Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
------------------------

VŨ THÀNH TÂN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện
Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Viết Nghĩa

Năm,2015


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện tỉnh
Nam Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Viết Nghĩa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Vũ Thành Tân


2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
2
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
5
MỞ ĐẦU
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH
13
1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
13
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin
13
1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện tỉnh,
thành phố tại Việt Nam
18
1.1.3. Điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
19
1.1.4. Tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 24
1.2. Khái quát về Thư viện tỉnh Nam Định
27
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
27
1.2.2. Giới thiệu chung về Thư viện tỉnh Nam Định
28
1.2.3. Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Nam Định

38
1.3. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tỉnh
Nam Định
39
1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức hoạt động của
thư viện
40
1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng năng xuất lao động, nâng cao
chất lượng phục vụ người dùng tin
40
Tiểu kết
41
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ
VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH
42
2.1. Điều kiện đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin
42
2.1.1. Cơ sở pháp lý
42
2.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
42
2.1.3. Phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp
46
2.1.4. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin
48
2.1.5. Sự quan tâm của lãnh đạo Thư viện
49
2.2. Quá trình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin
50
2.2.1. Trước năm 2006

50
2.2.2. Sau năm 2006
52
2.3. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin
53
2.3.1. Ứng dụng trong công tác bổ sung
53


3
2.3.2. Ứng dụng trong công tác biên mục
56
2.3.3. Ứng dụng trong lưu thông tài liệu
66
2.3.4. Ứng dụng trong tra cứu tài liệu
69
2.3.5. Ứng dụng trong quản lý thư viện
70
2.3.6. Xây dựng website của Thư viện
73
2.4. Đánh giá chung về ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện
75
2.4.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
75
2.4.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ
76
2.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ người dùng tin
76
2.4.4. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
77

2.4.5. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
79
2.4.6. Cơ chế chính sách về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
79
Tiểu kết
82
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH
83
3.1. Nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ và người dùng tin
83
3.1.1. Nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ quản lý, nghiệp vụ
83
3.1.2. Tăng cường cán bộ công nghệ thông tin và quản trị mạng
87
3.1.3. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn người dùng tin
89
3.2. Hoàn thiện quy trình công tác của Thư viện
92
3.2.1. Nâng cao hiệu quả xử lý tài liệu
92
3.2.2. Phân công lao động hợp lý
94
3.3. Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
94
3.3.1. Phần cứng
94
3.3.2. Phần mềm
97
3.4. Tăng cường hợp tác, trao đổi với các thư viện về ứng dụng công nghệ

thông tin
98
3.4.1. Tăng cường trao đổi với các thư viện sử dụng phần mềm ILib
98
3.4.2. Hợp tác với các thư viện khác
99
Tiểu kết
100
KẾT LUẬN
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103
PHỤ LỤC
106


4
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

I. Các từ viết tắt tiếng Việt
CBTV

Cán bộ thư viện

CNTT

Công nghệ thông tin


CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐKCB

Đăng ký cá biệt

NDT

Người dùng tin
II. Các từ viết tắt tiếng Anh

AACR

Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (Anglo American Cataloguing Rules)

ISBD

Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế (International Standard
Bibilographic Description)

Ilib

Phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp Ilib

Internet

Mạng toàn cầu


LAN

Mạng nội bộ (Local Area Network)

MARC21

Khổ mẫu biên mục đọc máy

OPAC

Mục lục trực tuyến (Online Public Access Catalog)

Website

Trang thông tin mạng

Wifi

Mạng không dây (Wireless Fidelity)


