Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC QUY TRÌNH THEO DÕI DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP CẢNH BÁO-VI PHẠM-THU HỒI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 67 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
CÁC QUY TRÌNH THEO DÕI DOANH
NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP
CẢNH BÁO-VI PHẠM-THU HỒI

Version: 2.0
24/9/2012

Tháng 9/2012


MỤC LỤC
I.

QUY TRÌNH KHÓA DOANH NGHIỆP ................................................................ 4

1.1. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP CẢNH BÁO (TẠO CẢNH
BÁO).................................................................................................................................... 4
1.1.1.

Tiếp nhận hồ sơ ....................................................................................................... 4

1.1.2.

Phân công/hủy phân công hồ sơ ............................................................................ 6

1.1.3.


Xử lý hồ sơ.............................................................................................................. 6

1.1.4.

Ra quyết định với hồ sơ .......................................................................................... 9

1.2. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP VI PHẠM KHÔNG YÊU
CẦU THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGAY ........................................................... 11
1.2.1.

Tiếp nhận hồ sơ ..................................................................................................... 11

1.2.2.

Phân công/hủy phân công hồ sơ ........................................................................... 11

1.2.3.

Xử lý hồ sơ............................................................................................................ 11

1.2.4.

Ra quyết định với hồ sơ ........................................................................................ 13

1.3. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP VI PHẠM YÊU CẦU THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGAY .............................................................................. 14
1.3.1.

Tiếp nhận hồ sơ ..................................................................................................... 14


1.3.2.

Phân công/hủy phân công hồ sơ ........................................................................... 14

1.3.3.

Xử lý hồ sơ............................................................................................................ 14

1.3.4.

Ra quyết định với hồ sơ ........................................................................................ 16

II.

QUY TRÌNH GỠ BỎ KHÓA................................................................................. 18

2.1.

Tiếp nhận hồ sơ ..................................................................................................... 18

2.2.

Phân công/hủy phân công hồ sơ ........................................................................... 19

2.3.

Xử lý hồ sơ............................................................................................................ 19

2.4.


Ra quyết định với hồ sơ ........................................................................................ 20

III. QUY TRÌNH GIẢI TRÌNH.................................................................................... 21
3.1.

Tiếp nhận hồ sơ ..................................................................................................... 21

3.2.

Phân công/hủy phân công hồ sơ ........................................................................... 22

3.3.

Xử lý hồ sơ ........................................................................................................... 22

3.4.

Ra quyết định với hồ sơ ........................................................................................ 24

IV. QUY TRÌNH XỬ LÝ HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP .................................... 24
4.1. TẠO CẢNH BÁO .................................................................................................... 25
4.1.1.

Xử lý ..................................................................................................................... 25

4.1.2.

Ra quyết định ........................................................................................................ 30
2



4.2. RA THÔNG BÁO VI PHẠM ................................................................................. 32
4.2.1.

Xử lý ..................................................................................................................... 32

4.2.2.

Ra quyết định ........................................................................................................ 35

4.3. RA QUYẾT ĐỊNH THU HỒI ................................................................................ 35
4.3.1.

Xử lý ..................................................................................................................... 35

4.3.2.

Ra quyết định ........................................................................................................ 37

4.4. GỠ CẢNH BÁO CHO HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP .................................. 39
4.4.1.

Xử lý hồ sơ............................................................................................................ 39

4.4.2.

Ra quyết định ........................................................................................................ 43

V.


ÁP DỤNG CÁC QUY TRÌNH ............................................................................... 44

5.1. XỬ LÝ TỪNG TRƯỜNG HỢP RIÊNG LẺ ........................................................ 44
5.1.1.

Xử lý doanh nghiệp vi phạm ................................................................................ 44

5.1.2.

Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do cảnh báo ........................................................ 44

5.1.3.

Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do vi phạm .......................................................... 44

5.1.4.

Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do thu hồi............................................................ 45

5.2. XỬ LÝ HÀNG LOẠT ............................................................................................. 47
5.2.1.

Xử lý doanh nghiệp vi phạm ................................................................................ 47

5.2.2.

Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do cảnh báo hàng loạt......................................... 47

5.2.3.


Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do vi phạm hàng loạt .......................................... 47

5.2.4.

Xử lý doanh nghiệp đã bị khóa do thu hồi hàng loạt ............................................ 48

PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................... 49
Hướng dẫn sử dụng chức năng cảnh báo cá nhân bị cấm thành lập, quản lý DN ............ 49
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................... 62
Hướng dẫn sử dụng chức năng phân công hồ sơ tự động .................................................. 62
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................... 66
Quy định về việc xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ về việc rà soát, đối chiếu dữ
liệu ................................................................................................................................... 66

3


I.

QUY TRÌNH KHÓA DOANH NGHIỆP

1.1. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP CẢNH BÁO (TẠO CẢNH
BÁO)
- Phòng ĐKKD thực hiện quy trình này khi cần khóa doanh nghiệp theo trường hợp cảnh
báo (Vi phạm của doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận)
- Phòng ĐKKD chỉ cần theo dõi thông tin trong nội bộ, không công khai thông tin về việc
vi phạm của doanh nghiệp ra cộng đồng. Trong một số trường hợp, ngoài việc phải theo
dõi doanh nghiệp trong nội bộ, Phòng ĐKKD có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo
điểm c, khoản 1, Điều 163 Luật Doanh nghiệp.
1.1.1.


