Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, TÀI CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU (DEA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.26 KB, 23 trang )

BÀI BÁO KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, TÀI CHÍNH VÀ MÔI TRƢỜNG
CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO:
ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU (DEA)
Bùi Thị Hương Lan1
Nguyễn Thị Dịu2
Tóm tắt
Tác động về môi trường đang ngày càng thể hiện rõ ở nhiều phương diện và một trong số
đó là tác động trực tiếp vào nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và các ngành sản xuất.
Nghiên cứu tập trung làm rõ mối liên hệ giữa các hiệu quả: sản xuất kinh doanh, tài chính và
môi trường của một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam. Cụ thể,
nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu (Data envelopment analysis) để tính toán được
hiệu quả sản xuất kinh doanh, sau đó phân nhóm các doanh nghiệp dựa trên hiệu quả đó và
hiệu quả môi trường (đại diện bằng tiêu chuẩn ISO 14001). Từ nhóm các doanh nghiệp,
nghiên cứu tiếp tục phân tích hiệu quả tài chính dựa trên một số chỉ số tài chính và đưa ra
được hệ quả kinh doanh dựa trên các mối liên kết. Kết quả chỉ ra rằng, nhóm các doanh
nghiệp có quy mô lớn sẽ có hiệu quả về môi trường và hiệu quả tài chính hơn các doanh
nghiệp còn lại. Nhóm những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vì mục tiêu lợi nhuận nên
không đáp ứng được các yêu cầu về môi trường. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số
hạn chế, thiếu sót và các hướng phát triển về sau.
Từ khóa: Phương pháp bao dữ liệu, ISO 14001, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả
tài chính, ngành công nghiệp chế tạo.

1
2

K56 – TCNH, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
K56 – TCNH, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.



BÀI BÁO KHOA HỌC

trong việc chuyển đổi một tập hợp các yếu

1. Giới thiệu
Trên thế giới, đã có rất nhiều những
nghiên cứu nhấn mạnh đến mối liên hệ
giữa hiệu quả sản xuất, tài chính với vấn
đề bảo vệ môi trường. Điển hình như Esty
và Porter (1998) đã đưa ra kết luận rằng
các doanhnghiệp có thể đạt được trạng thái
win–win (Cả hai cùng có lợi) giữa hai vấn
đề này. Cùng quan điểm đó còn có những
nghiên cứu như Varma (2003) hay
Orlitzky và cộng sự (2003). Russo và
Fouts (1997) đã tìm thấy mối tương quan
đáng kể giữa lợi nhuận tài chính và hiệu
suất môi trường. King và Lenox (2002) đã
tìm thấy liên kết khi tỷ lệ Tobin’Q cao hơn
đồng nghĩa với việc ô nhiễm thấp hơn tại
các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ. Thế
nhưng, ngược lại đó Greenstone (2002) lại
đưa ra kết luận rằng việc bảo vệ môi
trường sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất tài chính
của các doanh nghiệp.

tố đầu vào thành đầu ra. Đã có rất nhiều
nghiên cứu về DEA có liên quan đến việc
đánh giá hiệu quả về môi trường. Cooper
và các cộng sự (1996) đã cung cấp một

bản tóm tắt của hơn 100 nghiên cứu trước
đây trong lĩnh vực xả thải ra ngoài bầu khí
quyển. Ngoài ra, Zhou và các cộng sự
(2008) đã tổng kết hơn 100 ứng dụng DEA
cho các nghiên cứu môi trường và năng
lượng. Những nghiên cứu về môi trường
có sử dụng DEA đã đưa cho chúng ta một
nhận thức về tầm quan trọng trong việc
tách biến đầu ra (outputs) thành những
“biến tốt” (desirable variable) và những
“biến xấu” (undesirable variable) có tác
động không tốt tới môi trường. Những
nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến
như Bevilacqua và Braglia (2002), Chu và
cộng sự (2008) hay Sueyoshi vàcộng sự
(2010).
Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency) là

Phương pháp bao dữ liệu (Data

một chỉ tiêu hay được áp dụng trong các

Envelopment Analysis – DEA) là phương

nghiên cứu về môi trường sử dụng mô

pháp phi tham số (non-pametric) được giới

hình DEA. Một cách đơn giản, hiệu quả


thiệu lần đầu bởi Charnes, Cooper và

sinh thái được định nghĩa là tỷ số giữa giá

3

dựa trên ý tưởng của

trị gia tăng về mặt kinh tế với giá trị gia

Farrell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ

tăng các tác động về môi trường (Zhang và

thuật (TE) với đường biên sản xuất. Nó

cộng sự – 2008).

Rhodes (1978)

được sử dụng để đo lường hiệu của của
các đơn vị hiệu quả ra quyết định
(Decision Making Units - DMUs) (các tổ
chức công cũng như các tổ chức cá nhân)
3

Hay còn được gọi là mô hình CCR

Trong những năm qua, phát triển kinh
tế ở nước ta chủ yếu dựa vào việc khai

thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là trong
các ngành công nghiệp chế tạo như sắt
thép, xi măng và công nghiệp hoá chất...


BÀI BÁO KHOA HỌC

Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động khai

Vì vậy, thông qua việc sử dụng

thác, chế tạo khoáng sản và hoá chất luôn

phương pháp phân tích bao số liệu DEA-

kèm theo những tác động trái chiều đến

phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động

môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển

sản xuất của các doanh nghiệp, đề tài sẽ

kinh tế nói chung, công nghiệp chế tạo nói

tập trung giới thiệu các tiêu chí đánh giá,

riêng, đặc biệt là ngành công nghiệp sắt

phân loại một số các doanh nghiệp ngành


thép, xi măng và hoá chất cần phải gắn với

chế tạo dựa trên các phân tích về hiệu quả

bảo vệ môi trường như một yêu cầu tất

sản xuất kinh doanh, tài chính cũng như

yếu, khách quan nhằm đảm bảo cho mục

hiệu quả môi trường của các doanh nghiệp

tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

này trong giai đoạn 2008-2013. Bài nghiên

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn

cứu cũng đóng góp một số chỉ tiêu đánh

tồn tại nhiều bất cập như chưa có tiêu chí

giá hiệu quả hoạt động của một doanh

đánh giá để phân loại và quyết định danh

nghiệp; đóng góp kiến nghị những giải

mục doanh nghiệp phát triển hiệu quả gắn


pháp khả thi cho chiến lược phát triển kinh

với bảo vệ môi trường gây nhiều khó khăn,

tế bền vững mà cụ thể hơn là phát triển

trở ngại cho các doanh nghiệp cũng như

kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tự

các nhà đầu tư trong việc xem xét, đánh

nhiên.

giá và ra quyết định; mối liên hệ giữa sản
xuất kinh doanh và môi trường chưa được

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

quan tâm và nghiên cứu trong thời gian

2.1. Nguồn dữ liệu

qua. Những nghiên cứu về môi trường hầu

2.1.1. Các biến đầu vào và đầu ra của

như vẫn chỉ là những báo cáo tổng hợp
như Báo cáo đánh giá môi trường hàng

năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
những cuộc điều tra của World Bank hay
các nghiên cứu tác động của hoạt động sản
xuất kinh doanh đến môi trường. Vấn đề

mô hình DEA
Các chỉ số tài chính thường được sử
dụng trong các nghiên cứu có liên quan
đến môi trường được trình bày dưới bảng
sau:

tài chính và môi trường vẫn chưa được
xem xét và nghiên cứu sâu. Về phương
pháp bao dữ liệu DEA, những nghiên cứu
liên quan đến môi trường hầu như vẫn
chưa xuất hiện mà đa phần mới chỉ thiên
về mảng hiệu quả kinh doanh, tài chính.
Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính


BÀI BÁO KHOA HỌC
STT

Chỉ số

Mô tả

Các nghiên cứu sử dụng

King và Lenox (2002), Clark và

Giá trị thị trường của công ty cộng sự (2008), Berrone và
trên giá trị tài sản thay thế.
Gomez - Mejia (2009).