5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Nội dung bảng thống kê

Trang


1

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Nam Định

30

2

Hình 1.2: Tỷ lệ môn loại sách của Thư viện tỉnh Nam Định

33

3

Hình 1.3: Thành phần người dùng tin theo thống kê năm 2014

35

4

Hình 2.1: Sơ đồ mạng LAN của Thư viện tỉnh Nam Định

44

5

Hình 2.2: Màn hình giao diện chính phần mềm Ilib 4.0

46


6

Hình 2.3: Giao diện modun Bổ sung của phần mềm Ilib 4.0

53

7

Hình 2.4: Giao diện modun Biên mục của phần mềm Ilib 4.0

56

8

Hình 2.5: Bảng so sánh nhãn trường cần hiệu đính

59

9

Hình 2.6: Giao diện modun Lưu thông của phần mềm Ilib 4.0

66

10

Hình 2.7: Giao diện tra cứu của modun OPAC

69


11

Hình 2.8: Giao diện Modun Quản lý kho của phần mềm Ilib 4.0

70


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, loài người bước vào kỷ nguyên thông tin, sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đã kéo theo
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xử lý, bao gói và truyền tin. CNTT đã
được ứng dụng mạnh mẽ và sâu rộng vào đời sống xã hội và được coi là chìa khóa
thành công của mọi hoạt động sáng tạo, là yếu tố quan trọng của năng lực đổi mới.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, nghị quyết,
chỉ thị cần thiết về ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau. Việc ứng dụng
CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một điều kiện hết sức quan trọng và
cấp thiết cho sự phát triển của đất nước, trong đó có lĩnh vực thông tin – thư viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông đặt ra cho ngành thông tin – thư
viện những cơ hội và thách thức. CNTT giúp cho thư viện tổ chức và khai thác hiệu
quả nhất nguồn tài nguyên thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên của
xã hội tiếp nhận được nhiều thông tin phong phú, kịp thời và chính xác hơn mà
không bị hạn chế thời gian và không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý.
Trước tình hình phát triển chung của hoạt động thông tin - thư viện, các thư
viện tỉnh, thành phố có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi các thư viện
không chỉ cung cấp, trang bị kiến thức cho cộng đồng dân cư đông đảo mà còn góp
phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh,
thành phố. Ứng dụng CNTT là sự lựa chọn hàng đầu của các thư viện tỉnh, thành
phố nói riêng và hệ thống thư viện nói chung, làm thay đổi cơ bản các hoạt động

của thư viện, chuyển từ thao tác thủ công sang tự động hóa và giúp các thư viện
thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Thư viện tỉnh Nam Định là trung tâm văn hóa, thông tin của tỉnh Nam Định,
có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thông tin, văn hóa cho tất cả đối tượng người dùng tin
trong tỉnh. Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, Thư viện đã mạnh dạn tiến
hành ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của mình từ năm 1993 với việc


7
sử dụng phần mềm tư liệu CDS/ISIS. Năm 2006, được sự quan tâm của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Nam Định, Thư viện tỉnh Nam Định đã triển khai dự án hiện đại hóa thư
viện với việc trang bị cơ sở hạ tầng trang thiết bị và phần mềm quản trị thư viện
điện tử tích hợp ILib. Đến nay Thư viện đã thu được một số thành tựu đáng khích
lệ, đó là xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và ứng dụng CNTT
vào hầu hết các công tác nghiệp vụ xử lý tài liệu và tra tìm thông tin. Tuy nhiên,
hiện nay vấn đề ứng dụng CNTT vào các khâu công tác khác nhau tại Thư viện tỉnh
Nam Định vẫn còn một số hạn chế thể hiện ở một số vấn đề sau:
- Việc đầu tư về hạ tầng, cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ, hệ thống
mạng máy tính nội bộ trong cơ quan bị xuống cấp trầm trọng, một số máy tính được
Thư viện Quốc gia Việt Nam tài trợ từ năm 2006 có cấu hình thấp, hiện nay đã hỏng
nhiều, số máy còn lại không đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại, các thiết bị để
phần mềm hoạt động hết các tính năng còn thiếu.
- Trình độ công nghệ thông tin của cán bộ trong thư viện chưa đồng đều, đa
số cán bộ chưa được đào tạo bài bản, việc học tập kiến thức về công nghệ thông tin
là tự học nên còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống và không thường xuyên.
Những tồn tại nêu trên làm cho việc ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh Nam
Định chưa mang lại kết quả như mong đợi, điều này đòi hỏi phải có những nghiên
cứu một cách tổng thể để tìm ra hướng đi mới cho việc úng dụng CNTT. Xuất phát
từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện

tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT tại Thư viện, thúc đẩy hoạt động Thư viện
phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của NDT.
2. Tình hình nghiên cứu
Ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện là đề tài đã được nhiều người
quan tâm và nghiên cứu.


8
Cho tới nay, đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành, hay trong các hội thảo khoa học về ứng dụng CNTT, trong đó đáng chú ý có
các công trình sau:
- “Ứng dụng CNTT trong quản lý vận hành thư viện” của PGS,TS. Nguyễn
Duy Hoan, đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu
vực phía Bắc tháng 12/2010 [7, tr.132]. Trong công trình của mình, tác giả đề cập
tới mô hình thư viện hiện đại của Trung tâm học liệu Thái Nguyên khi ứng dụng
CNTT trong quá trình quản lý và vận hành thư viện.
- “Thư viện Đại học Ngoại thương với việc ứng dụng CNTT” của ThS. Kiều
Hương đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu vực
phía Bắc tháng 12/2010. Tác giả đề cập đến kết quả của quá trình ứng dụng CNTT
tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương, các hoạt động thông tin thư viện được
hiện đại hóa theo mô hình thư viện điện tử, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng
phục vụ người dùng tin, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường.
Ngoài ra, cũng đã có một số luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đề cập tới vấn đề ứng dụng CNTT tại một số cơ quan thông tin - thư viện, cụ
thể như sau:
- Tác giả Vũ Thị Xuân Hương bảo vệ năm 2000, với đề tài “Ứng dụng tin
học trong hoạt động Thư viện tỉnh Bắc Giang: Thực trạng và tương lai phát triển”,
đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng phần mềm tư liệu CDS/ISIS với mục đích tạo ra và

khai thác các cơ sở dữ liệu cùng với việc tham gia mạng thông tin diện rộng của thư
viện công cộng.
- Tác giả Chu Văn Khánh bảo vệ năm 2006, với đề tài: “Khảo sát việc ứng
dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội”. Trong luận văn của mình, tác giả đã khảo sát, đánh giá thực
trạng quá trình triển khai ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5
trong hoạt động thư viện trên các phân hệ của phần mềm tại Trung tâm Thông tin
Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.


