Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.3 KB, 4 trang )

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. PHÁT HUY LỢI THẾ
- Theo phân tích của một số chuyên gia, nhiều yếu tố nội sinh từ thành phố này là tác
nhân quan trọng giúp thành phố phát triển vượt trội liên tục trong nhiều năm qua, nhất là
về kinh tế.
+ Trước hết, thành phố có cơ cấu kinh tế hiện đại. Từ năm 2003, thành phố xác định
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp và hai lĩnh vực này chiếm
đến 99% GDP thành phố.
+ Thứ hai là về chất lượng lao động của TP, Năm 2015, lực lượng lao động của TP Hồ
Chí Minh chiếm 9% lao động cả nước, nhưng số lượng có trình độ đại học, cao đẳng
chiếm đến 21,2% tổng số lao động trình độ cao của cả nước. Nhờ phát huy hiệu quả lực
lượng lao động tăng cả về quy mô, chất lượng cùng với các yếu tố khác, bình quân trong
giai đoạn 2011-2016, tăng số lượng lao động đã đóng góp khoảng 24% tăng trưởng GDP;
tăng năng suất lao động đóng góp khoảng 75% tăng trưởng GDP của thành phố.
+ Thứ 3 là về lực lượng doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh có lực lượng doanh nghiệp (DN)
lớn nhất nước, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2016, số lượng DN đang hoạt động
ở thành phố chiếm gần 34% DN đang hoạt động của cả nước. Thành phố đã phát huy lợi
thế là trung tâm tài chính lớn nhất nước với hơn một nửa lượng kiều hối của cả nước, gần
27% tổng dư nợ tín dụng và khoảng 30% tổng huy động tín dụng của cả nước.
– Số liệu theo tổng cục thống kê
II. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Xã hội ta ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng phải có chất lượng để
đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay đã là thời đại của 4.0, mọi thứ đều được kết
nối với nhau, máy móc thiết bị đang thay thế hoàn hảo cho con người về hoạt động sản
xuất, vì vậy ta cần một đội ngũ có trình độ cao để vận hành máy móc, thiết bị ấy, và
TP.HCM cũng vậy, để sánh với các đô thị hàng đầu Hoa Kì như New York, của Nhật như
Tokyo, của Trung Quốc như Thượng Hải, Bejjing, … ta cũng cần có đội ngũ lao động
tiên tiến, trình độ cao, và làm việc hiệu quả.
+ Xây dựng môi trường học tập tiên tiến : Cần tổ chức những khóa học cho người lao
động với chương trình thực tế, tiên tiến và lộ trình khoa học, theo đó là những buổi thực
hành, áp dụng thực tế, để kiến thức trở thành kĩ năng, tránh bị mai một. Để làm được điều


này, ta cần sự góp sức của chính phủ và sự hợp tác của cộng đồng người lao động.
+ Hỗ trợ tài chính : Mục đích cuối cùng của người lao động là kiếm tiền, học cũng là
một cách kiếm tiền, nhưng trong ngắn hạn nó là một loại chi phí, vì vậy, để khuyến khích
học tập, cần thiết lập quĩ tương hỗ, quĩ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trợ cấp học bổng


thực tập nước ngoài, và tăng lương theo trình độ,… để tạo động lực cho người lao động,
góp phần làm doanh nghiệp phát triển nói riêng, cũng như sự phát triển toàn diện của
Thành Phố, của cả nước nói chung.
- Cả thế giới đang hướng vào thời đại công nghệ, giáo dục là hoạt động có tính toàn
cầu.Chức năng của giáo dục là tạo ra một thế hệ lao động mới có trình độ và đặc biệt tạo
ra một đội ngũ có tác phong dịch vụ, công nghệ nhằm đáp ứng điều kiện làm việc hiện
đại hiện nay. Muốn làm được điều này chúng ta phải làm cho nó trở thành sự nghiệp toàn
dân, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
III. HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Hồ Chí Minh là Thành phố có vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên nhân lực dồi dào, có
tiềm năng phát triển kinh tế, vì thế ta nên tận dụng tối đa những thứ ấy. Mà để tận dụng
tối đa, chúng ta cần nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực,… Vì
vậy, huy động vốn trong nước và ngoài nước là biện pháp tối ưu nhất.
+ Để huy động vốn hiệu quả, ta cần một số giải pháp :
◦ Tạo môi trường khuyến khích và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả
◦ Phát triển thị trường tài chính
◦ Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ
◦ Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngân sách
+ Cần quản lí chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng, bảo đảm quyền lợi cho người đầu tư,
cam kết thu hồi vốn và áp dụng những động cơ khuyến khích, bên cạnh đó nên cân bằng
nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm giữ nền kinh tế có dòng vốn ổn định.
IV. ÁP DỤNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀO KINH TẾ
- Chúng ta có vị trí thuận lợi, có nguồn nhân lực, vấn đề về phát triển, đào tạo nguồn
nhân lực đã đề cập ở trên. Vậy ta chỉ còn thiếu yếu tố tiến bộ của khoa học – công nghệ.

