Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển ổn định áp suất bao hơi bằng bộ điều khiển mờ lai ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.31 KB, 73 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
----------------------------

NGUYỄN THỊ NAM THẮNG

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH ÁP SUẤT
BAO HƠI BẰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ LAI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Mã số: 60520216

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lò hơi là thiết bị có mặt gần như trong tất cả các xí nghiệp, nhà máy, để
sản xuất hơi nước phục vụ cho quá trình sản xuất điện năng trong các nhà máy
điện; phục vụ cho các quá trình đun nấu, chưng cất các dung dịch, sấy sản phẩm
trong các quá trình công nghệ ở các nhà máy hóa chất, đường, rượu, bia, nước
giải khát, thuốc lá, dệt, chế biến nông sản thực phẩm…………
Mặt khác, một số lò hơi thế hệ cũ ( như lò hơi dây truyền I nhà máy nhiệt


điện Phả Lại) có yêu cầu phải nâng cấp hệ thống điều khiển để cải thiện chất
lượng, bằng các bộ điều khiển mới hiện đại hơn.
Vì vậy, nghiên cứu thiết kế và chỉnh định hệ thống điều chỉnh lò hơi là
một yêu cầu cần thiết đối với các thiết bị kỹ thuật thuộc đối tượng điều khiển tự
động hóa, học viên chọn đề tài:
“ Nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển ổn định áp suất
bao hơi bằng bộ điều khiển mờ lai”
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Thiết kế bộ điều khiển PID để điều khiển một quá trình của lò hơi đó là:
Điều khiển ổn định áp suất. Mô phỏng và thực nghiệm để kiểm chứng kết quả
thiết kế ( với đối tượng đối tượng điều khiển là mô hình lò hơi Nhà máy nhiệt
điện của trung tâm thí nghiệm Trường ĐHKTCN Thái Nguyên)
Đề xuất cải thiện chất lượng điều khiển bằng bộ điều khiển mới: Bô điều
khiển mờ lai
3. Nội dung của luận văn
Với mục tiêu đặt ra, nội dung luận văn bao gồm các chương sau:
Chương1: Giới thiệu về hệ thống điều khiển mức nước bao hơi trong nhà
máy nhiệt điện
Chương 2: Mô tả toán học phần điều khiển ổn định áp suất của mô hình
lò hơi ở Trung tâm thí nghiệm – Trường ĐHKTCN Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3
Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển PID để điều khiển và ổn định áp suất
của bao hơi
Chương 4: Thiết kế bộ điều khiển mờ lai để cải thiện chất lượng điều
khiển và ổn định áp suất của bao hơi
Kết luận và kiến nghị


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC NƢỚC BAO HƠI
TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
1.1. Tổng quan về nhà máy nhiệt điện
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó
điện năng đóng vai trò quan trọng. Điện năng không những cung cấp cho các
ngành công nghiệp mà nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng tăng lên. Chính vì
lí do đó nên ngành điện luôn là ngành mũi nhọn của nhà nước. Ở nước ta thì các
nhà máy nhiệt điện vẫn cung cấp một lượng điện năng không nhỏ cho mạng lưới
điện quốc gia. Đối với các nhà máy nhiệt điện hiện nay thì nhiên liệu chính sử
dụng vẫn là than và khí thiên nhiên, các loại nhiên liệu lỏng ít được sử dụng do
nhiên liệu này hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu các phương pháp điều khiển hiện
đại nhằm nâng cao chất lượng các quá trình của nhà máy nhiệt điện là rất quan
trọng. Nhà máy nhiệt điện chiếm một thị phần quan trọng trong ngành sản xuất
điện năng của đất nước. Tùy theo loại năng lượng sử dụng mà người ta chia ra
các loại nhà máy điện chính như: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà
máy điện nguyên tử, ngoài ra còn khai thác các nguồn năng lượng khác để sản
xuất điện năng như nguồn năng lượng mặt trời, sức gió nhưng với quy mô nhỏ
hơn. Hiện nay, trên thế giới và nước ta các nhà máy nhiệt điện vẫn tiếp tục được
xây dựng và không ngừng hiện đại hóa về kỹ thuật và công nghệ nhằm khai thác
tối đa về công suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Với các nguồn nhiên liệu khai thác từ thiên nhiên như than đá, dầu mỏ và
khí dầu mỏ được sử dụng để tạo nhiệt năng cho các nhà máy nhiệt điện. Hiện
nay có hai loại hình nhà máy nhiệt điện cơ bản là:

- Nhà máy nhiệt điện tuabin hơi;
- Nhà máy nhiệt điện tuabin khí.
+ Nhà máy nhiệt điện tuabin hơi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5
Với nhà nhà máy nhiệt điện tuabin hơi thì các nhiên liệu hữu cơ chủ yếu
là than bột được đốt trong lò hơi tạo nhiệt làm hóa hơi nước trong các giàn ống
sinh hơi, hơi sinh ra được vận chuyển qua các hệ thống phân ly, quá nhiệt… để
đảm bảo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng cần thiết cho việc sinh công tốt nhất phù
hợp với yêu cầu kĩ thuật và công suất thiết kế. Sau đó hơi (bão hòa) được đưa
vào các tầng cánh tuabin để sinh công tạo mômen quay hệ thống máy phát được
nối đồng trục với tuabin. Sau khi qua tuabin hơi nước được thu hồi tuần hoàn
lại.
+ Nhà máy nhiệt điện tuabin khí:
Ở nhà máy nhiệt điện tuabin khí thì không khí ngoài trời sau khi được làm
sạch, loại bỏ hơi nước được hệ thống ống dẫn đưa vào một máy nén khí để nâng
áp suất của khí lên. Khí có áp suất cao được đưa vào buồng đốt và được đốt với
nhiên liệu (thường là khí gas). Chất khí sau khi đốt có nhiệt độ và áp suất cao
được đưa vào các tầng tuabin khí để sinh công. Tuabin quay làm quay máy phát
điện và ở đầu cực của máy phát ta cũng thu được năng lượng dưới dạng điện
năng.
1.1.1. Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện
Nguyên lý sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện là chuyển hoá nhiệt năng
từ đốt cháy các loại nhiên liệu trong lò hơi thành cơ năng quay tuabin, chuyển
cơ năng của tuabin thành năng lượng điện trong máy phát điện. Nhiệt năng được
dẫn đến tuabin qua môi trường dẫn nhiệt là hơi nước. Hơi nước chỉ là môi
trường truyền tải nhiệt năng đi nhưng hơi nước vẫn phải đảm bảo chất lượng (

như phải đủ áp suất, đủ độ khô) trước khi vào tuabin để sinh công. Nhiệt năng
cung cấp càng nhiều thì năng lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp
phát ra ở đầu cực máy phát điện sẽ được đưa qua hệ thống trạm biến áp để nâng
lên cấp điện áp thích hợp trước khi hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6
Quá trình chuyển hoá năng lượng từ hoá năng chứa trong nhiên liệu thành
nhiệt năng bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhiệt năng của quá trình đốt cháy
nhiên liệu được cấp cho quá trình tạo hơi bão hoà mang nhiệt năng. Hơi bão hoà
là môi trường truyền nhiệt từ lò đến tuabin. Tại tuabin nhiệt năng biến đổi thành
cơ năng, sau đó từ cơ năng chuyển hoá thành điện năng. Quá trình chuyển hoá
năng lượng đó có thể được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 1.1. Quá trình chuyển hóa năng lượng

