Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số bài giảng sinh học lớp 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.46 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

STT
Đề mục
1 Mục lục
2 Danh mục chữ cái viết tắt
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp
II. Lý do chọn giải pháp
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
VI. Mục đích nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG

I. Thực trạng của giải pháp đã biết
II. Nội dung sáng kiến


1. Bản chất của giải pháp mới
2. Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
khi áp dụng giải pháp
PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1

Trang
1
2
3
4
4
5
5
6
6
6
10
10
20
21
22
23


TT

1
2
3
4
5

Nội dung
Công nghệ thông tin
Giáo viên
HS
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiểu học và THCS

Viết tắt là
CNTT
GV
HS
VSATTP
TH & THCS

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

2


1. Tên sáng kiến: “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong một
số bài giảng Sinh học lớp 8, 9 tại trường TH & THCS Tường Thượng 2”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Nam (nữ): Nữ

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, trường TH &
THCS Tường Thượng 2.
Điện thoại: 0977427499 Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
4. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên:………………….. Nam (nữ)
Trình độ chuyên môn:……
Chức vụ, đơn vị công tác:…….
Điện thoại:…………….. Email…
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có)
Tên đơn vị……..
Địa chỉ……….
Điện thoại……
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: trường TH & THCS Tường Thượng 2
Địa chỉ: Tường Thượng – Phù yên – Sơn La
Điện thoại……
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: được thực hiện từ tháng 08 năm
2016 đến hết tháng 01 năm 2018.

PHẦN MỞ ĐẦU

3


I. Bối cảnh của giải pháp
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong mục tiêu cụ

thể đã nêu rất rõ: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho HS…
Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng
cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nó tác động một cách toàn diện lên mọi
đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát
triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, nhà nước
và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là: đào
tạo những con người "lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền
kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được
việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.
Thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, trí tuệ, phẩm
chất, năng lực,... của mỗi con người. Nếu các chất dinh dưỡng cần thiết không đủ,
không cân đối, không an toàn thì cơ thể bị suy dinh dưỡng, bệnh tật,... Chương
trình nghiên cứu liên quốc gia cũng còn nêu lên những phát hiện về khả năng phát
triển bù ở tuổi vị thành niên, tỷ lệ bệnh tật, sức khỏe sinh sản, trình độ học
vấn...liên quan đến dinh dưỡng của thanh thiếu niên. Toàn bộ những phát hiện của
chương trình nghiên cứu đã được nêu lên trong hội nghị tổng kết vào tháng 5/1994
và đã đưa ra những khuyến nghị chính liên quan đến những nỗ lực của toàn xã hội:
Tăng cường sự tiếp cận của thanh thiếu niên với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
tăng cường chế độ dinh dưỡng có bổ sung chất sắt vì thiếu máu là một vấn đề lớn
của thanh thiếu niên cùng với thiếu hụt các vi lượng khác, thực hiện chính sách và
chương trình nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người nghèo, phát triển cơ hội
được học hành cho các em gái... Mặt khác, thực phẩm bẩn đang hàng ngày, hàng
giờ len lỏi vào từng mâm cơm trong mỗi gia đình, những món ăn nhanh, quà vặt
ven đường , bao vây trường học…gây nên những căn bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, làm suy thoái giống nòi.
“Dạy con từ thuở còn thơ”, để góp phần giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm, cùng các cấp chính quyền, các ngành chức năng thực hiện mục tiêu toàn xã

hội “nói không với thực phẩm bẩn” có vai trò rất lớn của các nhà trường – nơi nuôi
dưỡng những mầm non tương lai của đất nước. Trong mỗi bài học, người giáo viên
cần chú trọng hơn đến việc trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng đưa ra các
nhận định và hành động phù hợp; các em có hứng thú hơn trong học tập, số HS
hiểu bài ngay tại lớp nhiều hơn, các em say mê hơn, hứng thú hơn hiểu hơn về các
vấn đề thực tế mà toàn xã hội đang quan tâm.
- Về không gian: Sáng kiến kinh nghiệm tôi triển khai tìm hiểu, nghiên cứu
chủ yếu tại trường TH & THCS Tường Thượng II, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
- Về thời gian: Được thực hiện từ tháng 08 năm 2016 đến hết tháng 01 năm
2018 và có thể tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong những năm học tiếp theo.
4


II. Lý do chọn giải pháp
Một trong những hướng đổi mới dạy học ở trường THCS là giảm tính lý
thuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành, vận dụng (dạy học theo định hướng phát triển
năng lực HS). Điều này liên quan với nhiệm vụ phát triển ở HS năng lực nhận thức
và hành động.
Môn sinh học là môn khoa học tự nhiên giúp HS tìm hiểu về thế giới sinh
vật nói chung và con người nói riêng cung như vai trò của sinh vật đối với con
người. Phần lớn lương thực và thực phẩm trong mỗi bữa ăn gia đình là những sinh
vật, những sản phẩm mà các em đã được biết đến trong bộ môn sinh học. Do vậy
việc liên hệ thực tế vấn đề “thực phẩm bẩn” trong mỗi bài học rất quan trọng giúp
các em bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, góp phần tuyên truyền
giáo dục ý thức đạo đức trong vấn đề sản xuất thực phẩm an toàn trong toàn xã hội.
Qua nhiều năm giảng dạy tại Trường Tiểu học &THCS Tường Thượng II và
sinh sống tại địa phương, tôi nhận thấy nhận thức của người dân nơi đây nói chung
và các em HS nói riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế, từ khâu sản
xuất, đến khâu bảo quản, chế biến, mua bán, sử dụng các thực phẩm kém chất
lượng. Tuy hậu quả trước mắt chưa nhìn thấy được nhưng trong tương lai không xa

