BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐĂKLĂK,
NĂM 2010
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
95% CI
Khoảng tin cậy 95%
BMI
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
HATTh
Huyết áp tâm thu
HATTr
Huyết áp tâm trương
JNC
Ủy ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ JNC (Joint National
NCT
Committee)
Người cao tuổi
OR
Tỷ suất chênh (Odds ratio)
TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới
THA
Tăng huyết áp
VB/VM
Vòng bụng/ Vòng mông
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG........................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số khái niệm chung – già hóa dân số.....................................................................................3
1.2. Định nghĩa và phân loại THA..........................................................................................................6
Bảng 1.1: Phân loại THA theo JNC VI (1997).........................7
1.3. THA ở NCT......................................................................................................................................9
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........16
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................17
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................................................22
2.5. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................................................23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ............................................................................24
Bảng 3.2: Đặc điểm NCT theo trình độ học vấn....................25
Bảng 3.3: Đặc điểm NCT theo tình trạng hôn nhân.............26
Bảng 3.4: Đặc điểm NCT theo chỉ số BMI.............................27
Bảng 3.5: Tỷ số VB/VM theo giới tính....................................28
Bảng 3.6: Đặc điểm huyết áp NCT theo giới tính..................30
Bảng 3.7 : Đặc điểm huyết áp NCT theo dân tộc..................31
Bảng 3.8: Đặc điểm huyết áp NCT theo tình trạng hôn nhân
....................................................................................................32
Bảng 3.9 : Đặc điểm huyết áp theo tình trạng công việc.......32
Bảng 3.10: Tỷ lệ điều trị ở nhóm có THA..............................32
Bảng 3.11 : Sự liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại THA 34
Bảng 3.12: Sự liên quan giữa THA và chỉ số BMI.................35
Bảng 3.13: Sự liên quan giữa THA và tỉ số VB/VM..............35
3
Bảng 3.14: Sự liên quan giữa THA và hút thuốc...................36
Bảng 3.15: Sự liên quan giữa THA và uống rượu.................37
Bảng 3.16: Sự liên quan giữa THA và ăn mặn......................37
Bảng 3.17: Sự liên quan giữa THA và ăn chất béo động vật 38
Bảng 3.18: Sự liên quan giữa THA và hoạt động thể lực......38
KẾT LUẬN....................................................................................................47
KIẾN NGHỊ...................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................49
4
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG........................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số khái niệm chung – già hóa dân số.....................................................................................3
1.2. Định nghĩa và phân loại THA..........................................................................................................6
Bảng 1.1: Phân loại THA theo JNC VI (1997).........................7
1.3. THA ở NCT......................................................................................................................................9
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........16
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................17
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................................................22
2.5. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................................................23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ............................................................................24
Bảng 3.2: Đặc điểm NCT theo trình độ học vấn....................25
Bảng 3.3: Đặc điểm NCT theo tình trạng hôn nhân.............26
Bảng 3.4: Đặc điểm NCT theo chỉ số BMI.............................27
Bảng 3.5: Tỷ số VB/VM theo giới tính....................................28
Bảng 3.6: Đặc điểm huyết áp NCT theo giới tính..................30
Bảng 3.7 : Đặc điểm huyết áp NCT theo dân tộc..................31
Bảng 3.8: Đặc điểm huyết áp NCT theo tình trạng hôn nhân
....................................................................................................32
Bảng 3.9 : Đặc điểm huyết áp theo tình trạng công việc.......32
Bảng 3.10: Tỷ lệ điều trị ở nhóm có THA..............................32
Bảng 3.11 : Sự liên quan giữa nhóm tuổi và phân loại THA 34
Bảng 3.12: Sự liên quan giữa THA và chỉ số BMI.................35
5
Bảng 3.13: Sự liên quan giữa THA và tỉ số VB/VM..............35
Bảng 3.14: Sự liên quan giữa THA và hút thuốc...................36
Bảng 3.15: Sự liên quan giữa THA và uống rượu.................37
Bảng 3.16: Sự liên quan giữa THA và ăn mặn......................37
Bảng 3.17: Sự liên quan giữa THA và ăn chất béo động vật 38
Bảng 3.18: Sự liên quan giữa THA và hoạt động thể lực......38
KẾT LUẬN....................................................................................................47
KIẾN NGHỊ...................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................49
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì người cao tuổi (NCT) là từ 60 tuổi
trở lên. Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn nên
tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao và tỷ lệ NCT cũng tăng hơn so
với nhiều năm trước.
Ở các nước đang phát triển, tính đến năm 2002 có gần 400 triệu NCT. Hiện
nay, có khoảng 500 triệu NCT và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 840 triệu
người, chiếm 70% số NCT trên toàn thế giới ,.
Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, số NCT cũng đang có xu
hướng tăng nhanh. Tại Việt Nam, tỷ lệ NCT năm 1989 là 7,2%, năm 2003 là
8,65% và đến 2007 thì tỷ lệ này là 11,1% . Dự báo đến năm 2014, nước ta sẽ là
quốc gia có dân số già tức là tỷ lệ NCT lớn hơn 60 tuổi là trên 10% .
