Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 180 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2013

Hà Nội, tháng 3 - 2013


2


MỤC LỤC
Quyết định số: 352/QĐ-TCTK ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê

5

Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2013 (Theo Quyết định số: 352/QĐ-TCTK
ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

7

Các phiếu điều tra doanh nghiệp năm 2013

19

Phiếu 1A/ĐTDN-DN

21



Phiếu 1A.1/ĐTDN-HTX

28

Phiếu 1A.2/ĐTDN-CN

31

Phiếu 1A.3/ĐTDN-XD

33

Phiếu 1A.4/ĐTDN-TN

35

Phiếu 1A.5/ĐTDN-VTKB

36

Phiếu số 1A.6/ĐTDN-LT

39

Phiếu số: 1A.7/ĐTDN-TC

41

Phiếu số 1A.8/ĐTDN-BH


43

Phiếu số 1A.9/ĐTDN-DVK

44

Phiếu 1A.10/ĐTDN-DNNN

46

Phiếu 1A.11/ĐTDN-DN

51

Phiếu: 1Am/ĐTDN-KH

56

Phiếu số 1B/ĐTDN-DS

70

Phiếu 1C/ĐTDN-ĐT

71

Phiếu số 02/ĐTDN-IO

74


Phiếu số 03/ĐTDN-IO

76

Phiếu số: 04m/ĐTDN-IO

91

Giải thích và hướng dẫn cách ghi các phiếu điều tra doanh nghiệp năm 2013 100

3


4


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Số: 352/QĐ-TCTK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều tra doanh nghiệp năm 2013
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều tra doanh nghiệp năm 2013, bao gồm Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước,
doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế và hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi
cả nước nhằm thu thập thông tin đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau:
1. Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp;
2. Tổng hợp các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê
chính thức năm 2012; Lập bảng cân đối liên ngành (Bảng I/O) và biên soạn hệ số chi phí
trung gian năm 2012 khu vực doanh nghiệp;
3. Đánh giá hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các Tập đoàn/
Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
4. Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã làm dàn
mẫu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm và các yêu cầu thống kê khác.
5


Điều 2. Giám đốc các Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp; chủ
nhiệm hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp
thời số liệu theo phiếu điều tra.
Điều 3. Thành lập Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương do
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp làm Tổ trưởng, các Vụ trưởng: Hệ thống tài khoản
Quốc gia; Thống kê Thương mại và Dịch vụ; Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư; Thống
kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông
tin và Giám đốc Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I làm thành viên. Tổ Thường trực

chỉ đạo điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê xây dựng phương án, chỉ đạo thực hiện cuộc điều tra.
Giao Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm triển khai cuộc điều tra trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
Quyết định, Phương án điều tra và hướng dẫn của Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh
nghiệp cấp Trung ương. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm thành lập Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương để giúp chỉ đạo điều tra doanh nghiệp ở địa phương. Tổ
Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm
01 lãnh đạo Cục Thống kê làm Tổ trưởng; phó Tổ trưởng và thành viên Tổ Thường trực
là lãnh đạo, thống kê viên các phòng nghiệp vụ Công nghiệp và Xây dựng, Tổng hợp,
Thương mại.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 5. Tổ trưởng Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương
và các Vụ trưởng: Vụ Thống kê Công nghiệp, Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia, Vụ Kế
hoạch Tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh (để báo cáo);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (để phối hợp chỉ đạo);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu VT, Vụ CN.

6

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)

Đỗ Thức


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2013
(Theo Quyết định số: 352/ QĐ-TCTK ngày 05 tháng 3 năm 2013
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1. Mục đích điều tra
- Thu thập các thông tin cơ bản phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương,
các nhà đầu tư và các doanh nghiệp;
- Tổng hợp các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu thống
kê chính thức năm 2012; Lập bảng cân đối liên ngành (Bảng I/O) và biên soạn hệ số chi
phí trung gian năm 2012 của khu vực doanh nghiệp;
- Đánh giá hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới của các Tập đoàn/Tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã làm dàn
mẫu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm; điều tra thường xuyên và các
yêu cầu thống kê khác.
2. Đối tượng, đơn vị điều tra và phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng và đơn vị điều tra là tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp hạch
toán kinh tế độc lập được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp (năm
2005); Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là hợp tác xã)
hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được

thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật chuyên ngành như Luật Bảo hiểm, Luật Chứng
khoán, Luật Luật sư..., hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, hiện đang tồn
tại1. Cụ thể:
1. Bao gồm: Doanh nghiệp, HTX đang hoạt động hoặc đã đăng ký, đang trong giai đoạn đầu tư nhưng chưa hoạt
động SXKD, những doanh nghiệp, HTX hoạt động theo thời vụ, không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2012,
những doanh nghiệp tạm ngừng SXKD để đầu tư, đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất hoặc ngừng
hoạt động chờ sáp nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý có thể trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.