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn dân. Hiện tượng phụ huynh cho con em
mua, sử dụng các loại quà, bánh, bim bim,… không rõ xuất xứ ngày càng tăng, HS
dù được nhà trường nhắc nhở rất nhiều vẫn không ngừng sử dụng thực phẩm không
an toàn là một mối lo ngại, chăn trở lớn cho nhà trường và toàn thể cán bộ giáo viên.
Năm học 2016 – 2017 và năm học 2017-2018 tôi được nhà trường phân
công giảng dạy Sinh học lớp 8 và Sinh học 9. Cuộc sống hiên đại, đã khiến con
người ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỉ. Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy những
người nông dân “ thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “ thực phẩm bẩn” để đáp
ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại. Đứng trước thực trạng được toàn xã hội quan
tâm tôi mạnh dạn thực hiện SKKN: “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm trong một số bài giảng Sinh học lớp 8, 9 tại trường TH & THCS Tường
Thượng 2”
Bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm có được qua thực tế giảng dạy tại trường,
kết hợp với việc trao đổi cùng đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này
với hy vọng qua mỗi bài giảng có tích hợp vấn đề trên giúp HS biết sử dụng thực
phẩm sao cho phù hợp và nói không với thực phẩm bẩn, góp phần tích cực hoá hoạt
động của HS, nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học tại cơ sở.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về những hiểu biết về “vệ sinh an
toàn thực phẩm” ở các em HS còn rất hạn chế, nhất là trong giai đoạn hiện nay
“thực phẩm bẩn” đang ngày ngày trà trộn, tràn lan trên thị trường. Để góp phần
giáo dục HS, biến nhận thức thành hành động “nói không vứi thực phẩm bẩn”
người GV cần tăng cường tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong các
bài học, tiết học có liên quan ở các bộ môn, nhất là bộ môn Sinh học.

5


- Phạm vi nghiên cứu: HS HS lớp 8, lớp 9 trường TH & THCS Tường
Thượng II – huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La.

IV. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được thực trạng, nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất, sử dụng thực
phẩm không an toàn của nhân dân địa phương, HS trường TH & THCS Tường
Thượng II và đặc biệt là HS lớp 8, 9 còn khá cao.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
cho HS khi giảng dạy và học tập môn Sinh học lớp 8, 9 phù hợp với đặc thù của
trường, của lớp và đặc điểm HS dân tộc thiểu số - để phát huy tối đa khả năng quan
sát, nhận biết, phân tích, so sánh, kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng
học tập bộ môn; hình thành hệ tư duy về thực phẩm bẩn, cùng cộng đồng hành
động “nói không với thực phẩm bẩn” để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết
* Nhận định chung:
Trường Tiểu học & THCS Tường Thượng II được xây dựng trong vùng có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, 100% các em HS là dân tộc thiểu số (chủ yếu
là con em người Mường, một phần nhỏ là con em dân tộc Thái), là con em các gia
đình nghèo và cận nghèo; lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên các em
phải chịu thiệt thòi rất nhiều về đời sống vật chất và tinh thần, ít có điều kiện được
sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt vì giá thành thường cao, điều kiện sinh
hoạt, vệ sinh còn thiếu thốn; trường lại ở xa trung tâm, đường xá đi lại khó khăn,
cơ sở vật chất đã xuống cấp, còn là trường liên cấp, nhưng thầy và trò nhà trường
đã có rất nhiều nỗ lực, cùng khắc phục những khó khăn để phấn đấu thi đua dạy tốt
và học tốt.
- Về đội ngũ giáo viên (GV): Tuy giảng dạy ở 1 đơn vị trường còn nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của HS có nhiều hạn chế nhưng Tôi
luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng chí trong ban giám hiệu, tổ chuyên
môn, đồng nghiệp cùng trường và cùng ngành… Trường lại có cơ sở vật chất phục
vụ môn học tương đối đầy đủ nên việc áp dụng phương pháp đạt hiệu quả hơn.
- Về HS (HS): luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ của giáo viên nên ý
thức học tập của các em khá tốt, ham học hỏi, có ý thức tự học, tự nghiên cứu, có ý

thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Về cơ sở vật chất phục vụ môn học: có đủ sách giáo khoa (SGK), sách giáo
viên. Lớp học, bàn ghế, thiết bị thí nghiệm, tranh vẽ, mô hình đáp ứng tương đối
cho việc dạy và học.
- Trong những năm qua chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng
được nâng cao hơn, thể hiện qua các thành tích đạt được về kết quả học tập chung
cũng như kết quả học tập bộ môn Sinh học nói riêng.
* Những khó khăn, hạn chế:
6