1

Tobin’Q

2

Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế/BQ Tổng Russo và Fouts (1997), Elsayed
và Paton (2005).
tổng tài sản (ROA)
tài sản.

3

Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế/ BQ Vốn Russo và Fouts (1997), Elsayed
và Paton (2005).
vốn chủ sở hữu (ROE)
chủ sử hữu.

4

Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận hoạt động/ Giá trị Hart và Ahuja(1996), Russo và
Fouts (1997).
đầu tư
sổ sách của tài sản.

Nguồn: Sueyoshi (2010)

Tuy nhiên, các biến số như Tobin’Q,

sản - TA (triệu VNĐ), chi phí hoạt động-

ROA hay ROE chưa được sử dụng ngay

OC (triệu VNĐ) và số lượng lao động của

trong

theo

doanh nghiệp - No.E (người). Trong đó,

Emrouznejad và Amin (2009) thì sẽ xuất

TA và OC đại diện cho nhân tố vốn (K)

hiện một sự khó khăn trong tính toán và

còn biến số No.E đại diện cho nhân tố lao

ước lượng khi có sự hiện diện của các biến

động (L). Đầu ra (output) duy nhất mà

đầu vào hoặc đầu ra bằng tỷ lệ. Vì thế,

chúng tôi lựa chọn là Doanh thu (S) đại


nghiên cứu này không trực tiếp áp dụngcác

diện cho nhân tố sản lượng (Q) trong

chỉ tiêu tài chính vào để đánh giá luôn hiệu

phương trình hàm sản xuất. Bài nghiên

quả tài chính mà sẽ thông qua hiệu quả sản

cứu sử dụng dữ liệu của 32 doanh nghiệp

xuất kinh doanh để xác định điểm hiệu

công nghiệp chế tạo thuộc 3 nhóm ngành

quả. Các chỉ tiêu tài chính sẽ được áp dụng

chính trong 6 năm (2008-2013), vì vậy, số

sau khi xác định được kết quả của mô hình

lượng mẫu của bài nghiên cứu là 192 mẫu

DEA.

(32 doanh nghiệp * 6 năm). Bảng 2.2 trình




hình

DEA

bởi



Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử

bày nguồn lấy số liệu của nhóm tác giả.

dụng các biến đầu vào (input) là: Tổng tài

Bảng 2.2: Mô tả các biến đầu vào và đầu ra


BÀI BÁO KHOA HỌC
STT

Biến

Nguồn lấy số liệu

Đầu vào (Input)
1

Tổng tài sản (TA)

2


Chi phí hoạt động (OC)

3

Số lượng lao động (No.E)

Bảng cân đối kế toán các năm của doanh nghiệp.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ của doanh nghiệp.
Bản cáo bạch và Báo cáo thường niên của doanh nghiệp.

Đầu ra (Output)
1

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh Báo

Doanh thu

cáo tài chính của doanh nghiệp.

2.2.2. Các dữ liệu liên quan khác
Với mô hình hồi quy Tobit, ngoài biến
phụ thuộc đã được biết sau khi chạy mô

động đa lĩnh vực là biến độc lập. Biến năm
đại diện cho số liệu theo năm nên không
có ý nghĩa nhiều về mặt hồi quy.

hình DEA, các biến độc lập của mô hình


Bảng 2.3: Mô tả các biến trong mô

được liệt kê ở bảng 2.3. Chúng tôi chọn 3
biến độc lập để chạy mô hình. Sở dĩ có sự

hình Tobit
STT

Tên biến

Mô tả và đo lƣờng

lựa chọn này là vì sau khi chạy mô hình
DEA, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn còn
một số “biến chùng” (slack variable), tức
là các biến này vẫn còn chịu tác động của

Biến phụ thuộc
1

Điểm
quả

hiệu Được lấy từ mô hình
DEA và bị giới hạn

một số biến bên ngoài (evironmental

trong khoảng


variable). Sau khi tham khảo một số

0 £ qi £1

nghiên cứu để giải quyết vấn đề “biến
chùng”, chúng tôi quyết định lựa chọn 2

Biến độc lập

biến là Quy mô doanh nghiệp và Hoạt

Quy
1

doanh
nghiệp*

mô Gồm ba biến giả: i)
nhỏ, ii) vừa và iii) lớn.
Các tiêu chuẩn xác
định quy mô doanh

nghiệp được quy định
trong

định

Nghị


56/2009/NĐ-CP

4


BI BO KHOA HC

2

3

Hot

ng

a lnh vc*

Nm*

Gm hai bin gi: i)

c tớnh im hiu qu. Vector u vo v

Cú hot ng a lnh

u ra cho cụng ty th I ln lt l xit v

vc v, ii) Ch hot

yit. D liu ca ton b mu c kớ hiu


ng duy nht mt lnh

bi KxN ma trn u vo (X) v MxN ma

vc.

trn u ra (Y).

i din cho s nm
ca d liu.

* cú s dng bin gi

2.3. Phng phỏp phõn tớch d liu
2.3.1. Mụ hỡnh DEA c bn

ổ x
ỗ 11
ỗ x
ỗ 21
X =ỗ .

ỗ .
ỗ x
ố k1

x12

...


x2

...

.
.

...
...

xk 2

...

y12

...

y22

...

.
.

...
...

ym2


...

x1n ửữ
x2n ữ

. ữ

. ữ
xkn ữứ

V c bn, mụ hỡnh DEA gm 2 mụ
hỡnh l: mụ hỡnh CCR (Charnes, Cooper
v Rhodes - 1978) da theo gi nh li
nhun khụng i theo quy mụ (constant
returns to scale) v mụ hỡnh BCC (Banker,
Charnes and Cooper - 1984) da theo gi
nh li nhun bin i theo quy mụ
(Variables Return to Scale). Sau khi chy
ra kt qu, tựy vo tng ng dng, m
chỳng ta cú cỏc mụ hỡnh ph i kốm.
Trong c hai trng hp, DMU hiu
qu nht cú cỏc u vo (input) l X1, X2,
, Xk c chuyn i thnh cỏc kt qu
u ra (output) l Y1, Y2, , Ym c xỏc
nh nm trờn ng biờn hiu qu sn
xut. Cỏc DMU cũn li s c so sỏnh
vi DMUs tng ng trờn ng biờn

4


Nhúm tỏc gi quyt nh phõn loi quy mụ doanh
nghip da trờn tiờu chớ s lao ng do cỏc bin v
vn trong b s liu khụng cũn phự hp vi cỏch
phõn loi trong Ngh nh ny.