Tiếp nhận hồ sơ

1.1.1.1. Truy cập vào Hệ thống TT ĐKDNQG
Bước 1: Nhập địa chỉ: trên thanh trình duyệt
Web  Nhấn nút [Enter] trên bàn phím để truy cập vào trang thông tin điện tử (trang
web) của Hệ thống  Tích chuột vào ô [Cơ quan ĐKKD] hoặc đường dẫn “Tiếp tục” để
truy cập vào Hệ thống; (Hình 1)

Hình 1: Màn hình truy cập Hệ thống
Bước 2: Nhập tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào Hệ thống (Hình 2)

Hình 2: Màn hình đăng nhập Hệ thống
4


Bước 3: Sau khi đăng nhập vào Hệ thống, trên thanh công cụ, chọn “Tiếp nhận hồ sơ”
 “Đăng ký thay đổi”. (Hình 3)

Hình 3: Màn hình truy cập đăng ký thay đổi
1.1.1.2. Nhập thông tin về doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc
Bước 1: Tại trường thông tin “Đăng ký thay đổi dựa trên cơ sở”  chọn “Quyết định
của Trưởng phòng”; (Hình 4)
Bước 2: Nhập “Mã số doanh nghiệp” hoặc “Mã số nội bộ trong Hệ thống” và nhấn
nút [Tìm kiếm]; (Hình 4)

Hình 4: Màn hình chọn cơ sở đăng ký thay đổi và tìm kiếm doanh nghiệp
Thông tin về doanh nghiệp cần tìm kiếm được hiển thị trên màn hình gồm loại hình pháp
lý, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài
(nếu có) và tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có).

Bước 3: Chọn hình thức thay đổi là “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” từ danh sách trải
xuống. (Hình 5)

Hình 5: Màn hình chọn Hình thức thay đổi
5


1.1.1.3. Nhập thông tin về tài liệu đính kèm
- Thực hiện tương tự các trường hợp xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác.
Lưu ý: Với hồ sơ xử lý doanh nghiệp theo quy trình cảnh báo/vi phạm/thu hồi, sau khi
cán bộ nhấn nút chọn xử lý theo “Quyết định của Trưởng phòng”, Hệ thống tự động
điền thông tin vào phần “Thông tin người nộp hồ sơ”.
1.1.2. Phân công/hủy phân công hồ sơ
1.1.2.1. Phân công hồ sơ
- TH1- Phân công thủ công:
Thực hiện tương tự trường hợp phân công hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
- TH2-Phân công tự động:
+ Sau khi đã tiếp nhận, Hệ thống sẽ tự động phân công hồ sơ đó cho một cán bộ xử lý
(Xem thêm phụ lục hướng dẫn về chức năng phân công tự động nêu tại Phụ lục 2
của tài liệu này).
+ Trong trường hợp muốn phân công cho cán bộ khác xử lý, chọn “Hủy phân công”
(theo hướng dẫn tại mục 1.1.2.2.) và thực hiện phân công lại hồ sơ tương tự như đối
với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
1.1.2.2. Hủy phân công
Thực hiện tương tự hủy phân công hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
1.1.3. Xử lý hồ sơ
1.1.3.1. Tìm kiếm hồ sơ cần xử lý
Thực hiện tương tự trường hợp tìm kiếm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
1.1.3.2. Xử lý hồ sơ
- Xem thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin đầy đủ của doanh nghiệp hiển thị dưới

dạng không chỉnh sửa được.
- Chọn khối dữ liệu “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” trên danh sách các khối dữ liệu bên
trái màn hình xử lý hồ sơ Có thể xem thông tin về cảnh báo/vi phạm trước kia của
doanh nghiệp (nếu có). (Hình 6)

Hình 6: Màn hình chọn khối dữ liệu
6


- Trong trường thông tin {Loại cảnh báo/vi phạm/thu hồi}, chọn “Cảnh báo”. (Hình 7)

Hình 7: Màn hình chọn Loại cảnh báo/vi phạm/thu hồi
- Trong trường thông tin {Trường hợp cảnh báo/vi phạm/thu hồi}: (Hình 8)
+ Chọn “Yêu cầu báo cáo” nếu Phòng ĐKKD ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp
báo cáo.
+ Chọn “Cảnh báo khác” nếu Phòng ĐKKD chỉ cần theo dõi doanh nghiệp mà
không ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo.

Hình 8: Màn hình chọn Trường hợp cảnh báo/vi phạm/thu hồi
- Nhập các thông tin cần thiết về cảnh báo, bao gồm: (Hình 9)
+ Căn cứ để xử lý doanh nghiệp(*): Nội dung này chỉ hiển thị trong trường hợp chọn
“Yêu cầu báo cáo”.
+ Lý do vi phạm cụ thể của doanh nghiệp hoặc nội dung yêu cầu doanh nghiệp báo
cáo cụ thể (trường thông tin bắt buộc phải nhập).
+ Nội dung xử lý doanh nghiệp theo quy định.(*): Nội dung này chỉ hiển thị trong
trường hợp chọn “Yêu cầu báo cáo”.
+ Nơi nhận Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo(*): Nội dung này chỉ hiển thị
trong trường hợp chọn “Yêu cầu báo cáo”.

7



Hình 9: Màn hình nhập thông tin về cảnh báo yêu cầu báo cáo
+ Thời hạn để doanh nghiệp báo cáo: Nội dung này chỉ hiển thị trong trường hợp
chọn “Yêu cầu báo cáo” gồm: (Hình 10)
 Ngày bắt đầu và kết thúc thời hạn Phòng ĐKKD yêu cầu DN báo cáo.
 Ngày cảnh báo trên Hệ thống: Ngày gia hạn cuối cùng sau khi kết thúc thời hạn
hẹn trong thông báo (Ngày Phòng ĐKKD có thể tiếp tục xử lý doanh nghiệp
theo quy định sau khi doanh nghiệp không báo cáo theo yêu cầu)1. Hệ thống sẽ
gợi ý (hiển thị sẵn thông tin ngày này trên màn hình) căn cứ theo quy định hiện
hành. Phòng ĐKKD có thể chỉnh sửa được thông tin gợi ý của Hệ thống.

Hình 10: Màn hình nhập thời hạn để doanh nghiệp báo cáo
- Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ soạn sẵn các nội dung trong các mục được đánh dấu (*). Cán bộ
có thể tải sẵn thông tin về và chỉnh sửa theo yêu cầu thực tế.
+ Để sử dụng chức năng này, nhấn nút [Tải dữ liệu mặc định]  Hệ thống tự động
tải về các thông tin mặc định tương ứng cho các ô “Căn cứ”, “Nội dung” và “Nơi
nhận”. (Hình 9)
+ Hệ thống hiển thị cảnh báo về việc tải dữ liệu mẫu: Chọn “OK” nếu muốn tải dữ
liệu mẫu đối với Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hoặc chọn “Cancel” nếu
muốn hủy việc tải dữ liệu mẫu đối với Thông báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo.
(Hình 11)
+ Trong trường hợp chọn “OK”, Hệ thống hiển thị các dữ liệu mẫu đối với Thông
báo yêu cầu doanh nghiệp báo cáo.