9
- Tác giả Dương Hồ Diệp bảo vệ năm 2007 với đề tài: “Ứng dụng công nghệ
thông tin tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam” đã nghiên cứu quá trình tin học hóa,
xây dựng các CSDL và hệ thống tra cứu tìm tin điện tử tại Thư viện Viện Kinh tế
Việt Nam bằng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO.
- Tác giả Nguyễn Phương Cương bảo vệ năm 2011 với đề tài: “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Khoa học và Công
nghệ Quân sự”, đã đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện
bằng phần mềm ILib, DLib, nêu lên các giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
- Tác giả Lê Thị Tuyết Mai bảo vệ năm 2012 với đề tài: “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường Đại học Luật Hà Nội”, đã đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng
quá trình triển khai ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 trong
hoạt động thư viện trên các phân hệ của phần mềm tại Thư viện Đại học Luật Hà Nội.
Tuy nhiên, trong các luận văn nêu trên, các tác giả chủ yếu nghiên cứu, đánh
giá thực trạng ứng dụng CNTT tại các thư viện chuyên ngành, nơi mà các tác giả
đang công tác, căn cứ vào những nét đặc thù riêng và điều kiện thực tế của từng cơ
quan, đơn vị cũng như triển khai ứng dụng các phần mềm khác nhau: CDS/ISIS,
Libol, ILib, Dlib,…Các quy trình công nghệ thư viện được triển khai ứng dụng tại

các thư viện chưa đồng bộ đúng với quy trình làm việc thực tế của thư viện hoặc chỉ
ứng dụng một phần công việc do hạn chế kinh phí triển khai cũng như tính năng của
phần mềm. Các luận văn chưa làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến công nghệ
thông tin cũng như vai trò, mục tiêu, lợi ích của ứng dụng CNTT, những cơ hội và
thách thức của các cơ quan thông tin, thư viện trước xu hướng phát triển mạnh mẽ
của CNTT, đặc biệt chưa đề xuất, áp dụng một tiêu chí đánh giá cho việc ứng dụng
CNTT vào hoạt động thông tin - thư viện. Trong số các luận văn nêu trên, chỉ có
luận văn của tác giả Vũ Thị Xuân Hương nghiên cứu về Thư viện tỉnh Bắc Giang
thuộc hệ thống thư viện công cộng của Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh
mẽ của CNTT nên hiện nay đã có nhiều thay đổi trong việc ứng dụng CNTT vào


10
hoạt động thông tin - thư viện. Do đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá và tổng hợp lại
những vấn đề ứng dụng CNTT đối với thư viện công cộng cấp tỉnh.
Về hướng nghiên cứu hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Nam
Định, cho đến nay mới chỉ có 01 đề tài luận văn cao học, đó là luận văn “Nâng cao
chất lượng phục vụ người dùng tin tại Thư viện tỉnh Nam Định” của tác giả Ngô
Thị Thơm bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong luận văn, tác
giả chỉ đi sâu nghiên cứu, khảo sát mảng phục vụ NDT mà không đề cập sâu đến
vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin.
Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động thư viện tại Thư viện tỉnh Nam Định
đã được triển khai từ năm 1993 và đã dần đi vào hoàn hiện, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng kết những kết quả đã làm được, đánh giá
những vấn đề còn tồn tại để đưa ra hướng hoàn thiện công tác ứng dụng CNTT tại thư
viện này. Chính vì thế, vấn đề nêu trên chưa được nhìn nhận dưới góc độ lý luận cũng
như những khảo nghiệm, đánh giá, nhận định, phân tích...trên cơ sở thực tiễn của quá
trình áp dụng CNTT. Có thể khẳng định, đề tài nghiên cứu về thực trạng ứng dụng
CNTT trong quá trình hoạt động tại Thư viện tỉnh Nam Định cùng với những giải pháp
cụ thể, thiết thực sẽ phần nào giúp đơn vị nhìn nhận chính xác những thành công cũng

như những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục
những tồn tại và đề ra phương hướng để có thể triển khai mạnh mẽ CNTT vào tất cả
hoạt động của Thư viện, giúp cho Thư viện phát triển nhanh, mạnh, đúng như mong
đợi của tập thể cán bộ, nhân viên Thư viện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động thông tin – thư viện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 1993 (là năm Thư viện bắt đầu ứng dụng CNTT) đến nay.
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Thư viện tỉnh Nam Định.


