sau nhở hơn cánh
trước – bàn chân 5 đốt – bụng có ống đẻ trứng phát triển – biến thái hoàn toàn - ấu
trùng dạng sùng hay giòi – nhộng trần hoặc có kén
Hai bộ phụ: bụng nối tiếp – bụng treo
20. Đặc điểm chính bộ cánh vảy ?


Màu sắc đa dạng – râu hình sợi chỉ, dùi trống, kiếm, lông chim, v.v… - phần lớn 2 mắt
đơn – 2 cặp cánh vảy, cánh trước lớn hơn cánh sau – biến thái hoàn toàn – trứng có vị
trí đẻ rất đa dạng - ấu trùng dạng nhiều chân – nhộng màng - ấu trùng ăn phá cây
trồng, thành trùng chủ yếu hút mật hoa
Gồm: bộ phụ cánh lơn – bộ phụ cánh nhỏ



×