Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất, nước mặt vùng thâm canh rau – xã vân nội, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 74 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOÀN

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC MẶT VÙNG THÂM CANH RAU
XÃ VÂN NỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2013 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập hơn 3 tháng tại Phòng Quan Trắc và Phân tích


thuộc Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội, em đã học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệp chuyên môn cũng như kiến thức thực tế. Được
Trung tâm trang bị kiến thức về kỹ năng mềm và một số kỹ năng quan trọng
khác, cùng sự giúp đỡ của anh (chị) hướng dẫn cũng như toàn bộ nhân viên
Phòng quan trắc và phân tích, em đã vượt qua được sự bỡ ngỡ ban đầu và dần
dần làm quen được với môi trường năng động và chuyên nghiệp. Em xin chân
thành cảm ơn của các anh chị, cô chú trong Trung tâm đã giúp đỡ em rất nhiệt
tình trong quá trình thực tập.
Ngoài ra em xin cảm ơn chân thành đến Khoa Môi trường- Trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên đã nỗ lực để sinh viên Khoa nói chung và bản thân
em có được cơ hội thực tập như mình mong muốn. Bên cạnh đó, em cũng xin
chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.Ts Nguyễn Ngọc Nông đã chỉ dạy tận
tình, tỷ mỉ cũng như giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập và hoàn
thành luận án tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, nhận thức và khả năng còn hạn chế nên bài luận
khó tránh khỏi những sai sót về nội dung lẫn hình thức. Kính mong các thầy
cô xem xét giúp đỡ em sửa chữa, bổ sung những sai sót để nội dung luận án
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Toàn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường


BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức Liên hiệp và Nông nghiệp thế giới

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

HTX
ICM

: Hợp tác xã
: Thực hành hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp

IPM

: Thực hành canh tác và bảo vệ cây trồng theo hướng
phòng trừ tổng hợp

LC50

: Liều lượng chất độc (mg) trong 1m3 khí hoặc 1lít nước
có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm

LD50


: Liều lượng cần thiết để gây chết 50% cá thể thí nghiệm
(chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng

MT

: Môi trường

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN
RAT

: Quy chuẩn Việt Nam
: Rau an toàn

UBND
WHO

: Ủy ban nhân dân
: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập .................................................7
Bảng 2.2. Bảng phân loại độc tính thuốc bảo vệ thực vật theo tổ chức WHO và
FAO ...........................................................................................................8
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn ...........................................................................9

Bảng 2.4. Lượng thuốc sâu sử dụng ở Việt Nam qua các giai đoạn ..................... 13
Bảng 2.5. Tính tan trong nước của một số loại hóa chất BVTV ........................... 17
Bảng 2.6. Danh sách một số thuốc BVTV có khả năng gây sự phát triển không
bình thường ở thai nhi ............................................................................ 19
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu tại làng rau Vân Nội ........................................................ 22
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động tại xã Vân Nội năm 2013............................................ 27
Bảng 4.2. Hệ thống giao thông của xã Vân Nội năm 2013 ................................... 28
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Vân Nội năm 2013 ................................. 29
Bảng 4.5. Các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ thực vật ..................................... 33
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân .................................... 34
Bảng 4.7. Các loại thuốc BVTV tìm thấy trong khu vực nghiên cứu ................... 35
Bảng 4.8. Tổng hợp các triệu chứng cấp tính của người dân khi tiếp xúc
với thuốc BVTV.................................................................................. 40
Bảng 4.9. Cách thức xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của
người dân Vân Nội................................................................................. 41
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV ảnh
hưởng tới môi trường ............................................................................. 42
Bảng 4.11. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất canh tác xă Vân
Nội, huyện Đông Anh ............................................................................ 44
Bảng 4.12. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong nước vùng thâm canh rau xã
Vân Nội, huyện Đông Anh .................................................................... 45


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường ............... 15
Hình 2.2. Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất ....... 16
Hình 2.3. Con đường phơi nhiễm, chuyển hóa, đào thải và tích lũy hóa chất BVTV . 18
Hình 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau màu tại xã Vân Nội 2006– 2012 ... 31
Hình 4.2. Các nhóm hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng tại ruộng rau xã Vân Nội....... 37
Hình 4.3. Cách người dân xử lý sau khi phun thuốc vẫn thấy sâu bệnh ........ 39