- Về đội ngũ giáo viên:
+ Việc tích hợp đưa các nội dung liên hệ thực tế, mang tính thời sự trong
một số giờ dạy chưa cao nên phần nào còn thiệt thòi cho HS.
+ Phương tiện dạy học: để liên hệ thực tế, tạo tình huống có vấn đề giúp
GV, HS thuận tiện giao, nhận nhiệm vụ học tập, đưa ra các tiên đoán, nhận định về
những vấn đề mang tính thời sự, tính thực tế trong một tiết dạy với nội dung tích
hợp thì vai trò của công nghệ thông tin rất quan trọng như màn hình, máy chiếu.
Nhưng trường mới chỉ có 2 phòng lắp đặt máy chiếu nên việc phục vụ giảng dạy
còn hạn chế, nhiều khi giáo viên phải dạy chay dẫn đến ngại đưa nội dung tích hợp
VSATTP vào các bài học theo hướng nghiên cứu vì sợ mất nhiều thời gian.
+ Khả năng học tập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới, chuẩn mới của
giáo viên còn hạn chế và không đồng đều.
+ Đồng nghiệp cùng chuyên môn có tay nghề vững còn hạn chế.
+ Trong một số bài HS học có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường GV đã
phần nào liên hệ giáo dục HS về thực phẩm kém an toàn; tuy nhiên nhận thức của
các em HS về VSATTP còn rất hạn chế, dẫn đến lượng HS sử dụng thực phẩm
không àn toàn còn nhiều, mỗi ngày các em đến trường đều tranh thủ ăn, uống các
thực phẩm rẻ tiền, kém vệ sinh. Thầy nhắc cứ nhắc - trò ăn vẫn ăn.
- Về HS:

+ Một số em ý thức học tập, tu dưỡng chưa cao.
+ Nhận thức giữa các HS trong lớp không đồng đều.
+ Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp của một số em còn hạn chế, chưa
tích cực tư duy, sáng tạo, còn thụ động trong nhận thức; chưa có kĩ năng khai thác
thông tin, kiến thức hoặc giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế.
+ Thời gian tự học, tự nghiên cứu ở nhà còn ít.
+ Vốn từ ngữ phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế.
+ Chưa có điều kiện kết nối internet để tự tiếp cận thông tin liên quan đến
nội dung bài học hay tự thực hiện một nhiệm vụ học tập nào đó.
+ Chưa có nhiều hiểu biết và các kĩ năng cơ bản để lựa chọn thực phẩm an
toàn cho bản thân và gia đình.
- Về cơ sở vật chất phục vụ môn học:
+ Tài liệu tham khảo: tuy có nhưng số lượng rất ít (sách bài tập của bộ môn
mỗi khối chỉ có từ 10 đến 20 quyển) và chỉ là tài liệu phục vụ cho giáo viên, HS
giỏi, chưa có tài liệu tham khảo cho HS đại trà. Ngoài sách bài tập không có đầu
sách nào khác.
+ Lớp học: Trường học liên cấp học 2 buổi trên ngày nên thiếu lớp học cho
buổi thứ 2 để bồi dưỡng, ôn luyện, ngoại khóa.
+ Phòng thực hành, thí nghiệm: không có.

7


- Về phía phụ huynh: ít hợp tác cùng nhà trường để giáo dục con cái, ít có
biện pháp dạy bảo con ở nhà, một số phụ huynh còn quá chiều con, để con trẻ tự
lựa chọn thực phẩm hàng ngày - mà tâm lí chung của trẻ em chỉ thích ăn quà, thích
những đồ ăn mới, lạ mắt,…), phó mặc hoàn toàn việc học tập và giáo dục con trẻ
cho nhà trường, cho GV.
* Khảo sát tình hình học tập bằng bài viết có câu hỏi vận dụng liên
quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của HS:

- Kết quả khảo sát đầu năm học 2016 – 2017
Lớp

Giỏi

Tổng số

Khá

Trung bình

Yếu

HS

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%


8

33

5

15,2

6

18,2

15

45,5

7

21,2

9

21

3

14,3

5


23,8

8

38,1

5

23,8

- Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 - 2018
Lớp

Giỏi

Tổng số

Khá

Trung bình

Yếu

HS

TS

%


TS

%

TS

%

TS

%

8

44

6

13,7

10

22,7

18

40,9

10


22,7

9

33

5

15,2

6

18,2

15

45,5

7

9,1

Nhận xét: Qua bảng trên tối thấy số lượng HS giỏi còn rất ít, HS trung bình
còn nhiều và vẫn còn nhiều HS yếu.
- Kết quả khảo sát hiểu biết của HS về VSATTP bằng hình thức phỏng vấn
nhanh thông qua tiết học:
Để nghiên cứu đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học sau khi nghiên cứu
chọn sáng kiến, bản thân tôi đã tiến hành lập dàn ý, nghiên cứu vấn đề đầu tiên là
tiến hành khảo sát hiểu biết của HS lớp 8, 9 về VSATTP thông qua tiết học.
+ Ví dụ: GV tranh thủ phỏng vấn HS một số nội dung sau:

? Hàng ngày đi học em thích ăn gì vào bữa sáng?
Kết quả: chỉ khoảng 10% HS được hỏi trả lời là thích ăn xôi hoặc bánh mì,
số còn lại đều thích ăn các loại kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt có ga, có màu, có
mùi hấp dẫn.
?. Khi lựa chọn mua các thực phẩm trên em quan tâm đến điều gì?
Kết quả: khoảng trên 80% HS được hỏi trả lời là nó phù hợp với số tiền
mình có, không bị mốc, có mùi thơm là ăn được; gần 20% trả lời là vì em thích.
8


