Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tài liệu luận văn chuyên ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.81 KB, 90 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Xuất phát từ những yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam trong giai đoạn tiếp tục đối mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực và trên thế giới, đòi hỏi chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách
thuế nói riêng phải phù hợp và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền
vững. Từ đó tại kỳ họp thứ 12 , Quốc hội đã phê chuẩn và ban hành Luật số
13/2008/QH12 về thuế GTGT và Luật số 14/2008/QH12 về thuế TNDN có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009. Hiện nay ở nước ta, thuế GTGT và thuế
TNDN là 2 loại thuế phổ biến, vì vậy tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế
GTGT và thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, và cũng để
đảm bảo phù hợp với điều kiện này thì các Luật thuế trên đã có nhiều sửa đổi,
bổ sung và các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn được ban hành.
Tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN giúp các
doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp cho nhà nước để
các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với NSNN. Bên cạnh đó, tổ chức
công tác thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác dịnh
được số thuế GTGT được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền
lợi cho doanh nghiệp.
Nhận thức được sâu sắc về vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán thanh
toán Thuế nên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại Hoàng Ngọc, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty
và cán bộ nhân viên trong phòng kế toán, đặc biệt là sự chỉ bảo của giáo viên
- Thạc sỹ Hồ Thị Vinh em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu chuyên về thuế
GTGT và thuế TNDN. Vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường kết
hợp với thực tế hạch toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại
Hoàng Ngọc, em quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện
công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Xây dựng
và Thương mại Hoàng Ngọc.


1


2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN: Phương pháp xác định và hạch toán, kê khai, quyết toán và nộp thuế
tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng Ngọc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tại công ty TNHH XD và TM Hoàng Ngọc.
Về thời gian: Số liệu thu thập: trong thời gian từ năm 2014-2016.
Về nội dung: Nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại
công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc và đề xuất một số biện
pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN.
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN
tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc
Đề xuất một số biện pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT
và kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng
Ngọc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập và
nghiên cứu giúp trang bị những thông tin lý luận cơ bản từ luật thuế, những
nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và thuế
TNDN.
Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp phỏng vấn kế toán trưởng và những
nhân viên trong phòng kế toán để tìm hiểu những thông tin liên quan đến đề
tài nghiên cứu để thu nhập đủ số liệu và thông tin.
Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc mà các

anh chị kế toán viên trong phòng kế toán của công ty TNHH Xây dựng và
Thương mại Hoàng Ngọc thực hiện.
Phương pháp xử lý số liệu:
2


Phương pháp so sánh: là phương pháp tiến hành so sánh và đối chiếu để
đánh giá biến động của các chỉ tiêu.
Phương pháp phân tích số liệu: là phương pháp dựa trên những số liệu đã
thu thập và so sánh để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty.
Phương pháp tổng hợp: dựa trên những số liệu đã thu thập, so sánh để
đưa ra những kết luận và đánh giá cần thiết.
Phương pháp kế toán: là phương pháp hệ thống hóa và kiểm soát thông
tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách sử dụng những chứng từ, tài
khoản và sổ sách kế toán.
Và một số phương pháp khác.
5. Kết cấu của Khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong DN.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại
công ty TNHH Xây dựng và thương mại Hoàng Ngọc.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT
và thuế TNDN tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc.
Trong thời gian thực tập và viết khóa luận mặc dù bản thân đã cố gắng
tìm hiểu, học hỏi bên cạnh sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên Thạc sỹ Hồ
Thị Vinh và các anh, chị nhân viên ở phòng kế toán cũng như các phòng ban
của Công ty TNHH XD và TM Hoàng Ngọc nhưng do trình độ nhận thức
kinh nghiệm bản thân và khả năng còn hạn chế về thời gian, về kiến thức lý
luận và thực tiễn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em
rất mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô giáo nhằm hoàn

thiện kiến thức cho bản thân phục vụ cho công tác thực tế sau này và hoàn
thiện Khoá luận một cách đầy đủ, rõ ràng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN THUẾ GTGT
VÀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế
1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước do pháp luật quy
định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu cho viêc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội và
không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc thuế để tạo nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước và sử dụng nguồn thu đó để thực hiện những mục tiêu chung của xã
hội. Như vậy thuế phản ánh quá trình phân phối lại thu nhập của xã hội, thể
hiện mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của thuế
Thuế xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát
triển của Nhà nước. Nhà nước xuất hiện, đỏi hỏi Nhà nước phải nắm giữ một
bộ phận của cải xã hội để trang trải các nhu cầu, chi tiêu duy trì sự hoạt động
của bộ máy chính quyền. Đó là thời kỳ phôi thai của Thuế. Với sự phát triển
không ngừng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, thuế ngày càng mang nét ý nghĩa quan trọng,
cũng như phát triển phong phú, đa dạng hơn với các đặc điểm:
Thứ nhất, Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách Nhà nước. Đây
là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính

khác của ngân sách Nhà nước. Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của
thuế la những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa
xã hội dặc biệt.
Thứ hai, Thuế gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Khi thuế gắn liền
với yếu tố quyền lực thì nó mới có thể đảm bảo hoàn thành được vai trò tạo
nguồn thu cho ngân sách của Nhà nước.
4