ỡ y
ù 11
ù y21
ù
Y =ớ .
ù
ù .
ù y
ợ m1

y1n ỹ
ù
y2n ù
ù
. ý
ù
. ù
ymn ùỵ


BÀI BÁO KHOA HỌC

2.3.1.1. Mô hình CCR (Charnes,
Với điều kiện:


Cooper và Rhodes - 1978).
Giả định: Lợi nhuận không đổi theo
quy mô.

v x

i ij0

1

i

ur , vi  0

(2)
Một cách đơn giản, nó được viết thành:

Với DMU0, mô hình CCR được tính
Max (v,u)=u.y0

toán như sau:

u y

v x
r

max h0


vX  uY  0
rjo

r

(1)

Với điều kiện:

i ij 0

i

u y
v x
r

Với điều kiện:

i

=< 1

(3)

dạng min (duality), khi đó, quy hoạch

ij

i


ur , vi  0

với mỗi đơn vị j;

v  0, u  0

Phương trình có thể viết được dưới

rj

r

vxo  1

tuyến tính được chuyển sang với θ là mức
hiệu quả của doanh nghiệp:

min( ,  )  

Ở đây, ur và vi là trọng số được áp
dụng cho đầu ra với đầu vào yrj và xij để

 x0  X   0
Với điều kiện: Y   y0
(4)
0

tối đa hóa h0 cho DMU0 với điều kiện
điểm số hiệu quả là không lớn hơn 1 cho

bất kì DMU nào. Quy hoạch phân đoạn
trên được thực thi một lần cho mỗi DMU,
kết quả là điểm số tối ưu sẽ được xác định

Với việc bổ sung các biến chùng (slack
variables), vấn đề sẽ trở thành:

min( ,  )  

cho từng DMU. Trước khi giải quyết vấn
đề, mẫu số trong hàm mục tiêu được lấy ra
và thay vào đó thêm một số ràng buộc
mới. Ngoài ra, hạn chế ban đầu được chế

 x0  X   s 
Với điều kiện: Y   y0  s 

(5)

  0, s   0, s   0

tác để chuyển đổi quy hoạch phân đoạn
(fractional program) thành quy hoạch



hơn, l = (l1, l2 ,..., ln ) ,   0




tuyến tính (linear program). Dưới đây là

vector trọng số được đưa ra cho các

hai bước dẫn đến quy hoạch tuyến tính:

DMUs.  là tỷ lệ hiệu quả DMUk. s+ và s-

max h 0   ur yrjo
r

2.3.1.2. Mô hình BCC (Banker,

u y  v x
r

r

rj

là vector của các biến ẩn.

i ij

0

Charnes và Cooper - 1984).


BÀI BÁO KHOA HỌC


Khác với mô hình CCR được hình

Thực tế, do có các quy định quản lý của

thành với giả định lợi nhuận cố định theo

nhà nước, điều kiện hạn chế về tài chính,

quy mô (CRS) thì mô hình BCC giải quyết

thị trường cạnh tranh không hoàn hảo..., vì

với giả định lợi nhuận biến đổi theo quy

vậy các DMU thường không hoạt động ở

mô (VRS):

quy mô tối ưu. Trong trường hợp này, mô
hình VRS sẽ phù hợp hơn. Trong hình 2.2,

min( ,  )  

khi sử dụng mô hình CRS thì điểm hiệu

 x0  X   s 
Với điều kiện:

Y   y0  s 


quả kỹ thuật của A (CRSTEA) được tính
(6)

eT   1

hình VRS thì điểm hiệu quả kỹ thuật của A

  0, s  0, s  0




Rõ hơn,   (1 , 2 ,..., n ) ,   0 là
vector trọng số được đưa ra cho các DMUs
n



ål

j

bằng tỷ số giữa q3/q1. Thế nhưng, với mô

= 1.  là tỷ lệ hiệu quả DMUj. S+

j=1

(VRSTEA) lại được tính bằng tỷ số giữa

q2/q1. Nhận thấy khi áp dụng mô hình
VRS, điểm hiệu quả sẽ được cải thiện hơn
so với mô hình CRS. Hiệu quả quy mô
(Scale

Efficiency)

được

tính

bằng

CRSTE/VRSTE hay q3/q2.

và s- là vector của các biến ẩn còn eT là
Hình 2.2: Mô hình CRS và VRS

một vector đơn vị hàng eT = (1, 1, …, 1).
DMUj được đánh giá là hiệu quả khi có
những điều kiện này được đáp ứng:


Tối ưu hóa giá trị  * j

bằng 1.


Tối đa hóa giá trị của các


biến bổ sung bằng 0.
Mô hình CRS là mô hình đơn giản hóa
nhất với giả định các DMU hoạt động ở
một quy mô tối ưu (optimal scale), khi

Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả

nguyên liệu đầu vào (inputs) tăng lên với

thống nhất sử dụng mô hình DEA với lợi

một tỉ lệ nhất định thì sản lượng đầu ra

nhuận thay đổi theo quy mô (VRS), tối

(output) cũng sẽ tăng lên với tỉ lệ tăng

thiểu hóa đầu vào (input-oriented) hay mô

tương ứng. Mô hình này được dùng để

hình BCC.

phân tích sơ bộ dữ liệu và chỉ đúng trong
điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

2.3.2. Mô hình hồi quy Tobit (MHHQ
Tobit).



BÀI BÁO KHOA HỌC

Đề điều tra các yếu tố quyết định hiệu

của mô hình. Sau khi tìm được điểm hiệu

quả (hoặc phi hiệu quả), mô hình hồi quy

quả của mỗi DMU, chúng tôi sẽ chạy mô

Tobit được sử dụng (còn được biết với tên

hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là

gọi là mô hình hồi quy bị kiểm duyệt

q i và các biến độc lập là những biến bên

(censored regression model)). Phương

ngoài (enviromental variable) mà theo

trình của mô hình:

nhóm tác giả là sẽ tác động tới điểm hiệu

Yi* = b T Xi + ei (7)

quả nhưng chưa được xem xét tới trong


Với: Yi = 0 nếu b Xi + ei £ 0

giải thích ở phần 2.2. Nguồn dữ liệu).

*

T

Yi* = Yi nếu b T Xi + ei > 0

mô hình DEA vì một số lý do (đã được
Trình tự của mô hình được mô tả rõhơn
trong hình 2.3.