7


(1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước
- Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà
nước chiếm giữ trên 50%.
(2)Khu vực tập thể
- Hợp tác xã;
- Liên hiệp hợp tác xã;
- Quỹ tín dụng nhân dân
(3) Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH tư nhân (kể cả công ty TNHH có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50% );
- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước;
- Công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%.
(4) Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài;
- Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.
Đối với tập đoàn, tổng công ty nói chung (bao gồm cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước,

ngoài nhà nước và FDI): Đơn vị điều tra là văn phòng tập đoàn, tổng công ty (báo cáo phần
hoạt động của văn phòng tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào văn
phòng tập đoàn, tổng công ty) và các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế độc lập;
Đối với Tập đoàn kinh tế tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con: đơn vị điều
tra là công ty mẹ và các công ty thành viên là công ty con hạch toán kinh tế độc lập;
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất theo hình thức cho
thuê tài chính, bên đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, nguồn vốn và giá trị tài sản, kết quả
SXKD, nộp ngân sách của dây chuyền sản xuất đi thuê; đồng thời, doanh nghiệp cho thuê
vẫn là một đơn vị báo cáo theo ngành hoạt động là “cho thuê tài chính” (Lưu ý: Chỉ tiêu
nguồn vốn và tài sản không bao gồm giá trị của dây chuyền sản xuất đã cho thuê, doanh
thu kinh doanh là số tiền thu được do cho thuê dây chuyền sản xuất).
2.2. Phạm vi điều tra: cuộc điều tra được thực hiện trong phạm vi cả nước.
8


3. Nội dung điều tra
3.1. Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ, điện thoại, Fax, Email;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Ngành hoạt động SXKD.
3.2 Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động
- Lao động;
- Thu nhập của người lao động;
3.3. Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh
- Tài sản và nguồn vốn;
- Kết quả sản xuất kinh doanh;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách;
- Vốn đầu tư;
- Đầu tư nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ;

- Hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới của doanh nghiệp nhà nước;
- Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phân theo 168 ngành sản phẩm;
- Chi phí sản xuất phân theo từng loại vật tư, dịch vụ... có nguồn gốc sản xuất ở trong
nước hoặc ở nước ngoài dùng cho chi phí sản xuất chính và sản xuất phụ;
Lưu ý: Riêng đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Đơn vị điều tra như các tập
đoàn, tổng công ty khác. Ngoài ra báo cáo thêm phần kết quả hợp nhất theo phiếu điều
tra áp dụng cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
4. Phiếu điều tra và các bảng danh mục sử dụng trong điều tra
4.1. Phiếu điều tra: Có 18 loại phiếu điều tra, cụ thể gồm:
(1) Phiếu số 1A/ĐTDN-DN: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp, hợp tác
xã năm 2012
(Áp dụng cho toàn bộ DN nhà nước, DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước
ngoài, hợp tác xã/ liên hiệp hợp tác xã được chọn vào mẫu điều tra).
(2) Phiếu số 1A.1/ĐTDN-HTX: Kết quả hoạt động của hợp tác xã - (Áp dụng cho
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được chọn mẫu điều tra).
9


(3) Phiếu số 1A.2/ĐTDN-CN: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
năm 2012 - (Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động công nghiệp).
(4) Phiếu số 1A.3/ĐTDN-XD: Kết quả hoạt động xây dựng năm 2012
(Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng).
(5) Phiếu số 1A.4/ĐTDN-TN: Kết quả hoạt động thương nghiệp năm 2012
(Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động thương nghiệp).
(6) Phiếu số 1A.5/ĐTDN-VTKB: Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi năm 2012
(Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động vận tải, kho bãi).
(7) Phiếu số 1A.6/ĐTDN-LT: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du
lịch năm 2012 - (Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống
và du lịch).
(8) Phiếu số 1A.7/ĐTDN-TC: Kết quả hoạt động trung gian tài chính và hoạt

động hỗ trợ cho hoạt động tài chính năm 2012 - (Áp dụng cho các doanh nghiệp có
hoạt động tín dụng: Ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân,...).
(9) Phiếu số 1A.8/ĐTDN-BH: Kết quả hoạt động bảo hiểm và môi giới bảo
hiểm năm 2012 - (Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động bảo hiểm và môi giới
bảo hiểm).
(10) Phiếu số 1A.9/ĐTDN-DVK: Kết quả hoạt động dịch vụ khác năm 2012
(Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ khác).
(11) Phiếu số 1A.10/ĐTDN-DNNN: Phiếu thu thập thông tin về sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước năm 2012 - (Áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước).
(12) Phiếu số 1A.11/ĐTDN-TĐ: Phiếu thu thập thông tin áp dụng đối với tập
đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 - (Áp dụng cho toàn bộ các Tập đoàn, Tổng
công ty, công ty mẹ/con nhà nước).
(13) Phiếu số 1Am/ĐTDN-KH: Phiếu thu thập thông tin về sử dụng công nghệ
trong sản xuất - (Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo được chọn mẫu điều tra).
(14) Phiếu số 1B/ĐTDN-DS: Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp lập danh
sách năm 2012 - (Áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã không
thuộc mẫu điều tra phiếu 1A/ĐTDN-DN).
(15) Phiếu số 1C/ĐTDN-ĐT: Phiếu thu thập thông tin áp dụng cho các doanh
nghiệp đang đầu tư, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh
10