1.1.2. Chu trình nhiệt trong nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển hóa nhiệt năng
thành cơ năng rồi sau đó thành điện năng; nhiệt năng được tạo thành từ việc đốt
cháy các nhiên liệu: than đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ... tại buồng đốt làm nước
trong lò hơi chuyển hóa thành hơi nước. Nước ngưng từ các bình ngưng tụ của
tuabin sẽ được bơm nước ngưng đưa vào các bình gia nhiệt hạ áp. Tại đây, nước
ngưng được gia nhiệt bởi hơi nước trích ra từ các cửa trích hơi qua tuabin. Nước
sau khi được sấy nóng bởi bộ gia nhiệt hạ áp đến 1400C, sẽ được đưa lên bình
khử khí 6at, tại đây nước sẽ được khử hết các bọt khí còn lẫn trong nước. Nước
sau khi được khử khí, được các bơm cấp nước đưa qua các bình gia nhiệt cao áp
để tiếp tục được gia nhiệt bởi hơi nước trích ra từ các cửa trích hơi ở xilanh cao

áp của tuabin đến nhiệt độ 230oC. Sau khi được gia nhiệt ở gia nhiệt cao áp,
nước được đưa qua bộ hâm nước ở đuôi lò trước khi đi vào bao hơi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

7
Nước ở bình bao hơi theo vòng tuần hoàn tự nhiên chảy xuống các giàn
ống sinh hơi, nhận nhiệt năng từ buồng đốt của lò biến thành hơi nước và trở về
bình bao hơi. Trong bình bao hơi phần trên là hơi bão hòa ẩm, phía dưới là nước
ngưng. Hơi bão hòa trong bình bao hơi không được đưa ngay vào tuabin mà
được đưa qua các bộ quá nhiệt( bộ sấy hơi) và các bộ làm mát( bộ phun giảm
ôn). Hơi sau khi đảm bảo chất lượng được đưa sang quay tuabin. Sau khi sinh
công ở các tầng cánh tuabin hơi nước được ngưng tụ tại bình ngưng. Công do
tuabin sinh ra làm quay máy phát điện. Như vậy, nhiệt năng của nhiên liệu đã
biến đổi thành cơ năng rồi biến đổi tiếp thành điện năng, còn hơi nước là môi
chất trung gian được biến đổi theo một vòng tuần hoàn kín.

Hình1.2: Sơ đồ chu trình nhiệt của một tổ máy

1. 2. Lò hơi nhà máy nhiệt điện
1.2.1. Vai trò của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện
Trong nhà máy nhiệt điện, lò hơi sản xuất ra hơi để làm quay tua bin,
phục vụ cho việc sản xuất điện năng, đòi hỏi phải có công suất lớn, hơi là hơi
quá nhiệt có áp suất và nhiệt độ cao. Nhiên liệu đốt trong lò hơi có thể là nhiên
liệu rắn như than hoặc có thể là nhiên liệu lỏng như dầu nặng (FO), dầu diezen
(DO) hoặc nhiên liệu khí.
1.2.2. Nguyên lý làm việc của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện
Trong các lò hơi nhà máy nhiệt điện, hơi được sản xuất ra là hơi quá
nhiệt. Hơi quá nhiệt nhận được nhờ các quá trình: đun nóng nước đến sôi, sôi để

biến nước thành hơi bão hòa và quá nhiệt hơi để biến hơi bão hòa thành hơi quá
nhiệt có nhiệt độ cao trong các bộ phận của lò. Công suất của lò phụ thuộc vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