?. Theo em các loại thức ăn trên có an toàn cho sức khỏe không?
Kết quả: khoảng 70% số HS được hỏi trả lời là em không biết; 10% trả lời là
có, 20% trả lời là không.
Từ đó khẳng định mức độ hiểu biết về VSATTP, kỹ năng vận dụng lí
thuyết vào giải quyết các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống của HS lớp 8, 9
còn rất hạn chế.
* Nguyên nhân của những khó khăn - hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hạn chế nêu trên, tuy
nhiên bản thân tôi là người công tác tại trường cũng khá lâu, nhận thấy nguyên
nhân chủ đạo quan trọng nhất chính là sự hạn chế về mặt nhận thức từ ngay các
bậc cha mẹ HS, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tư duy của con cái. Các
em không hề có hướng phấn đấu, chây lười trong học tập và rèn luyện, dẫn đến
thiếu các kĩ năng học tập cơ bản, thiếu tích lũy các kĩ năng, kiến thức cho cuộc
sống hiện tại và tương lai.
Gia đình các em hầu hết rất khó khăn, thu nhập chỉ phụ thuộc vào việc làm
nương rẫy, thời gian quan tâm, giáo dục con hầu như không có. Nhiều gia đình cả
bố và mẹ đi làm ăn xa hoặc cắm lều trại ở lại ngoài sông, trên nương, gửi con lại
cho ông bà trông nom, chăm sóc nên có rất nhiều hạn chế trong việc quan tâm,
chăm sóc, uốn nắn trong cách ăn, cách mặc, học hành của con cái hàng ngày, trong
khi ở lứa tuổi HS THCS các em còn rất mải chơi, thích ăn quà vặt, những thứ lạ

mắt,... thường là những thứ không rõ nguồn gốc sản xuất, thực phẩm không an
toàn cho sức khỏe.
Nhiều HS chưa hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ
sinh an toàn thực phẩm, về mối nguy hiểm của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe
bản thân, gia đình và với chất lượng giống nòi.
Các em là con em gia đình nông thôn nghèo nên cũng chưa có điều kiện
mua máy tính, kết nối internet, một phương tiện quan trọng để tự học, tự tìm tòi
sau giờ học.
Thực phẩm không an toàn, không rõ xuất xứ sản xuất vẫn được bày bán rất
nhiều trong các quán nhỏ gần cổng trường, ven đường các em đi học.
Việc hiểu tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán của phần lớn giáo viên
trong trường còn ít, thực sự hiểu được đặc điểm tâm lí của HS chưa nhiều, chưa
giành được nhiều thời gian bên các em để giúp đỡ các em.
Bản thân là giáo viên trẻ, mới công tác tại 1 đơn vị trường nên ít có điều
kiện học hỏi kinh nghiệm.
II. Nội dung sáng kiến
1. Bản chất của giải pháp mới
Kiến thức sinh học lớp 8 THCS chủ yếu nghiên cứu cấu tạo chức năng, vệ
sinh cơ thể chưa đề cập đến các thực phẩm cụ thể để cung cấp các chất cần thiết

9


cho cơ thể, Sinh học lớp 9 chưa đề cập đến thực phẩm bẩn có chứa chất gây đột
biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
Từ đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể,
nguyên nhân cơ chế gây phát sinh tật, bệnh di truyền ở người liên hệ biết được các
chất cần thiết trong thực phẩm cần cung cấp cho cơ thể; Thực phẩm bẩn có chứa
các chất độc hại gây bệnh cho con người trong một số bài giảng sinh học lớp 8 và
sinh học lớp 9.

Qua mỗi bài học HS nhớ được các chất cần thiết, bổ ích cho từng cơ quan
trong cơ thể, giúp cơ thể không bị thiếu chất và phát triển khỏe mạnh, đồng thời
biết tránh xa các thực phẩm có chứa chất độc hại có thể gây ngộ độc hoặc phát sinh
bệnh hiểm nghèo mà cả xã hội đang quan tâm. Một vấn đề thực tế quan trọng mà
các em cần nắm vững trong một số bài giảng có liên quan ở bộ môn Sinh học trong
phạm vi lớp 8 và lớp 9 trường THCS.
Cập nhật thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn
đề mà xã hội đang quan tâm đó là thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch trong giáo dục
VSATTP cho HS, cụ thể:
- Giúp cho HS hiểu bản chất và được liên hệ thực tế trong mỗi bài học.
- Có chế độ ăn uống phù hợp đề cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Tuyên truyền, giới thiệu một số mô hình sản xuất và sử dụng thực phẩm an
toàn để phòng tránh bệnh, tật ở người.
- Giúp HS cảm nhận rằng môn sinh học thiết thực, gần gũi với đời sống và
lôi cuốn HS khi học.
- Kích thích tính chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê;
HS thấy được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong HS học, góp phần định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
Để thực hiện được và có hiệu quả mục đích trên, người giáo viên cần nghiên
cứu kỹ bài giảng, các loại thực phẩm bổ ích cho mỗi cơ quan trong cơ thể, các thực
phẩm bẩn có chứa chất bảo quản, chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, xác định
được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan đến
từng bài học.
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung, từng hoàn
cảnh cụ thể, để tạo ra sự hứng thú học tập cho HS, phát huy tính sáng tạo, độc lập
suy nghĩ và tính tự chủ của HS. Kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu bài của HS, là nguồn
thông tin phản hồi nhanh chóng để giáo viên kịp thời điều chỉnh giáo án cho hiệu
quả ở các lớp tiết học của các lớp cùng khối tiếp theo. Góp phần nâng cao khả
năng hiểu kiến thức học trên lớp có vai trò quan trọng như thế nào đối với các vấn
đề thực tế.