Tuổi càng cao thì bệnh tim mạch càng phổ biến. Trong đó, tăng huyết áp
(THA) là một bệnh hay gặp và có nhiều hậu quả nghiêm trọng (xơ vữa động
mạch, đột quỵ…). Một người được gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATTh) ≥
140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị
thuốc hạ huyết áp hàng ngày ,. Trên thế giới năm 2000 có khoảng 1 tỷ người
THA và dự kiến đến năm 2025 có gần 1,56 tỷ người THA . Tại Việt Nam, năm
1982 theo điều tra của Phạm Khuê có 1,95% NCT bị THA; năm 1984 thì tăng
lên 4,5% theo điều tra của Khoa tim mạch Bệnh viện Bạch Mai; đến năm 1989 –
1992, tỷ lệ này là 11,7% . THA và các yếu tố nguy cơ (nhất là các yếu tố nguy cơ
liên quan đến lối sống như hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn mặn, ăn chất béo động
vật, hoạt động thể lực ít, stress…) đã trở thành vấn đề cần giải quyết không
những bằng thuốc kiểm soát THA, mà cần hàng loạt các biện pháp truyền thông
giáo dục sức khỏe nhằm vào các yếu tố nguy cơ và lối sống tích cực cho bệnh
2
nhân. Tuy vậy, việc giáo dục nhận thức về bệnh THA cho cộng đồng và công tác
kiểm soát huyết áp chưa đạt hiệu quả cao.
Hiện tại, người cao tuổi của huyện Cư M’gar chiếm 6% dân số, trong đó có
6.515 cụ còn tham gia lao động sản xuất. Trong những năm qua người cao tuổi ở
huyện Cư M’gar đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội ở địa phương .
Tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk hiện vẫn còn chưa có thống kê đầy đủ
về tình hình THA nói chung, đặt biệt là bệnh THA ở NCT nói riêng. Ngoài ra, để
góp phần tìm hiểu cơ sở bước đầu cho việc quản lý, giáo dục sức khỏe NCT hiện
nay, chúng tôi làm đề tài “Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan ở người cao tuổi tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk năm 2010” với
các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Cư M’gar, tỉnh
Đăk Lăk năm 2010.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại
huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm chung – già hóa dân số
1.1.1. Một số khái niệm về NCT
Già là giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển sinh học của con người.
NCT là một bộ phận dân cư quan trọng trong xã hội, họ là người có công sinh
thành, nuôi dưỡng thế hệ trẻ và đã dành tất cả công sức, cuộc đời đóng góp cho
sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi tuổi đã cao, sức yếu, họ phải được quyền
nghỉ ngơi, hưởng những quyền lợi, sự chăm sóc của xã hội .
- Khái niệm NCT:
Đại hội thế giới về NCT tại Viên (Áo) năm 1982 quy định công dân từ 60
tuổi trở lên được xếp vào nhóm NCT . Tại Việt Nam, năm 2000, Quốc hội ban
hành Pháp lệnh NCT, quy định người từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt giới
tính) là NCT . Nước ta sử dụng từ “Người cao tuổi” thay cho từ “Người già”,
mang ý nghĩa tích cực hơn, thể hiện sự tôn trọng và động viên NCT ngày càng
sống khỏe, sống vui, sống hữu ích cho xã hội.
- Khái niệm về lão hóa:
Lão hóa là cơ thể biểu hiện rõ ràng sự mất khả năng thích nghi, khả năng
điều hòa các bộ phận hơn là sự suy kém chức năng riêng lẻ của từng bộ phận.
Lão hóa là một quá trình sinh học mang tính quy luật, diễn biến với tốc độ
khác nhau ở người này hay người khác tuy cùng lứa tuổi . Tốc độ lão hóa phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại lai, diễn ra liên tục trong quá trình
sống. Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi già hóa của các bộ phận muộn hơn là
thay đổi bệnh lý do suy dinh dưỡng và các yếu tố bệnh lý khác . Có người tuy ít
tuổi hơn người khác nhưng lại bị lão hóa sớm hơn. Các rối loạn thần kinh, giác
quan sẽ làm sai lệch sự tiếp nhận thông tin bên ngoài, làm cho phản ứng có thể
4
thiếu chính xác, các phản xạ chậm, thị giác và thính giác bị giảm sút về chức
năng. Các rối loạn thần kinh thực vật làm cho sự đáp ứng cơ thể bị giảm sút và
chậm trễ. Do vậy, sự lão hóa đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt của
NCT, cũng như sự hứng thú trong cuộc sống, tình cảm đối với mọi người xung
quanh hoặc NCT thấy ăn không ngon, ít thích đi lại, vui chơi và hoạt động trí tuệ
cũng bị giảm sút, nhưng nếu NCT tập luyện hợp lý, họ có thể duy trì các hoạt
động đó .
- Già hóa dân số - Khái niệm già hóa tích cực:
Già hóa dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển,
cùng một lúc phải đương đầu với hai thách thức: sự phát triển và già hóa dân số .
Tuyên ngôn Brasillia của TCYTTG năm 1996 nêu: “Chăm sóc NCT là công việc
của mọi ngành, mọi cấp theo tiêu chí”. Tuổi già khỏe mạnh là nguồn lực của gia
đình, của cộng đồng và của toàn xã hội. Do vậy, khi tuổi già, sống thọ phải đi
kèm với điều kiện sống khỏe mạnh, hòa nhập xã hội và an toàn; nên TCYTTG
đã dùng thuật ngữ “Già hóa tích cực” là đích mọi người phấn đấu và để nhận
thức rõ mối quan hệ với các yếu tố xã hội, có thể ảnh hưởng đến sự già hóa của
mỗi cá nhân và toàn bộ dân cư .