1

Theo quy định tại khoản 4, Điều 60 Nghị định 43, Phòng ĐKKD chỉ xử lý doanh nghiệp theo trường hợp vi phạm
(ra Thông báo vi phạm) tại thời điểm 10 ngày sau khi hết thời hạn yêu cầu báo cáo nêu trong Thông báo.


8


Hình 11: Màn hình cảnh báo về việc tải dữ liệu mẫu
- Tạo và xem Dự thảo Thông báo yêu cầu báo cáo (nếu có).
- Chọn “Xóa” để gỡ bỏ cảnh báo cũ hoặc nội dung vi phạm (nếu cần) Nhập lý do gỡ
bỏ cảnh báo. (Hình 12)

Hình 12: Màn hình gỡ bỏ cảnh báo cũ hoặc nội dung vi phạm
- Tải tài liệu đính kèm.
- Nhấn nút [Lưu] để lưu các thông tin đã nhập;
- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình xử lý hồ sơ.
1.1.3.3. Trình duyệt hồ sơ
Thực hiện tương tự trường hợp trình duyệt các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông
thường.
1.1.4. Ra quyết định với hồ sơ
1.1.4.1. Kiểm tra hồ sơ
Lãnh đạo Phòng thực hiện việc kiểm tra thông tin hồ sơ mà cán bộ xử lý đã trình duyệt.
Các bước thực hiện tương tự như kiểm tra thông tin hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông
thường.
1.1.4.2. Ra quyết định
- Nhấn nút [Xem trước] để hiển thị toàn bộ thông tin về hồ sơ doanh nghiệp; (Hình 13)
- Nhấn nút [Thông báo yêu cầu báo cáo] để xem dự thảo Thông báo yêu cầu báo cáo
trong trường hợp cảnh báo yêu cầu báo cáo; (Hình 13)
- Nhấn nút [Gửi cán bộ xử lý để hiệu đính] để yêu cầu cán bộ xử lý hiệu đính thông tin
 Nhập yêu cầu hiệu đính thông tin vào ô nhập thông báo và nhấn nút [Lưu]. (Hình
13)
9



- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình danh sách hồ sơ cần ra quyết định. (Hình 13)
- Nếu Lãnh đạo Phòng chấp thuận hồ sơ: (Hình 13)
+ Chọn “Chấp thuận” tại trường thông tin “Quyết định”;
+ Nhập lý do vào ô “Lý do” (nếu cần);
+ Nhấn nút [Quyết định]
- Nếu Lãnh đạo Phòng từ chối hồ sơ: (Hình 13)
+ Chọn “Từ chối” tại trường thông tin “Quyết định”;
+ Nhập lý do vào ô “Lý do” (nếu cần);
+ Nhấn nút [Quyết định].

Hình 13: Màn hình ra quyết định
1.1.4.3. Kết quả
- Tình trạng doanh nghiệp thay đổi tùy vào Quyết định của Lãnh đạo Phòng ĐKKD, cụ
thể:
Tình trạng doanh nghiệp
trước khi thực hiện quy trình

Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện
quy trình
Lãnh đạo Phòng từ chối
hồ sơ

Lãnh đạo Phòng
chấp thuận hồ sơ

Đang hoạt động/Tạm ngừng
hoạt động

Đang hoạt động/Tạm
ngừng hoạt động


Bị khóa

Bị khóa

Bị khóa

Bị khóa

- Doanh nghiệp bị khóa có các đặc điểm như sau:
+ Doanh nghiệp “Bị khóa” không thể thực hiện đăng ký thay đổi (ĐKTĐ) hoặc thành
lập đơn vị trực thuộc (ĐVTT): Hệ thống sẽ chặn từ bước tiếp nhận đồng thời có
thông điệp nêu rõ lý do trên màn hình tiếp nhận.
+ Đơn vị chủ quản hoặc ĐVTT của đơn vị “Bị khóa” có thể ĐKTĐ bình thường, tuy
nhiên Hệ thống sẽ có thông điệp cảnh báo Phòng ĐKKD khi những đơn vị này

10


ĐKTĐ thông tin (Thông điệp nêu rõ đơn vị “Bị khóa” do bị xử lý theo trường hợp
cảnh báo).
+ Doanh nghiệp/ĐVTT “Bị khóa” do cảnh báo hoặc bị ra Thông báo vi phạm không
thể đăng ký giải thể. Doanh nghiệp/ĐVTT “Bị khóa” do bị thu hồi GCN có thể
đăng ký giải thể được.
- Nếu Lãnh đạo Phòng chấp thuận hồ sơ khóa doanh nghiệp, Hệ thống tạo bản in:
“Thông báo yêu cầu báo cáo” (nếu có). Đồng thời, Hệ thống hiển thị thông báo nhắc
Phòng ĐKKD khi hết thời hạn để doanh nghiệp báo cáo theo quy định2.
1.2. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP VI PHẠM KHÔNG YÊU
CẦU THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGAY
- Phòng ĐKKD thực hiện quy trình tại mục này để theo dõi, xử lý các doanh nghiệp theo