Đề xuất một số biện pháp Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
trong một số bài giảng Sinh học lớp 8, 9.
a) Nêu tình huống có vấn đề – giải quyết vấn đề

10


GV đưa ra hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập
nhật, làm cho HS hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể để
HS tự giải thích rồi là người hỗ trợ khi các em gặp khó khăn để giải toả tính tò mò
của HS.
Cách nêu này thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có
thể tạo cho HS bất ngờ vì có thể chỉ là một câu hỏi thực tế hay một vấn đề rất bình
thường mà hàng ngày HS vẫn gặp nhưng lại tạo được sự mâu thuẫn trong nhận
thức của các em, sự chú ý quan tâm của HS trong quá trình học tập.
Ví dụ 1: Để cho phần mở bài được sinh động khi dạy bài 40, Sinh 8: “Vệ
sinh hệ bài tiết nước tiểu” giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:
Ông trồng chè khoe ông được uống chè từ khu trồng sạch mà nhà quây riêng
dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là chè bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân
hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông
bán thịt lợn cũng góp vui vào câu chuyện trên như vậy.
?. Em có ý kiến gì về suy nghĩ và việc làm trên của ông trồng chè, người bán
rau và ông bán thịt lợn?
HS: 2 – 3 em đưa ra ý kiến (nhìn chung các em đều nêu được mỗi người đều
sử dụng thực phẩm sạch do mình sản xuất ra nhưng lại phải sử dụng những thực
phẩm bẩn mà mình không tự sản xuất được)
GV: Họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà
sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt
bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ

được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”
=> Qua tình huống trên các em thấy “Chúng ta đang giết nhau trong khi
cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”, các
thực phẩm bẩn đã và đang làm hỏng dần các cơ quan trong cơ thể trong đó có hệ
bài tiết nước tiểu. Làm gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta nghiên cứu
bài hôm nay:…
Qua đó giáo dục ý thức, đạo đức HS trong việc sản xuất thực phẩm.
Ngoài ra chúng ta có thể tích hợp trong bài: “Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
Sinh học 8, Bài 29: Các bệnh và tật di truyền ở người Sinh học 9”.
Ví dụ 2: Để cho phần mở bài được sinh động khi dạy bài: “Vệ sinh hệ vận
động” Sinh 8, GV có thể đưa ra một tình huống như sau:
GV: Đưa hình ảnh, tạo tình huống có vấn đề:

11


Người bị loãng xương

Người bình thường

?. Hình ảnh trên cho em biết bệnh gì về xương?
HS: loãng xương dẫn đến xương sống bị cong (gù)
?. Để có hệ cơ xương khỏe mạnh chúng ta cần làm gì? Cần có chế độ dinh
dưỡng như thế nào để có hệ xương khỏe mạnh phòng chống các bệnh về xương?
Ta đi nghiên cứu bài hôm nay.
GV: cần cho HS hiểu được:
Loãng xương là chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến thường xảy ra khi
có sự mất cân bằng giữa số lượng xương mới hình thành và số lượng xương cũ bị
phá vỡ, khi mật độ khoáng xương của một người bị giảm đi và cấu trúc xương bị
thoái hóa làm tăng nguy cơ gãy xương.

?. Dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương là gì?
HS: Gãy xương là một dấu hiệu rõ rệt của chứng loãng xương. Sau khi
xương bị suy giảm nặng thì gãy xương rất dễ xảy ra một cách đột ngột. Gãy xương
cột sống có thể dẫn đến tình trạng giảm chiều cao, đau lưng, và biến dạng cột sống.
Trường hợp gãy xương hông có thể phải nhập viện và phẫu thuật. Ngoài ra còn
một số triệu chứng khác như là đau, vẹo, gù cột sống… như hình mà các em đang
quan sát.
?. Em hãy nêu các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương?
HS: Canxi được coi là phần không thể thiếu của hệ xương, canxi đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh loãng xương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng lượng canxi thấp sẽ ảnh hưởng tới khối lượng thấp xương và mất xương
nhanh, dẫn đến tỉ lệ gãy xương cao. Bổ xung canxi trong các loại thức ăn như hình
12


Bổ sung vitamin D
Có thể tích hợp chế độ ăn uống của trẻ em và người già để tránh các bệnh về
xương như bệnh loãng xương dẫn đến gãy xương trong Hoạt động 3: Sự to ra và
dài ra của xương, bài cấu tạo và tính chất của xương Sinh học lớp 8: bài “Thực
hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương”
b) Trực quan – nêu – giải quyết vấn đề:
Dạy các bài cấu tạo các hệ cơ quan ví dụ: Cấu tạo xương, các loại khớp
xương, cấu tạo máu, cấu tạo não bộ, cấu tạo da... Sinh học 8. Từ các đặc điểm cấu
tạo liên hệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan trong bài. Các bệnh tật
do khẩu phần ăn uống không hợp lí gây bệnh cho các cơ quan của cơ thể.
(Phần có tích hợp chữ đậm in ngiêng)
Ví dụ 1: Tích hợp các chất cần thiết trong thức ăn giúp cho xương chắc khỏe
khi dạy phần: Thành phần hoá học và tính chất của xương - Bài 8, Cấu tạo và
tính chất của xương Sinh học lớp 8
Sau khi GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và rút ra kết luận về: thành phần hóa

học và tính chất của xương, GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế để HS suy nghĩ trả lời:
? Để xương luôn có tính đàn hồi và rắn chắc chúng ta nên ăn các loại thực
phẩm gì?
HS: Xương hầm, sữa, tôm cua, uống nhiều sữa,…
GV: Xương hầm, sữa, tôm cua, rau xanh... là những thực phẩm giàu canxi,
bổ xung lượng canxi cho xương chắc khỏe. Cơ thể chỉ hấp thụ được canxi khi có
mặt Vitamin D. Vì vậy phải thường xuyên tiếp xúc với ánh hoặc tắm nắng từ 8 giờ
đên 9 giờ sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D giúp chuyển hóa canxi vào xương.
Ví dụ 2: Tích hợp các chất cần thiết trong thức ăn để phòng tránh các bệnh
về khớp khi dạy phần: Các loại khớp trong bài “Bộ xương” - Sinh học 8