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm môi trường ........................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường .............................................................. 4
2.1.3. Khái niệm chất độc ............................................................................... 4
2.1.4. Khái niệm về độc tính........................................................................... 4
2.2. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật. ......................................... 5
2.2.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật.......................................................... 5
2.2.2. Khái niệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ........................................... 5
2.2.3. Phổ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật ................................................ 5
2.2.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ............................................................ 5
2.3. Một số phương pháp áp dụng cho nền nông nghiệp bền vững ................. 9
2.3.1 Nguyên tắc “bốn đúng” ......................................................................... 9
2.3.1. Phương pháp IPM............................................................................... 10
2.3.2. Phương pháp ICM .............................................................................. 10
2.4. Cơ sở pháp lý. ....................................................................................... 11
2.5. Vấn đề hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. ................ 11
2.5.1. Lịch sử ra đời, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV. ............... 11
2.5.2. Vai trò và tác dụng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp....... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 20
3.1. Đối tượng nội dung và phạm vi nghiên cứu. .......................................... 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................ 20
3.1.3. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................... 20


3.1.4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Nội .............................. 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Vân Nội. .................................................... 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Vân Nội. ......................................... 26
4.1.3. Đánh giá chung tiềm năng của xã Vân Nội ......................................... 29
4.2. Tình hình sản xuất rau tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội. ................... 30
4.2.1. Tình hình sản xuất rau tại xã Vân Nội. ............................................... 30
4.3. Hiện trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV xã Vân Nội ....................... 32
4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV ở xã Vân Nội .................................... 32
4.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở xã Vân Nội.................................... 33
4.3.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến ....................... 34
4.3.4. An toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...................................... 39
4.3.5. Tình hình xử lý chất thải từ thuốc BVTV ........................................... 41
4.4. Ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến chất lượng môi trường đất và
nước ở khu vực nghiên cứu .......................................................................... 42
4.4.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất canh tác. ............................ 43
4.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước canh tác ......................... 45
4.4.3. Nhận xét ...............................................................................................44
4.5. Giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV .................. 47
4.5.1. Giải pháp về quản lý, chính sách ........................................................ 47
4.5.2. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 47
4.5.3. Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm...................................... 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50

5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. 1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng
ngày. Rau cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng, các
vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng thiết yếu… Với điều kiện tự nhiên khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều, Việt nam có thể sản xuất rau quanh năm. Theo báo
cáo tổng kết năm 2013, Cục Trồng Trọt- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triền
Nông Thôn, diện tích sản xuất rau xanh các loại năm 2013 ở nước ta khoảng
834,5 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha, năng suất 177,5 tạ/ha, tăng 11.9 tạ/ha, sản
lượng 14,81 triệu tấn, tăng 982 nghìn tấn so với năm 2012. [7]
Khi nền nông nghiệp ngày càng phát triển, đi vào sản xuất thâm canh
hàng hóa thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật càng quan trọng. Do vậy, số lượng và chủng loại thuốc
BVTV cũng ngày một tăng lên. Nếu như những năm đầu thế kỉ 20, thuốc
BVTV mới dần được phát hiện và đưa vào sử dụng, đã làm thay đổi cục diện
nền nông nghiệp trong việc phòng chống các loại sâu bệnh thì đến những năm
1970 lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bắt đầu tăng, đặc biệt tăng nhanh
từ cuối những năm 1980 đến 2010 (Trần Thị Út, 2002). Từ 77 loại hóa chất
được cho phép sử dụng năm 1991, đến năm 2010, có 437 thuốc trừ sâu, 304
thuốc diệt nấm và 160 thuốc diệt cỏ được cho phép sử dụng (Bộ NN&PTNT),
theo báo cáo thông kê của cục BVTV, từ năm 2011 đến nay, hàng năm VN
nhập và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ
sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các

loại thuốc BVTV khác chiếm 12% [17].
Thuốc BVTV có tác dụng ngăn chặn sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây
trồng, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh cho người sản xuất. Tuy nhiên, quá
trình sử dụng thuốc BVTV, một phần thuốc phát phán vào môi trường không
khí, và phấn lớn tồn dư ở môi trường đất và nước trong thời gian dài đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, cũng như môi trường đất, nước, hệ sinh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức Liên hiệp và Nông nghiệp thế giới