Trong đó: ei ~ N(0, s 2 ) , b T là tham

Hình 2.3: Mô hình áp dụng tính hiệu

số của biến độc lập Xi . Hệ số này có thể

quả sản xuất, kinh doanh

được hiểu là một hệ số của mô hình hồi
quy bình phương tối thiểu thông thường
(OLS). Có nghĩa là nó cho thấy sự thay đổi
tương ứng của biến phụ thuộc khi chứng
kiến một sự thay đổi của biến độc lập
trong khi các yếu tố khác không đổi. Sự tối
ưu của mô hình hồi quy Tobit là nó có thể


Dữ
liệu
đầu
vào

hình

Dữ
liệu
DEA
model

đầu ra

hình

tránh được những giả định của mô hình

Điểm
hiệu
quả

hình
Tobit

Biến
độc
lập

OLS và khi biến phụ thuộc là một biến có

giới hạn giá trị thì MHHQ Tobit là một lựa
chọn tối ưu.
2.3.3. Mô hình áp dụng trong bài
nghiên cứu.

Có rất nhiều mô hình DEA biến thể
được sử dụng và nghiên cứu tính tới thời
điểm ngày nay, nhưng nhóm tác giả lựa
chọn mô hình này bởi vì một số yếu tố

Như phần trên đã đề cập trong bài

sau:

nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ áp dụng
mô hình DEA với giả định lợi nhuận thay
đổi theo quy mô (VRS) và tối thiểu hóa



Có thể phân tích được những yếu

đầu vào (input oriented). Nhóm tác giả dựa

tố bên ngoài tác động tới điểm hiệu quả

theo phương trình hàm sản xuất để quyết

sản xuất kinh doanh;


định các biến số đầu vào cũng như đầu ra


BÀI BÁO KHOA HỌC





Mô hình đơn giản, có thể áp dụng

Nhóm B: Các doanh nghiệp hiệu

được với nhiều doanh nghiệp, dễ dàng

quả về hoạt động nhưng không đạt hiệu

trong việc mở rộng mẫu (sample);

quả về môi trường.





Mô hình Tobit phù hợp cho cỡ mẫu

Nhóm C: Các doanh nghiệp hiệu

nhỏ, đem lại sự chính xác cao hơn so với


quả về môi trường nhưng không đạt hiệu

mô hình hồi quy SFA.

quả về hoạt động.


Sau khi tìm được điểm hiệu quả và xác
định được các nhân tố tác động đến điểm
hiệu quả của các doanh nghiệp, chúng tôi

Nhóm D: Các doanh nghiệp không

đạt hiệu quả cả về hoạt động cũng như môi
trường.

dựa vào tiêu chuẩn về việc các doanh

Từ những phân tích và phân nhóm

nghiệp trong mẫu khảo sát được chứng

trên, chúng tôi sẽ áp dụng một số chỉ tiêu

nhận về việc áp dụng bộ tiêu chuẩn môi

đã thống kê ở bảng 2.1 để có được cái nhìn

trường ISO 14001:2004 để phân nhóm các


rõ nét hơn về hoạt động tài chính của các

doanh nghiệp.

doanh nghiệp trong từng nhóm. Từ đó đưa
ra được những kết luận về mối liên kết
giữa hoạt động sản xuất, hoạt động môi
trường và hoạt động tài chính của một số
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế
tạo.
3. Kết quả.



3.1. Kết quả ước lượng
Nhóm A: Các doanh nghiệp hiệu

quả về hoạt động và môi trường


3.1.1. Mô hình DEA

Nhóm A: Các doanh nghiệp hiệu

quả về hoạt động và môi trường.

Hình 2.4: Phân loại nhóm các doanh nghiệp

Bảng 3.1: Dữ liệu của mẫu theo các năm

Năm

Thống kê

Tổng tài sản

Chi phí hoạt
động

Số lƣợng lao
động

Doanh thu


BÀI BÁO KHOA HỌC
Avg.

1.381.826,22

1.470.194,59

879,656

1.640.564,51

Std.Dev

1.752.172,24


1.814.443,57

1.172,024

2.081.561,51

5.647.893

7.361.013

5.663

8.364.805

Min

40.863

14.647

63

14.564

Avg.

1.970.611,59

1.616.495,53


1.001,719

1.853.215,56

SD

2.526.457,28

1.693.711,26

1.541,018

2.074.905,95

10.243.240

6.483.882

8.136

8.123.395

Min

37.684

67.164

67


75.219

Avg.

2.467.499,69

2.053.334,84

1.130,188

2.317.074,47

SD

3.539.631,06

2.726.991,26

1.751,963

3.127.164,24

14.903.658

12.516.610

9.212

14.267.084


Min

36.844

77.364

76

85.230

Avg.

2.812.275,19

2.606.605,75

1.114,531

2.960.596,34

SD

4.106.229,79

4.106.229,79

1.580,499

3.894.254,28


17.524.683

17.524.683

8.064

17.851.897

Min

46.571

46.571

55

82.847

Avg.

2.938.239,31

2.908.607,81

1.096,656

3.166.210,13

SD


4.356.925,58

3.745.312,84

1.581,832

4.164.697,87

19.015.763

15.725.741

8084

16.826.852

Min

52.664

78.627

46

82.401

Avg.

3.099.522,47


2.883.588,19

1.096

3.144.992,5

SD

4.840.034,29

3.748.876,88

1.594,21

4.246.139,07

22.961.194

16.493.071

8.195

18.934.292

62.230

71.992

41


73.106

2008
Max.

2009
Max.

2010
Max.

2011
Max.

2012
Max.

2013
Max.
Min

Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính các năm của các doanh nghiệp
Bảng 3.2: Kết quả mô hình DEA
Năm

2008

Thống kê

CRSTE


VRSTE

SE

Avg.

0.911

0.946

0.964

SD

0.061

0.055

0.05

1

1

1

Max.



BÀI BÁO KHOA HỌC
Min

0.766

0.832

0.779

Avg.

0.938

0.950

0.987

SD

0.056

0.054

0.015

1

1

1


Min

0.819

0.833

0.96

Avg.

0.928

0.944

0.983

SD

0.054

0.053

0.030

1

1

1


Min

0.827

0.828

0.896

Avg.

0.883

0.917

0.965

SD

0.086

0.083

0.062

1

1

1


Min

0.720

0.725

0.720

Avg.

0.880

0.918

0.958

SD

0.086

0.077

0.055

1

1

1


Min

0.599

0.742

0.807

Avg.

0.898

0.930

0.965

SD

0.086

0.079

0.045

1

1

1


Min

0.695

0.761

0.857

Avg.