trường hợp vi phạm không yêu cầu phải thu hồi Giấy chứng nhận ngay. Cụ thể, doanh
nghiệp vi phạm các quy định tại Điều 60, Nghị định 43:
+ Khoản 2b ,
+ Khoản 3,
+ Khoản 4,
+ Khoản 6
- Phòng ĐKKD ra Thông báo vi phạm trước và tiếp tục theo dõi doanh nghiệp, yêu cầu
doanh nghiệp thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong khoảng thời
gian cho phép (giải trình hoặc đăng ký thay đổi thông tin). Nếu doanh nghiệp không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu, Phòng ĐKKD sẽ xử lý theo bước tiếp theo: Ra
Quyết định thu hồi GCN.
1.2.1. Tiếp nhận hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.1.
1.2.2. Phân công/hủy phân công hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.2.
1.2.3. Xử lý hồ sơ
1.2.3.1. Tìm kiếm hồ sơ cần xử lý
- Thực hiện tương tự trường hợp tìm kiếm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
1.2.3.2. Xử lý hồ sơ
- Xem thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin đầy đủ của doanh nghiệp hiển thị dưới
dạng không chỉnh sửa được.
- Chọn khối dữ liệu “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” trên danh sách các khối dữ liệu bên
trái màn hình xử lý hồ sơ  Có thể xem thông tin về cảnh báo/vi phạm trước kia của
doanh nghiệp (nếu có). (Hình 6)
- Trong trường thông tin {Loại cảnh báo/vi phạm/thu hồi}, chọn “Vi phạm”. (Hình
14)
- Trong trường thông tin {Trường hợp cảnh báo/vi phạm/thu hồi}, chọn một trong hai
trường hợp: (Hình 14)
2


Thông báo nhắc Phòng ĐKKD hiển thị kể từ ngày kết thúc thời hạn để doanh nghiệp báo cáo theo yêu cầu

11


+ Chọn “Vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký thay đổi”
nếu Phòng ĐKKD yêu cầu doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin.
+ Chọn “Vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp chờ giải trình” nếu Phòng
ĐKKD yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

Hình 14: Màn hình chọn Loại Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi – Vi phạm
- Trong trường thông tin {Căn cứ Cảnh báo/vi phạm/Thu hồi}: Xác định cụ thể doanh
nghiệp vi phạm quy định nào trong Điều 60, Nghị định 43. (Hình 15)

Hình 15: Màn hình Căn cứ Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi
- Nhập các thông tin cần thiết về vi phạm của doanh nghiệp, bao gồm: (Hình 9)
+ Căn cứ ra Thông báo vi phạm (*)
+ Lý do vi phạm cụ thể của doanh nghiệp (trường thông tin bắt buộc phải nhập)
+ Nội dung xử lý doanh nghiệp theo quy định(*)
+ Nơi nhận Thông báo vi phạm(*)
+ Thời hạn giải trình gồm: (Hình 10)
 Ngày bắt đầu và kết thúc thời hạn giải trình hoặc thời hạn để doanh nghiệp đăng
ký thay đổi
 Ngày cảnh báo trên Hệ thống: Ngày gia hạn cuối cùng sau khi kết thúc thời hạn
hẹn trong thông báo (ngày Phòng ĐKKD có thể tiếp tục xử lý doanh nghiệp
theo quy định sau khi doanh nghiệp không giải trình hoặc đăng ký thay đổi theo
yêu cầu)3. Hệ thống sẽ gợi ý (hiển thị sẵn thông tin ngày này trên màn hình) căn
cứ theo quy định hiện hành. Phòng ĐKKD có thể chỉnh sửa được thông tin gợi
ý của Hệ thống.
- Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ soạn sẵn các nội dung trong các mục được đánh dấu (*). Cán bộ

có thể tải sẵn thông tin về và chỉnh sửa theo yêu cầu thực tế.
3

Theo quy định, ngày Phòng ĐKKD có thể tiếp tục xử lý doanh nghiệp = ngày kết thúc giải trình + 10 ngày làm
việc (theo quy định tại Nghị định 43, Điều 60)

12


+ Để sử dụng chức năng này, nhấn nút [Tải dữ liệu mặc định]  Hệ thống tự động
tải về các thông tin mặc định tương ứng cho các ô “Căn cứ”, “Nội dung” và “Nơi
nhận” (Hình 9)
+ Hệ thống hiển thị cảnh báo về việc tải dữ liệu mẫu: Chọn “OK” nếu muốn tải dữ
liệu mẫu đối với Thông báo vi phạm hoặc chọn “Cancel” nếu muốn hủy việc tải dữ
liệu mẫu đối với Thông báo vi phạm. (Hình 11)
+ Trong trường hợp chọn “OK”, Hệ thống hiển thị các dữ liệu mẫu đối với Thông
báo vi phạm.
- Tạo và xem Dự thảo Thông báo vi phạm
- Chọn gỡ bỏ cảnh báo hoặc nội dung vi phạm cũ (nếu cần) Nhập lý do gỡ bỏ. (Hình
12)
- Tải tài liệu đính kèm.
- Nhấn nút [Lưu] để lưu các thông tin đã nhập;
- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình xử lý hồ sơ.
1.2.3.3. Trình duyệt hồ sơ
- Thực hiện tương tự trường hợp trình duyệt các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông
thường.
1.2.4.

Ra quyết định với hồ sơ


1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ
Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.1.
1.2.4.2. Ra quyết định
Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.2. (Hình 16)

Hình 16: Màn hình ra quyết định

13


1.2.4.3. Kết quả
- Tình trạng doanh nghiệp thay đổi tùy vào Quyết định của Lãnh đạo Phòng ĐKKD, cụ
thể:
Tình trạng doanh nghiệp Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện quy
trước khi thực hiện quy trình trình
Lãnh đạo Phòng từ chối