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

HTX
ICM

: Hợp tác xã
: Thực hành hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp


IPM

: Thực hành canh tác và bảo vệ cây trồng theo hướng
phòng trừ tổng hợp

LC50

: Liều lượng chất độc (mg) trong 1m3 khí hoặc 1lít nước
có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm

LD50

: Liều lượng cần thiết để gây chết 50% cá thể thí nghiệm
(chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng

MT

: Môi trường

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN
RAT

: Quy chuẩn Việt Nam
: Rau an toàn


UBND
WHO

: Ủy ban nhân dân
: Tổ chức Y tế thế giới


3

1.3. Yêu cầu của đề tài
Thông tin thu thập về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn phải
chính xác, phù hợp với thực tế của địa phương.
Các số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm phải đảm bảo tính chính
xác và khoa học.
Sử dụng đúng thông tư, nghị định, quy định hiện hành về thuốc BVTV,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường để đưa ra những kết quả đánh giá chính
xác về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.
Đưa ra những đề xuất giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn
của xã hội.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm do dư lượng thuốc
BVTV đến môi trường vùng thâm canh rau xã Vân Nội
Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu và cải thiện tình trạng ô nhiễm
môi trường do thuốc BVTV
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp đỡ các cơ quan chức năng và người dân
trong việc lập kế hoạch theo định hướng sản xuất rau an toàn
Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có cơ hội được vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế và nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời tích
lũy kinh nghiệm cho bản thân sau khi ra trường.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
2.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật (Luật BVMT 2005).
2.1.3. Khái niệm chất độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể
sinh vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm sinh vật ngộ
độc hoặc bị chết.
2.1.4. Khái niệm về độc tính
Độc tính là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó. Theo cuốn Bách Khoa Việt Nam, độc
tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính có thể chia
làm các dạng:
- Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì,
letal dosis 50, kí hiệu LD50 biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1kg trọng
lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm. Nếu chất độc lẫn
trong không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thì kí hiệu là LC50 (letal
concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 khí hoặc 1lít nước
có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. Giá trị độ độc LD50 và LC50 càng thấp

chứng tỏ độc tính càng cao.
- Độc mãn tính: chỉ khả năng tích lũy chất độc trong cơ thể, khả năng
gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng.


5

2.2. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật
2.2.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những
chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến
tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại, chuột và các tác nhân khác.
2.2.2. Khái niệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và
các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản và đất sau
một thời gian dưới tác động của cá hệ sống và các điều kiện ngoại cảnh ( ánh
sáng, nhiệt độ, ẩm độ, v.v...). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg
(miligam) thuốc có trong 1 kg nông sản, đất hoặc nước (mg/kg).[10]
2.2.3. Phổ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật
Phổ tác dụng là khả năng tác động, tiêu diệt nhiều loại dịch hại khác
nhau của thuốc
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trê nhiều loại cây trồng
khác nhau
- Phổ hẹp: (còn gọi là đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một
thuốc có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác dụng càng hẹp).
2.2.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
2.2.4.1. Phân loại dựa vào nguồn gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: thuốc BVTV sinh học tạo bởi quá trình tách

chiết thực vật có hiệu lực khá cao và phong phú như Nicotin trong cây thuốc
lá, Limonene từ vỏ cam quýt... độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong
môi trường, ít độc với con người và động vật máu nóng, được khuyến khích
sử dụng trong nông nghiệp sạch.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, BHC, Edosunfan... độc độc thuốc đối với
động vật máu nóng đều từ trung bình đến cao, ít tan trong nước, tan nhiều
trong dung môi hữu cơ, cấu tạo hóa học bền nên tích lỹ lâu dài trong môi
trường và cơ thể sinh vật (thời gian phân hủy 95% DDT trong tự nhiên là 10