0.906

0.934

0.970

SD

0.072

0.067

0.043

1

1

1


0.599

0.725

0.720

2009
Max.

2010
Max.

2011
Max.

2012
Max.

2013
Max.

Tổng
Max.
Min

Nguồn: Tác giả tự thống kê
CRSTE: Hiệu quả kỹ thuật tổng hợp;
VRSTE: Hiệu quả kỹ thuật thuần
SE: Hiệu quả quy mô

CRSTE=VRSTE * SE


BÀI BÁO KHOA HỌC
(0.0259)
Lớn

(0.0205)

Hình 3.1: Đồ thị CRSTE và VRSTE qua các năm
Đa ngành nghề

Nghiên cứu chạy mô hình DEA BCC
với giả định tối thiểu hóa yếu tố đầu vào
(input oriented) trên phần mềm DEAP 2.1

Năm
2013

2012

-0,02782
(0.02394)

- trung bình, SD - độ lệch chuẩn; Max. 2011

-0,02486
(0.02402)

điểm hiệu quả. Trong đó, bài nghiên cứu

xét điểm hiệu quả kỹ thuật tổng hợp cho

-0,01247
(0.02415)

trong từng năm. Bảng 3.2 thống kê kết quả

giá trị lớn nhất; Min - giá trị bé nhất của 3

-0,04082**
(0.01671)

và LIMDEP cho thấy kết quả tương đương

của mô hình với các yếu tố thống kê: Avg.

-0,10279*

2010

những bước tiếp theo.

0,00575
(0.0241)

Nhận thấy điểm hiệu quả qua từng năm

2009

(0.0243)


của mẫu là khá cao với trung bình điểm
hiệu quả kỹ thuật thuần (VRSTE) là 0.934.

Hệ số chặn

cao, ta sẽ chạy hồi quy Tobit để xác định
các nhân tố tác động tới điểm hiệu quả.
3.1.2. Mô hình hồi quy Tobit
Theo phương trình (7) và sử dụng phần

1,0786*
(0.02767)

Trong mô hình vẫn tồn tại một số DMU có
biến slack thế nhưng do điểm hiệu quả rất

0,01168

Tổng số quan sát

192

Số quan sát conserved

70

Log-likelihood

66,879269


Giá trị kiểm định chi 36.56
bình phƣơng

mềm STATA 12, ta sẽ ước lượng được

Prob >chi(2)

0,0000

phương trình hồi quy Tobit như sau:

Pseudo R2

-0,3762

qi = b T Xi + diTTi + ei (8)

Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%*; 5%**
Kết quả kiểm định ma trận tương quan

Bảng 3.3: Kết quả mô hình hồi quy Tobit
Biến

Hệ số

không có hiện tượng đa cộng tuyến. Xác
xuất lớn hơn giá trị “khi bình phương” là

Quy mô doanh nghiệp

Vừa

cho thấy mối liên hệ giữa các biến là nhỏ,

-0,0843*


BÀI BÁO KHOA HỌC

0,0009<1% chứng minh rằng mô hình là

Ngành Thép

Ngành Xi măng

Ngành hóa chất

phù hợp.

(phân bón)

Nhận thấy quy mô doanh nghiệp có ý
nghĩa khá cao trong mô hình Tobit trong

0

việc tác động lên điểm hiệu quả kỹ thuật
với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, doanh
nghiệp với quy mô nhỏ sẽ có ưu thế về


3

3

3

4

2
7

0

1

6

điểm hiệu quả lớn nhất, sau đó đến doanh
nghiệp quy mô lớn và cuối cùng là doanh
nghiệp quy mô vừa. Với doanh nghiệp đa
ngành nghề sẽ chịu điểm hiệu quả thấp
hơn doanh nghiệp chỉ sản xuất một ngành

như việc tính toán hệ số phát thải của các

nghề với mức ý nghĩa ở mức 5%.

doanh nghiệp phức tạp do việc áp dụng
công nghệ kỹ thuật khác nhau và tiêu


3.2. Phân nhóm các doanh nghiệp

chuẩn của các nhà máy không đồng đều, vì

Dựa vào các thông tin mà các doanh

vậy, nhóm tác giả sẽ lấy tiêu chuẩn ISO

nghiệp công bố trên website và các

14001 như một bằng chứng về việc các

phương tiện truyền thông đại chúng, nhóm

doanh nghiệp có những hành động để nâng

tác giả đã thống kê được các doanh nghiệp

cao hiệu quả về môi trường. Bảng 3.4 biểu

đã có chứng nhận ISO 14001 về hiệu quả

hiện số liệu thống kê phân nhóm các

cũng như sự cam kết của doanh nghiệp về

doanh nghiệp sau khi đã có số liệu về điểm

vấn đề bảo vệ môi trường. Theo thống kê,


hiệu quả kỹ thuật về hoạt động sản xuất

có 12/32 doanh nghiệp được cấp chứng

kinh doanh và thống kê các doanh nghiệp

nhận ISO 14001 và 2/32 doanh nghiệp

có tiêu chuẩn ISO 14001.

đang triển khai để được cấp giấy chứng
nhận. Mặc dù, những doanh nghiệp trong
mẫu khảo sát là các doanh nghiệp thuộc
các ngành có tác động mạnh mẽ tới môi
trường (World Bank, 2008), thế nhưng

Bảng 3.4: Phân các nhóm doanh nghiệp
Nhóm A

4 doanh nghiệp

Nhóm B

12 doanh nghiệp

nghiệp được khảo sát tiến hành. Do vấn đề

Nhóm C

8 doanh nghiệp


tiếp cận tới những thông tin về môi trường

Nhóm D

8 doanh nghiệp

việc chấp hành một tiêu chuẩn môi trường
lại chỉ có khoảng gần 40% số doanh

của các doanh nghiệp là rất khó khăn cũng

1

2


BÀI BÁO KHOA HỌC

Hình 3.2: Phân các nhóm doanh nghiệp
trong các ngành
Bảng 3.5: Trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố trong các nhóm
Nhóm

Tổng tài sản

Chi phí hoạt động

Số lao động


Doanh thu

8.632.125

8.417.421

3329

9.691.751

(5.202.633)

(4.120.204)

(2765)

(4.470.969)

957.388

1.557.102

506

1.484.983

(844.095)

(1.291.048)


(799)

(1.400.000)

2.546.106

1.274.989

827

1.422.199

(3.593.229)

(1.290.318)

(760)

(1.493.977)

1.057.667

1.209.888

453

881.230

(1.162.457)


(871.824)

(490)

(977.084)

A

B

C

D

Nhận thấy có sự khác nhau cơ bản giữa

trong những năm gần đây. Đặc biệt, nhóm

quy mô của bốn nhóm. Nhóm A và C là

D – nhóm các doanh nghiệp không đạt cả

nhóm có tổng tài sản trung bình lớn hơn

hiệu quả sản xuất kinh doanh lẫn hiệu quả

hẳn hai nhóm còn lại. Tương đương với đó

môi trường chính là nhóm gồm những


là các nhân tố như chi phí hoạt động và số

doanh nghiệp vừa và nhỏ với thời gian

lao động cũng lớn hơn hẳn. Về doanh thu,

hoạt động tương đối ngắn (từ 10 năm trở

nhận thấy doanh thu của nhóm A là cao

xuống).