(16) Phiếu số 02/ĐTDN-IO: Phiếu thu thập thông tin về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh chính năm 2012 - (Áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, hợp tác
xã; trừ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp).
(17) Phiếu số 03/ĐTDN-IO: Phiếu thu thập thông tin về chi phí hoạt động sản
xuất kinh doanh chính năm 2012 - (Áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, hợp tác
xã; trừ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp).
(18) Phiếu số 04/ĐTDN-IO: Phiếu thu thập thông tin về chi phí hoạt động năm

2012 - ((Áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tổ chức tín dụng
và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp).
4.2. Các bảng danh mục sử dụng trong điều tra
Áp dụng 5 bảng danh mục cho cuộc điều tra:
(1) Bảng phân ngành kinh tế: Áp dụng Bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ (VSIC 2007);
(2) Danh mục các đơn vị hành chính: Áp dụng bảng danh mục các đơn vị hành
chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của
Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm 31/12/2012;
(3) Danh mục các nước và vùng lãnh thổ: Áp dụng bảng danh mục các nước được
ban hành trong tài liệu: “Các loại danh mục áp dụng cho điều tra toàn bộ doanh nghiệp
năm 2006”;
(4) Danh mục sản phẩm công nghiệp phát triển trên cơ sở Hệ thống ngành sản phẩm
Việt Nam ban hành theo Quyết định 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 19/2010/TT-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
(5) Danh mục thuế suất hàng nhập khẩu, thuế suất VAT: Áp dụng theo biểu thuế
xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ
Tài chính.
5. Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập thông tin
5.1. Thời điểm điều tra: 01/04/2013
5.2. Thời kỳ thu thập thông tin
a. Các thông tin về: lao động, giá trị tài sản, nguồn vốn, sản phẩm dở dang, thành phẩm
tồn kho, hao mòn/khấu hao tài sản cố định chọn thu thập tại hai thời điểm 01/01/2012 và
31/12/2012.
11


b. Các thông tin thu thập theo thời kỳ (kết quả sản xuất kinh doanh, sản phẩm, chi

phí, thuế, giá trị xuất, nhập khẩu): là số liệu chính thức của cả năm 2012.
6. Loại điều tra
Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2013 được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn
bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
6.1. Lập danh sách các đơn vị điều tra
Danh sách điều tra doanh nghiệp năm 2013 được lập trên cơ sở rà soát các danh
sách sau:
- Danh sách doanh nghiệp đã thu được phiếu trong cuộc Tổng điều tra CSKT, HCSN
năm 2012 (có tại Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
- Danh sách doanh nghiệp thực tế còn tồn tại đến 31/12/2011 nhưng trong cuộc Tổng
điều tra CSKT, HCSN năm 2012 không thu được phiếu (có tại Cục Thống kê tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương);
- Danh sách doanh nghiệp mới thành lập năm 2012, đã hoặc chưa đi vào hoạt động
sản xuất kinh doanh (do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp);
- Danh sách các doanh nghiệp chưa thống nhất giữa Cục Quản lý đăng ký kinh doanh,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tính đến thời điểm 31/12/2012
(do Cục Quản lý đăng ký quản lý kinh doanh cấp);
- Danh sách các doanh nghiệp chưa thống nhất qua kết quả rà soát danh sách doanh
nghiệp năm 2012 giữa 3 cơ quan liên quan tới doanh nghiệp tại địa phương, gồm: Cục
Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế mà Cục Thống kê không thu được phiếu
trong cuộc Tổng điều tra CSKT, HCSN năm 2012 (có tại Cục Thống kê);
- Danh sách doanh nghiệp thuộc đối tượng và phạm vi điều tra có được từ các nguồn
thông tin khác.
Sau khi rà soát danh sách trên, các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có danh sách doanh nghiệp để điều tra năm 2013.
6.2. Chọn các đơn vị điều tra
6.2.1 Điều tra toàn bộ:
- Tập đoàn, tổng công ty nhà nước;
- Doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước hoặc DN nhà nước đã được cổ phần
hóa có vốn nhà nước chiếm trên 50%);