6

năm, BHC là 6 năm, Dieldrin 8 năm). Mặc dù giá thành rẻ, hiệu lực cao, thời
gian hiệu lực dài, tuy nhiên nhóm hoạt chất Clo hữu cơ không có đặc tính
chọn lọc, gây hại cho các loài thiên địch, sinh vật có ích cũng như con người.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, Malathion, Paration...độ độc cấp
tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao, phổ rộng diệt được
nhiều loại sâu bệnh, tác dụng nhanh, ít tan trong nước nhưng dễ tan trong
dung môi hữu cơ do vậy nên tích lũy lâu dài trong các mô của cơ thể sinh vật.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin... phổ tác dụng hẹp hơn nhóm
clo hữu cơ và lân hữu cơ. Có tính chọn lọc với nhóm côn trùng chich hút, gây
độc khá cao, ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): hoạt chất Pyrethoide được trích ly
từ cây hoa cúc, phổ tác dụng rộng, chuyện biệt với côn trùng hút chích, ấu
trùng cánh vảy. Nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy bởi ánh
sáng và nhiệt độ, ít độc với môi trường và động vật máu nóng. Ít tan trong
nước, tan nhiều trong mỡ, dung môi hữu cơ. Một số thuốc Pyrethoide thông
dụng như: Cypermethrin, Fenvalerate, Permethrin...
- Các hợp chất pheromone: là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra
để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa

sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): những chất được dùng để biến
đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi
nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc
với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,...): rất ít
độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản
phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
2.2.4.2. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến
dịch hại
Phân loại thuốc BVTV theo con đường xâm nhập gồm: thuốc có tác dụng
tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập .................................................7
Bảng 2.2. Bảng phân loại độc tính thuốc bảo vệ thực vật theo tổ chức WHO và
FAO ...........................................................................................................8
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn ...........................................................................9
Bảng 2.4. Lượng thuốc sâu sử dụng ở Việt Nam qua các giai đoạn ..................... 13
Bảng 2.5. Tính tan trong nước của một số loại hóa chất BVTV ........................... 17
Bảng 2.6. Danh sách một số thuốc BVTV có khả năng gây sự phát triển không
bình thường ở thai nhi ............................................................................ 19
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu tại làng rau Vân Nội ........................................................ 22
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động tại xã Vân Nội năm 2013............................................ 27
Bảng 4.2. Hệ thống giao thông của xã Vân Nội năm 2013 ................................... 28
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Vân Nội năm 2013 ................................. 29
Bảng 4.5. Các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ thực vật ..................................... 33
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân .................................... 34

Bảng 4.7. Các loại thuốc BVTV tìm thấy trong khu vực nghiên cứu ................... 35
Bảng 4.8. Tổng hợp các triệu chứng cấp tính của người dân khi tiếp xúc
với thuốc BVTV.................................................................................. 40
Bảng 4.9. Cách thức xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của
người dân Vân Nội................................................................................. 41
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV ảnh
hưởng tới môi trường ............................................................................. 42
Bảng 4.11. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất canh tác xă Vân
Nội, huyện Đông Anh ............................................................................ 44
Bảng 4.12. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong nước vùng thâm canh rau xã
Vân Nội, huyện Đông Anh .................................................................... 45


8

Thuốc trừ nhện (Acricide): những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện
hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc
trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc.
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp
được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt
giống và cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật
cản trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng
ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt… Và gồm cả các
thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây
trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.
2.2.4.4. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại,
đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính
bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:

Bảng 2.2. Bảng phân loại độc tính thuốc bảo vệ thực vật theo tổ chức
Y Tế (WHO) thế giới và tổ chức Nông Lương thế giới (FAO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Mức độ
Ia: Rất độc
Ib: Độc
II: Độc trung bình
III: Ít độc

Dạng lỏng

Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20 – 200


40 – 400

5 – 50

10 – 100

200 – 2000

400 – 4000

50 – 500

100 – 1000

> 2000

> 4000

> 500

> 1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]
Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.



