ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ I KHỐI 12
Đề 1:
Câu 1 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau.
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân
dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn
để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em
bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,..Những việc làm mang nội dung
đạo đức tốt đẹp của người thanh niên mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến
khích.
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập
thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải
luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá. Đó cũng là một thái
độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể.
Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các
em, chăm lo một phần công việc gia đình. Người thanh niên nào không biết tí
gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong
gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được? ”
(Trích Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên,Ngữ văn 12, tập
một, NXBGD 2013, trang 37)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Văn bản đề cập đến nội dung gì?
c. Theo tác giả, trên con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thanh niên cần
làm gì?
d. Ngoài những điều trên, theo anh/ chị thanh niên trong thời đại ngày nay cần
có thêm những phẩm chất gì? ( Trả lời từ 5 đến 7 dòng).
Câu 2 :Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:
Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu
Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về:
“Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy
bay về nước
Trong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn
khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai
thác thị trường
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là bản anh hùng ca,
bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Ý kiến khác lại
khẳng định: “Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét
nhất”.
Bằng cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc (SGK- Ngữ Văn 12, Tập Một- NXB
Giáo dục), anh/ chị hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Phương thức nghị luận
b. Những việc làm đáng biểu dương của thanh niên để tạo dựng lòng tin yêu
của nhân dân và gia đình.
c. Thanh niên cần yêu mến nhân dân, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân trong mọi
hoàn cảnh; thanh niên phải gương mẫu, khiêm tốn, thật thà; phải biết chia sẻ
với người thân trong gia đình.
d. Học sinh viết theo suy nghĩ bản thân. Sau đây là 1 số gợi ý :
+Sống có lí tưởng
+Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
+Yêu nước, yêu gia đình
+Dũng cảm kiên cường, dám đấu tranh chống tiêu cực
Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, thanh niên cần rèn luyện sức khoẻ , kĩ năng
sống, thích ứng với hoàn cảnh đất nước trong thời hội nhập .
Câu 2 :
Mở bài : Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận
Với câu chuyện này, học sinh có thể tóm lược nội dung câu chuyện và nêu vắn
tắt ý nghĩa của câu chuyện đó.
Thân bài :
-Giải thích:
+Giải thích từ cách nhìn: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá của mỗi người về
hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…
+Nhân viên công ti 1 : là cách nhìn xuất phát từ sự quan sát lướt qua, vội vàng
và đánh giá nông cạn, hời hợt.
+ Cách nhìn của nhân viên công ti 2: là cách nhìn từ sự quan sát kĩ lưỡng, cẩn
thận và đưa ra kết luận đánh giá sâu sắc, thấu đáo.
+ Bài học từ câu chuyện trên: trong cuộc sống có khi cùng một vấn đề nhưng
đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau. Có những cách đánh giá chỉ dừng lại
ở sự quan sát bên ngoài hiện tượng nhưng cũng có những cách đánh giá độc
đáo, bất ngờ đem đến niềm tin, thúc đẩy hành động hướng tới mục đích.
-Bình luận
+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng , cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề
nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào cách nhìn
nhận chủ quan của bản thân.
+Có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề làm mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan
của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con
người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề
tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp
con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân
và xã hội.
+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc
bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận.
Và quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh
giá.
-Luận: Phê phán những người có cái nhìn hời hợt, có cách đánh giá chủ quan
theo cảm tính. Phê phán cái nhìn bi quan, thiếu tự tin,…
-PHHĐ :Liên hệ và rút ra bài học:
+ Cuộc sống vốn muôn màu, muôn sắc nên khi nhìn nhận vấn đề không được
vội vàng, hấp tấp, phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận. Và phải có
trách nhiệm trước sự đánh giá của bản thân.
+ Cần có cách nhìn lạc quan để phát hiện mặt tốt, mặt tích cực của sự vật, hiện
tượng, con người…. Từ đó luôn biết vượt qua những khó khăn, thử thách để
tạo cơ hội hướng tới mục đích cao cả.
Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện
Câu 3:
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết làm một bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học
- kết cấu chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, hành văn lưu loát, không mắc lỗi
dùng từ, đặt câu,…
b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt
được các nội dung cơ bản sau:
MB: Giới thiệu chung về Tố Hữu, giá trị bài thơ “Việt Bắc”, đồng thời nhấn
mạnh hai ý kiến: “Việt Bắc là bản anh hùng ca, tình ca về kháng chiến và con
người kháng chiến”, “Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ
nét nhất”
TB: Giải thích ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc
ta, những con người kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh hùng
trong chiến đấu, căm thù giặc cao độ, có tinh thần đoàn kết.
Thể hiện tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách
mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và cách mạng
- Ý kiến thứ hai: Khẳng định vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Tố Hữu- tính dân tộcthể hiện ở kết cấu đậm chất ca dao, thể thơ lục bát điêu luyện, ngọt ngào, ở
việc sử dụng cặp đại từ “mình”, “ta”.
Cảm nhận đoan thơ “Việt Bắc”:
- Việt Bắc là bản tình ca…
+ Tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng,
ca ngợi lối sống ân tình thủy chung của đồng bào Việt Bắc (8 câu thơ đầu).
+ Thể hiện qua những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia ngọt sẻ
bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc (“Bát cơm sẻ nửa, chăn sui
đắp cùng”).
+ Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc: cảnh đẹp, hài hòa từ đường nét,
màu sắc, âm thanh; con người đẹp trong lối sống nghĩa tình “ Rừng xanh…
trăng rọi hòa bình”
- Việt Bắc là bản anh hùng ca…
+ Anh hùng trong chiến đấu: khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng
lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, những hoạt
động sôi nổi… góp phần diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng
chiến (“Những đường Việt Bắc của ta…muôn tàn lửa bay”).
+ Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù trước tội ác của giặc “Nhớ khi giặc đến
giặc lùng”, “ …mối thù nặng vai”, từ tinh thần đoàn kết “Rừng cây núi đá, ta
cùng đánh Tây”, “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.
+ Sức mạnh của đau thương biến thành hành động và lập được những chiến
công vang dội “Tin vui chiến thắng trăm miền”.
+ Sức mạnh của niềm tin, lạc quan tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ; khẳng định
Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến ( “Quê hương cách
mạng dựng nên cộng hòa”)
- Việt Bắc thể hiện rõ nét tính dân tộc….
+ Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ, nương theo những câu hỏi, theo lối đối đáp
của ca dao ta- mình để khơi gợi kỉ niệm về cuộc kháng chiến và con người
kháng chiến.
+ Sử dụng ngôn ngữ xưng hô “ta- mình” khá linh hoạt, hình thành một cuộc
đối đáp thực sự, cũng là sự phân thân, tự vấn của người đi (cán bộ cách mạng)
để đáp lại tấm chân tình sâu nặng của người ở lại (Đồng bào Việt Bắc), tạo nên
cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ, tạo độ sâu về tư tưởng cho bài thơ.
Bình luận ý kiến:
+ Là những đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật độc
đáo về bài thơ Việt Bắc – một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác
phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Tác dụng: Nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại, khơi
được đúng chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân tình thủy chung ngàn đời
của dân tộc ta.
KB: Đây là những ý kiến đánh giá đúng đắn về giá trị của bài thơ Việt Bắc,
giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thi phẩm. Đây là câu chuyện lớn , là
một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật dân tộc. Bài
thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đời sống cách mạng
và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người với con
người và đối với quá khứ cách mạng của dân tộc Việt.
Đề 2:
Câu 1.
Đọc văn bản và trả lời các yêu cầu sau:
“Dã Tràng móm mém
Rụng hai chiếc răng
Khen xôi nấu dẻo
Có công Cua Càng”
( “ Cua Càng thổi lửa”- Nguyễn Ngọc Phú)
a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
b.Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ
c. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ trên là thành phần nào của câu? Tác dụng của
thành phần câu này .
d. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 2.