nhất, sau đó đến nhóm B, C và D.
Điều này cũng phù hợp với số liệu thu

4. Thảo luận và kết luận
4.1. Thảo luận

thâp thực nghiệm của nhóm tác giả khi
thống kê được 12/32 doanh nghiệp có tiêu

Điểm hiệu quả của mô hình DEA trong

chuẩn ISO 14001 đều là những doanh

các năm biến động theo chiều hướng sụt

nghiệp lớn (dựa theo tiêu chí phân loại lao

giảm, tăng nhẹ vào 2008 - 2009, giảm


động). 20/32 doanh nghiệp còn lại đều là

mạnh từ năm 2009 - 2012 và đang có

những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có

chiều hướng cải thiện nhẹ vào năm 2013

khoảng 2-3 doanh nghiệp trong số nhóm

(như hình3.1). Sự biến động này trùng với

doanh nghiệp này là những doanh nghiệp

sự biến động của kinh tế Việt Nam nên có

lớn nhưng cũng đang cắt giảm quy mô

thể thấy hiệu quả SXKD của các doanh


BÀI BÁO KHOA HỌC

nghiệp này chịu ảnh hưởng lớn bởi tác

4.1.1. Nhóm những doanh nghiệp đạt

động của nền kinh tế. Ngoài ra, với mô


hiệu quả về môi trường (có tiêu chuẩn

hình Tobit, quy mô và vấn đề hoạt động đa

ISO 14001:2004)

lĩnh vực cũng tác động tới doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và hoạt động
đơn lĩnh vực sẽ có được hiệu quả cao hơn
các doanh nghiệp còn lại.

Nhìn chung, đây là nhóm các doanh
nghiệp có quy mô lớn đến rất lớn, việc
được cấp tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là
một lợi thế trong chiến lược cạnh tranh,

Từ những phân tích và thống kê trên,

nhất là khi các doanh nghiệp muốn đưa

ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng có một sự

sản phẩm của mình ra ngoài quốc tế. Theo

chênh lệch rõ ràng giữa nhóm các doanh

như thống kê, hầu hết những doanh nghiệp

nghiệp đạt đồng thời cả hai hiệu quả sản


đăng kí ISO 14001:2004 là những doanh

xuất kinh doanh và môi trường với nhóm

nghiệp hướng tới xuất khẩu. Hơn thế nữa,

các doanh nghiệp không đạt được hiệu quả

trong giai đoạn những năm gần đây, hai

nào. Hình 4.1 mô tả mức độ hiệu quả của

ngành xi măng và thép chịu ảnh hưởng

các nhóm doanh nghiệp với nhóm A được

trực tiếp bởi thị trường bất động sản trong

biểu thị bằng mặt ABC, nhóm B biểu thị

nước ảm đạm, dẫn theo việc nguồn cung

bằng mặt A1BC’, nhóm C biểu thị bằng

vượt quá cầu. Theo thống kê của Hiệp hội

mặt AB1C’ và nhóm D được biểu thị bằng

Thép Việt Nam, năm 2012, sản lượng sản


mặt A1B1C1.

xuất của ngành thép gấp đôi nhu cầu của
thị trường. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài (đặc biệt là
Mỹ, EU hay Nhật Bản) được các doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn,
nhiều nhà máy, sản xuất với sản lượng lớn
đẩy mạnh hơn cả. Ví dụ như tỷ trọng xuất
khẩu của BVG (một doanh nghiệp trong
nhóm C) từ 3.32% năm 2012 đã tăng lên

Hình 4.1: Đồ thị mô tả mức độ hiệu
quả của các nhóm doanh nghiệp

gần gấp đôi thành 7.3% năm 2013, hay
như những tập đoàn lớn như Tập đoàn Hoa
Sen hay Tập đoàn Hòa Phát luôn có tỷ

Từ đồ thị trên kết hợp các lí thuyết và

trọng xuất khẩu đạt ở mức 40 - 45% doanh

mô hình đã nêu có thể phân nhóm các

thu, chính vì yếu tố đó nên các doanh

doanh nghiệp sau:

nghiệp cần phải đáp ứng được những tiêu



BÀI BÁO KHOA HỌC

chuẩn môi trường khắt khe của thị trường

nhóm C lại là những doanh nghiệp hoạt

nước ngoài như ISO 14001:2004.

động đa lĩnh vực nhưng các lĩnh vực lại

Với nhóm A - nhóm các doanh nghiệp
có quy mô rất lớn, hoạt động kinh doanh

liên quan trực tiếp đến ngành nghề chính
của doanh nghiệp.

đạt hiệu quả cao và được cấp tiêu chuẩn

4.1.2. Nhóm các doanh nghiệp không

ISO 14001 về môi trường. Tuy đây là

đạt được hiệu quả về môi trường (không

nhóm có ít các doanh nghiệp nhất nhưng

được cấp tiêu chuẩn ISO 14001:2004)


có quy mô và tiềm lực lớn, vậy nên, họ có
đủ các điều kiện để đầu tư vào các hoạt
động môi trường nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững. Đây chính là nhóm các
doanh nghiệp đạt được trạng thái win - win
theo lý thuyết của Esty và Porter (1998).

Hầu hết, những doanh nghiệp này
không chú trọng đến hiệu quả môi trường,
hay hẹp hơn là tiêu chuẩn ISO 14001:2004
bởi một số yếu tố sau:


Do quy mô vừa và nhỏ nên sản

lượng đủ cung cấp cho thị trường trong
Nhóm C là nhóm các doanh nghiệp
không đạt được hiệu quả SXKD, tài chính
mà lại đáp ứng được tiêu chuẩn ISO
14001:2004. Vấn đề này có thể được lý
giải là do hiệu quả SXKD của các doanh
nghiệp trong nhóm này không đồng đều
qua từng năm. Hoạt động của doanh
nghiệp đang trong giai đoạn phát triển
chưa ổn định, còn chịu ảnh hưởng lớn từ
các nhân tố bên ngoài. Phần đa các doanh

nước, chưa hướng tới thị trường nước
ngoài nên doanh nghiệp không chú trọng
đến các tiêu chuẩn môi trường quốc tế;



ISO 14001 không phải là một tiêu

chuẩn bắt buộc;


Chi phí để đầu tư cho công nghệ,

đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường
thường lớn, ảnh hưởng lớn đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp.

nghiệp có điểm hiệu quả tốt ở những năm

Nhóm B: nhóm các doanh nghiệp đạt

2008, những năm tiếp theo, do chịu tác

được hiệu quả trên trung bình về SXKD.