“Già hóa tích cực là quá trình hợp lý hóa các cơ hội để sống khỏe mạnh,
được hòa nhập xã hội và an ninh, nhằm tăng cường chất lượng sống khi về già”.
Từ “tích cực” ở đây để đề cập tới sự liên tục được tham gia vào các công
việc xã hội, kinh tế, văn hóa, tinh thần. Già hóa tích cực hướng tới nâng cao tuổi
thọ khỏe mạnh và chất lượng sống cho tất cả mọi người lúc già, kể cả những
người ốm yếu, tàn phế vốn luôn cần được chăm sóc. Và họ có thể có nhiều đóng
góp tích cực cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Duy trì tính tự lập và độc lập ở
tuổi già là một mục tiêu quan trọng đối với mỗi người và xã hội. Chất lượng
sống mà NCT được tận hưởng phụ thuộc vào các nguy cơ cũng như các cơ hội
mà họ trải qua trong cuộc đời, đồng thời phụ thuộc vào sự chăm sóc, hỗ trợ của
con, cháu họ và của xã hội .
5
1.1.2. Xu hướng già hóa dân số
Trên thế giới, năm 2000, số lượng NCT là 590 triệu người, chiếm gần 10%
dân số toàn cầu. Như vậy, thế giới bắt đầu bước vào ngưỡng già hóa dân số, ước
tính năm 2005 có khoảng trên 1 tỷ NCT, chiếm 14% so với tổng dân số thế giới.
Tháp dân số tam giác của năm 2002 sẽ có dạng hình trụ vào năm 2025.
NCT có độ tuổi từ 60 – 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao gần 1/2 số NCT, các nhóm
tuổi càng cao có xu hướng ngày càng tăng, nhóm từ 80 tuổi trở lên từ 0,9% năm
1999, tăng đến 1,4% dân số năm 2002 . Theo Nguyễn Thanh Ngọc và Tạ Mạnh
Cường, NCT độ tuổi 60 – 69 chiếm 61,5%, nhóm ≥ 80 tuổi chiếm 5,2% số NCT
ở phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội . Trong khi đó, tại xã Hương Vân Hương Trà - Huế thì nhóm tuổi 60 – 69 chiếm 45,8%, nhóm tuổi ≥ 80 chiếm
13,2% . Phân bố theo khu vực, hơn 80% NCT vẫn đang sống ở nông thôn. Mặc
dù tuổi thọ các vùng không khác nhau nhiều, song ở những vùng đô thị, đồng
bằng, những nơi làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình thì tỷ lệ NCT tăng rất
nhanh.
-
Về người trăm tuổi ở Việt Nam: Năm 1979, Viện Lão khoa thực hiện điều
tra ở quy mô toàn quốc, có 2731 người trăm tuổi, tương đương tỷ số 51 người
trăm tuổi trên 1 triệu dân; NCT trăm tuổi nữ cao gấp 2,59 lần NCT trăm tuổi
nam . Theo điều tra năm 1989 phát hiện có 2431 người trăm tuổi, đa số thuộc
dân tộc Kinh 63,05%, tiếp theo là dân tộc Thái 18,54%; các dân tộc khác như H
Mông, Mường, Tày, Bana, Chăm, Hroi mỗi dân tộc này có tỷ lệ khoảng 1% số
người trăm tuổi. Trong số người trăm tuổi đều cho rằng yên tâm cuộc sống, có
35,15% sức khỏe loại tốt, 48,76% còn đi lại được .
-
Về nữ hóa tuổi già ở Việt Nam: Xu hướng nữ hóa tuổi già là đặc trưng ở
nhiều Quốc gia, đó là do kết quả tuổi thọ ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Tỷ
lệ góa nữ nhiều hơn so với nam, do nước ta trải qua giai đoạn chiến tranh khá
kéo dài làm cho tử vong ở nhóm nam cao hơn nhóm nữ. Ước tính dân số năm
6
2007, NCT nam chiếm tỷ lệ 7,18% trên tổng dân số nam, thấp hơn NCT nữ
chiếm tỷ lệ 8,47% .
-
Nguyên nhân xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam: Già hóa là kết quả tất
yếu của quá trình phát triển sinh học. Tuổi thọ tăng cao, tỷ lệ sinh ngày càng thấp
và dân số thế giới ngày càng già đi đó là xu thế chung trên thế giới hiện nay. Có
thể nói rằng, yếu tố giảm sinh đã đóng vai trò chính làm tăng tỉ lệ NCT ở Việt
Nam lên đến 11,1% năm 2007 .
Việt Nam chưa phải đương đầu với hiện tượng già hóa nhanh dân số như
nhiều nước khác. Song, hiện nay với sự tăng lên nhanh chóng của nhóm NCT
trên 70 tuổi, tăng tỷ lệ NCT nữ góa, điều kiện sống khó khăn, nghèo, cô đơn của
nhiều NCT ở nông thôn, càng làm tăng các nhu cầu mà thế hệ trẻ cần bảo đảm
cho họ, điều đó đang là một thách thức lớn đối với xã hội .