11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong
hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Nam Định.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm vấn đề lý luận chung về ứng dụng
CNTT, xu thế ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin – thư viện.
- Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong các hoạt động thông tin - thư
viện tại Thư viện tỉnh Nam Định từ năm 1993 đến nay.
- Đánh giá những thành công và tồn tại trong việc ứng dụng CNTT và đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động thông
tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm chỉ đạo, đường lối,

chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT và công tác thông tin - thư viện
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm tìm hiểu lịch sử
vấn đề nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách liên quan đến đề tài,
kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước.
- Phương pháp thống kê đối chiếu và so sánh số liệu
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp với cán bộ thư viện và NDT.
- Phương pháp quan sát các quy trình, phương thức, kết quả, các chuẩn
nghiệp vụ và tổ chức hoạt động thư viện
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.


12
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện, nêu lên vai trò, tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các thư viện công cộng cấp
tỉnh, thành phố.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu việc ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh Nam
Định, làm rõ thực trạng ứng dụng CNTT trong các khâu công tác nghiệp vụ và hoạt
động thông tin - thư viện phục vụ nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến
thức. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng ứng
dụng CNTT tại Thư viện tỉnh Nam Định.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý trong công
tác chỉ đạo tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện và cho các
cán bộ chuyên môn của thư viện nắm bắt kịp thời xu thế, hiệu quả rõ rệt của việc
ứng dụng CNTT để góp phân nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện
tỉnh Nam Định
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện tỉnh
Nam Định
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại
Thư viện tỉnh Nam Định


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Khái niệm “Công nghệ thông tin” (Information Technology)
Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”: “CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập
hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá
trình xử lý thông tin” [32].
Luật Công nghệ thông tin năm 2006, trong khoản 1, điều 4 phần thuật ngữ,
đã chỉ rõ: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số” [20, tr.1].
Như vậy, công nghệ thông tin là ngành khoa học bao gồm các phương pháp khoa
học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính điện tử,
mạng truyền thông, nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thông tin
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con người.

Hạt nhân của CNTT là tin học và viễn thông [15]. Cơ sở công nghệ của
CNTT là công nghệ số nhị phân hay còn gọi là kỹ thuật số, cho phép chuyển các
thông tin dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh thành thông tin dưới dạng kết hợp
hai con số 0 và 1. Sau khi được xử lý, thông qua các công cụ điện tử, thông tin này
được chuyển thành dạng thông tin mà người bình thường có thể tiếp nhận được mà
không giảm chất lượng của thông tin ban đầu.
1.1.1.2. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
- Khái niệm “Ứng dụng”
Trong các cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt có chú giải từ tố” của tác giả
Nguyễn Lân (2002), “Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên (1999)


14
đều giải thích: “Ứng dụng là đưa lý thuyết áp dụng vào thực tiễn. Ứng dụng các
thành tựu khoa học, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất” [16],[34].
- Khái niệm “Ứng dụng công nghệ thông tin”
Tại điều 4, khoản 5 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng đã chỉ rõ:
“Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tể,
xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”’ [20, tr.2].
Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cũng nêu rõ:
Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức
mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc
đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế...tạo khả năng đi tắt đón đầu để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá [1, tr.l].
Trong lĩnh vực thông tin thư viện, ứng dụng CNTT đã làm thay đổi căn bản
mối quan hệ giữa CBTV với NDT, phương thức phục vụ, thu thập, xử lý tài liệu,

đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử đáp ứng nhu cầu tin ngày
càng cao của NDT. Việc ứng dụng CNTT còn làm thay đổi bộ mặt của thư viện
truyền thống, từ đó hình thành những loại hình thư viện mới: thư viện điện tử, thư
viện đa phương tiện, thư viện số...
Liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện, ta cũng cần biết
tới khái niệm thư viện điện tử, thư viện số:
Thư viện điện tử, theo Philip Barker (1997), thư viện điện tử là thư viện mà ở
đó có sử dụng rộng rãi máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác để xử lý và khai
thác tài liệu. Tác giả nhấn mạnh đặc trưng của thư viện điện tử là sử dụng phổ biến
các phương tiện điện tử trong lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin. Theo ông,
trong thư viện điện từ, ngoài ấn phẩm điện tử vẫn còn tồn tại cả sách truyền thống.


15
Như vậy, thư viện điện tử là thư viện có cả tài liệu điện tử và tài liệu truyền thống
nhưng môi trường chủ yếu là các tài liệu điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp
thông tin thông qua các máy tính và cảc mạng viễn thông.
Thư viện số, theo quan điểm của Liên đoàn Thư viện số (1993) “Các thư viện
số là các tổ chức cung cấp các nguồn lực - tài nguyên, bao gồm cả các chuyên gia
để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập tới các nguồn tri thức, phiên dịch,
phân phối, bảo đảm tính vẹn toàn và tính lâu dài của các bộ sưu tập số để cho một
cộng đồng hoặc một tập hợp cộng đồng NDT xác định luôn có thể sử dụng một
cách nhanh chóng, kịp thời và kinh tế” [8].
Từ những điều trình bày trên, có thể hiểu là “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động thông tin thư viện” là việc sử dụng CNTT như máy tính điện tử; các
phương tiện truyền thông, thiết bị kĩ thuật hiện đại và mạng viễn thông vào các hoạt
động trong dây chuyền thông tin thư viện nhằm cung cấp các giải pháp toàn thế để
xử lý, tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông tin, tiến tới
xây dựng thư viện điện tử, thư viện số.
Nói một cách cụ thể hơn, ứng dụng CNTT trong thư viện có thể hiểu là việc