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
12


- Doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 20 lao động trở lên (Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng
Nai và Bình Dương điều tra toàn bộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 30 lao động
trở lên; Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh điều tra toàn bộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước có
từ 50 lao động trở lên).
- Đối với 16 tỉnh có quy mô số lượng doanh nghiệp nhỏ gồm: Hà Giang, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,
Lạng Sơn, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu điều
tra 100% số doanh nghiệp theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN.
- Các doanh nghiệp có hoạt động SXKD chính trong các ngành: lưu trú và ăn uống;
thông tin và truyền thông; vận tải (hàng không, đường biển và đường sắt) điều tra 100%
theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN.
6.2.2. Điều tra mẫu
Chọn mẫu các DN ngoài nhà nước dưới 20 lao động (Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai
và Bình Dương là dưới 30 lao động để điều tra theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN; Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh được chọn mẫu theo 2 phân tầng dưới 20 lao động và từ 20 đến 49 lao
động). Lập dàn và chọn mẫu đơn vị điều tra phiếu 1A/ĐTDN-DN khu vực doanh nghiệp
và khu vực hợp tác xã được tiến hành độc lập.
a. Lập dàn chọn mẫu:
Dàn chọn mẫu được lập dựa trên danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước có
dưới 20 lao động từ cuộc Tổng điều tra CSKT, HCSN năm 2012 của từng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Dàn mẫu được phân tổ theo các ngành kinh tế cấp 4, hoặc nhóm
ngành cấp 4; trong mỗi ngành kinh tế thuộc dàn mẫu, các doanh nghiệp được sắp xếp
theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu doanh thu thuần hoạt động SXKD năm 2011.
b. Chọn mẫu:
Số lượng DN ngoài nhà nước được chọn để điều tra theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN là
20% của tổng số DN có dưới 20 lao động trong danh sách (Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng

Nai và Bình Dương là dưới 30 lao động) các DN có phiếu ở cuộc Tổng điều tra CSKT,
HCSN năm 2012.
Riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chọn mẫu như sau:
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước dưới 20 lao động: Chọn mẫu điều tra 10% .
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 20 đến 49 lao động: Chọn mẫu điều tra 20% .
Mẫu chọn theo nguyên tắc đại diện cho từng ngành kinh tế cấp 4, hoặc nhóm ngành
cấp 4 (VSIC 2007) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phương pháp
ngẫu nhiên.
13


Danh sách mẫu các doanh nghiệp điều tra theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN và phiếu IO
năm 2012 do Tổng cục Thống kê chọn và gửi các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để điều tra.
Đối với các doanh nghiệp chọn mẫu điều tra IO sẽ thực hiện thu thập thông tin
đồng thời 2 loại phiếu là phiếu 1A/ĐTDN-DN (các phiếu chuyên ngành nếu có) và
phiếu IO.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước không được chọn vào mẫu điều tra phiếu số 1A/
ĐTDN-DN sẽ thực hiện phiếu 1B/ĐTDN-DS để làm căn cứ suy rộng kết quả các chỉ tiêu
điều tra của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn quốc.
6.2.3. Điều tra doanh nghiệp có các hoạt động chuyên ngành khác
Đối với tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân
dân, ngoài việc thực hiện phiếu 1A/ĐTDN-DN được liệt kê ở mục 4.1 còn phải thực hiện
đầy đủ các phiếu thu thập thông tin về chuyên ngành tương ứng.
6.3. Phương pháp thu thập số liệu
Do tính chất phức tạp của nội dung điều tra và trình độ kế toán, thống kê cũng như
ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị điều tra khác nhau, nên áp dụng 3 phương
pháp thu thập số liệu:
(1) Thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đơn vị điều tra, để ghi vào
phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng đối với những đơn vị điều tra chưa thực

hiện đầy đủ chế độ kế toán, không có khả năng tự ghi được phiếu điều tra (doanh nghiệp
nhỏ, doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, doanh nghiệp đang bị thanh tra,...).
(2) Thu thập gián tiếp: Tổ chức hội nghị tập huấn cho kế toán trưởng, cán bộ kế toán
hoặc thống kê của các doanh nghiệp, hoặc điều tra viên trực tiếp hướng dẫn phương pháp
ghi phiếu điều tra và những quy định cụ thể về nơi gửi, hình thức, thời gian gửi, để các
doanh nghiệp tự ghi phiếu gửi cho cơ quan điều tra.
(3) Thu thập số liệu qua bảng hỏi điện tử: Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp có điều kiện về công nghệ thông tin như: máy tính, kết nối internet,… Doanh
nghiệp lấy phiếu điều tra điện tử từ trang WEB của Tổng cục Thống kê, ghi thông tin trực
tiếp vào phiếu và gửi qua đường thư điện tử tới Cục Thống kê.
7. Kế hoạch, thời gian điều tra
Bước 1. Chuẩn bị điều tra: Thời gian thực hiện từ 01/12/2012 đến 28/02/2013, gồm
các công việc:
a. Ra quyết định điều tra;
14