Nhà văn V. HuyGô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu
thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng
đó là lòng tốt”.
Anh/chị bình luận ý kiến trên.
Câu 3.
Trong đoạn thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của
Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập
nói”, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
a .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
b.Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ là nhân hóa . Con vật(Dã
Tràng) được nhân hóa bằng những từ ngữ chỉ đặc tính rất ngộ nghĩnh. Dã
Tràng đã rụng hai răng nên móm mém, ăn cỗ “ khen xôi nấu dẻo”.
c. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ là thành phần chú thích của câu. Thành phần
chú thích này có tác dụng giải thích rõ đặc tính “móm mém” của Dã Tràng
d.Từ láy : móm mém.
Tác dụng : Vừa miêu tả hành động , vừa khắc hoạ hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng
yêu của dã tràng.
Câu 2:
Mở bài :Dẫn dắt vấn đề và nêu luận đề.
Ví dụ : Trong cuộc đời của mỗi chúng ta đều có những điều mà mình cảm thấy
thán phục và tôn trọng. Nhà văn Huy Gô cũng vậy, ông đã từng nói: “trên đời
này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đấu thán phục đó là tài năng và chỉ có một
thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Đây là một cấu nói hay,rất triết
lí.
Thân bài :
a. Giải thích:
– Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc.
– Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu
– Câu nói thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quí giá
của con người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con
người.
b. Bình :
– Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì người tài năng có những
khả năng đặc biệt,có sự sáng tạo vượt bậc khiến người khác thán phục. Đối
diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, mà còn được mở rộng tầm
hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.
Dẫn chứng : Chúng ta biết đến một người tài năng như thần đồng âm nhạc Môda,một tác gia nổi tiếng như V.Huy-gô,hay lãnh tụ vĩ đại HCM…Tất cả những
con người ấy đều được coi là người có tài năng. Tài năng của họ có thể là thiên
bẩm, nhưng phần nhiều do sự nỗ lực của mỗi cá nhân.
– Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt là sự hy sinh, dâng
hiến cho người, cho đời trên tinh thần nhân đạo. Lòng tốt có thể cảm hóa quỷ
dữ,có thể xua tan bóng đêm,có thể đưa con người hoàn lương trở về với cái
thiện . Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.
c.Luận:
-Phê phán những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc.
Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ
chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ
không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà
không có tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục.
-Mở rộng:Không nên tuyệt đối hóa vị trí tài năng và lòng tốt vì trong cuộc
sống,trong con người vẫn còn nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.
d.PHHĐ:
Mỗi cá nhân cần phải trau dồi kiến thức,tài năng cũng như nhân cách,tâm hồn
của mình để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Kết bài : khẳng định vấn đề :
Tài năng và lòng tốt là những điều đáng quý, đáng trân trọng.Bởi cái tài nhờ
cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà toả sáng.
Câu 3.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm,luận đề.
- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
Nội dung: triển khai tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” từ bản sắc văn hóa
+ Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị
văn hóa vật chất và tinh thần (hạt lúa, ngọn lửa, giọng điệu ngôn ngữ, đắp đập,
be bờ, tên xã, tên làng, ...);
+ Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên chống
thù trong, giặc ngoài (chống ngoại xâm, đánh nội thù); từ đó khơi dậy lòng biết
ơn, niềm tự hào về những đóng góp của nhân dân và thức tỉnh ý thức trách
nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước.
Nghệ thuật: thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa giản dị, gần gũi vừa mang
tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt; có sự hòa quyện
giữa chất chính luận và chất trữ tình.
- Phần liên hệ, bày tỏ suy nghĩ:
Học sinh trình bày được ý kiến của mình về việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay, trong đó cần nêu được: Thế nào là sự
trong sáng của tiếng Việt? Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay?
Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? …
Học sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí,
có sức thuyết phục.