Thứ ba, Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp.
Người nộp Thuế sẽ không nhận được một khoản tiền tương đương với số thuế
đã nộp mà chỉ nhận được những lợi ích phi vật chất như sự phát triển kinh tế,
sự yên bình xã hội…
1.1.3. Bản chất của thuế
Bản chất của Thuế thể hiện trước hết là một phần thu nhập của xã hội
được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Về bản chất giai cấp của Thuế: Thuế ra đời là do sự ra đời của Nhà nước,
Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, do đó bản chất
của Nhà nước quyết định bản chất của Thuế.
Tính xã hội của Thuế: Thuế thể hiện tính xã hội rộng rãi vì thuế có liên
quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế gắn liền với Nhà nước, là
công cụ có hiệu lực được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng của mình
trong việc quản lý đối với toàn xã hội.
1.1.4. Vai trò của thuế
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn
tại của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Nhà nước sử dụng Thuế như một công cụ
để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngày
nay, Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện chức
năng chính trị - xã hội và kinh tế với những vai trò:
Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và đời
sống xã hội.
Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm
bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước
và tạo điều kiện hòa nhập nền kinh tế thế giới.
1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán thuế
Kế toán Thuế là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào. Bởi doanh nghiệp nào cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
5


nước. Do đó, để việc thực hiện nghĩa vụ này một cách đầy đủ, chính xác, kịp
thời thì công tác kế toán Thuế phải được thực hiện tốt.
Kế toán Thuế phải phản ánh, ghi chép thường xuyên các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến Thuế để định kỳ hoặc cuối kỳ căn cứ vào các chứng
từ đó lập nên bảng kê chi tiết và tính toán số thuế được khấu trừ (đối với
doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ), số thuế còn phải nộp
NSNN. Đối với thuế TNDN thì kế toán phải tập hợp doanh thu trong kỳ, các
chi phí hợp lý để từ đó tính ra thu nhập chịu thuế và tính ra số thuế còn phải
nộp ngân sách Nhà nước.
Như vậy, công tác kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa
vụ nộp thuế cho Nhà nước, tránh việc bị truy thu thuế hay bị xử phạt vì nộp
thuế chậm, đồng thời giúp Nhà nước nhanh chóng thu được thuế bổ sung cho
NSNN cung cấp kịp thời cho các hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát triển đất
nước.
1.2. Thuế GTGT và kế toán Thuế GTGT
1.2.1. Hệ thống văn bản quy pháp về thuế GTGT
Phụ lục 01- Hệ thống văn bản pháp quy về thuế GTGT
1.2.2. Khái niệm

Theo điều 2 của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12: “Thuế Giá trị gia
tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
1.2.3. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức cá nhân nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Theo điều 3, Thông tư 219/2013/TTBTC của Bộ tài chính ngày 31/12/2013 và Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC
năm 2015 quy định các đối tượng nộp thuế bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí theo luật doanh
nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

6


Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác
kinh doanh theo Luật đầu tư; các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hoạt
động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối
tượng khác có hoạt động sản xất, kinh doanh và nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ
chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước
ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ
là người nộp thuế.
Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế.
1.2.4. Đối tượng chịu thuế GTGT

Theo điều 2 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng
dẫn thi hành điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định đối tượng
chịu thuế GTGT gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam, hàng hóa dịch vụ mua của tổ chức cá nhân nước ngoài ,
hàng hóa nhập khẩu trừ những đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn
tại Điều 4 Thông tư này.
1.2.5. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013,thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 hướng dẫn thi hành thuế GTGT và Luật
thuế GTGT số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT số 13/2008,
có 26 nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. Được tóm
lược như sau:
Các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản
7


xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu: Sản phẩm trồng trọt chăn nuôi,
nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm giống vật nuôi cây trồng, tưới tiêu, nạo vét
kênh mương, sản phẩm sản xuất từ muối (muối được sản xuất từ nước biển,
muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua
(NaCl).
Quyền sử dụng đất, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, chuyển quyền sử dụng
đất.
Dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng: bảo hiểm nhân thọ,vật nuôi cây trồng,
dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ tài chính phát sinh.
Các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị
và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo
hiểm.
Dịch vụ công ích: dịch vụ y tế, dịch vụ thú y (bao gồm dịch vụ khám

bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, bưu chính viễn thông
công ích, dịch vụ công cộng, dịch vụ tang lễ, vệ sinh thoát nước, dạy học, dạy
nghề, vận chuyển hành khách bằng xe bus.
Hoạt động hình thành từ vốn ngân sách, viện trợ: Phát sóng truyền thanh
truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, duy tu sửa chữa bằng nguồn
vốn góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa.
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin
học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và
dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến
thức chuyên môn nghề nghiệp.
Xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính
trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ
thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền
cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in
tiền.

8


Hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
Trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu: máy móc, thiết bị, vật tư
để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển
Viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cơ quan nhà nước
Hàng hóa chuyển khẩu: Tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu, hàng hóa mua bán giữa nước ngoài
với khu phi thuế quan hoặc giữa các khu phi thuế quan với nhau
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ
nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến
theo quy định của Chính phủ.

Hàng hóa phục vụ quốc phòng an ninh: vũ khí, tài nguyên.
Sản phẩm chuyển giao: Công nghệ, trí tuệ. Sản phẩm nhân tạo dùng để
thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận
cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng
khác dùng cho người tàn tật.
Hàng hóa dịch vụ khác: Hàng hóa của cá nhân kinh doanh có mức thu
nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung đối với tổ chức,
doanh nghiệp trong nước. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có
mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Phân bón. Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật
nuôi khác.
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm
nghề khai thác hải sản.
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.6. Căn cứ và phương pháp tính thuế
1.2.6.1. Căn cứ tính thuế
Theo điều 6, thông tư 219/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế
GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

9


* Giá tính thuế :
Theo điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi
bổ sung Luật số 13/2008/QH12, giá tính thuế được quy định như sau:
Đối với HHDV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có
thuế GTGT. Những HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã
có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với HHDV chịu thuế bảo vệ
môi trường (BVMT) là giá bán dã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với HHDV vừa chịu thuế GTGT vừa chịu thuế BVMT thì giá tính tính

thuế là giá bán đã có thuế TTĐB và thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập
khẩu(nếu có) cộng(+) thuế tiêu thụ đặc biệt( nếu có) cộng (+) thuế bảo vệ môi
trường( nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu tính theo quy định về giá tính thuế
hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu xác định
theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Đối với HHDV (do mua ngoài hay cơ sở sản xuất kinh doanh tự sản
xuất) được dùng để cho, trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương là giá tính thuế
GTGT của HHDV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động đó.
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các
cuộc biễu diền nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu,
thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định
thì giá tính thuế được xác định là bằng không (0).
Đối với HHDV cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng cho tiêu dùng phục
vụ hoạt động kinh doanh ( tiêu dùng nội bộ) là giá tính thuế GTGT của
HHDV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng
HHDV.

10


Đối với hàng hóa lưu chuyển nội bộ như xuất chyển kho, xuất vật tư, bán
thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh
doanh không phải tính và nộp thuế GTGT.
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định
của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0).
Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng,

kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển,máy móc, thiết bị thì giá tính thuế
là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. Giá cho thuê do các bên thỏa thuận được
xác định theo hợp đồng.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo
gái bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó , không bao gồm
khoản lãi trả góp, trả chậm.
Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa
có thuế GTGT bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, vật liệu phụ và chi
phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
Đối với xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay
phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá
chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác
xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công,
tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến
thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT

=

Giá thanh toán ( tiền bán vé, bán tem…)

1+ thuế suất của hàng hóa dịch vụ (%)
Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn

Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ
thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính

11


thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy
được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có
đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt
trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Số tiền thu được
1+ thuế suất
Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT,
Giá tính thuế

=

không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách
hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có
thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá trọn gói
1+ thuế suất
Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi
Giá tính thuế

