Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ.
HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong tiết nay hs phải:
- Hệ thống lại được các bằng chứng tiến hoá chứng minh các loài trên trái đất dều có chung
tổ tiên tiên.
- Trình bày được nội dung của học thuyết Lamac và học thuyết của Đacuyn. Phân biệt được
những điểm khác nhau giữa hai học thuyết .
2.Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng hệ thống hoá kiến thức,kĩ năng tư duy. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- kĩ năng nghiên cứu độc lập và hoạt động nhóm.
II.Phương tiện dạy học
Tranh H
24.1
, H
24.2
,H
25.1,
H
25.2.
Phiếu học tập: So sánh học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Chỉ tiêu so sánh Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn
Các nhân tố tiến hoá
Hình thành đặc điểm thích
nghi
Hình thành loài mới
Chiều hướng tiến hoá
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ ( Không )
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
*HĐ1:
GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ :
? Trình bày các bằng chứng tiến hoá ?
- HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời
? Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng
giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì
người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái
hoá?
Cơ quan thoái hoá thường được sử dụng
như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa
các loài vì cơ quan thoái hoá không có chức
năng gì nên không được CLTN giữ lại.
Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do
được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
? Đặc điểm sự phát triển phôi thai của các
loài động vật khác nhau trong gia đoạn đầu, ý
nghĩa.
? Đặc điểm sự phát triển phôi thai của các
loài động vật khác nhau trong gia đoạn sau, ý
nghĩa.
I.Các bằng chứng tiến hoá
1. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đồng :
- Cơ quan tương tự:
2.Bằng chứng phôi sinh học
1
? Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân
tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất
đều có chung một nguồn gốc.
Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng
minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung
tổ tiên. Ví dụ, mọi loài sinh vật đều có vật
chất di truyền là ADN, đều có chung mã di
truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch
mã, có chung các giai đoạn của quá trình
chuyển hoá vật chất như quá trình đường
phân, …
HĐ2: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ :
? Hãy trình bày các luận điểm chính của học
thuyết Lamac?
? Hãy trình bày nội dung chính của học
thuyết Đacuyn.
HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
3. Bằng chứng địa lí sinh vật học
4. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
II.Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
1. Học thuyết Lamac
Học thuyết Lamac có nội dung chính sau:
- Dưới tác động của môi trường hoặc tập
quán hoạt động của động vật, các loài sinh
vật được biến đổi từ loài này thành loài khác.
- Cơ chế làm cho loài biến đổi (tiến hoá) là do
sinh vật chủ động thích ứng với sự thay đổi
của môi trường và những đặc điểm thích nghi
như vậy được di truyền từ đời này sang đời
khác
*Cách giải thích về cơ chế tiến hoá hình
thành loài của Lamac về cơ bản là sai vì:
- Các đặc điểm thích nghi do tập quán hoạt
động của các cơ quan không thể di truyền
được
- Các loài không thể chủ động biến đổi để
thích nghi với môi trường.
2.Học thuyết Đacuyn
Học thuyết Đacuyn có các nội dung chính
sau:
- Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng:
+ Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống
nhau là do chúng được tiến hoá từ một tổ tiên
chung.
+ Các loài sinh vật đa dạng (khác nhau) là do
có được những đặc điểm thích nghi với môi
trường sống khác nhau.
- Cơ chế tiến hoá dẫn đến hình thành loài là
2
Giáo viên yêu cầu HS nêu những điểm khác
nhau giữa học thuyết tiến hoá của Lamac và
Đacuyn thông qua hoàn thành phiếu học tập.
GV chia lớp thành 12 nhóm phát phiếu học
tập yêu cầu HS hoàn thành trong 7 phút .
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác
nhận xét bổ xung
Gv chính xác hoá .
do CLTN.
+ Đối tượng của CLTN: là các cá thể sinh vật.
+ Động lực của CLTN: đấu tranh sinh tồn
+ Nội dung của CLTN: CLTN là sự phân hoá
về khả năng sống sót của các cá thể trong
quần thể/loài
+ Kết quả của CLTN: Tạo nên các loài sinh
vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.
*Những điểm khác nhau giữa học thuyết
Lamacvà học thuyết Đacuyn
( Nội dung đáp án phiếu học tập )
IV. Củng cố
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm (đề phô tô)
V. Hướng dẫn về nhà
Về nhà các em học bài và đọc trước bài 26,27
Đáp án phiếu học tập
Chỉ tiêu so sánh Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn
Các nhân tố tiến
hoá
-Thay đổi của ngoại cảnh
-Tập quán hoạt động của các cơ
quan
-BDDT,CLTN,phân li tính trạng
Hình thành đặc
điểm thích nghi
- Các cá thể cùng loài phản ứng
giống nhau trước sự thay đổi từ từ
của ngaọi cảnh. Không có sự đào
thải
- Đào thải các biến dị bất lợi tích
luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật
dưới tác dụng của CLTN. Đào thải
là mặt chủ yếu .
