Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Do vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.49 KB, 46 trang )

Khí hậu
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về
chí tuyến hơn là phía xích đạo.
Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ
cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng
năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung
bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên
dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ,
nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².

Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay
đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít
mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra
Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông
Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung
bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với
các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh
hơn và mùa hạ ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam
luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi
khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

Hà Nội
Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa
khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây
là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến
tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có
mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm trồi


nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có
mưa to và bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có
những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió
mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà
nhập vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa hạ:
29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưa
trung bình hàng năm: 1.800mm.

Hải Phòng
Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC,
lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây
trái xanh tươi.

Quảng Ninh
Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng có biển, nhiều hải sản quý.

Thừa Thiên-Huế
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên
thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ,
ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa
đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số
giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất
từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đà Nẵng
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ
trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9,
10 hàng năm.


Khánh Hòa
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là
26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.

Lâm Đồng
Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trung bình
cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng
mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố
Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng
năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng.

Thành phố Hồ Chí Minh
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm
1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm
27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.
Tài nguyên
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên
thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc,
pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới
1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động
vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái,
chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn
dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la,

công, trĩ, gà lôi đỏ...

Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều
loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú
ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tài nguyên thuỷ hải sản
Tài Nguyên Rừng
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước
mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá...
trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở
biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài
cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài
mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá
trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có
những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò
huyết, trai ngọc...

Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và
xuất khẩu.

Tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt
nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là
tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt,
sinh hoạt và đời sống...

Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố
khá đều trong cả nước.

Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng:
than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí
(ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí
đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự
báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U
3
O
8
trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan,
titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...);
khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...).
Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có
rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những
vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều
điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh
Côn Đảo
Thác Bản Giốc
Cảng Than
Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn),
động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng
Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà
Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ
Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận
là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...
Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà
Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò
(Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh
Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...


Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng
2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình
dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích
cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là
Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các
tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước
là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.

Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó
khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu
hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang
tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước
Việt Nam.

Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối
khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)...
Địa hình
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài.
♦Phần đất liền
Ngọ Môn
Bốn vùng núi chính:
Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thác Bản
Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản thế giới
(Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) với 2.431m, cao nhất vùng Đông
Bắc.


Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là
vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt biển - nơi nghỉ
mát lý tưởng, tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá
Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi
Phan Si Păng, cao 3.143m, cao nhất Đông Dương.

Vùng núi Trường Sơn Bắc
Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng
Nam - Đà Nẵng, có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những
đường đèo nổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Hải Vân...
Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới
biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam
trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.

Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất
rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía tây). Vùng đất đầy huyền thoại
này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc
của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ
cuối thế kỷ 19.

Hai đồng bằng lớn:
Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ)
Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng
và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hình thành
nền văn minh lúa nước.


Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)
Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất
của Việt Nam.

Sông ngòi:
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng
20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là
sông Cửu Long) ở miền Nam.
♦Vùng biển
Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo
bờ biển Việt Nam du khách sẽ được đắm mình trong
làn nước xanh của những bãi biển đẹp như; Trà Cổ,
Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,
Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo
nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh,
Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn
nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường
Sa.
Giới thiệu các dân tộc Việt Nam
Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó
dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là
dân số của 53 dân tộc.
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam
đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu
tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự

do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu
như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và
trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập
quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc
lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất;
với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người -
nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người
Việt Nam.
* 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như
sau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh (Việt), Chứt, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu,
Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ
Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng,
M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ
Đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
- Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.

Nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung hay văn hoá các dân tộc nói
riêng là những công việc không có giới hạn. Càng nghiên cứu, tìm hiểu ta càng thấy
say mê, cuốn hút và ta càng thấy thêm yêu đất nước Việt Nam hơn.
Khai thác những nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống các dân tộc là một tiềm
năng to lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.
Tôn giáo và Tín ngưỡng

Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo
Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo...
Ðạo Phật
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, đến đời Lý (thế kỷ thứ 11) Phật giáo ở
Hát quan họ người Kinh
Một nghi lễ tại chùa của người Khmer
vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo được truyền bá
rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn
trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này.
Cuối thế kỷ thứ 14, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư tưởng của Phật giáo còn
ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh hoạt của Việt Nam. Hiện nay số người theo
Ðạo Phật và chịu ảnh hưởng của Ðạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước.
Công giáo
Được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, nơi tập trung
nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là vùng
Bùi Chu - Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình) và vùng Hố Nai -
Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Số lượng tín đồ theo Ðạo Kitô
chiếm khoảng 10% dân số.