13


Sau khi HS nêu kết luận về các loại khớp:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình sau

?. Em hãy cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì?
HS: Bệnh Gút
?. Bằng các kiến thức thực tế hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến bệnh Gút?
HS: Chế độ ăn uống không khoa học
?. Theo em ăn uống thế nào dễ gây ra các bệnh về khớp?
GV: nêu thêm tác hại của bệnh Gout (gút) Trong các loại bệnh về khớp thì
có bệnh gút làm hỏng các khớp và có biểu hiện rõ nhất khớp cổ tay, các khớp ngón
tay và nhón chân......
Do ăn uống quá nhiều thịt bò, hải sản như tôm cua, uống quá nhiều rượu
bia.... làm tăng nồng độ axit uric trong máu dẫn đến ứ đọng chất urat trong các
khớp gây viêm khớp VD: ngón chân sưng, căng bóng, x ung huyết gây đau
đớn.... nếu nặng dẫn đến hỏng khớp, gây các bệnh tim mạch, suy thận, sỏi thận,
thương tật....


14


? Hãy cho biết một số biện pháp phòng tránh?
Điều chỉnh chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều thức ăn có chứa các chất
đạm như hải sản tôm, cua, thịt bò, không uống rượu bia, tập thể dục thể thao...
Ví dụ 3: Tích hợp các chất độc hại có trong thực phẩm bẩn gây bệnh ung thư
trong phần II. Nguyên nhân gây đột biến gen “Bài đột biến gen” Sinh học 9.
Trước tiên chúng ta cần cho biết khái niệm thực phẩm bẩn: “thực phẩm bẩn”
là khái niệm được người tiêu dùng hiện nay sử dụng cho những loại thực phẩm bị
tẩm hóa chất, tiêm chất kích thích nhằm tạo nên vẻ tươi ngon bên ngoài, nhưng
chất lượng và quá trình sản xuất lại vô cùng đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người khi sử dụng lâu dài.
Sau khi HS đã tìm hiểu các nguyên nhân gây đột biến gen. GV có thể liên hệ
thực tế các thực phẩm có sử dụng các chất bảo quản độc hại gây đột biến gen dẫn
đến ung thư.
GV: Chiếu cho HS quan sát các thực phẩm bẩn trên tranh hoặc các đoạn
phim sản xuất thực phẩm bẩn của các cơ sở sản xuất.
HS rút ra khái niệm “thực phẩm bẩn” là những thực phẩm có chứa hàm
lượng chất bảo quản quá mức cho phép. “Thực phẩm sạch” là những thực phẩm
không chứa chất bảo quản hoặc đảm bảo liều lượng chất bảo quản cho phép
GV: Đột biến gen do các tác nhân hóa học bên trong cơ thể do các chất độc
hại có trong thức ăn: Chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, thuốc sâu.
Khi phun chưa đảm bảo thời gian đã thu hoạch, ăn các loại thực phẩm có chất bảo
vệ thực vật không đảm bảo này sẽ gây ung thư.
Các chất độc hại làm rối loạn quá trình tự sao chép của phân tử ADN =>
biến đổi cấu trúc của ADN => biến đổi cấu trúc của protein mà nó mã hóa, liên
quan đến các quá trình sinh học, bao gồm quá trình phân bào không thể điều khiển,
các tế bào ác tính, cuối cùng dẫn đến sự hình thành các khối u. Thông thường,

nhiều tổn thương ADN dẫn đến Chết rụng tế bào (cái chết của tế bào - bản thân nó
trở thành 1 tế bào ung thư).

Phun thuốc bảo vệ thực vật

Ngâm hoa quả trong hóa chất bảo quản

15


Bún tẩy trắng bằng hóa chất độc hại

Ngâm lòng lợn trong hóa chất

? Thói quen ăn các món chiên, rán, món nướng, món quay trong cộng đồng
theo em có lợi cho sức khỏe không? Vì sao?
HS: 2- 3 em đưa ra ý kiến và bảo vệ cho nhận định của bản thân trước lớp.
GV: Nấu nướng ở nhiệt độ cao, như các món thịt nướng hoặc thịt quay, có
thể tạo ra một lượng nhỏ nhiều chất có khả năng gây ung thư có thể so sánh ngang
với những chất gây ung thư được tìm thấy trong “thực phẩm bẩn”.
GV: Chiếu một số hình ảnh

Ngành chức năng kiểm tra và phát hiện
cơ sở xay thịt cua, ghẹ tại thị xã Ngã Bảy
(tỉnh Hậu Giang) không bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ sở chế biến cà phê tại xã Đại Thành,
thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) chế
biến cà phê không bảo đảm an toàn,

chứa nhiều hóa chất bị công an phát
hiện ngày 27-11.

16


Trồng rau sạch

? Vậy các em cần phải làm gì để chống thực phẩm bẩn?
HS:
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở
sản xuất thực phẩm bẩn bằng một chế tài có đủ tính răn đe.
- Tự trồng rau tại nhà
- Tuyên truyền, vận động cho những người xung quanh về tác hại của thực
phẩm bẩn đối với sức khỏe và biết cách sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch.
- Bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm, đặc biệt là giữ và sử dụng nguồn nước
sạch trong cộng đồng.
GV: Thống kê của Bộ Y tế, trong 9 tháng năm 2016, hơn 345.000 cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ở ĐBSCL đã được cơ quan chức năng của
các địa phương kiểm tra, trong đó có đến gần 57.000 cơ sở vi phạm về ATVSTP,
chiếm 16,51%. Tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm
và vượt giới hạn cho phép cao gấp nhiều lần so với năm 2015.