1.2. Định nghĩa và phân loại THA
1.2.1. Định nghĩa
Theo TCYTTG và Hiệp hội THA quốc tế :
-
Huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140 mmHg
(18,7 kpa) và huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90 mmHg (12 kpa).
-
THA nếu huyết áp động mạch tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp động
mạch tối thiểu ≥ 90 mmHg.
Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là HATTh và huyết áp động mạch tối
thiểu còn gọi là HATTr.
Huyết áp động mạch không cố định mà có thể thay đổi trong ngày (thường
ban đêm thấp hơn ban ngày), theo tuổi (thường người già cao hơn người trẻ),
theo giới thường nữ thấp hơn nam.
1.2.2. Phân loại THA
7
Bảng 1.1: Phân loại THA theo JNC VI (1997)
Loại
Lý tưởng
Bình thường
Bình thường cao
THA
Độ 1
Độ 2
Độ 3
HA tâm thu (mmHg)
< 120
< 130
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180
HA tâm trương(mmHg)
và
< 80
và
< 85
và/hoặc
85 – 89
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
90 – 99
100 – 109
≥ 110
Khi HATTh và HATTr không cùng phân độ thì tính độ cao nhất.
Trong THA có thể chia ra:
-
THA thường xuyên.
Trong loại này có thể phân biệt.
+ THA lành tính.
+ THA ác tính.
-
THA cơn.
Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn cao
vọt. Vào những lúc có cơn này, hay có tai biến.
-
THA dao động.
Con số huyết áp có thể lúc tăng lúc giảm. TCYTTG khuyên rằng không nên
sử dụng danh từ này và nên xếp vào loại THA giới hạn, vì cho rằng tất cả các
loại THA đều ít nhiều “dao động”.
THA là một hiện tượng đo được nhưng nguyên nhân không phải luôn luôn
tìm thấy. Vì vậy người ta chia ra:
+ THA thứ phát: còn gọi là THA triệu chứng nếu tìm thấy nguyên
nhân.
8
+ THA nguyên phát: còn gọi là THA bệnh nếu không tìm thấy nguyên
nhân.
1.2.3. Nguyên nhân
1.2.3.1. THA nguyên phát: thường không tìm thấy nguyên nhân, chiếm 80 – 89%
trường hợp THA. Phần lớn trường hợp THA của người trung niên và tuổi già
thuộc loại nguyên phát.
1.2.3.2. THA thứ phát: chiếm 11 – 15% tổng số trường hợp THA.
Những nguyên nhân chính của THA là:
Nguyên nhân tại thận:
-
Viêm thận cấp.
-
Viêm thận mạn, mắc phải hoặc bẩm sinh (cầu thận, kẽ thận).
-
Thận đa nang.
-
Ứ nước bể thận.
-
U tăng tiết rênin.
-
Bệnh mạch thận (hẹp động mạch thận).
Nguyên nhân nội tiết:
-
Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn).
-
Phì đại thượng thận bẩm sinh.
-
Hội chứng Cushing.
-
U lõi thượng thận.
-
Tăng calci máu.
-
To đầu chi.
Nguyên nhân khác:
-
Hẹp eo động mạch chủ.
-
Nhiễm độc thai nghén.
-
Bệnh lý đa hồng cầu.
9
-
Hội chứng carcinoid (caxinoid ruột non).
-
Nguyên nhân thần kinh (toan hô hấp).
-
Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
-
Nguyên nhân gây THA tâm thu: rò động mạch, tĩnh mạch, bệnh Paget,
Béri béri, cường giáp trạng, hở van động mạch chủ…
1.3. THA ở NCT
1.3.1. Khái quát chung
Tuổi càng cao thì bệnh tim mạch càng phổ biến; ở người trên 65 tuổi, nó là
một nguyên nhân hay gặp của tử vong, đối với cả nam lẫn nữ trên toàn thế giới.
Các bệnh tim mạch NCT hay gặp: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xơ cơ
tim, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, THA, đột quỵ, các biến chứng của xơ vữa
động mạch, tâm phế mạn, túi phình động mạch .
Bệnh tim do THA tương đối hiếm gặp ở tuổi cao vì những người này là
sống sót của bệnh THA trước đây. Nhưng những NCT có THA lại dễ bị thiếu
máu cơ tim vì tổ chức dẫn truyền bị tăng kích thích, do đó đã bị giảm nhạy bén
với những tác động sinh hóa như thiếu oxy mô và hạ kali trong máu.
Theo định nghĩa THA của TCYTTG đã nêu trên thì 60% NCT bị THA. Tuy
nhiên huyết áp động mạch thường tăng theo tuổi nhưng không vượt quá giới
hạn .
Nguyên nhân THA ở NCT :
+ Vô căn: do sự hóa già, những thụ thể sức ép (baroreceptor) bị thay đổi,
mạch máu kém đàn hồi + tăng sức cản ngoại vi + cholesterol, LDH tăng
làm tăng rủi ro THA .
+ Thứ phát (ít có): thận, thuốc, nội tiết.