động của khủng hoảng kinh tế nên điểm

Chính vì những lý do trên, nhóm doanh

hiệu quả của các doanh nghiệp giảm mạnh

nghiệp này thường không “mặn mà” với

và đang trên đà phục hồi lại vào năm 2013.


các vấn đề về môi trường. Hơn thế nữa,

Ngoài ra, nhóm những doanh nghiệp này

khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, ta có

cũng là nhóm doanh nghiệp hoạt động đa

thể thấy được các doanh nghiệp sẽ phải

lĩnh vực, nhưng khác với nhóm A là các

chịu một độ trễ thời gian nhất định để đạt

doanh nghiệp đa lĩnh vực về sản xuất, xây

được lại hiệu quả về SXKD (giống như đối

dựng, bất động sản..., những doanh nghiệp

với trường hợp của nhóm A và C). Ngoài


BÀI BÁO KHOA HỌC

ra, doanh nghiệp nhóm này hầu hết chỉ

đông mạnh tới môi trường, vì vậy, trách


hoạt động đơn ngành, đang không bị chịu

nhiệm của họ cũng lớn hơn trong việc bảo

tác động của các biến môi trường tới điểm

vệ môi trường. Hai thái cực khá lớn trong

hiệu quả (theo mô hình Tobit ở mục 3). Vì

vấn đề tối đa hóa các hiệu quả và lợi ích

vậy, nếu có sự thay đổi trong quy mô hoặc

là:

phát triển doanh nghiệp theo hướng đa
ngành nghề, đa lĩnh vực, các doanh nghiệp
sẽ bị giảm điểm hiệu quả SXKD. Vì vậy,
trong quá trình phát triển từ nhóm B sang
nhóm C sẽ tồn tại một “điểm chết”5 đòi hỏi
sự đánh đổi rất lớn ở hiện tại.



Nhóm những doanh nghiệp vừa

nhỏ đang theo đuổi các mục tiêu tối đa hóa
hiệu quả sản xuất kinh doanh mà không
quan tâm đến vấn đề hiệu quả môi trường



Nhóm những doanh nghiệp lớn do

thời gian hoạt động lâu năm trong ngành

Nhóm D là nhóm các doanh nghiệp

và thị phần ổn định, muốn vươn tầm quốc

không đạt cả hiệu quả sản xuất kinh doanh

tế nên họ dần dần quan tâm tới những vấn

lẫn hiệu quả môi trường chính là nhóm có

đề về môi trường. Nhóm những doanh

quy mô vừa và nhỏ, thời gian hoạt động

nghiệp này được chia thành hai bên: một

tương đối ngắn. Chính vì hiệu quả SXKD

bên đã đạt được trạng thái win - win và

và hiệu quả tài chính còn kém nên nhóm

bên còn lại đang tiến tới trạng thái đó.


các doanh nghiệp này chưa quan tâm đúng
mức đến vấn đề môi trường.
4.2. Kết luận
Lợi ích của vấn đề bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững là rất lớn. Nếu các
doanh nghiệp muốn tiếp tục tăng cường
đầu ra thì đầu vào của họ cần ổn định.
Những ngành công nghiệp như thép, xi
măng, hóa chất dựa phần lớn vào các
nguồn tài nguyên nên khi môi trường thiệt

Từ sự phân hóa này, dễ dẫn đến một
thực trạng là những doanh nghiệp lớn sẽ
ngày một phát triển một cách toàn diện,
dẫn đến thị phần trong những ngành công
nghiệp này sẽ bị họ nắm giữ phần lớn. Khi
đó, những doanh nghiệp nhỏ rất khó có thể
vươn lên hoặc họ sẽ vươn lên bằng mọi
cách, mà một trong những cách là “làm
ngơ” với các vấn đề môi trường để tối
thiểu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận.

hại sẽ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh

Ngoài ra, ISO 14001 đang là một công

hưởng đến hiệu quả trong tương lai. Nhìn

cụ để các doanh nghiệp nâng tầm thương


chung, các doanh nghiệp trong nhóm được

hiệu. Nhìn nhận một cách vĩ mô, ISO

khảo sát đều là những doanh nghiệp có tác

14001 chỉ là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống
quản lý môi trường. Doanh nghiệp khi

5

Là điểm mà ở đó các doanh nghiệp phải đánh đổi
lớn để phát triển (t.g)

tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ chịu một


BÀI BÁO KHOA HỌC

số độ trễ thời gian và phải đầu tư cải tiến

tiêu chuẩn quốc tế vào doanh nghiệp của

công nghệ kỹ thuật. Điều này sẽ phát sinh

mình trong thời gian hiện tại là cần thiết

một hệ quả kinh doanh như hình 4.2. Vì

thì cần sự can thiệp bởi các công cụ chính


vậy, để những doanh nghiệp vừa và nhỏ

sách, pháp luật của Nhà nước.

coi việc bảo vệ môi trường, áp dụng các

Hình 4.2: Hệ quả kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp
4.3. Khuyến nghị

và người dân chỉ đánh giá doanh



nghiệp dựa trên các tiêu chí về tài

Hiện nay, ở Việt Nam, hầu hết là
những doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ, nếu không đi qua được
những “điểm chết” này để phát
triển đi lên thì sẽ tạo ra một sự cản
trở rất lớn. Vì vậy, các công cụ
chính sách cần can thiệp và hỗ trợ
kịp thời đối với những doanh

doanh mà làm ngơ các tác động
của doanh nghiệp tới môi trường.
Nâng cao nhận thức của mọi người
về bảo vệ môi trường.
4.4. Hạn chế của đề tài và các hướng

nghiên cứu tiếp theo.

nghiệp đó. Những hoạt động về

Số mẫu còn khá nhỏ và chưa có tính

môi trường cần được các sở Môi

đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp

trường của các tỉnh giám sát với

ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam.

từng doanh nghiệp, tránh việc khi

Phương pháp phân tích bao dữ liệu

xảy ra những hậu quả thì mới giải

DEA chính là việc chỉ so sánh được hiệu

quyết.


chính cũng như hoạt động kinh

Đối với xã hội và các nhà đầu tư:
cần coi hiệu quả môi trường là một
chỉ tiêu đánh giá giá trị của doanh

nghiệp. Hiện nay, các nhà đầu tư

quả của các DMU trong cùng một tập hợp
mẫu. Vì vậy, vấn đề đại diện của các
doanh nghiệp cần phải xem xét lại. Nhóm
nghiên cứu cũng đã cố gắng thu thập và


BÀI BÁO KHOA HỌC

lựa chọn mẫu một cách khách quan nhất
nhưng do còn hạn chế ở mặt thông tin nên
mẫu lựa chọn chưa có tính đa dạng cao.
Hiệu quả môi trường trong bài nghiên
cứu mới chỉ được đánh giá dựa trên tiêu
chuẩn ISO 14001 của mỗi doanh nghiệp,
chưa mang tính tổng quan và chưa khẳng
định được chắc chắn mức độ hiệu quả về
môi trường của các doanh nghiệp này. Còn
nhiều khía cạnh của vấn đề môi trường vẫn
chưa đề cập đến một cách cụ thể.Vấn đề
phân tích về hiệu quả tài chính vẫn chưa
được phân tích chặt chẽ, chưa có cơ sở rõ
nét để khẳng định hiệu quả tài chính của
từng doanh nghiệp.
Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể
phát triển được để đánh giá dưới quy mô
rộng hơn đối với các doanh nghiệp ngành
công nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, các
nghiên cứu ứng dụng phương pháp bao dữ

