Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kỷ nguyên công ty đa quốc gia siêu nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.54 KB, 14 trang )

Kỷ nguyên

công ty đa quốc gia
siêu nhỏ


Một dạng công ty mới – công ty đa quốc gia siêu nhỏ – đang tạo
ra thách thức đối với các phương thức kinh doanh truyền thống.
Trong nhiều thập kỷ, vũ đài quốc tế đã là sân chơi của các công
ty lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng dừng lại ở
sân nhà. Ngày nay, những doanh nghiệp có quy mô vừa với cấu
trúc tinh gọn đang bước chân ra những thị trường mới ngay từ
giai đoạn đầu chu kỳ kinh doanh của công ty. Những bước đi táo
bạo của họ đang dần thay đổi diện mạo nền thương mại toàn
cầu; thách thức những đối thủ lớn mạnh, lâu đời và xác lập
những hình mẫu kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nhỏ hơn
học tập.
Báo cáo này phân tích đặc điểm của những công ty đa quốc gia siêu nhỏ
dựa trên quan điểm của nhiều chuyên gia tại HSBC có kinh nghiệm làm
việc với các doanh nghiệp cỡ vừa. Báo cáo cũng bàn đến những cơ hội
và thử thách đang giới hạn sự phát triển của các doanh nghiệp trên.


Công ty
đa quốc gia siêu nhỏ là gì?
Theo khảo sát doanh
nghiệp vừa và nhỏ
năm 2013, dự đoán
đến năm 2016,

66 %



66% doanh thu của những doanh
nghiệp này được hình thành
từ các thị trường ngoài nước.
Hơn 50% các doanh nghiệp cho
rằng cải tiến và tăng trưởng sẽ
đến từ các mạng lưới và nền tảng
trực tuyến1
83% các
doanh
83 %
nghiệp từ
nhỏ đến vừa
khẳng định mở rộng thị
trường quốc tế đang là
ưu tiên hàng đầu của
họ, theo khảo sát của
Radius Global CFO

Lớn hơn một công ty khởi nghiệp nhưng vẫn chưa
đạt quy mô của một doanh nghiệp lớn, các công ty
cỡ vừa đang tăng cường tận dụng lợi thế tăng
trưởng tại các thị trường bên ngoài sân nhà và vươn
ra quốc tế. Vivek Ramachandran, Giám đốc Sản
phẩm và định vị kinh doanh thương mại toàn cầu của
HSBC nhận xét: “Các công ty này không chỉ mua
bán hàng hóa xuyên quốc gia, họ còn tổ chức hoạt
động tại nhiều thị trường khác nhau.”
Tại Anh, 40% công ty đa quốc gia siêu nhỏ đã bắt
đầu mở văn phòng tại các thị trường mới trong

vòng năm năm trở lại đây – một trong những tỷ lệ
cao nhất thế giới theo nghiên cứu của FedEx
Express. Theo khảo sát của Radius Global CFO, xu
hướng này vẫn tiếp tục phát triển với 83% các
doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa khẳng định mở rộng
thị trường quốc tế đang là ưu tiên hàng đầu của họ.

Trong quá khứ, việc mở rộng kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ là
chuyện không dễ dàng vì muốn vươn ra thế giới, họ cần nắm rõ những quy
định của nước sở tại và chuyển biến thị trường nơi đó, cũng như tìm kiếm
đối tác mới – tất cả những thông tin này thường không có sẵn.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, công nghệ đã giúp giải quyết vấn đề thông tin
và liên kết xuyên lục địa, các công ty ngày nay dễ dàng tìm kiếm thông tin
trực tuyến và kết nối với nhau tuy không ở cùng một quốc gia. Regis
Barriac, Giám đốc các thị trường quốc tế của HSBC Pháp giải thích: “Khi

các cơ hội ở thị trường nội địa đang dần thu hẹp – ví dụ như tại
nhiều nước phương Tây, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 0%-1%
trong những năm gần đây – thì vươn ra thế giới sẽ tạo ra những
triển vọng tăng trưởng nhanh chóng dựa trên nền tảng quốc tế
cho các doanh nghiệp cỡ vừa.”
Công ty đa quốc gia siêu nhỏ thường áp dụng lối tư duy “công dân toàn
cầu” - theo đó, họ vượt khỏi giới hạn của một quốc gia hay thậm chí một
dòng sản phẩm.
Mô hình kinh doanh truyền thống thiên về sản xuất hàng hóa từ công đoạn
đầu đến khi ra thành phẩm – hoặc kinh doanh nhiều chủng loại sản
phẩm/dịch vụ thuộc cùng một lĩnh vực. Tuy nhiên, những doanh nghiệp đa
quốc gia siêu nhỏ ngày nay lại đang phá vỡ khuôn mẫu ấy. Thay vào đó,
họ tham gia vào thị trường ngách toàn cầu, chuyên về một khâu trong chu
trình sản xuất hoặc cung cấp những mặt hàng hay dịch vụ chuyên biệt. Ví

dụ như một linh kiện điện thoại di động hoặc một khâu trong giao dịch tài
chính.
1 Theo một nghiên cứu năm 2013 do Oxford Economics và SAP thực hiện với 2.100 doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại 21 quốc gia, “doanh thu từ nước ngoài của những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tăng từ hơn 40% lên 66%”
vào năm 2016. Hơn phân nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết nền tảng và mạng lưới kinh doanh trực
tuyến sẽ mang đến cải tiến và tăng trưởng ở thị trường toàn cầu.