1.3.2. Đặc điểm THA ở NCT và các vấn đề liên quan
1.3.2.1. Đặc điểm chung THA ở NCT
10
Năm 2000, tỷ lệ THA trên thế giới là 1 tỷ người và dự kiến năm 2025 khoảng
1,56 tỷ người. Tỷ lệ THA tăng dần theo các độ tuổi. Nam giới từ 55 tuổi và nữ giới
từ 65 tuổi trở lên có khoảng 50% bị THA . Trong nhóm THA không được điều trị
thì có 76% có tăng HATTh đơn thuần (trong đó 71% là nam và 83% là nữ). Cũng
ở một nghiên cứu tương tự thấy rằng, ở những bệnh nhân điều trị, HATTh trung
bình vẫn còn trên mức mục tiêu, trong khi HATTr trung bình thì đạt dưới mức
mục tiêu ở các nhóm tuổi . THA gây biến chứng cho 62% bệnh lý mạch máu não
và 49% bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nếu tổ chức tốt việc dự phòng và điều trị THA
thì sẽ giảm 40% nguy cơ đột quỵ và 15 % nguy cơ nhồi máu cơ tim .
Mức độ HATTh ở NCT có liên quan chặt chẽ với các biến cố tim mạch,
hơn là mức độ HATTr hoặc mức độ áp lực mạch (pulse pressure – độ chênh giữa
HATTh và HATTr . Theo NHANES III có 87% các bệnh nhân THA là tăng
HATTh đơn thuần .Tăng HATTh được xem như là yếu tố chính quyết định của
THA mà các nghiên cứu đã chỉ ra nó chính là một yếu tố nguy cơ độc lập và các
thử nghiệm can thiệp sớm tập trung vào việc làm giảm đi HATTh để giảm các
nguy cơ.
Tại Việt Nam, theo điều tra của Phạm Khuê và cộng sự năm 1982, tỷ lệ
THA chung là 1,95% và ở người trên 60 tuổi là 9,2%, năm 1984 theo điều tra
của Khoa Tim mạch bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ THA là 4,5%; theo điều tra dịch
tễ học bệnh THA ở Việt Nam của Trần Đỗ Trinh năm 1989-1992, tỷ lệ THA
chung cho cả hai miền Nam Bắc là 11,7%, trong đó tỷ lệ THA ở các vùng miền
có khác nhau .
Các yếu tố nguy cơ của THA bao gồm tuổi cao, giới nam, chỉ số khối cơ
thể tăng, béo bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông (VB/VM) tăng, rối loạn đường
máu, rối loạn mỡ máu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình huyết thống có người
THA. Yếu tố liên quan mạnh nhất đến THA là mức độ béo phì ,,,. THA và các
yếu tố nguy cơ (nhất là các yếu tố liên quan đến lối sống) đã trở thành vấn đề cần
giải quyết không những bằng thuốc kiểm soát THA, mà cần hàng loạt các biện
11
pháp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm vào các yếu tố nguy cơ về lối sống
theo hướng tích cực cho bệnh nhân ,.
1.3.2.2. Tuổi
THA xảy ra như là một kết quả của lứa tuổi ở xã hội công nghiệp hóa, dẫn
đến THA có ở một tỷ lệ cao NCT. Tuy nhiên THA ở NCT thay đổi theo từng độ
tuổi. Tăng HATTh là loại THA thường gặp ở lứa tuổi 50 trở lên, là kết quả của
tăng cả HATTh và HATTr trong một thời gian dài có hoặc không có điều trị .
Theo tác giả Nguyễn Thanh Ngọc và Tạ Mạnh Cường, nhóm tuổi 70 - 79 có tỷ lệ
THA là 47,1%, nhóm người từ 60 - 69 tuổi là 31,7%, người trên 80 tuổi là 45,5% .
Sự gia tăng huyết áp theo tuổi hầu như là có liên quan đến việc thay đổi
cấu trúc động mạch vành và đặc biệt là sự đàn hồi của các mạch máu lớn .
1.3.2.3. Giới
Dưới 60 tuổi, phụ nữ ít THA hơn nam giới; tuy nhiên từ tuổi 60 tần suất
THA của nữ bằng hoặc vượt nam giới . Đối với phụ nữ, sau thời kỳ mãn kinh,
tần suất THA của nữ cao gấp 2 so với thời kỳ còn kinh nguyệt. Do phụ nữ lớn
tuổi có các động mạch kém đàn hồi hơn những người đàn ông lớn tuổi. Điều này
chỉ ra rằng những phụ nữ trẻ tuổi có ít động mạch kém đàn hồi hơn những người
đàn ông cùng tuổi .
Một nghiên cứu về quản lý THA ở Anh cho thấy 78% nam NCT và 83% nữ
NCT có THA . Tại Việt Nam, theo tác giả Dương Vĩnh Linh tại Hương Trà – Huế
năm 2004 thì tỷ lệ NCT ở nữ gấp 2 lần nam với 67,4% (p < 0,001) . Trong khi đó,
tại Đống Đa, Hà Nội năm 2007, nam NCT có THA chiếm 48,5%, cao hơn 1,96
lần so với nữ NCT (p = 0,024) .
1.3.2.4. Béo phì
Theo TCYTTG, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình
thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây
là một tình trạng bệnh lý bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố dinh
12
dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều calorie, lối sống ít vận động. Nếu năng lượng đưa
vào lớn hơn năng lượng tiêu thụ thì sự tăng cân sẽ xuất hiện .
Một cách đo lường đơn giản: BMI (Body Mass Index) thường được sử
dụng để đánh giá béo phì trong cả dịch tễ học cũng như trong thực hành lâm
sàng .