sử dụng các thành tố của CNTT như phần cứng, phần mềm vào hoạt động thư viện,
trong đó:
Phần cứng bao gồm: hệ thống máy tính, mạng máy tính và thiết bị ngoại vi,
hệ thống an ninh, giám sát, hệ thống mạng LAN, đường truyền Internet, Wifi...
Phần mềm bao gồm: các chương trình điều khiển máy tính, ngôn ngữ lập
trình, các chương trình ứng dụng, chương trình tiện ích,…
Ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện gồm các hoạt động:
- Xây dựng CSDL.
- Tự động hóa công tác phục vụ bạn đọc.
- Xây dựng thư viện số, tạo khả năng truy cập từ xa.
- Lưu trữ dữ liệu với số lượng lớn, không gian nhỏ, an toàn.


16
Các hoạt động ứng dụng CNTT nhằm:
- Giảm giá thành sản phẩm - dịch vụ trong thư viện
- Tăng chất lượng sản phẩm - dịch vụ của thư viện
- Tăng năng suất lao động của CBTV
- Giảm sức lao động do tài liệu nhiều, số lượng CBTV hạn chế không thể xử
lý nếu làm thủ công.
1.1.1.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin
Những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại trong CNTT và truyền
thông, cùng với sự bùng nổ thông tin và xu hướng toàn cầu hoá, sự ra đời của nền
kinh tế tri thức, máy tính cá nhân và Internet đã làm thay đổi mọi hoạt động của con
người trong đó có hoạt động thông tin - thư viện [25, tr.19]. Xu thế giao lưu văn hoá
toàn cầu trong đó có nguồn lực thông tin dẫn tới sự thay đổi về chất trong truyền tải,
tiếp nhận và xử lý thông tin. Đồng thời, xu thế toàn cầu hoá có tác động sâu sắc đến
sự phát triển, giao lưu của ngành văn hóa, đặc biệt là hệ thống thư viện công cộng
luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập thế giới và khu vực.
Xu hướng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh chóng, đặc biệt là

công nghệ điện toán đám mây góp phần hình thành xã hội thông tin, kinh tế tri thức, tỷ
trọng các ngành nghề cũng dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang xử lý thông tin.
Sự phát triển mạnh mẽ và hội tụ của CNTT và truyền thông đã và đang đóng vai
trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin thư
viện. Trong tương lai gần, CNTT dẫn tới xu hướng:
- Hình thành các loại dịch vụ mới, tạo khả năng mới và tiếp cận mới, công
nghệ mới (như RFID) cho phép cung cấp thông tin tới NDT nhanh chóng, kịp thời,
chính xác ở bất kì nơi nào. Đặc biệt sự hội tụ của các mạng truyền thông băng thông
rộng với các dịch vụ thông tin di động sẽ cung cấp các giải pháp mới cho con người.
- Bùng nổ các giải pháp dịch vụ thông tin vô tuyến. Cơ sở hạ tầng thông tin sẽ
thay đổi mạnh do sự bùng nổ của dịch vụ thông tin không dây kết hợp với các công


17
cụ tìm kiếm và các CSDL trực tuyến. Công nghệ vô tuyến mới băng thông rộng như
WLAN, Wifi... sẽ có tốc độ truy cập lên tới hàng trăm Mb/giây cùng tồn tại và cạnh
tranh với công nghệ 3G, 4G.
Sự phát triển của CNTT, truyền thông và nguồn tin điện tử sẽ dẫn tới xu
hướng hình thành và phát triển thư viện điện tử, thư viện số và thư viện lai, làm
biến đổi mạnh mẽ hoạt động thông tin thư viện truyền thống, thậm chí có thể dẫn
đến suy giảm vai trò của mô hình thư viện truyền thống. Thư viện điện tử được hình
thành và phát triển dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, trong đó phần quan
trọng nhất của thư viện điện tử là bộ sưu tập số có tổ chức, đảm bảo sự truy cập và
khai thác có hiệu quả cho NDT.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các thư viện ở các nước phát triển trên thế
giới nhờ có ứng dụng CNTT, đã và đang xây dựng thư viện điện tử, thư viện số. Ở
các nước đang phát triển, cho đến nay hầu hết các thư viện đang ở giai đoạn chuyển
tiếp từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại, thư viện lai. Sự phát triển mạnh
mẽ của Internet với các nguồn tin điện tử và các dịch vụ thông tin thư viện đã đem
lại nhiều lợi ích cho NDT. Ở Việt Nam, hầu hết các thư viện đều sử dụng Internet,