8
lưu lượng, nhiệt độ và áp suất hơi. Các giá trị này càng cao thì công suất lò hơi
càng lớn.
Hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa ngọn lửa và khói với môi chất
trong lò hơi phụ thuộc vào tính chất vật lý của môi trường (sản phẩm cháy) và
môi chất tham gia quá trình (nước hoặc hơi) và phụ thuộc vào hình dáng, cấu
tạo, đặc tính của các phần tử lò hơi.
Trên hình 1.3 trình bày nguyên lý cấu tạo của lò hơi tuần hoàn tự nhiên
hiện đại trong nhà máy điện.
Nhiên liệu và không khí được phun qua vòi phun số 1 vào buồng lửa số 2,
tạo thành hỗn hợp cháy và được đốt cháy trong buồng lửa, nhiệt độ ngọn lửa có
thể đạt tới 1 9000C. Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước trong
dàn ống sinh hơi 3, nước tăng dần nhiệt độ đến sôi, biến thành hơi bão hòa. Hơi
bão hòa theo ống sinh hơi 3 đi lên, tập trung vào bao hơi số 5. Trong bao hơi số
5, hơi được phân li ra khỏi nước, nước tiếp tục đi xuống theo ống xuống 4 đặt
ngoài tường lò rồi lại sang ống sinh hơi 3 để tiếp tục nhận nhiệt. Hơi bão hòa từ
bao hơi số 5 sẽ đi qua ống góp hơi số 6 vào các ống xoắn sẽ nhận nhiệt từ khói
nóng chuyển động phía ngoài ống để biến thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao
hơn và đi vào ống góp để sang tua bin hơi và biến đổi nhiệt năng thành cơ năng
làm quay tua bin.

Hình1.3: Nguyên lý cấu tạo của lò hơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

9

Ở đây, ống sinh hơi số 3 đặt phía trong tường lò nên môi chất trong ống
nhận nhiệt và sinh hơi liên tục do đó trong ống sinh hơi 3 là hỗn hợp hơi và
nước, còn ống xuống 4 đặt ngoài tường lò nên môi chất trong ống 4 không nhận
nhiệt do đó trong ống 4 là nước. Khối lượng riêng của hỗn hợp là hơi và nước
trong ống 3 nhỏ hơn khối lượng riêng của nước xuống ống 4nên hỗn hợp trong
ống 3 đi lên, còn nước trong ống 4 đi xuống liên tục tạo nên quá trình tuần hoàn
tự nhiên.
Buồng lửa trên hình 1.3 là buồng lửa phun, nhiên liệu được phun vào và
cháy lơ lửng trong buồng lửa. Quá trình cháy nhiên liệu sảy ra trong buồng lửa
và đạt đến nhiệt độ rất cao, từ 13000C – 19000C, chính vì vậy hiệu quả trao đổi
nhiệt bức xạ giữa ngọn lửa và giàn ống sinh hơi rất cao và lượng nhiệt dàn ống
sinh hơi thu được từ ngọn lửa chủ yếu là do tra đổi nhiệt bức xạ. Để hấp thụ có
hiệu quả nhiệt lượng bức xạ của ngọn lửa đồng thời bảo vệ tường lò khỏi tác
dụng của nhiệt độ cao và những ảnh hưởng xấu của tro nóng chảy, người ta bố
trí các dàn ống sinh hơi 3 xung quanh tường buồng lửa.
Khói ra khỏi buồng lửa, trước khi vào bộ quá nhiệt đã được làm nguội
một phần ở cụm phecston, ở đây khói chuyển động ngoài ống truyền nhiệt cho
hỗn hợp hơi nước chuyển động trong ống. Khói ra khỏi bộ quá nhiệt, có nhiệt độ
còn cao, để tận dụng phần nhiệt thừa của khói khi ra khỏi bộ quá nhiệt, ở phần
đuôi lò người ta đặt thêm bộ hâm nước và bộ sấy không khí.
Bộ hâm nước có nhiệm vụ gia nhiệt cho nước để nâng nhiệt độ của nước
từ nhiệt độ ra khỏi bình gia nhiệt lên đến nhiệt độ sôi và cấp vào bao hơi 5. Đây
là giai đoạn đầu tiên của quá trình cấp nhiệt cho nước để thực hiện quá trìnhhóa
hơi đẳng áp nước trong lò. Sự có mặt của bộ phận hâm nước sẽ làm giảm tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