Một người được coi là bình thường khi BMI < 25 kg/m 2 (BMI: cân nặng
chia cho bình phương chiều cao); quá cân khi BMI từ 25 – 29,9 kg/m 2; béo phì
khi > 30 kg/m2. Quá cân hoặc béo phì sẽ gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường,
THA, bệnh tim và đột quỵ .
Ngoài ra, ở các nước Châu Á còn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
dạng nam dựa vào tính tỷ số VB/VM như sau:
Béo bụng: - Nếu ở nam giới VB/VM ≥ 0,95.
- Nếu ở nữ giới VB/VM ≥ 0,85.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động
không những ở các quốc gia phát triển và ở cả các quốc gia đang phát triển . Đây
là một bệnh rất thường gặp và là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tăng tỷ lệ tử
vong, làm giảm năng suất lao động ở người mắc bệnh. Nói chung THA là nguồn
gốc của vấn đề sức khoẻ cộng đồng bởi các hậu quả của nó ảnh hưởng lên các cá
nhân về mặt thể chất, tâm lý xã hội. Điều trị cho tới nay còn nhiều khó khăn và
tiền của. Thay đổi lối sống nhằm giảm cân là biện pháp cần thiết cho mọi bệnh
nhân THA có kèm quá cân hoặc béo phì.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Ngọc và Tạ Mạnh Cường, những người thừa
cân có tỷ lệ THA là 41% cao hơn những người gầy khoảng hơn 2 lần, những
người có tỷ số VB/VM bình thường bị THA là 36,8% không cao hơn tỷ lệ THA
ở những người bị béo bụng là 38,7% .
Trong đó, những người thừa cân có nguy cơ THA cao hơn so với người gầy
(chuẩn) là 1,61 lần, người béo phì có nguy cơ THA hơn chuẩn là 5,2 lần . Đối với
13
tác giả Nguyễn Văn Hoàng và cộng sự thì tỷ lệ béo bụng chung là 39,4% . Trong
khi đó tác giả Mai Văn Thìn chỉ ra tỷ lệ VB/VM của nam NCT trong giới hạn
bình thường, nữ NCT thì nằm trong giới hạn béo bụng .
1.3.2.5. Uống bia rượu
Rượu bia có ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp và việc sử dụng thường
xuyên một lượng rượu lớn trên các mức độ an toàn có xu hướng bị huyết áp cao
thường xuyên hơn những người không uống .
Về mặt lý thuyết, lý tưởng nhất vẫn là không uống nhiều bia, rượu, nếu đã
uống thì theo TCYTTG nên giữ ở mức không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với
nam và không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ. Đối với người Việt Nam, theo
Lê Sĩ Liêm, mức độ an toàn đối với nam là không quá 2 đơn vị rượu/ngày (20
gam rượu nguyên chất), đối với nữ là là không quá 1 đơn vị rượu/ngày (10 gam
rượu nguyên chất) .
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến việc tăng cân do lượng calorie
cao hơn, điều này lại có thể dẫn tới THA. Ngoài ra, rượu bia còn có tác dụng làm
giảm nồng độ canxi và magiê trong cơ thể, điều này có thể làm THA. Như vậy,
mối liên hệ giữa rượu và huyết áp cao làm ảnh hưởng tới bệnh nhân theo hai
cách khác nhau. Bên cạnh đó, nó làm cho việc chữa trị THA trở nên khó khăn
hơn vì bị tác dụng của rượu cản trở .
Trong một số nghiên cứu thấy rằng, tại Hương Thủy – Huế, tác giả Hoàng
Văn Ngoạn cho thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ uống rượu, bia . Điều này nhiều tác
giả cũng khẳng định rượu làm mất tác dụng của thuốc điều trị THA, những người
uống nhiều rượu có tỷ lệ THA gấp đôi so với người không uống rượu .
Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (1999 - 2000) và một
số nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa THA và thói quen uống rượu ,. Tuy
nhiên có một số những nghiên cứu sự tương quan là không rõ ,,.
1.3.2.6. Hút thuốc lá
14
Hút thuốc lá, mặc dù không phải là một nguyên nhân THA, song đây cũng
là một yếu tố nguy cơ quan trọng đến bệnh, vì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở
người THA có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với người THA không hút thuốc
lá và 25% những trường hợp thiếu máu cơ tim có nguyên nhân từ hút thuốc lá ,.
Các tác hại của thuốc lá lên hệ tim mạch bao gồm :
-
Làm xấu tình trạng lipid máu.
-
Gia tăng béo phần bụng (hội chứng chuyển hóa).
-
Gia tăng đề kháng insulin.
-
Giảm khả năng dãn động mạch tùy thuộc nội mạc.
-
Gia tăng khối lượng cơ thất trái.
-
Tăng hoạt hệ giao cảm.
-
Tăng độ cứng thành động mạch.
-
Tăng tiến triển đến suy thận trên cả bệnh nhân THA lẫn bệnh nhân
bệnh vi cầu thận.
Ngưng hút thuốc lá là một trong các biện pháp hiệu quả nhất để giảm các
yếu tố nguy cơ tim mạch.