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

3


Gary Hufbauer, đến từ Học viện Kinh tế Quốc tế Peterson giải thích:
“Nếu như những làn sóng đầu tiên của toàn cầu hóa chỉ tập
trung vào các quốc gia khác nhau và lợi thế cạnh tranh của
một nước so với những nước khác... thì hiện nay, chúng ta lại
đang bước vào kỷ nguyên mà các doanh nghiệp toàn cầu đang
“chiến đấu” với nhau ở những thị trường ngày càng chuyên
biệt nhằm chiếm lấy thị phần màu mỡ.”
Thời đại kỹ thuật số tạo ra một sân chơi cân
bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
cuộc cạnh tranh với những đối thủ lớn hơn.
Các giải pháp trực tuyến và kỹ thuật số giúp
cắt giảm chi phí và xóa bỏ những rào cản
thâm nhập những thị trường mới, đặc biệt là
thị trường mới nổi.
Học giả cao cấp, Tiến sĩ Joshua Meltzer, thuộc
khoa Kinh tế và Phát triển Toàn cầu, Học viện
Brookings nhận xét: “Nền tảng kỹ thuật số
giúp loại bỏ nhiều chi phí từng hạn chế các

doanh nghiệp vừa và nhỏ giao dịch các hàng
hóa nhỏ với thế giới. Thậm chí chi phí giao
dịch xuyên quốc gia cũng được cắt giảm.”
Công nghệ cũng là yếu tố quan trọng mang
đến hiệu quả kinh doanh. Không chịu áp lực
phải đi theo lối mòn, các doanh nghiệp trẻ có
thể ứng dụng những công cụ hiện đại nhằm
phục vụ các thị trường mới. Nếu bạn hoạt
động hiệu quả hơn các đối thủ, nghiễm nhiên
bạn đang sở hữu lợi thế cạnh tranh. Đây là
điều mà các doanh nghiệp đa quốc gia siêu
nhỏ hiểu rất rõ.

Enjoy Education

VÍ DỤ
ĐIỂN HÌNH

Enjoy Education (EE) là một công ty Anh chuyên cung
cấp dịch vụ gia sư và tư vấn học đường. Công ty đã
ứng dụng thành công nền tảng trực tuyến nhằm mang
nền giáo dục chất lượng cao đến nhiều châu lục. Công
ty hiện có văn phòng tại Trung Quốc, Nga và Trung
Đông, cho thấy nhu cầu về giáo dục chất lượng cao
ngày càng gia tăng khắp thế giới. Nhờ vậy, EE luôn đạt
mức tăng trưởng ấn tượng, 30% so với cùng kỳ năm
trước, trong suốt ba năm qua.
Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc, Kate Shand, đã
tận dụng cơ hội được tham gia chuyến công du đến
Trung Quốc năm 2013 của Thủ tưởng Anh, David

Cameron, để thành lập trung tâm gia sư EE tại đây.
Biết tận dụng những phương tiện hiện đại cũng như
hiểu rõ cách xây dựng một thương hiệu trực tuyến
hiệu quả đã giúp EE mở rộng thị trường và trở thành
công ty đa quốc gia siêu nhỏ phát đạt.

Những doanh nghiệp này còn hưởng lợi từ sự
phát triển của mạng xã hội. Những vlogger và
blogger có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu
người, và trong nhiều trường hợp, nhiều người
trên thế giới ủng hộ và đi theo quan điểm của
những cá nhân trên. Lực lượng nhà báo xã hội
mới này rất có ích cho các thương hiệu nhỏ một khi bị giới hạn bởi thị trường nội địa - có thể đặt chân vào sân chơi
quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhận được sự ủng hộ và công
nhận từ một bên thứ ba giúp các doanh nghiệp hình thành nền tảng khách
hàng quốc tế và loại bỏ một vài rào cản khi thâm nhập thị trường mới, như
xây dựng nhận diện thương hiệu.

Amanda Murphy, Giám đốc khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại Anh của
HSBC cho biết: “Mạng xã hội xuất hiện đồng nghĩa với việc khi một
thương hiệu xuất hiện tại thị trường nào đó, nó có thể nhanh
chóng trở thành đề tài bàn tán khắp thế giới – lợi thế này đang
được các doanh nghiệp đa quốc gia siêu nhỏ tận dụng triệt để và tại Anh, không khó tìm thấy những ví dụ điển hình của phương
thức này trong lĩnh vực thời trang, hàng xa xỉ và cả thực phẩm.”

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

4



5

đặc điểm

của một công ty

đa quốc gia
siêu nhỏ

Tư duy toàn cầu
họ tư duy xuyên biên giới và
mạnh dạn đổi mới

Quy mô vừa
các công ty này thường
có quy mô vừa

Nhận được sự ủng
hộ và công nhận từ
một bên thứ ba giúp
các doanh nghiệp
hình thành nền tảng
khách hàng quốc tế
và loại bỏ một vài
rào cản khi thâm
nhập thị trường mới,
như xây dựng nhận
diện thương hiệu.