Lãnh đạo Phòng chấp
thuận

Đang hoạt động/Tạm ngừng
hoạt động

Đang hoạt động/Tạm
ngừng hoạt động

Bị khóa

Bị khóa


Bị khóa

Bị khóa

- Doanh nghiệp “Bị khóa” có các đặc điểm nêu tại mục 1.1.4.3.
- Nếu Lãnh đạo Phòng chấp thuận hồ sơ khóa doanh nghiệp:
+ Hệ thống tạo bản in:“Thông báo vi phạm”.
+ Đồng thời, Hệ thống hiển thị thông báo nhắc Phòng ĐKKD khi hết thời hạn để
doanh nghiệp giải trình hoặc đăng ký thay đổi theo quy định.4
1.3. KHÓA DOANH NGHIỆP THEO TRƯỜNG HỢP VI PHẠM YÊU CẦU THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGAY
Phòng ĐKKD thực hiện quy trình tại mục này để theo dõi, xử lý các doanh nghiệp theo
các trường hợp sau:
- Phòng ĐKKD phải ra Thông báo vi phạm, đồng thời ra Quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận (thu hồi ngay) do doanh nghiệp vi phạm quy định tại Điều 60, Nghị định 43:
+ Khoản 1 (HS đăng ký mới giả mạo)
+ Khoản 2a
+ Khoản 5
- Phòng ĐKKD phải hủy bỏ thông tin thay đổi của doanh nghiệp được đăng ký dựa trên
hồ sơ giả mạo (hủy bỏ GCN) do doanh nghiệp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 60,
Nghị định 43 (HS đăng ký thay đổi giả mạo).
1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.1.
1.3.2. Phân công/hủy phân công hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.2.
1.3.3. Xử lý hồ sơ
1.3.3.1. Tìm kiếm hồ sơ cần xử lý
- Thực hiện tương tự trường hợp tìm kiếm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.

4


Thông báo nhắc Phòng ĐKKD hiển thị kể từ ngày kết thúc thời hạn để doanh nghiệp giải trình hoặc đăng ký thay
đổi theo yêu cầu

14


1.3.3.2. Xử lý hồ sơ
- Xem thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin đầy đủ của doanh nghiệp hiển thị dưới
dạng không chỉnh sửa được.
- Chọn khối dữ liệu “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” trên danh sách các khối dữ liệu bên
trái màn hình xử lý hồ sơ  Có thể xem thông tin về cảnh báo/vi phạm trước kia của
doanh nghiệp (nếu có); (Hình 6)
- Chọn “Thu hồi” trong trường thông tin {Loại cảnh báo/vi phạm/thu hồi}; (Hình 17)
- Trong trường thông tin {Căn cứ Cảnh báo/vi phạm/Thu hồi}: Xác định cụ thể doanh
nghiệp vi phạm quy định nào trong Điều 60, Nghị định 43. (Hình 17)

Hình 17: Màn hình chọn Loại cảnh báo/vi phạm/thu hồi – Thu hồi
- Nhập các thông tin cần thiết về việc vi phạm và thu hồi GCN của doanh nghiệp, bao
gồm:
+ Các thông tin về vi phạm: (Hình 9)
 Căn cứ ra Thông báo vi phạm(*)
 Lý do vi phạm cụ thể của doanh nghiệp
 Nội dung xử lý doanh nghiệp theo quy định(*)
 Nơi nhận Thông báo vi phạm(*)
+ Các thông tin về thu hồi: (Hình 18)
 Căn cứ ra Quyết định thu hồi(*)
 Nội dung cụ thể của “Quyết định thu hồi” (*): Cán bộ chỉ cần nhập thông tin về
ngày có hiệu lực của Quyết địnhthu hồi và người chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định thu hồi (Điều 3 của Quyết định thu hồi). Hệ thống tự động kết xuất

toàn bộ các thông tin còn lại (Điều 1, Điều 2 và nội dung quy định tại Điều 35)
và cán bộ không chỉnh sửa được những thông tin do Hệ thống tự động kết xuất.
 Nơi nhận Quyết định thu hồi(*)

5

Hệ thống chỉ hỗ trợ kết xuất nội dung cố định tại Điều 3. Sau khi in Quyết dịnh thu hồi từ Hệ thống, cán bộ điền
thông tin về người đại diện theo pháp luật và các đối tượng khác của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định thu hồi.

15


Hình 18: Màn hình nhập thông tin thu hồi
- Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ soạn sẵn các nội dung trong các mục được đánh dấu (*). Cán bộ
có thể tải sẵn thông tin về và chỉnh sửa theo yêu cầu thực tế.
+ Để sử dụng chức năng này, nhấn nút [Tải dữ liệu mặc định]  Hệ thống tự động
tải về các thông tin mặc định tương ứng cho các ô “Căn cứ”, “Nội dung” và “Nơi
nhận” trong hai mục “Thông tin vi phạm” và “Thông tin thu hồi”. (Hình 18)
+ Hệ thống hiển thị cảnh báo về việc tải dữ liệu mẫu: Chọn “OK” nếu muốn tải dữ
liệu mẫu đối với Thông báo vi phạm hoặc chọn “Cancel” nếu muốn hủy việc tải dữ
liệu mẫu đối với Thông báo vi phạm. (Hình 11)
+ Trong trường hợp chọn “OK”, Hệ thống hiển thị các dữ liệu mẫu đối với Thông
báo vi phạm.
- Tạo và xem Dự thảo Thông báo vi phạm và Quyết định thu hồi.
- Chọn gỡ bỏ cảnh báo hoặc nội dung vi phạm cũ (nếu cần) Nhập lý do gỡ bỏ (Hình
12)
- Tải tài liệu đính kèm.
- Nhấn nút [Lưu] để lưu các thông tin đã nhập;
- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình xử lý hồ sơ.

1.3.3.3. Trình duyệt hồ sơ
- Thực hiện tương tự trường hợp trình duyệt các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông
thường.
1.3.4. Ra quyết định với hồ sơ
1.3.4.1. Kiểm tra hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.1.
1.3.4.2. Ra quyết định
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.2. (Hình 19)

16


Hình 19: Màn hình ra quyết định
1.3.4.3. Kết quả
- Tình trạng doanh nghiệp thay đổi tùy vào Quyết định của Lãnh đạo Phòng ĐKKD, cụ
thể:
Tình trạng doanh nghiệp Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện quy
trước khi thực hiện quy trình trình
Lãnh đạo Phòng từ chối

