TRẮC NGHIỆM
SINH THÁI HỌC
Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi khi lửa cháy lướt qua như
thế nào?
A. Thân có vỏ mỏng sần sùi, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt
nước để tránh lửa
B. Thân có vỏ dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân ngầm dưới mặt đất, mặt
nước để tránh lửa
C. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có thân bò lan mặt đất,
mặt nước để tránh lửa
D. Thân có vỏ mỏng dày, chịu lửa tốt, cây thân thảo có rễ dài dưới mặt đất,
mặt nước để tránh lửa
Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể như thế nào?
A. luôn thúc đẩy lẫn nhau
B. luôn gây ảnh hưởng trái ngược nhau
C. thường thúch đẩy lẫn nhau và hạn chế gây ảnh hưởng trái ngược nhau
D. có thể thúc đẩy lẫn nhau và gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
Nhóm cây ưa tối gồm:
A. phong lan, ráy, gừng, phi lao.
B. phong lan, ráy, riềng, bồ đề.
C. phong lan, riềng, gừng, cây tếch.
D. phong lan, ráy, gừng, riềng.
Đặc điểm của thực vật ở nơi giá rét là:
A. có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời
gian ấm trong năm.
B. có vỏ mỏng, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm
trong năm.
C. có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng nhanh, ra hoa kết trái tập trung vào thời
gian ấm trong năm.
D. có vỏ mỏng, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm
trong năm.
Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm cư trú của chúng
B. địa điểm sinh sản của chúng
C. địa điểm thích nghi của chúng
D. địa đểm dinh dưỡng của chúng
Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, thực vật được chia thành
những nhóm chính nào?
A. ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và ưa bóng
B. ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng.
C. ưa sáng mạnh, ưa sáng vừa và chịu bóng
D. ưa sáng, ưa bóng và chiu tối.
Các loài khác nhau có phản ứng như thế nào đối với tác động như nhau
của một nhân tố sinh thái?
A. có hoặc không phản ứng với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
B. có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
C. có phản ứng luôn thích nghi với tác động như nhau của một nhân tố sinh
thái.
D. có phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
Điều nào dưới đây không phản ánh sự thích nghi của cây chịu hạn với
môi trường khô hạn?
A. có khả năng trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá)
B. giảm sự thoát hơi nước (khí khẩu ít, lá hẹp, hoặc biến thành gai, hình kim,
rụng lá vào mùa khô.)
C. Tăng khả năng tìm nước (rễ phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như
si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”
D. Vào mùa lạnh, hạt nảy mầm, phát triển nhanh và nhanh chóng ra hoa kết
trái, có trường hợp chưa kịp mọc đủ lá. Ví dụ: Thực vật vùng hoang mạc.
Nhân tố sinh thái là:
A. tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
(nhân tố vô sinh)
B. những mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác sống xung
quanh (nhân tố hữu sinh)
C. những tác động của con người với môi trường
D. Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
Ảnh hưởng của độ ẩm đến động vật biến nhiệt như thế nào?
A. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao,
nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết giảm.
B. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước, khi độ ẩm quá cao,
nhiệt độ bình thường, tỉ lệ chết càng cao.
C. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ được kéo dài, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ
xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao.
D. khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ
ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao.
Mối quan hệ của sinh vật với môi trường như thế nào?
A. Sinh vật luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường và không tác động
trở lại môi trường
B. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu
tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi.
C. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu
tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi.
Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng thấp.
D. Sinh vật không những chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường mà còn chịu
tác động của nhân tố môi trường nhưng không làm môi trường biến đổi.
Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong tổ chức càng cao.
Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật?
A. tác động luôn đồng đều trên cơ thể sinh vật
B. tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống
nhau.
C. tác động không đồng đều lên cơ thể sinh vật
D. tác động luôn cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật.
Liên quan đến độ ẩm, những loài ếch nhái thường xuất hiện và hoạt động
vào thời gian nào trong ngày?
A. vào sáng sớm hay chiều tà
B. vào sáng sớm hay buổi tối
C. vào buổi trưa hay chiều tối
D. vào buổi sáng hay trưa.
Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?
A. có lá mỏng
B. màu lá xanh đậm do chứa nhiều hạt sắc tố.
C. thường mọc ở dưới tán của cây khác.
D. có lá dày.
Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh
giữa các loài như thế nào?
A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng
mạnh.
B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì sự cạnh tranh với nhau càng
yếu.
C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.
D. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau
càng yếu.
Liên quan với độ ẩm và nhu cầu nước, thực vật được chia thành mấy
nhóm?
A. Thực vật ưa ẩm, ưa ẩm vừa (trung sinh), và thực vật chịu khô hạn.
B. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa ẩm nhiều và thực vật ưa ẩm vừa.
C. Thực vật ưa ẩm ít, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật chịu khô hạn.
D. Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa khô hạn vừa và thực vật ưa ẩm nhiều.
Công thức tổng nhiệt hữu hiệu ngày là:
A. T = (k-x)n. B. T = (n-k)x. C. T = (x-n)k. D. T = (x-k)n.
Sự thích nghi của sinh vật đồng nhiệt với điều kiện khô nóng được thể
hiện là:
A. giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay
hang, hốc.
B. tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vàoban đêm hay
hang, hốc.
C. giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm
hay hang, hốc.
D. giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng..
Sinh vật chỉ sống trong giới hạn nhiệt rất hẹp thường là:
A. 0oC – 35oC
B. 0oC – 40oC
C. 0oC – 45oC
D. 0oC – 50oC
Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau, cơ thể
phản ứng như thế nào đối với tác động của cùng một nhân tố?
A. cơ thể phản ứng khác nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
B. cơ thể phản ứng thích nghi đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
C. cơ thể không phản ứng đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
D. cơ thể phản ứng như nhau đối với tác động của cùng một nhân tố sinh thái.
Động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía bắc có
A. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể cũng lớn hơn so với
những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
B. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể cũng nhỏ hơn so
với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
C. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với
những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
D. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với
những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
Mối quan hệ của ánh sáng với các nhân tố khác như thế nào?
A. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhân
tố khác.
B. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chỉ chi phối gián tiếp đến các nhân tố khác.
C. Ánh sáng là nhân tố cơ bản luôn chi phối trực tiếp đến các nhân tố khác.
D. Ánh sáng là nhân tố cơ bản chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của các
nhân tố khác.
Những động vật đi ăn vào ban đêm là:
A. chim bìm bịp và gà cỏ
B. chim chích chòe, chào mào, khướu.
C. vạc, diệc, sếu
D. gà cỏ, chào mào.
Ổ sinh thái là gì được hiểu như thế nào?
A. là các nhân tố sinh thái
B. là cách sinh sống của sinh vật
C. là nơi cư trú của sinh vật
D. là ổ dinh dưỡng của sinh vật.