17


Ngoài ra chúng ta có thể tích hợp trong các bài dạy: Bài 22, Đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể, Bài 23 đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 9, Bài 30 vệ
sinh hệ tiêu hóa Sinh học 8.
c) Thực hành – trải nghiệm:

Ví dụ 1: Tích hợp trong các bài sinh học 8 và sinh học 9 Các vấn để: Thực
phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh ung thư.
GV: trước bài “vệ sinh hệ tiêu hóa” khoảng 2 tuần chia nhóm HS giao
nhiệm vụ cho mỗi nhóm tự tìm hiểu một số bệnh ung thư liên quan đến các cơ
quan trong hệ tiêu hóa, nguyên nhân, triệu chứng, và biện pháp phòng tránh, báo
cáo thành phiếu, trưng bày trước lớp, nhận xét, bổ sung => GV cho điểm.
HS: tự phân công nhiệm vụ trong nhóm, tự tìm hiểu thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và tự lựa chọn hình thức báo cáo (bảng, phim, ảnh, học liệu khác)
Có thể kể đến một số bệnh tiêu biểu
Ung thư dạ dày – thực quản
Một số chất hóa học được dùng trong chăn nuôi hoặc để tẩy trắng thực
phẩm, bảo quản thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột,
dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Đặc biệt có thể
làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ,
tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

Ung thư đại trực tràng
Hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng,
chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đáng
lưu ý, những thực phẩm lên men, thực phẩm muối, thực phẩm chế biến sẵn tồn dư
nhiều chất bảo quản như: thịt muối, dưa muối, cà, cá muối, thịt hun khói, xúc xích,
xì dầu,… là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng tăng cao.
Ung thư gan

18


Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc,… từ thực phẩm “bẩn” khi
vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer
trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh

lý gan nguy hiểm.
Ung thư vòm họng
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vòm họng là do lối sống. Tuy nhiên, việc
sử dụng các loại thực phẩm không an toàn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Ví dụ 2: với cách làm tương tự, HS cần nêu được bệnh ung thư tủy trong
bài vệ sinh hệ tuần hoàn do thực phẩm không an toàn
Ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần có nguy cao bị rối loạn tiêu hóa,
ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng
mặt. Khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục
xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm
thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt
mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ…
=> Giáo dục ý thức sản xuất heo sạch tại gia đình, địa phương.
Ví dụ 3: khi dạy phần III - “Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di
truyền” bài 29 bệnh và tật di truyền ở người Sinh 9.
Trước giờ học 2 tuần GV giao các nhóm sưu tầm các hình ảnh mang thông
điệp truyền tải các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ từ “thực phẩm bẩn” với sức khỏe
con người. Đến giờ học báo cáo nhanh, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, rồi đưa ra kết
luận bài học.
Một số hình ảnh minh họa:

19


2. Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:
- Ưu điểm
Thông qua các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học làm bài học trở
lên sinh động hơn, bớt tính hàn lâm, kích thích ở HS tính tò mò, hứng thú học tập
giúp cho việc dạy và học đặt hiệu quả cao.
Tạo điều kiện cho HS khắc sâu kiến thức, vận dụng các kiến thức đã học

trong thực tế - bảo vệ bản thân và gia đình “Nói không với thực phẩm bẩn” không
sản xuất, không lưu thông, không buôn, bán, không sử dụng, tố giác khi phát hiện
hành vi vi phạm VSATTP. HS có kiến thức sẽ tuyên truyền với những người xung
quanh và toàn xã hội.
Kết quả bài kiểm tra có câu hỏi ở mức độ vận dụng liên quan đến vấn đề sử
dụng thực phẩm trong thực tế thu được như sau:
Cuối năm học 2016 – 2017:
Lớp

Giỏi

Tổng số

Khá

Trung bình

Yếu

HS

TS

%

TS

%

TS


%

TS

%

8

33

7

21,2

8

24,2

15

45,5

3

9,1

9

21


5

23,8

7

33,3

8

38,1

1

4,8

- Kết quả học kì I năm học 2017 - 2018
Lớp

Giỏi

Tổng số

Khá

Trung bình

Yếu


HS

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

8

44

9

20,4

16

36,4


16

36,4

3

6,8

9

33

9

27,3

10

30,3

12

36,4

2

6,1

20



Nhờ các giải pháp trên mà HS đã vận dụng có hiệu quả cao trong học tập đại
trà cũng như bồi dưỡng HS giỏi. Nhiều năm qua tỉ lệ HS tham dự thi HS giỏi cấp
Huyện, cấp Tỉnh môn Sinh học của nhà trường luôn đạt được kết quả cao.
- Hạn chế
Trong mỗi bài học ngoài nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa, để tích
hợp vấn đề sử dụng thực phẩm trong một số bài giảng sinh học lớp 8 và sinh học 9
sẽ dễ dẫn đến thiếu thời gian của tiết học.
Điều kiện để cho HS đi thăm quan những nơi sản xuất thực phẩm sạch
chưa có.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng thử trên đối tượng HS lớp 8, 9 trường TH &
THCS Tường Thượng II năm học 2016 – 2017 và kì I năm học 2017 – 2018, bước
đầu thu được hiệu quả khả quan.
Có thể áp dụng rộng rãi đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường
THCS nói chung và vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nói riêng, góp phần
giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng hơn tầm quan trọng của
việc đưa nội dung tích hợp VSATTP cho HS trong hoạt động dạy học của nhà
trường. Kích thích hứng thú, say mê học tập bộ môn ở các em HS.
Để góp phần thay đổi ngay từ gốc rễ trong nhận thức và hành động của mỗi
công dân trong vần đề giữ VSATTP, sản xuất thực phẩm an toàn trong sản xuất
nông nghiệp tại địa phương vì sức khỏe giống nòi. Đưa bộ môn Sinh học đến gần
hơn với thực tiễn cuộc sống – một trong những yêu cầu của giáo dục hiện nay.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng
giải pháp
1. Hiệu quả kinh tế.
Việc đưa nội dung tích hợp giáo dục VSATTP cho HS trong dạy HS học 8, 9
với đề xuất 4 biện pháp của GV Sinh học trường TH & THCS Tường Thượng II
nhằm khắc phục tình trạng HS chưa thật hứng thú, say mê, và thấy được giá trị của
việc nghiên cứu, học tập bộ môn trong thực tiễn cuộc sống. Các em không còn tốn