Nhanh nhạy

họ thường vươn ra thị trường
quốc tế từ sớm

Thị trường ngách
họ cung cấp những ý tưởng mới
hoặc chỉ một bộ phận trong chu
trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ

Am hiểu công nghệ
họ sử dụng công nghệ mới
để phát triển mạng lưới và
thương hiệu

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

5


Một hiện tượng toàn cầu

tại

15 nền kinh tế


161.800 doanh
nghiệp cỡ vừa
với tổng doanh thu đạt

16,6 nghìn tỷ

đô la Mỹ

Làn sóng các công ty đa quốc gia siêu nhỏ không chỉ
giới hạn ở một quốc gia hay khu vực nào. Tuy thường
không được đánh giá đúng tầm, những doanh nghiệp
cỡ trung lại có ảnh hưởng đáng kể đối với kinh tế thế
giới.
Nghiên cứu, Ảnh hưởng tiềm ẩn – Vai trò quan trọng của các doanh nghiệp cỡ
vừa, của HSBC tại 15 nền kinh tế cho thấy các doanh nghiệp cỡ vừa đóng vai trò
quan trọng đối với sự thịnh vượng của kinh tế tại nhiều quốc gia. Theo nghiên cứu
này, có tất cả 161.800 doanh nghiệp cỡ vừa với tổng doanh thu đạt 16,6 nghìn tỷ
đô la Mỹ.
Nhóm chuyên gia thuộc Hội đồng Lisbon ước tính tất cả tăng trưởng việc làm ròng
tại Mỹ từ năm 1980 đến 2005 đều xuất phát từ những doanh nghiệp được thành
lập dưới năm năm. Từ năm 1997 đến 2008, cứ mỗi năm, hơn 2,5 triệu người tại
Mỹ kiếm việc làm bằng cách tự kinh doanh. Những công ty họ thành lập lại tạo
thêm hơn một ngàn công việc mỗi năm.

Toàn cầu hóa không chỉ khiến việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế
trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp vốn có quy mô
nhỏ hơn các doanh nghiệp đa quốc gia truyền thống – dù nó có nghĩa là xây
dựng mạng lưới thật sự ở thị trường quốc tế, nhập hàng hóa từ các quốc gia
khác hay bán sản phẩm ra nước ngoài.
Amanda Murphy, Giám đốc khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại Anh của HSBC
nói: “Những doanh nghiệp cởi mở đang hưởng lợi do thế giới ngày

một kết nối chặt chẽ với nhau hơn. Tuy nhiên, họ lại có nguy cơ
mắc “hội chứng con giữa” – khi họ không đủ tầm ảnh hưởng như
những doanh nghiệp lớn nên không thể bước chân vào các chương
trình tài trợ xuất khẩu của chính phủ, nhưng cũng không quá nhỏ

để có thể thu hút và nhận chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Do đó,
các doanh nghiệp này thường mạnh mẽ và tự chủ hơn.”
Tại Anh, doanh nghiệp cỡ vừa chiếm khoảng 3,4 triệu việc làm, tương đương
gần 14,6% lao động cả nước. Đối với nhiều công ty dạng này, tăng trưởng quốc
tế là mối quan tâm hàng đầu. Murphy cho biết thêm: “Đối với nhiều doanh

nghiệp chúng tôi đang hợp tác, chính việc đầu tư ra nước ngoài đã
giúp họ phát triển nhanh hơn hẳn những công ty chỉ hoạt động thuần
trong nước.”

“Xuất khẩu không
nên chỉ được nhìn
nhận là sân chơi
của các doanh
nghiệp lớn và lâu
đời. Các doanh
nghiệp xuất khẩu
vừa và nhỏ hiện
chiếm tỷ lệ đáng kể
trong số các nhà
xuất khẩu.”
Theo phòng Thương mại Anh,
trích Khảo sát Thương mại
Thường niên năm 2015.

Báo cáo mới đây của HSBC cho biết các công ty
cỡ vừa tại những quốc gia được khảo sát đóng
góp từ 20% đến 40% vào GDP và việc làm
tại nền kinh tế địa phương.
KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ


6


Các doanh nghiệp cỡ vừa hoạt động trong mọi lĩnh
vực đều đang tìm kiếm cơ hội đầu tư quốc tế. Murphy
nói: “Các thương hiệu đến từ Anh thường được

nhìn nhận có chất lượng cao. Trong chuyến
công tác đến Trung Quốc, tôi phát hiện người
dân nơi đây rất ưa chuộng sản phẩm do Anh
sản xuất. Các công ty Anh Quốc đang tận dụng
danh tiếng về chất lượng khi mở rộng thị
trường hoạt động. Ở một số lĩnh vực, ví dụ
như thực phẩm dinh dưỡng, các doanh nghiệp
cũng chú trọng xây dựng chuỗi nhượng quyền
quốc tế.”

Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế
dự báo 2016 sẽ là năm thứ sáu
liên tiếp các doanh nghiệp
nhượng quyền phát triển nhanh
hơn những doanh nghiệp không
nhượng quyền
Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng
hóa then chốt trong nhiều thập kỷ qua, nhờ giá cả
cạnh tranh và cơ sở hạ tầng tốt. Tuy nhiên, khi vị trí
của Trung Quốc trong chuỗi giá trị đang tăng, các
doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh đa dạng hóa
nguồn cung và sản phẩm sang các nước Đông Nam

Á như Indonesia, Việt Nam, Campuchia và
Philippines. Xét về tiêu thụ hàng hóa, các doanh
nghiệp đa quốc gia siêu nhỏ tại Châu Á đang bắt
đầu tìm cách đa dạng hóa khách hàng. Thay vì tập
trung vào Mỹ hay châu Âu, những thị trường có tốc
độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, các doanh
nghiệp lại chú trọng hơn vào những quốc gia có
tăng trưởng cao hơn, đặc biệt là Trung Quốc và các
thị trường trong khu vực châu Á.