Lãnh đạo Phòng chấp
thuận

Đang hoạt động/Tạm ngừng
hoạt động

Đang hoạt động/Tạm
ngừng hoạt động

Bị khóa


Bị khóa

Bị khóa

Bị khóa

- Doanh nghiệp “Bị khóa” có các đặc điểm nêu tại mục 1.1.4.3.
- Ngoài ra, khi một doanh nghiệp bị khóa do thu hồi, các đơn vị trực thuộc của doanh
nghiệp cũng bị khóa tự động.6
- Sau 6 tháng kể từ thời điểm Phòng ĐKKD thu hồi GCN của doanh nghiệp, Hệ thống có
thông báo nhắc Phòng ĐKKD về việc hết thời hạn để doanh nghiệp đăng ký giải thể
theo quy định.
- Nếu doanh nghiệp không đăng ký giải thể, doanh nghiệp vẫn tồn tại trên Hệ thống với
tình trạng “bị khóa” và coi như bị xóa tên trên Hệ thống. Khi doanh nghiệp bị xóa tên
đăng ký thay đổi, Hệ thống sẽ ngăn chặn hồ sơ đăng ký thay đổi tại bước tiếp nhận,
đồng thời có cảnh báo với Phòng ĐKKD về việc doanh nghiệp đã bị xóa tên.
- Nếu Lãnh đạo Phòng chấp thuận hồ sơ khóa doanh nghiệp:
+ Hệ thống tạo bản in:“Thông báo vi phạm” và “Quyết định thu hồi”.
+ Sau 6 tháng kể từ thời điểm Phòng ĐKKD thu hồi GCN của doanh nghiệp, Hệ
thống có thông báo nhắc Phòng ĐKKD về việc hết thời hạn để doanh nghiệp đăng
ký giải thể theo quy định. Nếu doanh nghiệp không đăng ký giải thể, doanh nghiệp
vẫn tồn tại trên Hệ thống với tình trạng “Bị khóa” và coi như bị xóa tên trên Hệ
thống.
6

Hệ thống sẽ thực hiện việc khóa tự động các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp đã bị khóa do thu hồi vào đêm
cùng ngày mà doanh nghiệp mẹ bị khóa.

17



+ Khi doanh nghiệp đã bị xóa tên đăng ký thay đổi, Hệ thống sẽ ngăn chặn hồ sơ đăng
ký thay đổi tại bước tiếp nhận, đồng thời có cảnh báo với Phòng ĐKKD về việc
doanh nghiệp đã bị xóa tên.
+ Khi doanh nghiệp mẹ bị xóa tên, Hệ thống sẽ ngăn chặn hồ sơ đăng ký thành lập
hoặc đăng ký thay đổi của các đơn vị trực thuộc tại bước tiếp nhận, đồng thời có
cảnh báo với Phòng ĐKKD về việc doanh nghiệp mẹ đã bị xóa tên.
Lưu ý chung của quy trình khóa doanh nghiệp
Phòng ĐKKD lưu ý với trường hợp sau:
- Doanh nghiệp X có hồ sơ đăng ký thay đổi chưa hoàn tất xử lý trên Hệ thống (có biểu
tượng cảnh báo
và thông báo tại bước tiếp nhận “Đang đăng ký thay đổi”).
- Do yêu cầu thực tế, Phòng ĐKKD cần khóa doanh nghiệp này theo một trong các
trường hợp cảnh báo/vi phạm/thu hồi. Cán bộ vẫn có thể tiếp nhận được hồ sơ khóa
doanh nghiệp trên Hệ thống. Tuy nhiên, Hệ thống sẽ chặn không cho cán bộ xử lý hồ sơ
khóa doanh nghiệp cho đến khi hồ sơ đăng ký thay đổi được xử lý hoàn toàn (Lãnh đạo
ra quyết định).
II. QUY TRÌNH GỠ BỎ KHÓA
Phòng ĐKKD thực hiện quy trình này trong các trường hợp:
- Gỡ bỏ cảnh báo cho doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước khác
(sau khi doanh nghiệp đã giải trình được nội dung vi phạm dẫn đến bị khóa theo trường
hợp cảnh báo).
- Gỡ bỏ khóa cho doanh nghiệp vi phạm quy định tại khoản 2b, Điều 60, Nghị định 43
để doanh nghiệp có thể đăng ký thay đổi thông tin theo quy định.
- Gỡ bỏ khóa cho doanh nghiệp vi phạm quy định tại khoản 2b, Điều 60, Nghị định 43
khi doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thông tin theo yêu cầu. Sau khi gỡ bỏ khóa
cho doanh nghiệp, Phòng ĐKKD có thể tiếp tục xử lý doanh nghiệp theo trường hợp ra
Thông báo vi phạm đồng thời ra Quyết định thu hồi theo quy định.
- Gỡ bỏ khóa do thao tác sai (Gỡ cảnh báo sai, hủy Thông báo vi phạm và/hoặc Quyết

định thu hồi sai).
2.1. Tiếp nhận hồ sơ
2.1.1. Truy cập vào Hệ thống TT ĐKDNQG
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.1.1.
- Quy trình này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp ở tình trạng “Bị khóa”.
2.1.2. Nhập thông tin về doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc
Bước 1: Thực hiện tương tự hướng dẫn tại Bước 1, mục 1.1.1.2
Bước 2: Thực hiện tương tự hướng dẫn tại Bước 2, mục 1.1.1.2.
Bước 3: Chọn hình thức thay đổi “Hủy tình trạng bị khóa” từ danh sách trải xuống.
(Hình 20)

18


Hình 20: Màn hình chọn Hình thức thay đổi
Lưu ý:
- Việc tiếp nhận hồ sơ gỡ khóa phải được thực hiện theo quyết định của Trưởng phòng.
- Quy trình gỡ khóa chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp ở trạng thái “Bị khóa”
2.1.3. Nhập thông tin về tài liệu đính kèm
- Thực hiện tương tự các trường hợp xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác.
2.2. Phân công/hủy phân công hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.2.
2.3. Xử lý hồ sơ
2.3.1. Tìm kiếm hồ sơ cần xử lý
- Thực hiện tương tự như hướng dẫn tại mục 1.1.3.1.
2.3.2. Xử lý hồ sơ
- Xem thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin đầy đủ của doanh nghiệp hiển thị dưới
dạng không chỉnh sửa được.
- Chọn khối dữ liệu “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” trên danh sách các khối dữ liệu bên
trái màn hình xử lý hồ sơ  Có thể xem thông tin về cảnh báo/vi phạm trước kia của

doanh nghiệp. (Hình 6)
- Chọn “Xóa” tương ứng với từng nội dung cảnh báo/vi phạm để gỡ bỏ khóa cho doanh
nghiệp. Có thể gỡ bỏ đồng thời nhiều khóa khác nhau. (Hình 21)