Trong một nghiên cứu liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh phổi tắt nghẽn
mạn tính trên 837 người công nhân có độ tuổi từ 45 trở lên, cho thấy tỷ lệ hút
thuốc lá chung là 51,73% (nam 87,91% và nữ là 1,15%) . Theo tác giả Hoàng
Văn Ngoạn, hút thuốc lá có liên quan tới mức độ THA .Thói quen này theo các
tác giả cũng đồng tình là thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 4 lần, đột
tử lên 5 lần, tai biến mạch máu não lên 1,5 lần, nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp
1,45 lần so với người không hút thuốc lá . Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thanh
Ngọc và Tạ Mạnh Cường thấy không có sự liên quan giữa THA và hút thuốc lá ở
NCT tại Đống Đa - Hà Nội .
15
Trên thế giới hiện đang có 1,3 tỉ người hút thuốc lá, 82% là ở những nước
đang phát triển, nếu tình trạng này tiếp tục gia tăng thì ước chừng có khoảng 1 tỉ
người tử vong liên quan đến thuốc lá trong suốt thế kỷ 21 .
1.3.2.7. Ăn mặn
Chỉ Natri dưới dạng sodium chloride (NaCl) làm THA; các natri dưới dạng
khác như sodium bicarbonate có rất ít hay không có ảnh hưởng lên huyết áp. Chỉ
nên dùng 2,4g natri (hoặc 6g NaCl) một ngày. Ăn quá mặn, tới 15 – 20 g
NaCl/ngày có thể làm mất hiệu quả hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu . Ngoài ra ăn
mặn còn làm tăng tử vong tim mạch. Tuy nhiên hạn chế tuyệt đối muối natri
trong thức ăn là điều không thể thực hiện được. Do đó, nên hạn chế vừa phải:
tránh thức ăn chế biến sẵn, tránh thêm muối nước mắm khi nấu món ăn.
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Ngoạn cho thấy tỷ lệ ăn mặn càng cao
thì tỷ lệ THA càng tăng . Tác giả Nguyễn Thanh Ngọc và Tạ Mạnh Cường thì
không thấy có sự liên quan giữa ăn mặn và THA . Theo tác giả Theodore
Akotchen (2001) nếu giảm lượng muối ăn sẽ giảm nguy cơ THA 20% trong vòng
3 - 4 năm . Ngoài ra, giảm muối ăn còn tác dụng giảm biến chứng tim mạch và
tổn thương cơ quan đích .
1.3.2.8. Chế độ ăn nhiều mỡ động vật
Chế độ ăn nhiều mỡ động vật là nguy cơ trực tiếp của các bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác động của
chất béo bão hòa đến huyết áp cho thấy sự tương quan này là không rõ. Tuy
nhiên, nhiều tài liệu khoa học khác khuyến cáo không nên ăn mỡ động vật và
hàm lượng chất béo bão hoà sử dụng hàng ngày nên dưới 10% tổng năng lượng
nhu cầu của cơ thể . Chế độ ăn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thu nhập,
thói quen ăn uống. Chưa có nhiều thông tin về tỷ lệ người dân có thói quen ăn
nhiều mỡ động vật ở những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.
1.3.2.9. Hoạt động thể lực
16
Theo TCYTTG, hoạt động thể lực bao gồm 4 thành phần: tập thể dục; thể
thao; công việc chân tay; đi lại bằng phương tiện không có động cơ; và một số
việc nhà như gánh nước, kiếm củi,… đòi hỏi hoạt động thể lực cao. Đối với các
nước đang phát triển, tập thể dục thể thao để duy trì sức khoẻ chưa phải quan
trọng trong khi đa phần dân số là người lao động chân tay, nhưng đối với những
người có nghề văn phòng, dịch vụ, người trên tuổi lao động thì tập thể dục thể
thao trở thành quan trọng để duy trì sức khoẻ và phòng các bệnh không lây
nhiễm .
Ít vận động thể lực kèm ăn nhiều calorie cũng làm tăng cân, dẫn đến béo
phì. Tăng vận động thể lực giúp hạ huyết áp. Mỗi ngày nên tập luyện thể lực (ví
dụ: đi bộ nhanh, đạp xe…) ít nhất 30 phút, tất cả các ngày trong tuần. Sự tập
luyện đều đặn như vậy sẽ giảm được huyết áp từ 5 đến 7 mmHg và giúp phòng
ngừa một số bệnh tật mạn tính và cải thiện chất lượng sống rõ rệt , những nghiên
cứu trong và ngoài nước cũng chứng minh được tăng hoạt động thể lực làm giảm
tình trạng THA ,.
Chưa có số liệu chính xác là có bao nhiêu người tập thể dục thể thao
thường xuyên trên thế giới. Theo TCYTTG (2000) Indonesia, Thái Lan thuộc
nhóm quốc gia có khoảng 15% người hoàn toàn không hoạt động thể lực. Tỷ lệ
này ở Malaysia, Philippine, và Việt Nam là 16%. Tỷ lệ không hoạt động thể lực
ở nữ giới nhiều hơn ở nam .
Theo tác giả Nguyễn Thanh Ngọc và Tạ Mạnh Cường, chưa xác định được
mối liên quan giữa THA và thói quen tập thể dục hàng ngày ở NCT . Trong khi
đó, nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Ngoạn cho thấy hoạt động thể lực càng ít
thì mức độ THA càng cao (p < 0,05) .