9

Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và
các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn
Nhóm
độc

Hình tượng (đen)

Vạch
màu

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Đỏ

≤50


≤ 200

≤100

≤400

Vàng

>50- 500

>200- 2000

>100 – 1000

>400-4000

> 1000

> 4000

> 1000

> 4000

Rất độc
Nhóm
độc Ia,
Ib


Độc cao
Nhóm
độc II

Nguy hiểm
Xanh
500–2000 >2.000-3000
nước biển

Nhóm
độc III

Nhóm
IV

Cẩn thận
Không biểu tương

Xanh lá
cây

> 2000

> 3000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[10]
2.3. Một số phương pháp áp dụng cho nền nông nghiệp bền vững
2.3.1. Nguyên tắc “bốn đúng”
- Một là “đúng thuốc”: không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong
suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác, nên chọn sử dụng loại thuốc có hiệu

quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên
địch. Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ,
thuốc không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng.


10

- Hai là “đúng lúc”: nên sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới
ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ (tuổi 2, 3). Khi thiên địch đang tích lũy
và phát triển, cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Xử lý thuốc đúng thời
điểm cần phòng trừ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.
- Ba là “đúng liều lượng và nồng độ”: lượng thuốc cần dùng cho một
đơn vị diện tích và độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ
dẫn trên nhãn thuốc. Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách
là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại.
- Bốn là “đúng cách”: cần đọc kỹ hướng dẫn để nắm được cách dùng
cho đúng. Cần phun rải đều và chú ý phun những nơi sâu, bệnh tập trung
nhiều thì thuốc mới phát huy tốt tác dụng.
2.3.1. Phương pháp IPM
IPM (Integrated Pests Management) là “Hệ thống quản lý dịch hại
trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến
động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật
và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức
dưới ngưỡng gây hại. Năm nguyên tắc cơ bản trong phương pháp IPM:
- Trồng và chăm sóc cây khỏe: chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, cây khỏe, đủ tiêu chuẩn, trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật.
- Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm
được diễn biến, sinh trưởng của cây trồng, dịch hại... để có biện pháp xử lý
kịp thời
- Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: tập huấn kỹ năng, nâng

cao hiểu biết quản lý đồng ruộng cho người nông dân
- Phòng trừ dịch hại: sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, sử
dụng thuốc hóa học hợp lý, đúng kỹ thuật.
- Bảo vệ thiên địch: bảo vệ các sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt
dịch hại.
2.3.2. Phương pháp ICM
ICM (Integrated Pestt Control) là hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng
hợp, cũng chính là phương pháp 3 giảm, 3 tăng, với mục địch 3 giảm: giảm


11

giống giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV và 3 tăng: tăng năng suất, tăng chất
lượng, tăng hiệu quả kinh tế.
2.4. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005;
- Thông tư số Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 /4/ 2013
của về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Quy chuẩn Việt Nam số 03/2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam số 15/2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam số 08:2008/BTNMT (cột B1) quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu
thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự
hoặc các mục đích sử dụng như loại B2;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994 – 1995 (ISO 5667- 4:1987) tiêu
chuẩn hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297- 1995 tiêu chuẩn về chất lượng
đất- lấy mẫu- yêu cầu chung.
2.5. Vấn đề hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
2.5.1. Lịch sử ra đời, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trong sản
xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1) Lịch sử ra đời , tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trong sản
xuất nông nghiệp trên thế giới
Trước thế kỉ 20, với trình độ canh tác lạc hậu, giống cây năng suất thấp
và tác hại của dịch hại, con người đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu
huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Theo cuốn “ Giáo trình thuôc bảo vệ
thực vật của PGS.TS Nguyễn Trần Oánh, Ts Nguyễn Văn Kiên và Ks Bùi
Trọng Thủy, những loại thuốc BVTV sử dụng đầu tiên trong nông nghiệp như
dùng lưu huỳnh vôi để trừ rệp sáp Aspidotus perniciosus hại cam (1881),