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

Christina Ong, Giám đốc điều hành khối Dịch vụ khách hàng
Doanh nghiệp của HSBC tại Hồng Kông cho biết: “Trong

bối cảnh các công ty đang có xu hướng vươn ra thị
trường quốc tế, Hồng Kông đóng vai trò trung tâm
tiền tệ và vốn. Các công ty muốn nhận sự trợ giúp để
có thể cải thiện lợi nhuận, thăng bậc trong chuỗi giá
trị và xin ý kiến chuyên môn về việc mở rộng hoạt
động ở thị trường nước ngoài. Những trường hợp
các công ty hoạt động thành công tại nước ngoài –
mở rộng ra Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam,
Campuchia – thường khởi nghiệp khá sớm và có
quy mô lớn.”
Trong nhiều trường hợp, quy mô kinh tế của một quốc gia đóng
vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn thị trường đầu tư
của doanh nghiệp. Ví dụ như tại Trung Đông, các thị trường
thường khá nhỏ. Ahmed Abdelaal, Giám đốc khối Khách hàng
Doanh nghiệp Trung Đông-Bắc Phi kiêm Giám đốc khối Khách

hàng Doanh nghiệp các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
giải thích: “Các công ty cỡ vừa đang có xu hướng đầu tư

vào khu vực này. Một khi các doanh nghiệp cỡ vừa đã
đủ chín tại nước nhà, mở rộng ra quốc tế mang đến
nhiều cơ hội hơn. Việc thí điểm tại các thị trường nhỏ
giúp họ nhanh chóng mở rộng quy mô ở những thị
trường lớn hơn như Ả Rập Saudi và Ai Cập.”
Lĩnh vực kinh doanh có thể góp phần quyết định khi nào các
doanh nghiệp được biết đến bên ngoài lãnh thổ của mình. Rajat
Verma, Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp Ấn Độ cho
biết: “Tại Ấn Độ, lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông

tin thông thường có nhiều công ty quốc tế vì họ có lối tư
duy khác biệt về việc thâm nhập vào thị trường quốc tế
sớm hơn trong quá trình kinh doanh.”

7


Lên kế hoạch vươn ra quốc tế
Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ thường có chiến
lược rõ ràng cho mỗi thị trường họ hướng đến.
Mặc dù ý tưởng mở rộng công ty rất
hấp dẫn, nhưng các doanh nghiệp cỡ
vừa thành công thường tận dụng thế
mạnh của mình: sự nhanh nhạy. Họ
không muốn khiến tổ chức của mình rối
rắm. Do đó, họ dành nhiều thời gian
thẩm định thị trường mới và tìm hiểu

những quy định và phương thức kinh
doanh tại nước sở tại. Mỗi bước đi đều
được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Khác với những tập đoàn đa quốc gia
truyền thống, các công ty đa quốc gia
siêu nhỏ thường có quy trình phê
duyệt đơn giản hơn, nên họ cũng
nhanh chóng nắm bắt cơ hội hơn
những đối thủ lớn. Họ tinh gọn hơn,
có thể nhanh chóng đổi mới để bắt kịp
xu hướng và yêu cầu của khách hàng
và cũng sẵn sàng thay đổi hiện trạng.
Mặc dù vậy, khi bước chân vào
những thị trường mới, các doanh
nghiệp cỡ vừa lại không phải là mối
đe dọa đáng kể như những công ty
lớn trong mắt những doanh nghiệp
đối thủ.

Paessler

VÍ DỤ
ĐIỂN HÌNH

Paessler là công ty chuyên giám sát công nghệ thông tin
(CNTT) có trụ sở đặt tại Đức. Sản phẩm ‘PRTG’ của công ty
được hơn 150.000 quản trị viên CNTT tại hơn 170 quốc gia
sử dụng. Được thành lập năm 1997, hiện có khoảng 150
nhân viên làm việc tại đây. Paessler mở rộng hoạt động
quốc tế thông qua website và mạng lưới các kênh CNTT đối

tác không ngừng phát triển tại những thị trường ưu tiên. Mặc
dù phần lớn nhân viên làm việc ở tổng hành dinh đặt tại
Nuremberg, mạng lưới toàn cầu giúp công ty dễ dàng phục
vụ khách hàng ở bất kỳ nơi đâu một cách hiệu quả.

Ahmed Abdelaal nói: “Các công ty
đa quốc gia siêu nhỏ mạnh nhất
thường tận dụng đặc tính của
công ty để biến thành lợi thế. Các
doanh nghiệp lớn thường khá
cứng nhắc trong chiến lược mở
rộng. Các công ty đa quốc gia siêu
nhỏ, trong khi đó, lại linh hoạt điều
chỉnh cho phù hợp với quy mô và
năng lực của công ty.”
Cơ hội xây dựng mô hình toàn cầu –
hoặc mô hình đa quốc gia – đơn giản là
dấu ấn của các doanh nghiệp đa quốc
gia siêu nhỏ. Thay vì đi theo lối mòn
của các doanh nghiệp lớn, các doanh
nghiệp nhỏ có thể dịch chuyển hoạt
động kinh doanh khỏi quê nhà nhưng
vẫn giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức
hoạt động.