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người dân ≥ 60 tuổi tại 15 xã và 2 thị trấn thuộc
huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 15 xã và 2 thị trấn của huyện
Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.2.2. Thời gian: Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm thu thập các thông tin về tình
hình THA và các yếu tố liên quan ở NCT ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.3.2. Chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho 1 tỷ lệ:
n = Z21- α/2 p(1 − p )
d2
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần điều tra.
Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với mức ý nghĩa thống kê α. Ở đây ta chọn
α = 0,05 ta có Z = 1,96.
p : tỷ lệ ước đoán hoặc là kết quả điều tra trước. Theo các nghiên cứu đã có
về THA ở NCT thấy THA có tỷ lệ dao động quanh 42,74 % ,,. Vì vậy lấy p =
0,43 áp dụng để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu này.
d: sai số tuyệt đối, là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu
(p) và tỷ lệ quần thể (P). Khoảng sai lệch này được xác định tùy theo ý tưởng
của người nghiên cứu. Ở đây ta chọn d = 0,05.
18
n = (1.96)2 x 0,43 x 0,57 / (0.05)2 = 377
Như vậy mẫu điều tra sẽ là 377 người.
Để tăng độ tin cậy cho mẫu , chúng tôi tính n + 20%n = 452 và để đảm bảo
phân bố đều cho 30 cụm nên mẫu điều tra cuối cùng là 480 mẫu.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm:
- Số cụm: đơn vị cụm nghiên cứu là tổ dân phố/thôn/buôn.
- Chọn cụm: liệt kê danh sách 182 tổ dân phố/thôn/buôn theo thứ tự của xã/thị
trấn của huyện Cư M’gar và chọn bước nhảy k = 182/30 = 6 và lựa chọn tổ dân
phố/thôn/buôn đầu tiên theo bảng số ngẫu nhiên, tổ dân phố/thôn/buôn tiếp theo
sẽ bằng số thứ tự của tổ dân phố/thôn/buôn đó cộng với bước nhảy. Cứ lần lượt
như vậy để chọn ra 30 cụm nghiên cứu. Như vậy, với số mẫu là 480 đối tượng thì
mỗi cụm sẽ nghiên cứu 16 đối tượng.
- Chọn đối tượng nghiên cứu: tại mỗi cụm nghiên cứu, đối tượng đầu tiên là
người ≥ 60 tuổi bắt đầu từ hộ gia đình ở trung tâm của một tổ dân phố/thôn/buôn
được chọn ngẫu nhiên, sau đó điều tra theo kiểu cổng liền cổng (door to door)
cho tới khi đủ số lượng của từng cụm.
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào mẫu
Những người ≥ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại các điểm nghiên
cứu, không phân biệt giới tính. Chấp thuận tham gia sau khi được tư vấn các vấn
đề của cuộc nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại ra không đưa vào mẫu
Những người từ chối tham gia, những người bị bệnh tâm thần, câm, điếc,
không đi lại được, không có khả năng giao tiếp, người gù vẹo, cụt tay trái, những
người vắng mặt tại địa phương trong thời điểm điều tra sau 2 lần mời hoặc tiếp
xúc mà không gặp được.
Không chấp thuận tham gia sau khi được tư vấn các vấn đề của cuộc nghiên
cứu.
19
2.3.2.3. Kiểm soát sai lệch lựa chọn
Nhân viên y tế tổ dân phố/thôn/buôn dặn trước những người được điều tra
không dùng bia, rượu, cà phê hoặc các chất kích thích trước ngày điều tra 1 ngày.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.3.1. Công cụ thu thập
- Thu thập số liệu được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 480
đối tượng trong danh sách đã chọn dựa theo bảng câu hỏi lập sẵn (xem phụ lục
2). Việc phỏng vấn được thực hiện tại các hộ gia đình do nhân viên y tế của
Trạm y tế xã/thị trấn và các y tế thôn buôn tại cơ sở đã được huấn luyện đảm
nhiệm.
- Cân người lớn: cân SECA điện tử với độ chính xác 0,1kg. Hằng ngày kiểm
tra cân 1 lần, số cân được tính theo kg và một số lẻ.
- Thước đo chiều cao đứng: dùng thước dây treo tường SECA của UNICEF,
độ chính xác đến 0,1 cm.
- Thước đo vòng bụng: dùng thước dây, độ chính xác 0,1cm.
- Dụng cụ đo huyết áp: máy đo huyết áp đã được chuẩn hoá bằng máy đo
huyết áp thuỷ ngân.
2.3.3.2. Cách thức đo
- Đo huyết áp: đối tượng được điều tra nghỉ ngơi và không dùng chất kích thích
trước đó, huyết áp được đo ở tư thế ngồi, đo ở tay trái, để vị trí đo ngang tim, đo
2 lần cách nhau 5 phút, lấy trị số trung bình giữa 2 lần đo. Khi huyết áp 2 lần đo
chênh lệch nhau hơn 5 mmHg thì đo lại lần thứ 3 ,.
- Đo vòng bụng: đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới mạng sườn và điểm trên
mào chậu, đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, đo ở cuối thì thở ra.
- Đo vòng mông: đo ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi, chiếu
ngang gò mu, khi đo đối tượng đứng thẳng, mặc áo quần mỏng, bỏ hết vật dụng
trong túi quần, đo bằng thước dây không dãn, chính xác đến 0,5 cm.