b. Xây dựng phương án điều tra;
c. Lập và rà soát danh sách các đơn vị điều tra;
d. Chọn mẫu điều tra;
e. In phương án và phiếu điều tra;
f. Xây dựng hệ thống biểu tổng hợp đầu ra và chương trình phần mềm nhập tin,
chương trình kiểm tra và tổng hợp kết quả điều tra cho các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và cả nước.
Bước 2. Triển khai điều tra: Thời gian thực hiện từ 01/3/2013 đến 15/7/2013, gồm
các công việc:
a. Tổng cục Thống kê tập huấn nghiệp vụ cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
b. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyển chọn điều tra viên,
giám sát viên theo tiêu chuẩn quy định, tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên, giám sát

viên và hướng dẫn các doanh nghiệp về nội dung và phương pháp ghi phiếu điều tra trên
cơ sở phương án điều tra của Tổng cục Thống kê quy định.
c. Triển khai thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra;
d. Chỉnh lý, đánh mã phiếu điều tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3. Nhập tin, xử lý tổng hợp số liệu: Thời gian thực hiện từ 16/07 đến
15/08/2013, gồm các công việc:
a. Nhập tin số liệu về doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại các Cục Thống kê tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng một chương trình phần mềm thống nhất cho
cả nước do Tổng cục Thống kê biên soạn. Chương trình nhập tin, kiểm tra, nghiệm thu
và tổng hợp số liệu sẽ được gửi tới các tỉnh, thành phố qua mạng GSO.
b. Nghiệm thu số liệu: Sau khi nhận được số liệu đã nhập tin của các Cục Thống kê
tỉnh, thành phố truyền về Tổng cục Thống kê, Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh
nghiệp cấp Trung ương có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả của các tỉnh, thành
phố trực tiếp tại Cục Thống kê hoặc nghiệm thu qua mạng. Số liệu sau khi đã được
nghiệm thu đạt yêu cầu mới đưa vào khai thác, tổng hợp ở các bước tiếp theo.
c. Báo cáo kết quả điều tra: Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
truyền toàn bộ cơ sở dữ liệu điều tra, báo cáo giải trình nghiệm thu, cảnh báo lỗi logic về
Tổng cục chậm nhất là ngày 15/8/2013 (đối với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải
Phòng, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai là ngày 30/08/2013).
15


Bước 4. Tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra:
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 15/8/2013 đến 30/10/2013.
- Cấp Trung ương: Từ 15/8/2013 đến 30/10/2013: kiểm tra, nghiệm thu kết quả điều
tra của các tỉnh, thành phố; Từ 01/11/2013 đến 31/12/2013: Tổng hợp và công bố tổng
hợp nhanh kết quả điều tra.
8. Tổ chức chỉ đạo thực hiện
8.1. Tổ chức điều tra
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm

chỉ đạo triển khai điều tra thu thập số liệu tại các đơn vị điều tra trên địa bàn tỉnh, thành
phố mình; kiểm tra, chỉnh lý, đánh mã và nhập tin các phiếu điều tra.
(1) Đối với phiếu thu thập thông tin áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để phục vụ mục tiêu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sắp xếp
đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ,
yêu cầu Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn
lực, triển khai hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng phiếu thu thập thông tin
theo kế hoạch:
+ Từ 01-30/4/2013: Thu thập thông tin tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Từ 01/5-10/5/2013: Các Cục Thống kê nhập tin và truyền kết quả về Tổng cục.
+ Từ 10-20/5/2013: Tổng cục tổng hợp và báo cáo kết quả.
(2) Đối với doanh nghiệp mẫu thực hiện phiếu điều tra 1A/ĐTDN-DN:
+ Từ 01/4 - 15/6/2013: Thu thập, nhập tin và truyền kết quả nhập tin về Tổng cục
+ Từ 15/6 - 15/8: Kiểm tra, tổng hợp kết quả điều tra phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu
thống kê chính thức năm 2012.
8.2. Tổ chức kiểm tra, giám sát điều tra
Để đảm bảo tiến độ điều tra phục vụ cho việc tổng hợp các chỉ tiêu thống kê chính
thức năm 2012 và nâng cao chất lượng thông tin của cuộc điều tra doanh nghiệp năm
2013, Tổng cục Thống kê yêu cầu Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường chỉ đạo, giám sát và báo cáo tiến độ điều tra về Tổ Thường trực
chỉ đạo điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương như sau:
+ Thời gian báo cáo: vào các ngày có tận cùng là 5 từ tháng 4 đến tháng 8/2013 (bắt
đầu từ kỳ báo cáo 15/4/2013). Báo cáo của các Cục Thống kê truyền về Tổ Thường trực
điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương theo địa chỉ:
16


+ Biểu mẫu báo cáo tiến độ điều tra:
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ ……………
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP 2013
Đến ngày….tháng….năm 2013
Số lượng điều tra
Tên phiếu

Theo
phương án

Thực tế
đã thu thập

Đã nhập
tin

Tổng Trong đó:
số
DNNN
A

1

2

3

4

Tỷ lệ thu phiếu (%)
Tổng số


Trong đó:
DNNN

5=2/1*100

6=3/1*100

Phiếu…………
Phiếu………….
………………
……………….

Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp TW thành lập các đoàn kiểm tra, giám
sát và tổ chức nghiệm thu ngẫu nhiên tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Danh sách các tỉnh, thành phố được chọn để kiểm tra, giám sát và nghiệm thu sẽ được
Tổng cục Thống kê thông báo sau.
8.3. Xử lý tổng hợp số liệu điều tra
- Tổng cục Thống kê xây dựng chương trình phần mềm nhập tin kiểm tra tính hợp lý
của số liệu, suy rộng và tổng hợp kết quả cho toàn bộ cuộc điều tra.
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhập tin toàn bộ phiếu điều
tra đã thu thập trên địa bàn.
Sau khi số liệu nhập tin được nghiệm thu đạt yêu cầu, Cục Thống kê tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương sử dụng chương trình phần mềm thống nhất cả nước do Tổng cục
Thống kê xây dựng, cài đặt và hướng dẫn sử dụng để tổng hợp số liệu làm báo cáo chính
thức năm 2012 và tổng hợp toàn bộ kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Số liệu nhập tin của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
truyền qua mạng về cơ sở dữ liệu tại Tổng cục Thống kê để xử lý tổng hợp chung cho
cả nước.

17


Dữ liệu ban đầu của cuộc điều tra sau khi đã nghiệm thu, phục vụ cho yêu cầu làm
báo cáo chính thức năm và tổng hợp công bố chung, sẽ được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu
của Tổng cục và các Cục Thống kê nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác của các Vụ, các
đơn vị trong Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng
cục Thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu của cuộc điều tra doanh nghiệp để các đơn
vị trong và ngoài ngành có thể khai thác dễ dàng bằng các công cụ tin học thông dụng.
- Kết quả tổng hợp của cuộc điều tra sẽ được công bố nhằm phục vụ yêu cầu của các
đối tượng dùng tin.
9. Kinh phí điều tra
Tổng cục Thống kê cấp kinh phí bảo đảm yêu cầu thu thập và xử lý tổng hợp theo
nội dung của phương án điều tra. Kinh phí điều tra được phân bổ hai lần theo kế hoạch
kinh phí điều tra hàng năm.
Tổ trưởng Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp cấp Trung ương, Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính,
Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu
quả nguồn kinh phí được cấp để thực hiện tốt cuộc điều tra theo phương án quy định./.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Đỗ Thức


18







CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
NĂM 2013

19


20


Cơ quan Thống kê ghi

Phiếu 1A/ĐTDN-DN

DN số:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
Năm 2012

(Áp dụng chung cho các DN nhà nước, DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài,
hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã được chọn vào mẫu điều tra - sau đây gọi chung là doanh nghiệp)
Thực hiện Quyết định số…. , ngày ... tháng …. năm 2013 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê về việc điều tra doanh nghiệp năm 2013.

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin theo phiếu này được quy
định tại Điều 10, 13 và 32 của Luật Thống kê.
- Các thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục
vụ công tác thống kê và được bảo mật theo luật định.


Nguyên tắc điền phiếu

- Không ghi thông tin vào các ô có ký hiệu (x)
- Đối với những câu hỏi/mục lựa chọn, đề nghị khoanh tròn vào một mã số tương ứng câu trả lời thích hợp nhất.
- Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, đề nghị ghi vào đúng ô hoặc bảng tương ứng.

1.

Tên doanh nghiệp/HTX

..............…………………………………………………………………………..…………………………

(Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu)

..............…………………………………………………………………………..…………………………

Tên giao dịch (nếu có ):
......………………………………………………………………………………….………………………………………………
Mã số thuế của doanh nghiệp (Viết đủ 10 số) :
2.

Địa chỉ doanh nghiệp/HTX
Tỉnh/TP trực thuộc trung ương:
Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh):
Xã/phường/thị trấn:
Thôn, ấp (số nhà, đường phố):
Năm bắt đầu SXKD:

Cơ quan Thống kê ghi

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
Mã khu vực

Số máy

Số điện thoại :

3.

4.

5.