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

Khác với những tập đoàn đa quốc gia truyền
thống, các công ty đa quốc gia siêu nhỏ thường
có quy trình phê duyệt đơn giản hơn, nên họ cũng

nhanh chóng nắm bắt cơ hội hơn những đối thủ lớn.

8


Mối quan tâm chủ yếu của mô
hình kinh doanh này là làm sao
chọn được chuyên gia tư vấn
và đối tác phù hợp cho mỗi thị
trường.
Theo Vivek Ramachandran:

“Công nghệ cho phép chúng
ta xây dựng mô hình quản lý
trung tâm, nhưng những mối
quan hệ cá nhân lại chính là
nền tảng trong quá trình thâm
nhập vào thị trường mới của
các doanh nghiệp.”
Câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp
phải trả lời là liệu họ có nên đơn
phương bước chân vào thị trường
mới hay nên liên doanh với một
đối tác địa phương.
Đối với một số công ty, mua lại là
giải pháp tốt, đặc biệt trong bối
cảnh số lượng các công ty mạo
hiểm đang tăng nhanh. Các
thương vụ mua bán thành công
nhất là kết quả của những quyết

định phù hợp với chiến lược, khi
công ty đã sẵn sàng các kế hoạch
để hợp nhất các bên.
Ahmed Abdelaal nhận xét: “Các

công ty tại Trung Đông thường
tự thân mở rộng hoạt động
kinh doanh hơn là tham gia
vào các phi vụ mua bán và sáp
nhập. Ví dụ, nếu các công ty
có giao thương ngoài phạm vi
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập
Thống Nhất hay Ả Rập Saudi,
họ thường tiếp tục đầu tư vào
lĩnh vực mình theo đuổi và liên
doanh với một công ty địa
phương tại thị trường mới.”

Cấu trúc quản lý
Khi các doanh nghiệp mở rộng
hoạt động thông qua con đường
thâu tóm, họ cần đảm bảo sử dụng
cấu trúc quản lý phù hợp. Ví dụ,
Rajat Verma cho biết, các công ty
Ấn Độ hiện đang cố gắng duy trì
cấu trúc quản lý hiện có của các
công ty nước ngoài khi mua lại
những công ty này. Họ không
muốn áp đặt phương thức quản lý
của mình vào những thị trường

mới mà họ chưa hiểu biết cặn kẽ.
Để điều hành tốt cơ sở tại thị
trường mới và xây dựng đội ngũ
hùng mạnh tại đây, công ty cần sở
hữu những cá nhân với kinh
nghiệm làm việc quốc tế. Điều này
đồng nghĩa với việc thuê nhân
viên từng có kinh nghiệm tại các
tập đoàn đa quốc gia. Tại Anh hay
Mỹ, tìm nhân viên hội đủ các yêu
cầu: từng làm việc tại công ty đa
quốc gia và thành thạo tiếng Anh ngôn ngữ giao dịch toàn cầu thường dễ hơn những thị trường
khác.
Quan hệ kinh doanh cũng chịu ảnh
hưởng của văn hóa. Amanda
Murphy, từng làm việc với các công
ty đa quốc gia siêu nhỏ ở nhiều thị
trường khác nhau, giải thích: “Tôi

có thời gian làm việc khá dài tại
châu Á và Trung Đông. Ở
những thị trường này, mất khá
nhiều thời gian để gầy dựng
quan hệ kinh doanh. Một số
khách hàng của chúng tôi hiểu
rõ điều này và chấp nhận đi đi
về về để duy trì, phát triển các
mối quan hệ làm ăn.”

Những bận tâm

của

công ty đa
quốc gia siêu nhỏ
Xây dựng quan hệ đối tác mới
– thấu hiểu văn hóa địa phương

Chọn nhân viên có kinh nghiệm
làm việc quốc tế – tìm kiếm và tuyển
dụng những người có kinh nghiệm
làm việc ở các công ty đa quốc gia

Giữ chân nhân viên – lắng nghe,
có mục đích rõ ràng, đặt nhân viên
vào tầm nhìn của công ty và tạo cơ
hội cho họ đóng góp xây dựng chiến
lược doanh nghiệp

Sử dụng phương pháp tài chính
thông minh hơn – trò chuyện với
ngân hàng để hiểu rõ phương thức
giao dịch toàn cầu

Vốn lưu động – kiểm tra sổ sách
mỗi ngày

Dòng tiền và sự minh bạch tiền
tệ – nên sớm có bộ phận quản lý vốn
và tiền tệ


Quản lý ngoại tệ – đầu tư vào hệ
thống tích hợp giúp quản lý dễ dàng
hơn

Quản lý nguồn cung hiệu quả –
trao đổi với các bên mua và bên bán
về hợp tác tài chính

Câu hỏi đặt ra là liệu các doanh
nghiệp cỡ vừa có nên đơn phương
bước chân vào thị trường mới hay nên
liên doanh với một đối tác địa phương.