Nhìn chung TP.HCM gần đây đã có áp dụng sự phát triển của khoa học – công nghệ vào
sản xuất, tuy nhiên vẫn còn hạn chế do yếu tố “truyền thống” và nguồn vốn hạn hẹp.
- Vậy để giải quyết, ta có một số biện pháp sau :
+ Tạo vốn cho hoạt động KH – CN xã hội hóa và đa dạng các nguồn vốn. Ưu tiên vốn
cho công tác nghiên cứu và phát triển, triển khai KH – CN.
+ Mở quan hệ quốc tế về KH – CN. Đa dạng hóa phương thức hợp tác phát triển các
ngành công nghệ cao. Có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ KH – CN trong
và ngoài nước để tham gia nghiên cứu trong nước.
+ Cần phát triển nguồn nhân lực cho KH – CN. Xây dựng chiến lược phát triển đội
ngũ cán bộ KH – CN, bồi dưỡng nhân tài. Hợp tác với các nước trên thế với về đào tạo.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí KH – CN. Đổi mới trong cơ chế quản lí và tài chính


cho hoạt động này.
V. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- Một mặt khác của phát triển kinh tế, đó là ô nhiễm môi trường, kinh tế càng phát triển
đồng nghĩa với việc các nhà máy phải làm việc nhiều hơn, và dĩ nhiên, sẽ thải chất thải ra
môi trường nhiều hơn, khí thải chưa qua xử lí, nước thải chưa qua quá trình lọc, hóa chất
được xả thẳng ra môi trường, đó là hiện trạng của HCM nói riêng cũng như cả nước nói
chung. Điều này đã làm người dân phẫn nộ, tinh thần làm việc kém hơn, chất lượng công
việc cũng theo đó mà sụt giảm. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của TP.HCM,
vì vậy ta cần lưu tâm đến vấn đề này. Cải thiện môi trường sống, xử lí đúng cách các chất
thải công nghiệp, thực hiện những chính sách về phương tiện giao thông để giảm thiểu
lượng chất thải khổng lồ từ các phương tiện,…
- Có hai cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường :
+ Chính phủ sử dụng các qui định hệ thống giám sát cùng với các biện pháp cưỡng
chế trong quá trình kiểm soát và quản lí môi trường. Tuy nhiên biện pháp này không hiệu
quả kinh tế vì không cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan, bên cạnh đó nó đòi hỏi chi
phí cao gây tốn kém
+ Phương cách kinh tế : Sử dụng các công cụ kinh tế trong quá trình kiểm soát và

quản lí ô nhiễm môi trường. Nhưng đó cũng chưa phải là biện pháp cưỡng chế tốt nhất.
Vậy ta nên dành nhiều sự quan tâm chú ý đầu tư đúng mức hơn nữa cho công tác giáo
dục và nâng cao nhận thức của mọi công dân. Đây mới là biện pháp tốt nhất để có thể cải
thiện môi trường sống của thành phố chúng ta hiện nay.
VI. CHUYỂN NỀN KINH TẾ TỪ CHIỀU RỘNG SANG CHIỀU SÂU
- Hiện nay nền kinh tế Việt Nam ta đang trên đà phát triển, mà sự phát triển đỉnh cao là
tập trung vào một thứ (“one thing”). Như cách mà Mỹ họ đã làm, tập trung vào dịch vụ,
hiện nay thị trường Mỹ tập trung chủ yếu vào dịch vụ, từ tập trung vào công nghiệp vào
giai đoạn trước, bây giờ họ đẩy các nhà máy sang những nước khác, như nhà máy Apple
ở Trung Quốc. Số liệu cụ thể vào năm 2006 Dịch vụ chiếm tới 67.8% GDP của Hoa Kì.
Vậy ta cũng nên như vậy, ta nên tập trung xây dựng nền kinh tế theo thứ mà ta vốn có.
TP.HCM đứng đầu về dân số, thứ hai về diện tích, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam. Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu CN TP.HCM đã thu hút
1092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
lên đến 1.9 tỉ USDvà 19.5 nghìn tỉ đồng. Thành phố cũng đứng đầu VN với tổng lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỉ USD vào cuối năm
2007.


CHƯƠNG IV : NHIỆM VỤ THEN CHỐT VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM
- Chương III chúng ta đã đề xuất được một số giải pháp để tăng trưởng và phát triển kinh
tế trên địa bàn TP.HCM. Vậy giải pháp nào là tối ưu, trọng tâm, cần lưu tâm nhất. Và
nhiệm vụ then chốt cần đặt ra là gì để đưa nền kinh tế TP.HCM lên một tầm mới?!
1. Giải pháp trọng tâm đối với nền kinh tế TP.HCM
- Hiện nay thế giới đã trên đà đỉnh cao của nền công nghiệp 4.0, trong khi đó chúng ta
vẫn đang còn mon men dưới chân ngọn núi ấy, vậy, là một đại diện cho nước Việt Nam,
TP.HCM cần có những giải pháp để bắt kịp quốc tế, tiếp thu những tinh hoa khoa học,
công nghệ tiên tiến. Qua đó, ta cần áp dụng những biện pháp để đưa khoa học, công nghệ
tiên tiến vào sản xuất, đồng thời cử những nhân tài đi du học và đảm bảo việc những du

học sinh ấy sẽ quay về nước, việc này hết sức quan trọng. Mặt khác, phải có biện pháp
khuyến khích áp dụng khoa học, công nghệ và đầu tư ngân sách cho việc học tập những
tiến bộ về khoa học. Để làm tốt những việc trên thì thiết nghĩ ta cần có vốn, vậy việc huy
động vốn trong và ngoài nước là việc làm thiết yếu của TP.HCM ta.
2. Nhiệm vụ then chốt đối với nền kinh tế TP.HCM
- Những giải pháp đã là tiền đề để chúng ta đưa ra những nhiệm vụ, những cột mốc cần
hoàn thành. Vậy nhiệm vụ cần đặt ra là phải hoàn thành được các chỉ tiêu, đảm bảo tiến
độ công việc, xem trọng thực hiện các giải pháp.



×