Ðạo Tin Lành
Được du nhập vào Việt Nam vào năm 1911 nhưng ít được phổ biến. Hiện nay các tín đồ theo
Ðạo Tin Lành sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
Tại Hà Nội cũng có nhà thờ Ðạo Tin Lành tại phố Hàng Da. Số tín đồ theo Ðạo Tin Lành
khoảng 400 nghìn người.
Ðạo Hồi
Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam khá sớm, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm ở miền
Trung Trung bộ, có khoảng 50 nghìn người
Ðạo Cao Ðài
Xuất hiện ở Việt từ năm 1926. Toà thánh Tây Ninh là trung tâm hội tụ những người theo đạo

Cao Ðài ở miền Nam.
Số tín đồ theo đạo này khoảng hơn 2 triệu người.
Ðạo Hoà Hảo
Xuất hiện ở Việt Nam năm 1939. Số tín đồ theo đạo này khoảng trên 1 triệu người chủ yếu ở
miền Tây Nam bộ.
Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu
Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam đã từng tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau. Người Việt có tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần
linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân..., đặc biệt thờ Mẫu (Mẹ).
Thờ Mẫu có nguồn gốc của tục thờ thần thời cổ đại, thờ
các nữ thần núi, rừng, sông, nước. Sau này Mẫu được
thờ ở các đền, phủ, và Mẫu luôn được đặt ở vị trí trang
trọng nhất. Thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc. Vào đến
miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu"với các nữ thần
trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na
(Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh)
Trong thực tế việc thờ cúng của "Ðạo" Mẫu có sự hội
nhập các hình thức của nhiều tôn giáo khác. Ngày nay, tín
ngưỡng dân gian được coi trọng nên nhiều đền, phủ đã và đang được phục hồi và hoạt động
sôi nổi.
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hằng ngày.
Mỗi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau, do sự tiếp
xúc với nhau nên có những sự ảnh hưởng, bắt chước và có những cái giống
nhau.
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền.
Đầu tiên là ăn, có thực mới vực được đạo, trời đánh
còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm
rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn
đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến

món ăn lại giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu
và gia vị.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thoáng, phù
hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng
khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm,
váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam
làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang
phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau
đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió
bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét.
Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người
Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế
thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh
thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của
Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn
nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải
đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên
kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua
nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng,
hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức
được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ
tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa
người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận
tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết
chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm
tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng

nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề
nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh
hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần:
phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm
nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên
ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất
mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng
họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia
phong.
Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới
gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là
để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời
gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn.
Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể
xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên,
ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ";
chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường"
(nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật,
dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những
nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ
tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc
hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người
ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương

hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận
dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên
thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

* Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của
cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần
chủ ông khảo.

Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng
tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ)
tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ
thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của
thuỷ tổ.

* Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới
có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp
tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp
là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự
được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự
mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa
phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó
không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới
thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong
gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng
đối với thân nhân đã khuất.
Lễ tết

Một năm, người Việt có Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm
lịch) là ngày tết lớn nhất, ngoài ra còn có rất nhiều lễ, tết đặc trưng khác.
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ
hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận
hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập
địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với
thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng
phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi
người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan
hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...
Giao thừa
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt
đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới
đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới
này, có lễ trừ tịch
* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân
chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi
những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành
vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư
gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên
có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc
con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có
thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế

đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm
nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày
nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn
thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
* Cúng ai trong lễ giao thừa và tại sao cúng giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng.
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi
việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công
việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và
đón ông mới. Các cụ quan niệm: Mỗi năm Thiên đình
lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới
hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn
quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ
như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười
biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu
vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy
không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có
quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái,
hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã
cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới
năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không
thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc
mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản
trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
Một số tục lệ trong đêm giao thừa
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê
đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

+ Lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa,
miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia
đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
+ Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng
hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
+ Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa
đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần, Phật
ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
+ Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa,
miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó
về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được
lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
+ Xông nhà: thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ
trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về.
Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang
sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải
nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới
chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Một số lễ đầu xuân
* Lễ Ðộng thổ
Lễ Ðộng thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng thổ nghĩa là động
đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất
cho một năm mới.
Hàng năm, sau ngày mồng ba tết, các làng thường làm lễ Ðộng thổ để cho dân làng có
thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ
vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế
cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường trình" với Thổ
Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai
cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.
* Lễ Khai hạ

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng
trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để
"trừ ma quỷ", nay được hạ xuống.
Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất,
người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này,
mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.
* Lễ Thần Nông
Thần Nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng. Lễ
Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát
đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt
một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề
nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của
cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần
Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp
nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen,
trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập xuân
tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu
và tượng Thần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm
đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế,
trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.
* Lễ Tịch điền
Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi
lễ khác, lễ Tịch điền của người Tàu đã du nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà
vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch
điền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ lão sở tại cũng
ra cày. Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ Tịch điền... Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch
điền bằng việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại việc cử
hành lễ Tịch điền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những
tục lệ riêng.

* Lễ Khai ấn
Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được chọn ngày
lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ.
Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại các
tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai
ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
Tết Thượng nguyên
(Tết Nguyên tiêu)
Tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết
này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ.
Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng". Tục ta tin rằng ngày
rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín
đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới lễ bái. Sau khi đi chùa mọi
người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
Tết Thanh minh
Thanh minh
Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ
tiết hàng năm. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen,
thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi
của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết thanh minh
(thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm).
Lễ thanh minh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×