=

phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm

đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế =

Giá phải thu
1+ thuế suất

* Thuế suất:
Tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Điều 8 Luật số 13/2008/QH12 được
sửa đổi bổ sung bởi Luật thuế 31/2013/QH13 về mức thuế suất như sau: có 3
mức thuế suất 0%, 5% và 10%.
Tại điều 9 Thông tư 219/2013/QH13 , quy định về mức thuế suất 0% như
sau:
Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động
xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận
12


tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất
khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại
khoản 3 Điều này.
Tại điều 10 Thông tư 219/2013/QH13, quy định về mức thuế suất 5% áp
dụng với những loại hàng hóa dịch vụ:
Phục vụ cho nhu cần thiết yếu của đời sống xã hội như nước sạch phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt, thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi. Thiết bị,
dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế; đồ chơi trẻ em.
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho
giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
Thuộc những lĩnh vực Nhà nước đang khuyến khích đầu tư sản xuất như

phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thức ăn gia súc gia cầm; Dịch vụ đào
đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế;
máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mủ cao su,
nhựa thông sơ chế; lưới, giây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. Thực phẩm
tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại.
Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm ghỉ đường, bã mía, bã
bùn.
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ
dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên
liệu tận dụng từ nông nghiệp.
Dịch vụ khoa học, công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ, dịch vụ về thông tin, tư vấn, phổ biến ứng dụng thành
tựu khoa học và công nghệ.
Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

13


Tại điều 11 Thông tư 219/2013/QH13 quy định mức thuế suất 10% áp
dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và
Điều 10 Thông tư này.
1.2.6.2. Phương pháp tính thuế
Luật thuế số 13/2008/TT-BTC quy định phương pháp tính Thuế GTGT
gồm phương pháp khấu trừ Thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT.
a. Luật thuế số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 10 Luật thuế số
13/2008/QH12 thì phương pháp khấu trừ thuế được quy định:

Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Các đơn vị, tổ chức khi áp dụng phương pháp này yêu cầu phải sử dụng
hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và
ghi rõ giá bán chưa có thuế, kể cả phụ thu và ngoài giá bán nếu có, thuế
GTGT, tổng giá thanh toán với người mua.
Số thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT
đầu ra

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Giá tính thuế của hàng
=

hoá dịch vụ chịu thuế

Thuế GTGT đầu
vào
Thuế suất thuế GTGT

*

của hàng hoá, dịch vụ

bán ra

tương ứng
Số Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên
hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng
hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ, có tính chất đặc thù được dùng các chứng
từ thanh toán là giá đã có thuế thì phải xác định giá chưa có thuế của hàng hoá
dịch vụ này:
Giá chưa có thuế
GTGT

=

Giá thanh toán
1+ thuế suất của hàng hoá dịch vụ tương ứng

Đối tượng áp dụng:

14


Khoản 1, Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Phương pháp
khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:
Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hằng năm từ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,
chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
hướng dẫn tại điều 13 Thông tư này.
Cơ sở kinh doanh đăng kí tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế,

trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng
dẫn tại điều 13 Thông tư này.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành
hoạt động tìm kiếm,thăm dò phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
b. Tại điều 11 Luật thuế số 13/2008/QH12 được sửa đổi bởi Luật thuế
số 31/2013/QH13 về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Xác định số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
=> GTGT của

GTGT của hàng hóa, dịch

=
=

vụ chịu thuế bán ra
Giá thanh toán
-

*

Thuế suất thuế

GTGT
Giá thanh toán của

hàng hóa dịch vụ


của hàng hóa,

hàng hóa, dịch vụ mua

chịu thuế bán ra

dịch vụ bán ra

vào tương ứng

Đối tượng áp dụng:
Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doang thu chịu thuế GTGT hằng
năm thấp hơn một tỷ đồng , trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế tại khoản 2 Điều 10 của Luật này.
Cá nhân và hộ kinh doanh
Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật
`Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế
15


độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá
nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
1.2.7. Hạch toán thuế GTGT
Có hai phương pháp hạch toán thuế GTGT là hạch toán thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
1.2.7.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Thuế GTGT đầu vào
Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng
được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào thuế GTGT được khấu
trừ. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không
được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản
được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể.
Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán,
nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ:
Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT)
Tờ khai GTGT mẫu số 01 giá trị gia tăng
Hóa đơn chứng từ đặc thù
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT)
Sổ chi tiết thuế GTGT
Chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu
16


Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
Tài khoản sử dụng: TK 133 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”
Kết cấu:
Bên Nợ 133 Bên Có
- Số thuế GTGT đầu vào phát sinh - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ;

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua
vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại;
Số dư: Số thuế GTGT đầu vào
còn được khấu trừ, số thuế GTGT
đầu vào được hoàn lại nhưng
NSNN chưa hoàn trả.
- TK133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ:
Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ
mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
+

Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định:

Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định
dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất
động sản đầu tư.
Phương pháp hạch toán kế toán một số giao dịch kinh tế:
(1) Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản
ánh giá trị cả HHDV theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa thuế GTGT, chi
phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217,611 (giá chưa có thuế GTGT)
17



Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331, ... (tổng giá thanh toán).
(2) Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất,
kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 6421,6422, 241, 242, ... (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331, ... (tổng giá thanh toán).
(3) Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập
kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331, ... (tổng giá thanh toán).
(4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:
+ Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm
tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có),
chi phí vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu
vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, ...
+ Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
* Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá
do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và

18


các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người
bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ,
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của
hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211, ... (giá mua chưa có thuế GTGT).
* Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ:
+ Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331, ...
+ Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
(5) Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn,
bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu
thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:
* Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn
thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
* Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn
thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của

các tổ chức, cá nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334, ... (số thu bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)
19


Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên
nhân và có quyết định xử lý ngay).
(6)

Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
(7)

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
(8) Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, ....
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
b. Thuế GTGT phải nộp
Nguyên tắc kế toán:
Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải
nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp
vào Ngân sách Nhà nước.

Chứng từ và tài khoản sử dụng:
Chứng từ:
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra
- Sổ theo dõi thuế GTGT
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
- Một số loại chứng từ khác.
Tài khoản sử dụng: TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Kết cấu:
Bên Nợ

3331

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
20

Bên Có

- Số thuế GTGT đầu ra và số


- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị nộp;
giảm giá.
Số dư ( Nếu có): Số thuế và các khoản đã Số dư: Số thuế, phí, lệ phí và các
nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp khoản khác còn phải nộp vào
cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số Ngân sách Nhà nước.
thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho
thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái

thu.
TK3331 có 2 tài khoản cấp 3 :
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số
thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của
hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp
của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh
số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311):
(1) Khi xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp
nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu,
thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách
riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
(2) Khi bán hàng cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh:
Nợ các TK 5211,5212,5213
Nợ TK 33311
Có các TK 111,112,131,..
21


(3) Cuối tháng so sánh số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra
để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 3331
Có TK 133

(4) Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112.
1.2.7.2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT đầu vào:
Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế để sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp thì giá của hàng hóa vật tư là giá đã có thuế GTGT:
Nợ TK 152, 153, 211…: Giá đã có thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331
Thuế GTGT đầu ra:
- Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa
đơn, thực hiện như với phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế
toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng
+ Khi bán hàng hóa, dịch vụ thì giá bán là giá thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511, 515,711
+ Cuối tháng căn cứ vào việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp, ta ghi sổ :
Nợ TK 511,515,711
Có TK 3331
+ Khi nộp thuế cho Nhà nước:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
22


1.2.8. Kê khai thuế và nộp thuế GTGT

1.2.8.1. Kê khai thuế GTGT
- Hồ sơ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ gồm tờ khai thuế
GTGT mẫu 01/GTGT
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp gồm tờ khai thuế GTGT
mẫu 04/GTGT.
Doanh nghiệp mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì hồ sơ kê khai thuế
là tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT.
1.2.8.2. Nộp tờ khai thuế và nộp thuế GTGT
- Thời hạn nộp tờ khai thuế được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với những cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT theo quý, thời
hạn nộp tờ khai thuế GTGT chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.
+ Đối với những cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT theo tháng, thời
hạn nộp tờ khai thuế GTGT chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Thời hạn nộp thuế GTGT cho Nhà nước cũng tương tự thời hạn nộp tờ
khai thuế.
1.2.9. Khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT
1.2.9.1. Khấu trừ thuế GTGT
Luật thuế số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung về Điều 12 Luật thuế
13/2008/QH12, quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ. Kể
cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được
khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp thuế GTGT đầu
vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
23



- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử
dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ
toàn bộ.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ
khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh
phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê
khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ
thời điểm phát sinh sai sót.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ.
1.2.9.2. Hoàn thuế GTGT
Điều 13 Luật thuế số 13/2008/QH12 được sửa đổi bổ sung bởi Luật thuế
số 31/2013/QH13 nêu rõ những đối tượng và trường hợp được hoàn thuế
GTGT như sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nếu có số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (trường hợp kế khai
theo tháng) hoặc theo quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được
khấu trừ vào kỳ tiếp theo, trường hợp lũy kế từ ít nhất 12 tháng tính từ tháng
đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế .
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu
thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu
đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong
tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu chưa được khấu trừ
chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp

nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấp dứt hoạt động có số thuế
GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
24


- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ
chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được
hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định
của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt
Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc
trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia
tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT theo hướng
dẫn tại điều 18 Thông tư 219/TT-BTC phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc
giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con
dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế
toán theo quy định của pháp luật về kế toán, có tìa khoản tại ngân hàng theo mã
sỗ thuế của cơ sở kinh doanh.

25


×