12

dung dịch huyền phù Boocđo (1879), HCN trừ rệp vảy Aonidiella aurantii hại
cam (1887)... Trong một thời gian dài, người ta dùng các chất vô cơ như
HCN,aseto asenat đồng , asenat chì…làm thuốc trừ dịch hại cây trồng. Tuy
nhiên các biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có một vai trò đánh kể trong
nền nông nghiệp.[10]
Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960: các thuốc BVTV hữu cơ ra đời, là
thay đổi vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai
đoạn này, các thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ lần lượt ra đời như : Ceresan
(1913), thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940), thuốc diệt côn trùng DDT (1939),
thuốc trừ sâu clo hữu cơ (1940- 1950) thuốc lân hưu cơ và thuốc cacbamat
(1945-1950).
Cuối những năm 1950- 1980 hậu quả của việc sử dụng thuốc BVTV
quá mức đã gây ra những tác động xấu tới con người, môi trường được phát

hiện, dẫn các chương trình phòng chống dịch hại trên thế thế giới sụp đổ. Tuy
nhiên, ưu điểm của các loại thuốc trừ cỏ trong nông nghiệp đưa đến khái niệm
phòng trừ tổng hợp sâu bệnh. [10]
Từ những năm 1980 đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, thuốc BVTV ngày nay được sử dụng ngày càng nhiều với 900 – 1000
loại thuốc chính và khoảng 5000 loại dẫn xuất khác nhau. Theo thống kê của
tổ chức y tế thế giới WHO, năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc
BVTV trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 khoảng 3 triệu tấn với giá trị 16 tỉ USD,
đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn thuốc BVTV, trị giá lên tới 25 tỉ USD,
trong những năm gần đây, số liệu thống kê về lượng dùng và giá trị sử dụng
cho thuốc BVTV vẫn tiếp tục tăng nhanh . Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%,
thuốc trừ sâu chiến 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% các loại thuốc BVTV
khác. Tốc độ sử dụng ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm nhanh hơn
các nước đang phát triển chỉ 2-4%/năm. [4]
2) Lịch sử ra đời , tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trong sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông
nghiệp từ những năm 50 của thế kỉ 20.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường ............... 15
Hình 2.2. Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất ....... 16
Hình 2.3. Con đường phơi nhiễm, chuyển hóa, đào thải và tích lũy hóa chất BVTV . 18
Hình 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau màu tại xã Vân Nội 2006– 2012 ... 31
Hình 4.2. Các nhóm hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng tại ruộng rau xã Vân Nội....... 37
Hình 4.3. Cách người dân xử lý sau khi phun thuốc vẫn thấy sâu bệnh ........ 39


14


trừ sâu và nguyên liệu nhập từ thị trường Trung Quốc, chiếm 57,2% tổng kim
ngạch, tăng 26,08%, tương đương với 151,6 triệu USD; đứng thứ hai là thị
trường Ấn Độ, đạt 14,5 triệu USD, tăng 5,77%.[17]
2.5.2. Vai trò và tác dụng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
2.5.2.1. Vai trò và tác dụng của hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp
mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn;
- Chặn đứng được thiệt hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh
thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các phương pháp
khác không thể ngăn cản nổi;
- Trong thời gian ngắn có thể sử dụng được trên diện tích rộng với các
phương tiện rải thuốc tiên tiến;
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của
nông sản;
Bên cạnh những giá trị lợi ích mà hóa chất BVTV mang lại, không thể nhắc
đến những hậu quả của việc lạm dụng, sử dụng sai quy định:
- Gây ô nhiễm môi trường, độc cho sinh vật, con người, hệ sinh thái;
- Dư lượng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất nước, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sống của con người và các động vật khác;
- Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại, hoặc phát sinh những
loài dịch hại mới... gây khó khăn cho công tác phòng trừ. (Nguyễn Trần Oánh
và cs, 2007) [10].
2.5.2.2 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường
1) Tác động của hóa chất BVTV đến môi trường vàỉ tiêu phân
tích

Đơn vị

NM1


NM2

NM3

QCVN
08:2008
/BTNMT
(Cột B1)