Số fax :
Email : ...........................................................................................................................................................................................................................................................
Họ và tên người chịu trách nhiệm chính điền phiếu:......................................................................................................................................................................
Số điện thoại:
………………………………….…………………………………………………
Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
1 Đang hoạt động
2 Ngừng hoạt động để đầu tư, đổi mới công nghệ
3 Ngừng hoạt động để chờ giải thể, sáp nhập
4 Khác (ghi rõ)……………………………………..
DN có nằm trong khu CN, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao không?
1 Có
Khu công nghiệp
Khu chế xuất

Khu kinh tế
Khu công nghệ cao
2 Không
Loại hình kinh tế của doanh nghiệp
01 Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNTW
06 Doanh nghiệp tư nhân
02 Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNĐF
07 Công ty hợp danh
08 Cty TNHH tư nhân,Cty TNHH có vốn N.nước ≤ 50%
03 Cty CP, Cty TNHH có vốn Nhà nước > 50%
% vốn NNTW

04 Công ty nhà nước
4.1. Trung ương
4.2. Địa phương

05 Hợp tác xã/liên hiệp HTX
5.1. Hợp tác xã
5.2. Liên hiệp HTX
5.3 Quỹ tín dụng nhân dân

% vốn NNĐP

% vốn nhà nước

09 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước

% vốn NN

10 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50%

Nhà nước có chi phối không

1. Có

2. Không

11 DN 100% vốn nước ngoài
12 DN nhà nước liên doanh với nước ngoài
13 DN khác liên doanh với nước ngoài

21


6.

Doanh nghiệp có xuất, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2012 không ?
1
2

7.


Không

Trị giá xuất khẩu:

Trị giá nhập khẩu:

USD


USD

Doanh nghiệp có thu, chi về dịch vụ với nước ngoài năm 2012 không ?

(Là tổng số tiền đã hoặc sẽ thu/chi về dịch vụ với nước ngoài, chi phí liên quan đến việc giao dịch mua/bán hàng hóa, không tính giá trị của hàng hóa
mua, bán hàng hoá)

1
2
8.


Không

Trị giá thu từ
nước ngoài

Trị giá chi cho
nước ngoài

USD

USD

Các ngành thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012
8.1. Ngành SXKD chính

Cơ quan Thống kê ghi

…………………………………………………………………………


(Là ngành tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất. Nếu không xác định được giá trịsản xuất thì dựa vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng nhiều
lao động nhất )

8.2 Ngành SXKD khác (ghi các ngành SXKD ngoài ngành chính ):
- Ngành :
................................................................................................................................................

9.

- Ngành :

................................................................................................................................................

- Ngành :

................................................................................................................................................

- Ngành :

................................................................................................................................................

Cơ quan Thống kê ghi

Lao động năm 2012:
9.1. Lao động có tại thời điểm 01/01/2012

Người

Trong đó: Nữ


Người

9.2. Lao động có tại thời điểm 31/12/2012
Tên chỉ tiêu
A
Tổng số

Trong tổng số:
Số lao động được đóng BHXH
Số lao động không được trả công, trả lương
Số lao động là người nước ngoài
Phân theo ngành SXKD


B
01

Đơn vị tính: Người

Tổng số
1

Trong đó: nữ
2

02
03
04
Mã số


( VSIC 2007-5 số , cột mã số do CQ thống kê ghi)

Ngành SXKD chính:
....................................
Ngành SXKD khác:
Ngành .....................................................
Ngành .....................................................
Ngành .....................................................
10. Các khoản chi liên quan đến người lao động năm 2012
Tên chỉ tiêu
10.1.

A
Tổng số tiền phải trả cho người lao động (01= 02+03)

Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, chi trả khác cho người lao động có tính chất
như lương
- Các khoản chi trả khác không tính vào chi phí SXKD
-

10.2.
10.3.

02
03

Bảo hiểm xã hội trả thay lương (theo chế độ ốm đau, thai sản...)

04


Đóng góp BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn

05
06

Trong đó: Bảo hiểm thất nghiệp

22

Đơn vị tính: Triệu đồng
Số phát sinh

năm 2012
B
01


11. Tài sản và nguồn vốn năm 2012:
(Tham chiếu các mã trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi này.

Đơn vị tính: triệu đồng

Tên chỉ tiêu
A
11.1. Tổng cộng tài sản (01=02+08)
A. Tài sản ngắn hạn
Trong đó:
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho

Trong hàng tồn kho:
+ Chi phí SXKD dở dang
+ Thành phẩm
+ Hàng gửi đi bán
B. Tài sản dài hạn
Trong đó:
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
- Chi phí XDCB dở dang
TSCĐ chia theo tính chất tài sản:
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
11.2.Tổng cộng nguồn vốn (19 = 20 + 21)
A. Nợ phải trả
B. Vốn chủ sở hữu


số

Thời điểm
01/01/2012


Thời điểm
31/12/2012

B

1

2

01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21

12. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012
(Tham chiếu các mã trong Báo cáo kết quả SXKD của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi này)
Tên chỉ tiêu
A
1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó: Trợ cấp sản xuất, kinh doanh
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (05=01-03)
Trong đó:
- Doanh thu thuần bán lẻ (áp dụng cho các DN sản xuất)
- Doanh thu thuần dịch vụ công nghiệp
* Doanh thu thuần chia theo ngành hoạt động:

Đơn vị tính: Triệu đồng
Mã
Thực hiện năm 2012
số
B
1
01
02
03
04
05
06
07


(Ghi theo mã ngành VSIC 2007 - cấp 5, cột mã do CQ thống kê ghi)

Ngành SXKD chính:

.................................................................