10
diện tích bề mặt đốt của lò hơi và sử dụng triệt để hơn nhiệt lượng tỏa ra khi
cháy nhiên liệu.
Như vậy hâm nước và bộ sấy không khí đã hoàn trả lại buồng lửa một
phần nhiệt đáng lẽ bị thải ra ngoài. Chính vì vậy người ta còn gọi bộ hâm nước
và bộ sấy không khí là bộ tiết kiệm nhiệt.
Như vậy, từ khi vào bộ hâm nước đến khi ra khỏi bộ quá nhiệt của lò hơi,
môi chất ( nước và hơi) trải qua các bộ phận hấp thu nhiệt trong bộ hâm nước
đến sôi, sôi trong dàn ống sinh hơi, quá nhiệt trong bộ quá nhiệt.
1.2.3. Các đặc tính kỹ thuật của lò hơi
Đặc tính kỹ thuật chính của lò là đại lượng thể hiện số lượng và chất
lượng hơi được sản xuất ra. Số lượng hơi được sản xuất ra được xác định bằng
sản lượng hơi còn chất lượng hơi được xác định bằng thông số hơi.
+ Thông số hơi của lò:
Đối với lò hơi của nhà máy điện, hơi sản xuất ra là hơi quá nhiệt nên
thông số hơi của lò được biểu thị bằng áp xuất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: P qn
(Mpa), tqn(0C).
+ Sản lượng hơi của lò:
Sản lượng hơi của lò là lượng hơi mà lò sản xuất ra được trong một đơn vị
thời gian (Kg/h hoặc Tấn/h). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng:
- Sản lượng hơi định mức (Dđm): là sản lượng hơi lớn nhất lò có thể đạt
được, đảm bảo vận hành trong thời gian lâu dài, ổn định với các thông số hơi đã
cho mà không phá hủy hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của lò.
- Sản lượng hơi cực đại (Dmax): là sản lượng lớn nhất lò có thể đạt được,
nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa là lò không thể làm việc lâu dài với
sản lượng hơi cực đại được. Sản lượng hơi cực đại bằng:
Dmax = (1,1 – 1,2) Dđm


(2-1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

11
- Sản lượng hơi kinh tế là sản lượng hơi mà ở đó lò làm việc với hiệu quả
kinh tế cao nhất. Sản lượng hơi kinh tế bằng:
Dkt = (0,8 – 0,9) Dđm

(2-2)

+ Hiệu suất của lò:
Hiệu suất của lò là tỷ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được ( hay
còn gọi là nhiệt lượng có ích) với lượng nhiệt cung cấp vào cho lò.
Hiệu suất của lò ký hiệu bằng: 



'
D ( iqn ihn
)

BQtlv

(2-3)

Trong đó: D là sản lượng hơi (kg/h)

iqn là entanpi của hơi quá nhiệt (Kj/kg)
i’hn là entanpi của nước đi vào bộ hâm nước (Kj/kg)
B là lượng nhiên liệu tiêu hao trong một giờ (kg/h)
Qtlv là nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu (Kj/h)
+ Nhiệt thể tích của buồng lửa:
Nhiệt thể tích của buồng lửa là nhiệt lượng sinh ra trong một đơn vị thời
gian trên một đơn vị thể tích của buồng lửa:

qv 

BQtlv
Vbl

(W / m3 )

(2-4)

Trong đó:
Vbl: thể tích buồng lửa (m3), B(kg/s)
Đối với các lò mhỏ hơn người ta còn chú ý đến các đặc tính sau đây
+ Nhiệt thể diện tích trên ghi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

12
Nhiệt thể diện tích trên ghi là nhiệt lượng sinh ra trong một đơn vị thời
gian trên một đơn vị diện tích bề mặt của ghi:


qr 

BQtlv
R

(W / m2 )

(2-5)

R: Diện tích bề mặt ghi (m2)
+ Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi:
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn
vị diện tích bề mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là S

S

D
H

(kg / m2 h)

(2-6)

D: Sản lượng hơi của lò (kg/h)
H: diện tích bề mặt sinh hơi(bề mặt đốt) (m2)
1.2.4. Các hệ thống điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện
Vận hành lò hơi là một công việc thao tác điều khiển phức tạp. Quá trình
vận hành lò hơi không tách khỏi quá trình vận hành chung toàn nhà máy. Mỗi
một sự thay đổi của một khâu nào đó trong nhà máy đều dẫn đến sự thay đổi chế
độ vận hành của lò hơi và đòi hỏi các thao tác điều khiển lò tương ứng.