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

9


Quản lý tài chính ở
công ty đa quốc gia siêu nhỏ
gần

75%
các công ty có
doanh thu dưới

250 triệu đô la Mỹ

Các hệ thống quản lý vốn và tiền tệ
Việc tìm được giải pháp công nghệ phù hợp để quản lý tài chính là một thách thức

với các công ty đa quốc gia siêu nhỏ. Ví dụ: Hệ thống quản lý vốn và tiền tệ
(Treasury Management Systems - TMS) có thể rất tốn kém. Vivek
Ramachandran nói: “Bạn có thể bỏ tiền mua TMS để ứng dụng cho một thị
trường. Nhưng nếu không có TMS xuyên quốc gia, bạn bỗng dưng phải đối
mặt với việc phải quản lý cùng lúc nhiều loại tiền tệ khác nhau và vốn lưu
động hoạt động không hiệu quả.”

không có

Bộ phận
quản lý
tiền tệ và vốn

Vấn đề không chỉ đơn giản là có được hệ thống này mà phải tìm được nguồn lực
để quản lý hệ thống. Tại một thị trường mới, có thể bạn chỉ mở một chi nhánh hay
công ty con với số lượng nhân viên không nhiều, và có thể họ không có kỹ năng
cần thiết để quản lý vốn và tiền tệ cho công ty.

Quản lý vốn lưu động
Các công ty cỡ vừa thường kém hiệu quả hơn những tập đoàn lớn trong
việc quản lý vốn lưu động hay giảm thiểu “chu kỳ chuyển đổi tiền mặt”.
Vivek Ramachandran chỉ ra: “Thử thách lớn nhất đối với các công ty đa
quốc gia siêu nhỏ khi mở rộng thị trường là làm thế nào để tối ưu hóa
vốn lưu động tại nhiều thị trường khác nhau. Nếu công ty bị “kẹt vốn”
và đang phải dùng nguồn vốn tại chỗ để cấp
vốn cho hoạt động ở một thị trường nhất định,
nhu cầu vốn lưu động của công ty sẽ gia tăng.”
với các công

“Thử thách lớn nhất đối

ty đa quốc gia siêu nhỏ khi mở rộng
thị trường là làm thế nào để tối ưu hóa
vốn lưu động tại nhiều thị trường khác
nhau. Nếu công ty bị “kẹt vốn” và
đang phải dùng nguồn vốn tại chỗ để
cấp vốn cho hoạt động ở một thị
trường nhất định, nhu cầu vốn lưu
động của công ty sẽ gia tăng.”

Vivek Ramachandran, Giám đốc Sản phẩm và định vị
kinh doanh thương mại toàn cầu của HSBC

Khi doanh nghiệp bắt đầu thành công thì cũng là lúc
họ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Càng phát
triển, công ty càng cần nguồn cung lớn hơn. Trong
một số trường hợp, các khoản phải thanh toán cho
nhà cung ứng lại nhanh và nhiều hơn các khoản
thanh toán từ khách hàng. Điều nghịch lý là, càng
nhận nhiều đơn hàng thì áp lực tài chính đối với
công ty càng lớn vì vấn đề quản lý vốn lưu động lại
khó hơn. Các công ty có thể giảm nhẹ áp lực này
bằng cách chủ động đối diện để giải quyết vấn đề.
Quy mô cũng là một vấn đề. Một tập đoàn đa quốc
gia lớn có thể mua bán hàng hóa ở một thị trường
với số lượng lớn, tạo ra thanh khoản – hay khả năng
cân bằng thu chi.

Vivek Ramachandran bổ sung: “Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ cần tìm
cách giải quyết vấn đề này một cách đơn giản nhất. Đây là lúc công
nghệ có thể giúp chúng ta thông qua Hệ thống Quản lý Vốn và Tiền tệ và

các quy trình Quản lý Vốn và Tiền tệ đối với các khoản phải thu và các
khoản cần chi. Quản lý thanh khoản xuyên quốc gia sẽ trở thành vấn đề
trọng yếu.”

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

10


Củng cố năng lực tài chính

Tận dụng sự hỗ trợ phù hợp

Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ cần
thường xuyên thảo luận với các ngân
hàng vì năng lực tài chính chính là
công cụ cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh.

Các công ty đa quốc gia siêu nhỏ cần
sự hỗ trợ về chuyên môn ở nhiều lĩnh
vực. Càng sớm tiếp cận với các tổ
chức và cá nhân có thể cung cấp sự
trợ giúp về chuyên môn, họ càng gặp
thuận lợi khi chinh phục các thử
thách. Thông thường, các công ty mở
rộng kinh doanh ra nước ngoài sẽ tìm
đến các công ty hoặc chuyên gia tư
vấn kiểm toán, giúp họ hợp thức hóa
hoạt động tại thị trường mới. Các

phòng thương mại sở tại hay tổ chức
như Cơ quan Thương mại và Đầu tư
Anh (UKTI) có thể giúp các doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường địa
phương.