23


4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

Ngành SXKD khác:
Ngành ..................................................................................
Ngành ..................................................................................
Ngành ..................................................................................

Ngành ..................................................................................
Trị giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (09=05-08)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Trả lãi vay trong nước
Trả lãi vay ngoài nước
Lợi nhuận hoạt động tài chính (14=10-11)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (lấy dòng cộng phát sinh bên nợ của TK 642)
Chi phí bán hàng (lấy dòng cộng phát sinh bên nợ của TK 641)
Trong đó: Chi phí vận tải thuê ngoài
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (18=09+14-15-16)
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác (21=19-20)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (22=18+21)
Chi phí thuế thu nhập (gồm thuế TNDN hiện hành+hoãn lại)
Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (25=22-23)
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

08
09
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

13. Thuế và các khoản phí, lệ phí phải nộp Nhà nước năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng
Số phát sinh phải nộp trong năm
Số đã nộp
(không bao gồm năm trước
Mã số
trong năm
chuyển sang)
B
2
1
01

Tên chỉ tiêu
A
Tổng số

Trong đó:

- Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu

02
03
04
05
06

14. Thực hiện góp vốn điều lệ chia theo nước

Đơn vị tính: 1000 USD

(áp dụng cho các DN có vốn ĐT trực tiếp của nước ngoài)

Tên chỉ tiêu
A
Tổng số (01=02+06)
Bên Việt Nam (02=03+04+05)
* Chia ra:
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
Tổ chức khác
Bên nước ngoài
* Chia ra:
Nước .....................................
Nước .....................................

Nước .....................................
Nước .....................................

24

Mã số
B
01
02
03
04
05
06
Mã nước

Vốn điều lệ đến
31/12/2012
1

Thực hiện góp vốn điều Góp vốn điều lệ lũy
lệ trong năm 2012
kế đến 31/12/2012
2

3


15. Vốn đầu tư thực hiện năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng


Tên chỉ tiêu

Mã số

Thực hiện năm 2012

A
Tổng số (01 = 02+05+16+19 = 22+28+ 29+30+31)

B
01

1

A. Chia theo nguồn vốn
1. Vốn ngân sách Nhà nước (02=03+04)

02

- Ngân sách trung ương

03

- Ngân sách địa phương

04

2. Vốn vay (05=06+07+10)

05


- Trái phiếu Chính phủ

06

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển (07=08+09)

07

+

Vốn trong nước

08

+

Vốn nước ngoài (ODA)

09

- Vốn vay khác (10=11+12+13+14+15)

10

+

Vay ngân hàng trong nước

11


+

Vay trong nước khác

12

+

Vay ngân hàng nước ngoài

13

+

Vay nước ngoài khác

14

+

Vay công ty mẹ

15

3. Vốn tự có (16=17+18)

16

- Bên Việt Nam


17

- Bên nước ngoài

18

4. Vốn huy động từ các nguồn khác
B. Chia theo khoản mục đầu tư
Trong đó: - Máy móc thiết bị đã qua sử dụng trong nước
- Chi phí đào tạo công nhân KT, cán bộ quản lý SX của DN
1. Đầu tư xây dựng cơ bản (22=23+24+25)
Chia ra:
- Xây dựng và lắp đặt
- Máy móc, thiết bị
- Khác
Trong đó: + Chi đền bù, giải phóng mặt bằng
+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất
2. Đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho SX không qua XDCB
3. Đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định
4. Đầu tư bổ sung vốn lưu động
5. Đầu tư khác
C. Chia theo ngành kinh tế
(CQ Thống kê ghi mã ngành cấp 2 theo mục đích đầu tư)

19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
Mã
ngành

Ngành: .................................................................................................
Ngành: .................................................................................................
Ngành: .................................................................................................
D. Chia theo tỉnh/TP trực thuộc TW có dự án/công trình đầu tư trong năm
Tỉnh/ Thành phố:

.....................................................................................

Tỉnh/ Thành phố:

.....................................................................................

Tỉnh/ Thành phố:

.....................................................................................

Mã tỉnh,
TP


25


×