Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

thao giảng hằng 2015 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.11 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề
Đề tài
Độ tuổi
Số lượng
Thời gian
Giáo viên

: Gia đình
: Nặn một số đồ dùng gia đình
: 5-6 tuổi
: cả lớp 24 trẻ
: 25 - 30 phút
: Tạ Thị Hằng

:I. Mục đích -yêu cầu
1/ Kiến thức.
- Trẻ nhớ được các thao tác, kĩ năng nặn để tạo ra một số sản phẩm như : cái ấm, cái
bát, cái cốc, đôi đũa, cái thìa, cái đĩa,…
- Trẻ biết gọi tên và đặc điểm các đồ vật : cái bát, cái cốc, đôi đũa, cái thìa, cái đĩa,…
- Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
- 2/ Kĩ năng:
- Trẻ biết phối hợp các kĩ năng đã học: nhào đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, ấn lõm, bẻ
cong, miết, vê, gắn dính... để tạo ra các sản phẩm.
- Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm: biết phối hợp cùng bạn hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ đặt tên được cho sản phẩm nặn của mình.
3/ Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích, giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra.


- Thông qua hoạt động, góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ
dùng gọn gàng sau hoạt động.
II/ Chuẩn bị
* Địa điểm:Trong lớp học
1/ Đồ dùng của cô
- Sản phẩm gợi ý:
+ Sản phẩm : cái bát, cái đĩa,cái thìa, đôi đũa, cái cốc
- Nhạc bài hát “Đồ vật bé yêu”, “Những ngón tay đi dạo” và bản nhạc không lời
2/ Đồ dùng của trẻ
- Đất nặn các màu.
- Bảng con ( mỗi trẻ 1 chiếc)
- Khăn lau tay.
- Sa bàn để trẻ trưng bày sản phẩm.

1


III) Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1) Ổn định tổ chức: (1-2phút)
-Chào mừng các bé đến với chương trình : Những nghệ
nhân tí hon.
- Đồng hành với chương trình của chúng ta là ban giám
khảo cũng chính là các cô trong BGH cùng với các cô giáo
ở trong trường mầm non Tiền Yên A.
- Giới thiệu các đội chơi.( Những nghệ nhân của gia đình
số 1,2,3,4)

- Và bây giờ chương trình của chúng ta xin được bắt đầu.
2, Nội dung chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn gợi mở đề tài (5-7 phút)
- Phần thi đầu tiên là : Hiểu biết
- Cô đưa sản phẩm gợi ý cho trẻ quan sát và đàm thoại
* Sản phẩm : cái bát, cái cốc, đôi đũa, cái thìa,
cái đĩa,…
- Đây là những đồ dùng gì?
- Ai cho cô biết những đồ dùng này được làm từ nguyên
liệu gì?
- Chiếc cốc này gồm có những bộ phận nào?
- Vậy cô phải dùng những kĩ năng nào để nặn được thành
côc?
- Đố cả lớp biết để nặn được quai cốc cô phải làm gì?
- Còn chiếc bát này thì sao?
- Tương tự như vậy với các đồ dùng còn lại như: đôi đũa,
cái thìa, cái đĩa.
* Cô chốt các kĩ năng cần có để nặn và tạo ra sản phẩm.
b. Hoạt động 2: Hình thành ý tưởng cho trẻ (1-2 phút)
Bây giờ các gia đình hãy suy nghĩ và chia sẻ ý tưởng của
mình với cô và các bạn về đồ vật mà các con định nặn.
- Cô hỏi ý tưởng của 2-3 trẻ, chú ý gợi mở để trẻ nêu được
ý tưởng.
- Các con định nặn đồ dùng gì ?
- Con sẽ nặn như thế nào ?
- Cô cùng trẻ làm những động tác: lăn tròn, lăn dọc, ấn bẹt,
ấn lõm trên không.
2

- Trẻ hưởng ứng.


- Trẻ chào khách.
- Trẻ vỗ tay.

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát các sản
phẩm
gợi ý và trả lời các câu hỏi
đàm thoại

- Trẻ suy nghĩ và trình bày
ý tưởng


- Cô thấy các con thực hiện các kĩ năng nặn rất là tốt rồi và
cô chúc các gia đình sẽ nặn được những bộ đồ dùng thật
đẹp và sáng tạo.
- Trẻ hát bài hát “ Những ngón tay đi dạo” và về nhóm của
mình.
c.Hoạt động 3 : Trẻ về nhóm nặn (12-15 phút)
- Phần thi : Bé trổ tài
- Trẻ về bàn theo nhóm của mình và tiến hành nặn.
- Cô động viên trẻ thảo luận đưa ra ý tưởng chung và phối
hợp cùng nhau để hoàn thành sản phẩm.
- Trong quá trình trẻ làm giáo viên quan sát, động viên,
gợi mở ý tưởng, khích lệ trẻ sáng tạo. Cô hướng dẫn kỹ
năng khó cho trẻ, giúp đỡ khi cần thiết, động viên trẻ đặt
tên cho sản phẩm của mình và chụp ảnh lưu lại hoạt động
của trẻ trong quá trình trẻ nặn.

d. Hoạt động 4:Trưng bày và chia sẻ sản phẩm: (5-7
phút)
- Cô cho trẻ chia sẻ với nhau về sản phẩm của mình, của
nhóm mình làm và bạn làm, cho trẻ tự trưng bày sản phẩm
theo cách riêng của trẻ.
Mời bạn trưởng nhóm của từng nhóm lên giới thiệu sản
phẩm của nhóm mình.
+ Nhóm đã nặn được cái gì?
+Con đã nặn như thế nào?
+ Ai có nhận xét về sản phẩm của nhóm..?
+ Con có ý tưởng khi trưng bày sản phẩm?
- Khi tham gia hoạt động này con cảm thấy thế nào ? Con
thích nhất điều gì?
- Cô chia sẻ, tuyên dương trẻ có sản phẩm nặn đẹp, động
viên khích lệ 1 số trẻ chưa hoàn thành sản phẩm. Giáo dục
trẻ yêu quý, trân trọng những sản phẩm do mình và các
bạn làm ra.
3, Kết thúc:
- Cho trẻ xem lại một số hình ảnh hoạt đông trẻ vừa làm
trên máy vi tính
-Cô nhận xét,tuyên dương trẻ chuyển hoạt động

3

- Trẻ về nhóm thực hiện
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ mang bài trưng bày và
cùng nhận xét giới thiệu
sản phẩm



4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×