Hóa chất BVTV Clo hữu cơ

1

Aldrin+Dieldrin

µg/l

<0,001

<0,001

<0,001

0,008

Endrin

µg/l


<0,001

<0,001

<0,001

0,014

BHC

µg/l

0,076

0,068

0,079

0,13

DDT

µg/l

<0,001

<0,001

<0,001


0,004

Endosunfan

µg/l

<0,001

<0,001

<0,001

0,01

Lindane

µg/l

0,078

0,072

0,063

0,38

Hoá chất trừ cỏ
µg/l
440
430

µg/l
46
50

410

450

38

160

µg/l

790

1800

2,4D
2

2,4,5T
Paraquat

880

820

Trong đó:
- NM1: Tại mương nước cánh đồng thôn Ba Chữ

- NM2: Tại cánh đồng thôn Đông Tây
- NM3: Tại cánh thôn xóm Đầm


46

Kết quả phân tích mẫu nước mặt NM1, NM2, NM3 tại đồng ruộng của
xã Vân Nội được thể hiện ở bản 4.10, cho thấy dư lượng hóa chất bảo vệ thực
vật đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT. Xem xét
nhóm hoạt chất Clo hữu cơ (các nhóm hoạt chất có tính độc cao, bền trong
môi trường đã được cấm sử dụng tại Việt Nam: Ban hành kèm theo Thông tư
số 21/2013/TT-BNNPTNT) có: Aldrin, Dieldrin, Endrin, DDT, Endosunfan
không phát hiện dư lượng, duy nhất trong nhóm hóa chất BVTV clo hữu cơ
có phát hiện BHC và Lindan trong nước mặt người dân Vân Nội canh tác rau,
cụ thể hàm lượng BHC trong 3 mẫu nước mặt canh tác không có sự chênh
lệch nhiều, mẫu nước mặt NM2 lấy ở ruộng rau thôn Đông Tây có giá trị
BHC thấp nhất: 0,068 µg/l, nồng độ dư lượng BHC lớn nhất là 0,079 µg/l của
mẫu NM3 lấy tại mương nội đồng ở xóm Đắm, tương tự với Lindane, nồng
độ dư lượng trong nước mặt cũng dao động trong khoảng từ 0,063 đến
0,078µg/l.
Đối với 2,4D; 2,4,5T; Paraquat thuộc nhóm hoạt chất trừ cỏ (2,4,5T
thuộc nhóm hoạt chất cấm sử dụng tại Việt Nam) có dấu hiệu tồn trong nước
mặt, đặc biệt hàm lượng 2,4D phát hiện trong mẫu nước mặt NM1 có giá trị
tương đối lớn 440µg/l, mặc dù vẫn dưới ngưỡng cho phép (theo QCVN
08:2008/BTNMT cột B1, nồng độ 2,4D trong nước mặt dùng cho mục đích
thủy lợi, tưới tiêu là 450µg/l).
4.4.3. Nhận xét:
Kết quả phân tích 3 mẫu nước mặt NM1; NM2; NM3 dùng cho tưới
tiêu của xã Vân Nội, phát hiện dư lượng nhóm hoạt chất Clo hữu cơ trong môi
trường. Mặc dù hàm lượng các hoạt tính vẫn chưa vượt ngưỡng tiêu chuẩn

cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 đối với môi trường nước mặt
hoặc chỉ vượt nhưng không đáng kể với QCVN15:2008/BTNMT mẫu môi
trường đất (Cypermethrin, Fenvalerate thuộc nhóm hóa chất BVTV
Pyrethoide -Cúc tổng hợp), tuy nhiên đây là những dấu hiệu đáng lo ngại về
sức khỏe con người khi tiếp xúc và chất lượng môi trường. Kiến nghị các cơ
quan địa phương cần phối hợp cơ quan chuyên môn đặc biệt quan tâm, chú ý


47

giám sát nghiêm ngặt để từ đó đó đề ra những phương án nhằm ngăn chặn sự
tích lũy, xử lý kịp thời nhóm các hoạt chất BVTV trong nước mặt và đất.
4.5. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý, sử dụng và giảm thiêu ô
nhiễm môi trường do dùng thuốc BVTV
4.5.1. Giải pháp về quản lý, chính sách
1. Tăng cường truyền thông, huấn luyện, nâng cao hiểu biết của người
nông dân về lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật và về các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường
sinh thái. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích các biện pháp
phát triển kinh tế nông nghiệp mà không gây hại đến môi sinh môi trường,
hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc, xâm nhập và tác động của thuốc đến
người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống.
2. Thực hiện chương trình “Quản lý sâu bệnh tổng hợp – IPM” bằng
cách tăng cường sản xuất và phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại
như thay thế loại thuốc có độc tính thấp hơn, thay thế bằng các loại thuốc sinh
học. Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc theo phương pháp 4 đúng: đúng
thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách và 3 nhất: thuốc tiếp xúc được
với dịch hại nhiều nhất, thuốc dịch chuyển và tác động đến cơ thể dịch hại
mạnh nhất.
3. Tiếp tục mở rộng chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất

và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây
hại. Chọn lọc các loại hóa chất dạng HCBVTV an toàn, có tính chọn lọc cao,
phân giải nhanh trong môi trường.
4. Phối hợp với các lĩnh vực liên ngành trong kiểm tra kiểm soát việc
nhập lậu thuốc BVTV.
4.5.2. Giải pháp về kỹ thuật
1) Tăng cường công tác dự tính dự báo:
Một số bệnh phát sinh, phát triển và nhanh chóng phá hoại cây trồng
ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, cần phun thuốc kịp thời khi thời tiết có dấu
hiệu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Tiến tới dự báo tình hình sâu,
bệnh thông qua hệ thống mô hình hoá rủi ro có tính đến những dữ liệu cụ thể


48

(giống cây, đặc điểm thời tiết của địa phương, thời điểm gieo trồng và nảy
mầm, tưới tiêu…) cho phép giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu sử dụng,
2) Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”
- Một là “đúng thuốc”: Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong
suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác, nên chọn sử dụng loại thuốc có hiệu
quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên
địch. Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ,
thuốc không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng
- Hai là “đúng lúc”: nên sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới
ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ (tuổi 2, 3), Khi thiên địch đang tích lũy
và phát triển, cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Xử lý thuốc đúng thời
điểm cần phòng trừ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc
- Ba là “đúng liều lượng và nồng độ”: lượng thuốc cần dùng cho một
đơn vị diện tích và độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ
dẫn trên nhãn thuốc. Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách

là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại.
- Bốn là “đúng cách”: Cần đọc kỹ hướng dẫn để nắm được cách dùng
cho đúng, Cần phun rải đều và chú ý phun những nơi sâu, bệnh tập trung
nhiều thì thuốc mới phát huy tốt tác dụng.
4) Dùng hỗn hợp thuốc
Là pha chung 2 hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun nhằm tăng
hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp thuốc
mang nhiều ưu điểm hơn, phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ.
Tuy nhiên, việc thực hiện hỗn hợp thuốc cần tuân theo yêu cầu kỹ thuật
nghiêm ngặt của các chuyên gia.
6) Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp
IPM là viết tắt của cụm từ Integrated Pest Mangament (chọn giống cây
khỏe, có sức chống chịu, kháng bệnh tốt, hạn chế dùng thuốc, bảo vệ các loài
thiên địch, thường xuyên theo dõi thăm đồng để có phương án tác động kịp
thời, hướng dẫn nâng cao hiểu biết của người dân) hoặc ICM (Integrated Crop


5

2.2. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật
2.2.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những
chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến
tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại, chuột và các tác nhân khác.
2.2.2. Khái niệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và
các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản và đất sau

một thời gian dưới tác động của cá hệ sống và các điều kiện ngoại cảnh ( ánh
sáng, nhiệt độ, ẩm độ, v.v...). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg
(miligam) thuốc có trong 1 kg nông sản, đất hoặc nước (mg/kg).[10]
2.2.3. Phổ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật
Phổ tác dụng là khả năng tác động, tiêu diệt nhiều loại dịch hại khác
nhau của thuốc
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trê nhiều loại cây trồng
khác nhau
- Phổ hẹp: (còn gọi là đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một
thuốc có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác dụng càng hẹp).
2.2.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
2.2.4.1. Phân loại dựa vào nguồn gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: thuốc BVTV sinh học tạo bởi quá trình tách
chiết thực vật có hiệu lực khá cao và phong phú như Nicotin trong cây thuốc
lá, Limonene từ vỏ cam quýt... độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong
môi trường, ít độc với con người và động vật máu nóng, được khuyến khích
sử dụng trong nông nghiệp sạch.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, BHC, Edosunfan... độc độc thuốc đối với
động vật máu nóng đều từ trung bình đến cao, ít tan trong nước, tan nhiều
trong dung môi hữu cơ, cấu tạo hóa học bền nên tích lỹ lâu dài trong môi
trường và cơ thể sinh vật (thời gian phân hủy 95% DDT trong tự nhiên là 10


×