thiết kế website như là một công cụ để cung cấp thông tin tới NDT.
Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá toàn cầu là một tất
yếu, dẫn tới sự liên kết mạnh mẽ giữa các thư viện, hình thành các liên hợp thư viện
để chia sẻ nguồn tin điện tử. Liên hiệp thư viện là sự hợp tác của các thư viện ở một
vùng hoặc một quốc gia để cung cấp một cách có hệ thống và hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin chuyên biệt của thư viện vả các trung tâm thông tin nhằm tăng
cường cung cấp dịch vụ cho NDT.
Mặc dù có sự xuất hiện của các nguồn tin điện tử và khả năng truy cập tới
các nguồn tin điện tử ngày càng nhanh và mạnh nhưng văn hoá đọc và nhu cầu về
đọc sách vẫn tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc duy trì và phát triển các dịch vụ
truyền thống cũng như các tài liệu trên giấy vẫn tồn tại ở thư viện khi NDT không
có nhu cầu sử dụng các thiết bị máy tính hiện đại, không đọc tài liệu trực tuyến…


18
Như vậy, trong thời đại của thông tin điện tử và công nghệ số, hoạt động của
các cơ quan thông tin, thư viện dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại, ứng dụng
CNTT trong hoạt động thông tin thư viện không còn là mới mẻ nữa, những kết quả
đạt được của các cơ quan thông tin, thư viện đã chứng minh tầm quan trọng của ứng
dựng CNTT trong thu thập, xử lý thông tin, tài liệu tạo ra các sản phẩm thông tin, tổ
chức các dịch vụ phổ biến thông tin có giá trị cao và quan trọng là làm thay đổi cách
thức phục vụ NDT từ thủ công truyền thống sang hiện đại. Xây dựng hệ thống
thông tin tự động hoá, thư viện điện tử, thư viện số là yêu cầu mang tính tất yếu
khách quan đối với các cơ quan thông tin, thư viện nhằm tạo ra điểm truy cập thông
tin ở mọi lúc, mọi nơi; định hướng cho NDT tới các nguồn tin điện tử nhằm đáp
ứng tối đa nhu cầu tin của NDT; đồng thời có thể chia sẻ, sử dụng chung nguồn lực
thông tin giữa các thư viện trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới, tiến tới xây
dựng nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá.
1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện
tỉnh, thành phố tại Việt Nam

Vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20, các thư viện Việt Nam đã bắt đầu ứng
dụng CNTT vào hoạt động thư viện, tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT mới chỉ tập
trung vào các khâu xử lý, xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), lưu trữ và tìm kiếm
thông tin. Dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (nay là Khoa học và Công nghệ Quốc gia), cùng với sự chỉ đạo chuyên
môn của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Vụ Thư viện, các thư viện tỉnh, thành phố đã
sử dụng phần mềm tư liệu CDS/ISIS để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, thực
hiện chức năng lưu trữ tài liệu và tạo ra sản phẩm thư mục như in phích, in phiếu.
Bước sang đầu thế kỷ 21, các thư viện tỉnh, thành phố đã có những bước phát
triển mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT bằng việc mở rộng ứng dụng sang các
khâu khác như bổ sung tài liệu, quản lý NDT, quản lý lưu thông tài liệu...Trong giai
đoạn này việc sử dụng một phần mềm tư liệu đối với các thư viện là chưa đủ. Các
thư viện đã tiến tới sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp như Libol (ở Thư
viện KHTH TP. Hồ Chí Minh và ở các thư viện trường học, các cơ quan), ILib (tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam và nhiều thư viện tỉnh, thành phố)…


19
- Sự kết hợp giữa tin học và viễn thông cho phép các thư viện liên kết với
nhau trong các mạng thông tin để chia sẻ nguồn lực thông tin và phục vụ tìm tin từ
xa. Kết quả của giai đoạn này là hình thành nên hệ thống mục lục công cộng trực
tuyến, thực chất đây là các CSDL thư mục của các thư viện đã được đưa ra khai
thác trên mạng, giúp người sử dụng có thể truy cập tới thông tin thư mục trực tiếp.
Quá trình ứng dụng CNTT trong các thư viện nói chung và Thư viện tỉnh
Nam Định nói riêng diễn ra như là tất yếu trước yêu cầu của NDT. Tuy vẫn còn rất
nhiều vấn đề đặt ra xoay quanh quá trình này như áp dụng các chuẩn hoá, liên
thông, bảo mật thông tin, nhưng chúng ta hi vọng trong một tương lai không xa khi
quá trình ứng dụng CNTT hoàn thành, sẽ có những thư viện điện tử đích thực, đáp
ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu về thông tin và tài liệu của người sử dụng.
1.1.3. Điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện

1.1.3.1. Cơ sở pháp lý
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc ứng dụng và phát triên
CNTT trong mọi hoạt động của đất nước nói chung và hoạt động thông tin - thư
viện nói riêng được chỉ rõ trong hệ thống các văn bản pháp lý như:
- Pháp lệnh Thư viện.
- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh thư viện.
- Thông tư số 99/2001/TT/BTC ngày 5/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn
việc ưu tiên kinh phí để ứng dụng và phát triển CNTT.
- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Tài chính (Khoá VIII) về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
- Quyết định số 16/2005/QĐ-BVHTT ngày 4/5/2005 của Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.