Hình 21: Màn hình xử lý gỡ khóa cho doanh nghiệp
- Nhập lý do cho việc gỡ bỏ khóa. (Hình 22)
- Chọn “Cập nhật” để gỡ khóa hoặc “Hủy bỏ” để giữ nguyên khóa (Hình 22). Sau khi
chọn “Cập nhật”, Hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo về việc gỡ khóa. Chọn [OK] để gỡ
khóa, [Cancel] để hủy bỏ việc gỡ khóa. (Hình 23)
19


Hình 22: Màn hình nhập lý do gỡ khóa

Hình 23: Màn hình cảnh báo về việc gỡ khóa
- Nếu cần giữ lại khóa đã bị gỡ bỏ trong bước trên, chọn “Khôi phục” để khôi phục lại
khóa đã gỡ bỏ. (Hình 24)

Hình 24: Màn hình sau khi gỡ khóa
- Tải tài liệu đính kèm.
- Nhấn nút [Lưu] để lưu các thông tin đã nhập;
- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình xử lý hồ sơ.
2.3.3. Trình duyệt hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.3.3.
2.4. Ra quyết định với hồ sơ
2.4.1. Kiểm tra hồ sơ
- Thực hiện tương tự như hướng dẫn tại mục 1.1.4.1.
20



2.4.2. Ra quyết định
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.2.
2.4.3. Kết quả
Tình trạng doanh nghiệp
trước khi thực hiện quy
trình

Bị khóa

Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện quy trình
QĐ của Lãnh đạo
Đề xuất của

Từ chối hồ sơ

Chấp thuận hồ sơ

CBXL
Cán bộ xử lý chọn gỡ bỏ hết
các khóa

Bị khóa

Đang hoạt động/Tạm
ngừng hoạt động

Cán bộ xử lý không chọn gỡ
bỏ hết các khóa

Bị khóa


Bị khóa

- Doanh nghiệp “Bị khóa” có các đặc điểm như đã nêu ở mục 1.1.4.3.
- Riêng doanh nghiệp “Bị khóa” do thu hồi có các đặc điểm như đã nêu ở mục 1.3.4.3.
III. QUY TRÌNH GIẢI TRÌNH
Phòng ĐKKD thực hiện quy trình tại mục này để theo dõi và ghi nhận thông tin trong các
trường hợp sau:
- Doanh nghiệp đến giải trình theo yêu cầu
- Doanh nghiệp không đến giải trình trong thời hạn cho phép.
(Nếu doanh nghiệp không đến giải trình hoặc giải trình không được chấp thuận, có kết
nối để chuyển từ bước xử lý vi phạm sang bước thu hồi GCN ngay tại quy trình này).
3.1.
Tiếp nhận hồ sơ
3.1.1. Truy cập vào Hệ thống TT ĐKDNQG
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.1.1.
- Quy trình này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp ở tình trạng “Bị khóa”, trường hợp
Phòng ĐKKD đã ra Thông báo vi phạm và yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
3.1.2. Nhập thông tin về doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc
Bước 1: Thực hiện tương tự hướng dẫn tại Bước 1, mục 1.1.1.2.
Bước 2: Thực hiện tương tự hướng dẫn tại Bước 2, mục 1.1.1.2.
Bước 3: Chọn hình thức thay đổi là “Doanh nghiệp giải trình” từ danh sách trải xuống
(Hình 25)

21


Hình 25: Màn hình chọn Hình thức thay đổi
Lưu ý:
- Việc tiếp nhận hồ sơ giải trình phải được thực hiện theo quyết định của Trưởng phòng

- Quy trình giải trình chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp ở trạng thái “Bị khóa”
3.1.3. Nhập thông tin về tài liệu đính kèm
Thực hiện tương tự các trường hợp xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác.
3.2. Phân công/hủy phân công hồ sơ
- Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.2.
3.3. Xử lý hồ sơ
3.3.1. Tìm kiếm hồ sơ cần xử lý
- Thực hiện tương tự trường hợp tìm kiếm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông thường.
3.3.2. Xử lý hồ sơ
- Xem thông tin về doanh nghiệp: Các thông tin đầy đủ của doanh nghiệp hiển thị dưới
dạng không chỉnh sửa được.
- Chọn khối dữ liệu “Cảnh báo/Vi phạm/Thu hồi” trên danh sách các khối dữ liệu bên
trái màn hình xử lý hồ sơ  Có thể xem thông tin về cảnh báo/vi phạm trước kia của
doanh nghiệp. (Hình 6)
- Chọn “Cập nhật” tương ứng với nội dung vi phạm cần giải trình. (Hình 26)

Hình 26: Màn hình xử lý giải trình cho doanh nghiệp
- Nhập nội dung giải trình. Trong trường hợp doanh nghiệp không đến giải trình/đăng ký
thay đổi theo yêu cầu của Phòng ĐKKD, cán bộ ghi chú lại lý do này. (Hình 27)
22


Hình 27: Màn hình cập nhật thông tin giải trình cho doanh nghiệp
- Chọn “Chấp nhận giải trình/Thu hồi” để xử lý đối với lần giải trình của doanh
nghiệp, cụ thể: (Hình 27)
+ Chọn “Chấp nhận giải trình” nếu Phòng ĐKKD chấp thuận nội dung giải trình
của doanh nghiệp.
+ Chọn “Giải trình lần sau” trong trường hợp:
 Phòng ĐKKD từ chối nội dung giải trình của doanh nghiệp nhưng cho phép
doanh nghiệp tiếp tục giải trình