Hình thành loài
mới
- Dưới tác động của ngoại cảnh
loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng
trung gian.
- Loài mới được hình thành dần dần
quan nhiều dạng trung gian dưới tác
động của CLTN theo con đường
phân li tính trạng.
Chiều hướng
tiến hoá
- Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn
giản đến phức tạp.
- Ngày càng đa dạng
- Tổ chức ngày càng cao
- Thích nghi ngày càng hợp lí.
Ngày soạn:
3
Ngày giảng:
Tiết 8: HỌC THUYẾT ĐACUYN
HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI.
I.mục tiêu
1.kiến thức
Sau khi học xong tiết này HS phải:
- So sánh được quan niệm của Đacuyn với quan niệm hiện đại về CLTN
- Giải thích được các nhân tố tiến hoá làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể như thế nào?
2.Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng hệ thống hoá kiến thức,kĩ năng tư duy. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
II.Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập: so sánh quan niệm của Đacuyn với quan niệm hiện đại về CLTN
Quan niện của Đacuyn Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu của CLTN
Đơn vị tác động của CLTN
Thực chất cảu CLLTN
Kết quả của CLTN
Vai trò
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
kiểm tra kiến thức bài trước của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
* HĐ1:
? Thế nào là tiến hoá nhỏ?
? Thế nào là nhân tố tiến hoá?
? Trình bày các nhân tố tiến hoá ?
? Tại sao đột biến lại là nhân tố tiến hoá ?
? Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại cho
cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được
coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền
cho CLTN?
Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái
dị hợp nên gen đột biến lặn không biểu hiện
ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra
nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại có thể nằm
trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc
trong môi trường mới các gen đột biến lại
không có hại.
I.Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
1. Tiến hoá nhỏ
- Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền
của quần thể ( biến đổi về tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể )
- Đơn vị tiến hoá cơ sở: Quần thể
- Nguồn BDDT của quần thể: Đột biến và
biến dị tổ hợp
2.Các nhân tố tiến hoá
-Đột biến
+Đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến làm
thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể
+Tần số đột biến ở từng gen thường rất nhỏ
nhưng mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gen và
quần thể lại có nhiều cá thể nên mỗi thế hệ có
rất nhiều alen đột biến .Đó là nguồn phát sinh
các biến dị di truyền của quần thể.
+Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các
alen ĐB)giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ
cấp (BDTH) vô cùng phong phú cho quá trình
tiến hoá
-Di nhập gen
4
? Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như
thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần
thể?
? so sánh quan niệm của Đacuyn với quan
niệm hiện đại về CLTN ?
HS hoàn thành phiếu học tập
- Di - nhập gen có thể mang đến cho quần thể
những alen mới hoàn toàn mà trước đó không
có.
- Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số
alen của quần thể bằng cách tăng hay giảm
tần số alen vốn có sẵn trong quần thể.
- Di - nhập gen có thể biểu hiện dưới nhiều
dạng thậm chí chỉ đơn giản như truyền hạt
phấn nhờ sâu bọ hoặc nhờ gió giữa các quần
thể thực vật.
- Chon lọc tự nhiên (Đáp án phiếu học tập)
- Các yếu tố ngẫu nhiên
Là sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần
số alen trong quần thể do tác động của các
yếu tố ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên
Là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành
phần kiểu gen của quần thể mà không làm
thay đổi tần số alen.
IV.Củng cố
- Đáp án Phiếu học tập: so sánh quan niệm của Đacuyn với quan niệm hiện đại về CLTN
Quan niện của Đacuyn Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu của CLTN Biến dị cá thể dưới ảnh hưởng
của điều kiện sống và tập quán
hoạt động
-Các sai dị cá thể qua quá trình
sinh sản
-Đột biến và BDTH
-Thường biến có ý nghĩa
gián tiếp
Đơn vị tác động của CLTN Cá thể Cá thể
Thực chất cảu CLLTN Phân hoá khả năng sống sót
giữa các cá thể trong loài
Phân hoá khả năng sống sót
của các cá thể trong quần
thể
Kết quả của CLTN Sự sống sót của các cá thể thích
nghi nhất
Sự phát triển và sinh sản ưu
thế của các cá thể trong
quần thể
Vai trò CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất xác định chiều hướng và
nhịp điệu tích luỹ biến dị.
?Tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở?
?Vì sao ĐBG là nguyên liệu sơ cấp còn BDTH là nguyên liệu thứ cấp?
Gv cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
V. Hướng dẫn về nhà
Về nhà các em học bài và ôn trước bài 27,28.
5