20
- Chương trình Quốc gia áp dụng CNTT, chiến lược phát triển Thông tin Thư viện đến 2010, 2020.
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
Nhìn chung các văn bản này đều khẳng định vai trò to lớn của các hoạt động
thông tin khoa học công nghệ và thư viện đối với sự phát triển của một đất nước.
Đặc biệt trong những năm qua, sự xuất hiện của thư viện điện tử tại Việt Nam là
một hệ quả tất yếu sau rất nhiều sự chuẩn bị về phát triên hành lang pháp lý, phát
triển cơ sở hạ tầng, kinh phí, nhân lực... cho các thư viện - cơ quan thông tin.
1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu [20, tr.1].
Cơ sở hạ tầng thông tin của thư viện được thiết kế tổng thể trong hệ thống
thông tin chung của mạng lưới thư viện công cộng. Đây là nền tảng vững chắc cho

mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống và các ứng dụng liên quan đến CNTT như hệ
điều hành của các máy chủ, phần mềm nền tảng và các phần mềm ứng dụng.
- Hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi
+ Hệ thống máy tính gồm hệ thống các máy chủ, máy trạm và các thiết bị
liên quan khác được kết nối với nhau trong hệ thống đường truyền mạng.
+ Các thiết bị ngoại vi
Máy in là một thiết bị giúp tạo ra các bản tài liệu cứng từ tài liệu được lưu
trữ trong các thiết bị điện tử.
Máy quét là một thiết bị chuyển ánh sáng thành những mức tín hiệu số dạng
0 và 1 để máy tính có thể đọc được. Nói một cách khác máy quét chuyển đổi dữ liệu
dạng tương tự hình ảnh thành dữ liệu dạng số.
Máy đọc mã vạch: Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy
trên các bề mặt mà máy có thể đọc được. Mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của


21
các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng. Máy đọc mã
vạch là thiết bị quét quang học để có thể đọc được mã vạch.
- Hệ thống an ninh, giám sát
+ Cổng từ an ninh thư viện: Hiện nay, hầu hết các cơ quan thông tin, thư viện tổ
chức kho theo hình thức kho mở tự chọn. Vì vậy, công việc theo dõi, giám sát và bảo
vệ tài sản của thư viện luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình ứng dụng CNTT và
hiện đại hoá thư viện. Thiết bị cổng từ an ninh thư viện được thiết kế bằng các công
nghệ giám sát hiện đại, có thể thu, phát các tần số... nhằm bảo vệ tài liệu, thiết bị trong
thư viện. Ngoài ra còn có lá từ, máy nạp - khử từ hỗ trợ quản lý giám sát.
+ Camera giám sát: là một công cụ an ninh cần thiết cho thư viện để bảo vệ
các cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin, giúp không gian thư viện an toàn để NDT
yên tâm sử dụng thư viện.
- Hệ thống mạng LAN, đường truyền kết nối Internet,
Mạng cục bộ LAN là một hệ thống truyền thông tốc độ cao được thiết kế để

kết nối các máy tính và thiết bị ngoại vi, xử lý dữ liệu khác hoạt động cùng với nhau
trong một phạm vi.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.
Wifi (Wireless Fidelity) là hệ thống mạng không dây phổ biến được sử dụng
trên các thiết bị như điện thoại di động, máy tính xách tay và nhiều thiết bị điện,
điện tử tiêu dùng.
- Website
Website có rất nhiều cách gọi như là trang web, trang thông tin mạng. Cấu
trúc của nó là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video,
flash...Mỗi website khi đưa nên Internet thường phải có tên miền như là một địa chỉ
để cho khách hàng tìm đến và một dịch vụ hosting để lưu trữ dung lượng website.
Những lợi ích của thư viện khi có website
+ Chi phí thấp so với các ấn phẩm quảng cáo thông thường


22
+ Website hiển diện mọi lúc mọi nơi không giới hạn về mặt địa lý.
+ Giúp thư viện gia tăng tính liên kết, phục vụ 24/7 và 365 ngày, tăng thêm
giá trị gia tăng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tin của NDT.
1.1.3.3. Phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp
Trong quá trình ứng dụng CNTT tại thư viện, quan trọng nhất, cơ bản nhất là
việc lựa chọn phần mềm quản trị thư viện tích hợp. Có ba hướng tiếp cận khi thư
viện lựa chọn phần mềm quản trị thư viện tích hợp [18]:
- Tự phát triển các ứng dụng riêng rẽ
- Hệ thống chìa khóa trao tay
- Dùng hệ quản trị thư viện tích hợp có sẵn
Để xác định được hướng tiếp cận, phần mềm đó cần đạt các tiêu chí sau:
* Các tiêu chí về chuẩn công nghệ thông tin và truyền thông
- Các máy chủ và máy trạm được xây dựng theo mô hình khách/chủ.

- Sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Tuân thủ chặt chẽ các chuẩn giao thức TCP/IP, giao diện 100% trên Web
với toàn bộ giao diện của các phân hệ phần mềm được xây dựng trên Web, đảm bảo
khả năng kết nối, khai thác và chia sẻ nguồn tin điện tử với các cơ quan thông tin
thư viện trong nước và thế giới.
- Phần mềm phải quản lí được CSDL lớn với nhiều triệu biểu ghi, với tốc độ
tra cứu nhanh, chạy ổn định.
- Hệ thống an ninh, bảo mật: đảm bảo tính mã hoá, tuân thủ chặt chẽ các yêu
cầu về bảo mật phân quyền.
- Phần mềm quản lí thư viện điện tử phải được xây dựng theo kiến trúc nhiều
lớp, bao gồm các phân hệ: bổ sung, biên mục, quản lí NDT, tra cứu trực tuyến, lưu
thông tài liệu, quản lí ấn phẩm định kì, quản trị hệ thống, mượn liên thư viện, sưu
tập số.


23
- Tính tích hợp: các phân hệ của bộ phần mềm phải được tích hợp trong một
hệ thống với CSDL chung, giao diện nhất quán và đặc biệt có các mối liên kết theo
chu trình hoạt động phản ánh đúng logic của các chu trình thực tế trong hoạt động
của thư viện.
- Tính mở và tuỳ biến.
- Có khả năng cập nhật, sao lưu, khôi phục dữ liệu.
- Hỗ trợ xây dựng dữ liệu số, tra cứu toàn văn.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa bảng mã tiếng Việt.
- Hỗ trợ mã vạch, công nghệ RFID, hỗ trợ WAP
* Các tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ thư viện
Các chuẩn nghiệp vụ thư viện được tích hợp phải đảm bảo tính tương thích
với các tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện của quốc tế và Việt Nam, phù hợp với điều
kiện Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể:
- Hỗ trợ chuẩn MARC, hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại.

- Có khả năng chuyển đổi CSDL từ phần mềm ISIS sang.
- Hỗ trợ các quy tắc chuẩn biên mục quốc tế ISBD, AACR2. Chuẩn Z39.50,
ISO 2709, OCLC.
- Kiến trúc kho linh hoạt, có thể tạo nhiều cấu trúc kho, kiểu kho khác nhau,
phù hợp với cả kiến trúc kho đóng và kho mở.
- Lưu thông đa điểm.
1.1.3.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực này là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đội ngũ cán bộ có trình độ CNTT là
một trong những yếu tố quan trọng cho việc vận hành một thư viện điện tử nhằm
quản trị hệ thống mạng, quản lí, vận hành tốt các quy trình công nghệ thư viện trên
máy tính và thường xuyên làm việc trên môi trường mạng.


24
Để ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện có hiệu quả, thư viện cần có đội
ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo các kỹ năng sau:
- Kỹ năng làm việc với máy tính, trong đó trình độ đọc hiểu ngoại ngữ, là
một kỹ năng buộc phải có vì đa số tài liệu, văn bản hướng dẫn, kỹ thuật, công
nghệ cũng như nội dung các môn học, phần mềm về công nghệ thông tin - truyền
thông và các công việc thực tế đa số dùng tiếng Anh.
- Kỹ năng mềm: như trình bày văn bản, kỹ năng thảo luận, kỹ năng seminar,
kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng cập nhật công nghệ.
- Kỹ năng tư duy và làm việc độc lập
1.1.3.5. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý
Để ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện, một yếu tố không thể thiếu đó
là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý. Tuy các nhà quản lý, lãnh đạo không
trực tiếp tham gia vào quá trình ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện
nhưng các quyết định của họ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cũng như tiến độ ứng
dụng CNTT. Điều này có thể thấy rất rõ trong thực tiễn, ở đâu cán bộ lãnh đạo quản

lý coi trọng vấn đề CNTT, quan tâm, chỉ đạo sát sao tới việc ứng dụng CNTT thì ở
nơi đó việc ứng dụng CNTT chắc chắn sẽ tiến triển tốt. Ngược lại, ở đâu lãnh đạo
quản lý coi việc ứng dụng CNTT chỉ như một thứ trang sức, làm đẹp khi cần báo
cáo thì ở đó việc ứng dụng CNTT khó có thể đem lại hiệu quả thiết thực.
Chính vì những lý do trên nên đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có tầm
nhìn xa, có hiểu biết về công nghệ, nắm được vai trò quan trọng của khoa học, công
nghệ, đặc biệt là CNTT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, có trình độ, có năng
lực quản lý và khả năng chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến ứng dụng
CNTT trong thư viện.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư
viện
Hiện tại, chưa có cơ quan thông tin, thư viện hay một công trình nghiên cứu
nào đưa ra tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện. Căn cứ theo


×