 Chưa hết thời hạn để doanh nghiệp giải trình.
+ Chọn “Thu hồi” nếu cán bộ xử lý xét thấy:
 Nội dung giải trình của doanh nghiệp chưa phù hợp
 Hoặc doanh nghiệp không đến giải trình
Cán bộ đề xuất xử lý thu hồi GCN và nhập các thông tin cần thiết liên quan đến việc
thu hồi GCN, cụ thể:
+ Cán bộ nhập các thông tin sau: (Hình 18)
 Căn cứ thu hồi
 Nội dung thu hồi
 Nơi nhận Quyết định thu hồi
Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ soạn sẵn các nội dung nêu trên. Cán bộ có thể tải sẵn thông tin
về và chỉnh sửa theo yêu cầu thực tế (thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 2.1.3.2.)
+ Tải và xem Dự thảo Quyết định thu hồi.
- Chọn [Lưu] để lưu nội dung giải trình, [Lưu và đóng lại] để lưu nội dung giải trình và
đóng ô thông tin về nội dung giải trình, [Hủy bỏ] để hủy nội dung giải trình. (Hình 27)
- Chọn “Cập nhật” để chỉnh sửa nội dung giải trình hoặc “Xóa” để xóa nội dung giải
trình. (Hình 26)
- Chọn “Xóa cảnh báo” để xóa các cảnh báo đã tạo (nếu có). (Hình 26)
- Tải tài liệu đính kèm
- Nhấn nút [Lưu] để lưu các thông tin đã nhập;
- Nhấn nút [Trở về] để trở về màn hình xử lý hồ sơ.
3.3.3. Trình duyệt hồ sơ

23


Thực hiện tương tự trường hợp trình duyệt các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông
thường.
3.4. Ra quyết định với hồ sơ
3.4.1. Kiểm tra hồ sơ

Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.1.
3.4.2. Ra quyết định
Thực hiện tương tự hướng dẫn tại mục 1.1.4.2.
3.4.3. Kết quả
- Tình trạng doanh nghiệp thay đổi tùy vào Quyết định của Lãnh đạo Phòng ĐKKD, cụ
thể:
Tình trạng doanh nghiệp trước khi thực hiện quy trình
Bị khóa
Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện quy trình
(Lãnh đạo từ chối hồ sơ)
Bị khóa
Tình trạng doanh nghiệp sau khi thực hiện quy trình
(Lãnh đạo chấp thuận hồ sơ)
Đề xuất của CBXL về vi phạm
Từ chối giải trình +
Đề xuất của cán bộ xử lý
Từ chối giải trình
Chấp thuận giải
không thu hồi
+ thu hồi
trình
ngay7
Đề
Đang hoạt
xuất Gỡ bỏ hết các cảnh
Bị khóa (do thu
Bị khóa (do vi
động/Tạm
của
báo

hồi)
phạm)
ngừng hoạt
CBXL
động
về
Không gỡ bỏ hết
Bị khóa (dothu
Bị khóa (do vi
Bị khóa (do
cảnh
các cảnh báo
hồi + cảnh báo)
phạm + cảnh báo)
cảnh báo)
báo
- Doanh nghiệp “Bị khóa” có các đặc điểm như đã nêu ở mục 1.1.4.3.
- Riêng doanh nghiệp “Bị khóa” do thu hồi có các đặc điểm như đã nêu ở mục 1.3.4.3.
Lưu ý về quy trình giải trình: Một doanh nghiệp bị khóa do cảnh báo và sau đó tiếp tục
bị khóa do vi phạm. Khi Phòng ĐKKD xử lý doanh nghiệp theo quy trình giải trình thì
chỉ có thể gỡ bỏ được khóa của doanh nghiệp do vi phạm (gỡ bỏ nội dung vi phạm) và
gỡ bỏ được khóa do cảnh báo trong cùng một lần xử lý.
IV. QUY TRÌNH XỬ LÝ HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP
- Phòng ĐKKD áp dụng các quy trình nêu tại mục này để xử lý hàng loạt doanh nghiệp
có bản chất vi phạm giống nhau theo các nghiệp vụ:
7

DN có thể giải trình lần tiếp theo

24



+ Tạo cảnh báo hoặc gỡ cảnh báo
+ Ra Thông báo vi phạm
+ Ra Quyết định thu hồi
- Đối tượng áp dụng: Danh sách các doanh nghiệp bị đánh dấu cần phải xử lý theo trường
hợp cảnh báo hoặc vi phạm trên ứng dụng hiệu đính dữ liệu gồm:
+ DN vi phạm nghĩa vụ thuế
+ DN không hoàn thành nghĩa vụ rà soát, đối chiếu dữ liệu theo chương trình hiệu
đính (Quy định về việc xử lý từng trường hợp vi phạm cụ thể nêu tại Phụ lục 3 của
tài liệu này)
Lưu ý: Danh sách các doanh nghiệp Phòng ĐKKD cần phải xử lý được chuyển từ ứng
dụng hiệu đính vào NBRS với đầy đủ thông tin (doanh nghiệp vi phạm trường hợp cảnh
báo hay vi phạm và lý do vi phạm cụ thể). Đây là căn cứ đầu vào để Phòng ĐKKD thực
hiện bước xử lý tiếp theo. Phòng ĐKKD có thể lựa chọn để xử lý toàn bộ hoặc một số
doanh nghiệp trong danh sách nhận được từ ứng dụng hiệu đính.
- Mỗi lượt thao tác chỉ xử lý được tối đa 20 doanh nghiệp.
4.1. TẠO CẢNH BÁO
Phòng ĐKKD thực hiện quy trình tại mục này để theo dõi, xử lý đồng thời nhiều doanh
nghiệp theo trường hợp cảnh báo, cụ thể:
- Khóa doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thuế có tên trong văn bản các cơ quan Thuế thông
báo cho Phòng ĐKKD.
- Khóa doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ hiệu đính dữ liệu: các doanh nghiệp cần xử lý
theo trường hợp cảnh báo (xem thêm Phụ lục 3 của tài liệu này).
4.1.1. Xử lý
- Trên thanh công cụ, cán bộ xử lý chọn “Khóa doanh nghiệp theo nhóm” (Hình 28)

Hình 28: Màn hình chọn khóa doanh nghiệp theo nhóm
- Chọn Loại cánh báo/vi phạm/thu hồi là “Cảnh báo” (Hình 29)


25


×