Nhiệm vụ của công tác vận hành lò hơi là đảm bảo sao cho lò hơi làm
việc ở trạng thái kinh tế nhất, an toàn nhất trong một thời gian lâu dài. Cụ thể
không những trong quá trình vận hành lò hơi không để xảy ra sự cố mà còn phải
bảo đảm lò làm việc có hiệu suất cao nhất và tương ứng là lượng than tiêu hao
để sản xuất 1kg hơi là nhỏ nhất. Các thông số của lò hơi như áp suất hơi trong
bao hơi hoặc ở ống góp hơi chung, nhiệt độ hơi quá nhiệt, mức nước trong bình
bao hơi, hệ số không khí thừa, chân không buồng lửa, hàm lượng muối trong
nước cấp lò hơi và trong bao hơi… phải được giữ cố định và chỉ được phép thay
đổi trong một phạm vi giới hạn cho phép tương đối nghiêm khắc.
1.2.4.1. Lò hơi là một đối tượng điều khiển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

13
Đầu ra của hệ thống điều khiển lò hơi là điện năng, được cung cấp lên
lưới điện tiêu thụ quốc gia. Chính vì vậy, giá trị công suất phát của nhà máy điện
thay đổi tùy thuộc nhu cầu sử dụng điện. Giá trị công suất công suất này được
yêu cầu từ trung tâm điều độ quốc gia. Đối với hệ thống điều khiển lò hơi, công
suất điện phát ra phụ thuộc vào lưu lượng hơi đưa đến tuabin của máy phát, lưu
lượng hơi dẫn vào tuabin nhiều thì nhiệt được truyền theo và sinh công càng
nhiều, do vậy điện năng sản xuất ra càng lớn (chuyển hóa năng lượng từ nhiệt
năng thành cơ năng và thành điện năng) làm cho công suất của máy phát tăng
lên và ngược lại. Nên khi có yêu cầu về công suất điện phát ra thay đổi thì phải
thay đổi lưu lượng hơi đưa vào tuabin, kéo theo đó là yêu cầu nhiệt năng tăng
lên, nhiên liệu đưa vào lò phải tăng lên và nước cấp vào bao hơi cũng phải tăng
lên để có được sản lượng hơi yêu cầu.
Lò hơi là một hệ thống có nhiều đầu vào và có nhiều đầu ra. Đầu vào của
lò hơi bao gồm nhiên liệu (than, dầu), gió đảm bảo cung cấp O2 cho quá trình
cháy và lượng nước cấp xuống từ bao hơi. Đầu ra của lò bao gồm hơi nước bã

hòa thoát ra từ bao hơi, lượng nước thừa đi xuống, lượng khói thải và xỉ (tro) từ
quá trình cháy. Như vậy năng lượng đưa vào lò chính là hóa năng có chứa trong
nhiên liệu. Năng lượng hữu ích đầu ra của lò được mang đi bởi hơi nước bão
hòa (nước là môi chất truyền nhiệt năng). Đầu vào và ra có quan hệ mật thiết với
nhau, với mỗi yêu cầu thay đổi đầu ra là công suất máy phát điện thì cần phải
điều khiển nhiên liệu vào như than, gió đáp ứng được sản lượng hơi mong
muốn.
1.2.4.2. Giới thiệu chung hệ thống điều khiển lò hơi
Hệ thống điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện là một hệ thống điều khiển
có cấu trúc phức tạp với hàng trăm mạch vòng điều khiển khác nhau, giám sát
và điều khiển hàng trăm tham số. Trong lò hơi các quá trình điều khiển gió vào
lò, nhiên liệu, quá trình cháy, hơi, nước cấp... đều có tác động và ảnh hưởng lẫn
nhau, để đạt được hiệu suất tối đa, đáp ứng yêu cầu tải thì cùng lúc phải phối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full














×