Ví dụ, một công ty tăng trưởng nhanh
cần có một cuộc thảo luận chuyên sâu
về mọi khía cạnh liên quan đến “quản
lý tài chính thông minh”, từ quản lý vốn
lưu động đến gia tăng dòng tiền và
minh bạch tiền tệ.
Bên cạnh chuỗi cung ứng và chiến
lược thu mua hàng hóa hay dịch vụ,
“quản lý tài chính thông minh” còn phải
bao gồm những yếu tố như xây dựng
dây chuyền sản xuất gần bến cảng để
thuận tiện cho bước hậu cần kế tiếp.
Do vậy, các cuộc trao đổi với ngân
hàng có thể giúp làm rõ những thách
thức nảy sinh khi mở rộng công ty.
Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia
siêu nhỏ có thể khó tiếp cận những
giải pháp ngân hàng phù hợp và sự hỗ
trợ mà họ cần. Các ngân hàng địa
phương có thể là lựa chọn hoàn hảo
cho họ trong quá khứ giờ đây có thể
không có đầy đủ công cụ hỗ trợ cho
doanh nghiệp tại thị trường nước
ngoài. Đồng thời, các công ty đa quốc

gia siêu nhỏ có thể cũng nhận thấy quy
mô của mình không đủ lớn để giao
dịch với ngân hàng tại nước sở tại.
Đối với những doanh nghiệp mở rộng
thị trường qua con đường thâu tóm
công ty khác, họ còn phải hợp nhất
các mối quan hệ với những ngân
hàng khác nhau khi doanh nghiệp
ngày một phát triển. Nếu mọi việc vẫn
được sắp xếp như cũ, công ty sẽ phải
giao dịch với một loạt các ngân hàng
tại những thị trường khác nhau, dẫn
đến gia tăng chi phí và hoạt động kém
hiệu quả.
Regis Barriac khuyên: “Các công ty

đa quốc gia siêu nhỏ cần chuẩn
bị thật kỹ để trở thành một doanh
nghiệp mạnh mẽ. Họ cần chứng
tỏ họ đã có sẵn kế hoạch thuyết
phục cho việc tăng doanh số và
đạt được tăng trưởng nhờ mở
rộng kinh doanh. Đó là lúc cuộc
thảo luận với ngân hàng có thể
bắt đầu.”

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

Murphy nói: “UKTI phối hợp chặt


chẽ với các công ty đang tìm
kiếm cơ hội thâm nhập - và xuất
khẩu hàng hóa của Anh quốc
sang thị trường mới. Tổ chức này
cung cấp nguồn thông tin và sự
trợ giúp vô giá cho các doanh
nghiệp, cũng như giúp quá trình
đầu tư ra nước ngoài tiến hành
thuận lợi hơn.”
Diego Spannaus, Giám đốc khối Ngân
hàng dành cho các công ty con toàn
cầu của HSBC tại Mexico, cho biết:

“Tại Mexico, có nhiều tổ chức và
phòng thương mại chuyên cung
cấp các kết quả nghiên cứu thị
trường, thông tin về đặc điểm của
thị trường bản địa và các giải
pháp hỗ trợ. ProMexico là địa chỉ
hữu ích cho các nhà đầu tư nước
ngoài.”
Một nghiên cứu do hai tập đoàn TMF
và Economist Intelligence phối hợp
thực hiện cho thấy trong năm 2015,
một phần ba các công ty tại Mỹ tìm
đến những nhà cung cấp dịch vụ bên
ngoài để bổ sung kiến thức chuyên
môn về thị trường mới khi có nhu cầu
mở rộng quốc tế. Một phần tư các
doanh nghiệp cần sự trợ giúp ở một

lĩnh vực duy nhất, như pháp lý, kế
toán hay tuân thủ thuế.
Các ngân hàng có thể hỗ trợ các công
ty đa quốc gia siêu nhỏ – không chỉ
dựa vào kinh nghiệm vốn có về thị
trường nhất định, mà còn thông qua
việc giới thiệu những doanh nghiệp
này với các công ty từng gặp phải
trường hợp tương tự.

Amanda Murphy nói: “Một trong

những công việc mà tôi yêu thích là
kết nối các khách hàng. Tôi thường
giới thiệu một khách hàng đang tìm
kiếm cơ hội tại thị trường mới với
một khách hàng thuộc lĩnh vực
khác. Từ đó, họ có thể học hỏi
được kinh nghiệm, cách vượt qua
các trở ngại và tiến hành một giao
dịch thành công.”
Theo Rajat Verma, các ngân hàng có
thể giới thiệu những giải pháp đang
được các công ty cởi mở ưa chuộng
nhất. Ông giải thích: “Tại châu Âu,

các công ty có giải pháp quản lý
tài khoản tập trung. Đây là cách
tổng hợp lại số dư của các tài
khoản ngân hàng khác nhau nhằm

đạt được lãi suất tốt hơn hoặc
giúp cải thiện thanh khoản. Ngày
nay, các công ty Ấn Độ cỡ vừa
phát triển nhanh chóng đang cần
giải pháp để giúp họ tích hợp các
hoạt động ở nước ngoài. Đội ngũ
lãnh đạo công ty thường đồng
thuận với nhau về các chiến lược
tăng trưởng và đôi khi họ cho rằng
một chiến lược ngân hàng tốt là thứ
“nên có” chứ không phải “phải có”.
Các công ty với tính cạnh tranh cao
nhận thức được điều này và tìm
đến ngân hàng để tìm hiểu các giải
pháp tốt nhất cho họ, không chỉ
đơn thuần là cấp vốn mà còn là
cơ hội kết nối với chuỗi cung ứng
toàn cầu.”
Hơn nữa, khi được kết nối với nhau,
các doanh nghiệp đa quốc gia siêu
nhỏ có thể khẳng định mình và nhận
được sự hỗ trợ để ngày càng hoạt
động hiệu quả hơn

11


Nhìn về tương lai
Sự thay đổi phương thức thương mại và công
nghệ tân tiến đóng vai trò định hình đối với sự

ra đời các công ty đa quốc gia siêu nhỏ. Nhìn
về tương lai, chúng tôi dự đoán nhiều xu
hướng kinh doanh mới sẽ nổi lên, ví dụ sự gia
tăng thương mại dịch vụ sẽ tiếp tục góp phần
định hình ngành thương mại.
Được hậu thuẫn bởi chi tiêu tiêu dùng tương đối
lớn, xuất khẩu dịch vụ không ngừng mở rộng
mạnh mẽ tại các quốc gia như Úc, Đức, Nhật
Bản, Thụy Điển và Mỹ. Từ năm 2000, xuất khẩu
dịch vụ tại những nền kinh tế như Hồng Kông và
Singapore tăng trên 15% so với GDP. Những
nhóm ngành như du lịch và dịch vụ khác có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất.