liệu DEA có thể mở rộng với một tập hợp
các biến đầu vào và đầu ra khác với bài
nghiên cứu này, thay thế các biến đầu ra
bằng những biến “tốt”, biến “xấu” hoặc áp
dụng hệ số sinh thái (eco-efficiency) để
tăng độ chính xác của các điểm hiệu quả.
Các bài nghiên cứu tiếp theo có thể xây
dựng được một bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả về môi trường của các doanh nghiệp
Việt Nam dựa trên một số tiêu chí phân
loại nhất định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp
cao của Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền
vững (RIO +20) (2012).
2. Báo cáo Tài chính của các doanh
nghiệp khảo sát từ năm 2008 - 2013.
3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2011),
“Báo cáo tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi
trường Toàn quốc lần thứ 3”.
4. Bộ Tài Chính (2008), “Danh mục
mã số ngành kinh tế”, Quyết định
33/2008/QĐ-BTC.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2011), “Báo cáo môi trường quốc gia”.
6. Luật Bảo vệ Môi trường 2005.
7. TCVN ISO 14001 – 2005.
8. Thủ tướng Chính Phủ (2012),
“Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng

xanh”, Số 1393/QĐ-TTg.
9. Thủ tướng Chính Phủ (2013),”Chiến
lượng sử dụng công nghệ sạch giai đoạn
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
Số 2612/QĐ-TTg.
10. Thủ tướng Chính Phủ (2012),
“Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
Số 1216/QĐ-TTg.
11. Trung tâm năng suất Việt Nam
(2008), “Hiện trạng ISO 14001 tại Việt
Nam sau 10 năm triển khai áp dụng –
những khó khăn và thuận lợi”.
12. World Bank (2006), “Hướng dẫn
phân hạng doanh nghiệp theo kết quả bảo
vệ môi trường”.
13. World Bank (2008), “Đánh giá và
phân tích tác động ô nhiễm do ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam”, 17 30.
TIẾNG ANH
14. Banker, R.D., Charnes, A, Cooper,
W.W. (1984), “Some models for
estimating
technical
and
scale


BÀI BÁO KHOA HỌC


inefficiencies in data envelopment
analysis”, Management Science 30, 1078 1092.
15. Berrone, P.,Gomez-Mẹia, L.R,
2009, “Environmental performance and
executive compensation: An integrated
agency-institutional perspective”, The
Academy of Management Journal 52, 103126.
16. Bevilacqua, M., Braglia,M.(2002),
“Environmental efficiency analysis for ENI
oil refineries”, Journal of Cleaner
Production 10, 85 - 92.
17. Bauer R., Guenster N., Otten R.
(2004), “Empirical evidence on corporate
governance in Europe: The effect on stock
return, firm value and performance”,
Journal of Asset management 5 (2), pp.91
- 104.
18. Charnes, A.Cooper, W.W,Rhodes,
E. (1978), “Measuring the efficiency of
decision making units”, European Journal
of Operational Research 2, 429 - 444.
19. Cooper, W.W, Huang, Z.,Li,S.,
Lelas,V., Sullivan, D.W., (1996), “Survey
of mathematical programming models in
air pollution management”, European
Journal of Operational Research 96, 1 - 35.
20. Dybvig, P.H.,Warchka, M. (2013),
“Tobin’s Q does not measure firm
performance: Theory, Empirics, and
Alternative measures”.

21. Dyckhoff, H., Allen,K.(2001),
“Measuring ecological efficiency with
data envelopment analysis (DEA)”,
European Journal of Operational Research
132, 312 - 325.
22. Elsayed, K., 2006, “Reexamining
the effect of available resources and firm
size on firm environmental performance
and empirical disclosure: An empirical
analysis”, Accounting Organization and
Society 33, 303 - 327.
23. Esty, D., Porter, M. (1998),
“Industrial ecology and competitiveness:

Strategic Implications for the firm”,
Journal of Industrial Ecology 2, 35 - 43.
24.
Fried,H.O.,
Lovell,C.A.K.,
Schmidt,S.S.,
Yaisawarng,S.
(2002),
“Accounting for Enviromental Effects and
Statistical Noise in Data Envelopment
Analysis”, Journal of Productivity Analysis
17,157 - 174.
25. Finn,R.F. (2001), “Categorical
variables in DEA”, Cheaper and betterFrisch Centre.
26. Ji, Y.B. and Lee, C. (2010), “Data
envelopment analysis”, Stata Journal

10(2), 267 - 280.
27. Greenstone,M.(2002), “The impact
of environmental regulations on industry
activity: Evidence from the 1970 and 1977
clean air act amendments and the census
of manufactures”, Journal of Political
Economy 110, 1175 - 1219.
28. Hart, S., Ahuja (1996), “Does it
pay to be green? An empirical
examination of the relationship between
emission reduction and firm performance”,
Business Strategy and the Enviroment 5,
30 - 37.
29. Hult G. T. M. et al (2008), “An
assessment odd the mearusement of
performance in international business
research”, Journal of international
business suties 39, pp. 1064 - 1080.
30. Hua,Z., Bian,Y., Liang,L.(2007),
“Eco-efficiency analysis of paper mills
along the Huai River: An extended DEA
approach”, Omega 35, 578 - 587.
31. Klassen,R.D and McLaughlin,C.P,
1996, “The impact of enviromental
management on firm performance”,
Management Science 42, 1199 - 1214.
32. King,A., Lenox,M. (2002),
“Exploring the locus of profitable
pollution reduction”, Management Science
48,289 - 299.

33. Korhonen,P.J., Luptacik,M. (2004),
“Eco-efficiency analysis of power plants:
An extension of data envelopment


BÀI BÁO KHOA HỌC

analysis”,
European
Journal
of
Operational Research 154, 437 - 446.
34.
Orlitzky,M.,
Schmidt,F.L,
Rynes,S.L (2003), “Coporate social and
financial performance: A meta-analysis”,
Organization Studies 24, 403 - 441.
35. Russo,M., Fouts,P. (1997), “A
resource-based perspective on corporate
environmental
performance
and
profitability”, Academy of Management
40, 534 - 559.
36. Sueyoshi,T., Goto,M. (2010),
“Measurement of a linkage among
environmental, operational, and financial
performance in Japanese manufacturing
firm: A use Data Envelopment Analysis

with strong complementary slackness
condition”,
European
Journal
of
Operational Research 207, 1742 - 1753.

37. Sueyoshi,T., Goto,M., Ueno,T.
(2010), “Performance analysis of U.S
coal-fired power plants by measuring
three DEA efficiencies”, Energy Policy 38,
1675 - 1688.
38. Varma,A. (2003), “UK’s climatie
change
Ievy:
Cost
effectiveness
competitiveness
and
environmental
impact”, Energy Policy 31, 51 - 61.
39. Zhou,P., Ang,B.W., Poh,K.L.
(2008), “A survey of data envelopment
analysis in nergy and environmental
studies”, European Journal of Operational
Research 189.1 - 18.
40. Zhang et.al (2008), “Eco-efficiency
analysis of industrial system in China: A
data envelopment analysis approach”,
Ecological Economics 68, 306 - 316.



BÀI BÁO KHOA HỌC



×