“Trong tương lai, các công ty
nhỏ sẽ có nhiều cơ hội hoạt
động ở thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp sẽ tham
gia vào mạng lưới toàn cầu
những công ty đa quốc gia
siêu nhỏ nhanh nhạy,
chuyên biệt, cùng phối hợp
sản xuất hàng hóa và
cung cấp dịch vụ.”
Stuart Tait, Giám đốc khối Thanh
toán quốc tế và Tài trợ thương
mại toàn cầu, Ngân hàng HSBC.

Lời khuyên cuối
gửi


các công ty đa
quốc gia tham vọng
Đừng nản chí
– thế giới không quá
lớn như bạn vẫn nghĩ,
sẽ có thị trường cho
sản phẩm của bạn

Vượt khỏi khuôn khổ
– hãy sớm tận dụng
công nghệ và những
hệ thống chuyên
nghiệp như quản lý
vốn và tiền tệ

Đừng quên các đối tác
– người tiêu dùng, nhà
cung cấp và cả những
chuyên gia tư vấn khác

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

12


Những chuyên gia đóng góp cho báo cáo
Gary Hufbauer, Học giả cao cấp, Học viện Kinh tế Quốc tế Peterson
Tiến sĩ Joshua Meltzer, Học giả cao cấp, khoa Kinh tế và Phát triển Toàn cầu, Học viện Brookings
Stuart Tait, Giám đốc khối Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại toàn cầu, Ngân hàng HSBC

Amanda Murphy, Giám đốc khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại Anh, Ngân hàng HSBC
Vivek Ramachandran, Giám đốc Sản phẩm và định vị kinh doanh thương mại toàn cầu, Ngân hàng HSBC
Ahmed Abdelaal, Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp khu vực Trung Đông-Bắc Phi kiêm Giám đốc khối Khách
hàng Doanh nghiệp các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Regis Barriac, Giám đốc các thị trường quốc tế tại Pháp, Ngân hàng HSBC
Diego Spannaus, Giám đốc khối Ngân hàng dành cho các công ty con toàn cầu tại Mexico, Ngân hàng HSBC
Rajat Verma, Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp Ấn Độ
Christina Ong, Giám đốc điều hành khối Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp tại Hồng Kông, Ngân hàng HSBC

Nguồn
www.franchise.org/franchise-businesses-to-continue-growth-trend-in-2016-outpacing-economy-widepace />www.afponline.org/pub/pdf/2015_gtnews_Treasury_Management_System_Survey.pdf
/>www.doingbusiness.org/reports/global-reports/doing-business-2016

Theo báo cáo ‘Doing Business 2016’ của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia đang phát triển đang có những bước
tiến đáng kể trong công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh. Hơn 70% những cải cách quy định trong năm vừa
qua được tiến hành ở các quốc gia đang phát triển. Không những thế, báo cáo còn cho thấy khởi nghiệp trên
toàn cầu đang trở nên dễ dàng hơn: thời gian trung bình để thành lập doanh nghiệp đã giảm hơn một nửa từ 51
ngày trong năm 2003 xuống còn 20 ngày vào năm 2015. Như vậy, nhiều công ty khắp thế giới đang ngày càng
đạt đến mốc có thể cân nhắc việc vươn ra quốc tế sớm hơn.

KỶ NGUYÊN CÔNG TY ĐA QUỐC GIA SIÊU NHỎ

13


Thông tin liên hệ:
Trần Ngọc Anh Thư

+84 8 3520 6592




Ghi chú cho Ban biên tập:

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
HSBC là nhà sáng lập của Tập đoàn HSBC. Ngân hàng phục vụ khoảng 47 triệu khách hàng thông qua
bốn Khối kinh doanh toàn cầu: Khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản, Khối Dịch vụ tài chính
doanh nghiệp, Khối Dịch vụ ngân hàng toàn cầu và thị trường vốn và Khối Ngân hàng tư nhân toàn cầu.
Mạng lưới của chúng tôi gồm 6.000 văn phòng và bao phủ 71 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, châu
Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ La-tinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2.596 tỷ đô la Mỹ tính đến ngày
31 tháng 3 năm 2016, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức ngân hàng và dịch vụ tài chính lớn nhất
trên thế giới.
HSBC tại Việt Nam
Ngân hàng HSBC mở văn phòng đầu tiên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1870 và đã
có mặt tại Việt Nam trên 140 năm. Tháng 1 năm 2009, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Hiện tại,
mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm hai chi nhánh và năm phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh,
một chi nhánh và bốn phòng giao dịch tại Hà Nội, ba chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng. HSBC
hiện là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về mạng lưới hoạt động, sản
phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.



×