nhiều tiền để ăn các thứ quà vặt kém chất lượng, có hại cho sức khỏe, biết tiết kiệm
và lựa chọn các thực phẩm sẵn có tại địa phương nhưng có giá trị dinh dưỡng rất
cao và an toàn với bản thân và gia đình. Cùng gia đình, địa phương và trong tương
lai trực tiếp là những nhà sản xuất thực phẩm sạch, an toàn cho xã hội.
- Hiện nay các trường đều đã được trang bị máy chiếu, gần như 100% GV đã
soạn giảng bằng máy tính, việc truy cập internet dễ dàng rất thuận tiện để sưu
nguồn tranh, ảnh, clip sinh động phục vụ cho ý tưởng tích hợp các vấn đề xã hội
vào bài dạy, ngoại khóa, trải nghiệm. Sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn cho
cá nhân và ngân sách nhà nước mà hiệu quả thu được lại cao.
2. Hiệu quả xã hội.

21


Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học tại trường TH & THCS Tường
Thượng II, qua thời gian thử nghiệm 18 tháng ở các lớp tôi dạy, tôi đã có những
kết quả thu được khi áp dụng tích hợp giáo dục VSATTP cho HS trong một số bài
giảng Sinh học lớp 8, 9 sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong công tác giáo dục, cụ thể:
- Quá trình truyền thụ bài trên lớp trên cơ sở kết hợp đưa các vấn đề nóng
trong thực tiễn vào các bài học trên lớp thực chất là việc tạo điều kiện để đổi mới
phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay, phù hợp với đặc trưng bộ môn
nhằm phát huy tốt nhất tính tích cực, độc lập suy nghĩ của HS. Có thể kết luận, nếu
thầy cô giáo sưu tầm, thiết kế và khai thác tốt các vấn đề nóng đang diễn ra trong
xã hội HS sẽ được trang bị kiến thức một cách chắc chắn, phát huy năng lực, tư
duy lôgic tổng hợp, học đi đôi với hành, đồng thời hạn chế ghi nhớ máy móc, giảm
tối thiểu thời gian học ở nhà, dần nâng cao chất lượng bộ môn và hình thành hứng
thú học tập ở trường phổ thông hiện nay.
Về mặt tâm sinh lí, tôi nhận thấy các em có hứng thú trong học tập hơn, số
HS hiểu bài ngay tại lớp nhiều hơn, đã kích thích các em say mê hơn, hứng thú
hơn, hiểu được bản chất về các vấn đề thực tế mà toàn xã hội đang quan tâm. Bằng

quan sát thực tế cho thấy: tỉ lệ HS lựa chọn đồ ăn như xôi, bánh mì hoặc sữa cho
bữa sáng ngày càng tăng, giảm hẳn tỉ lệ HS ăn các loại bánh, kẹo, bim bim không
rõ nơi sản xuất, chất lượng kém. Với những việc làm trên sẽ có ý nghĩa và tác động
nhất định đến:
- Nhà trường: có được một tập thể đoàn kết, đồng lòng nhất trí cao trong
công việc, có được sự chỉ đạo hợp lí, kịp thời trong vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học, rèn luyện kĩ năng cho HS, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
học đường, chất lượng môn học.
- GV: nhận thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, ngoài việc dạy kiến thức cho
tốt còn phải lưu tâm, hết lòng rèn luyện, hình thành cho các em kĩ năng học tập tốt,
kỹ năng sống mới bắt nhịp với thời cuộc mới, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình
khi mà thực phẩm giả, bẩn ngày càng trà trộn trong thị trường, khó phân biệt.
- HS: các em sẽ có những sự thay đổi nhất định trong nhận thức cũng như
trong hành động, giúp các em có hướng phấn đấu vươn lên theo hướng tích cực.
Ham học hỏi, ham tìm tòi, sáng tạo để nhận định và hành động phù hợp.
- Các bậc phụ huynh: thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc dạy dỗ
con cái, chủ động kết hợp với nhà trường, chính quyền quan tâm, hỗ trợ, đầu tư
trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường; tạo điều
kiện để con em được trải nghiệm nhiều hơn ngoài giờ học.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân trong tích hợp vấn đề sử dụng
thực phẩm trong một số bài giảng. Trong quá trình thực hiện, tôi cũng đã gặp rất
nhiều khó khăn (do trong một tiết học thời gian không cho phép trình bày một vấn
đề thực phẩm trong thực tế quá dài ). Tuy vậy, tôi nhận thấy nếu như mỗi chúng ta

22


đều cập nhật các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học làm tăng hiệu quả của giờ

học mục tiêu bài dạy sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt là việc tích
hợp các vấn đề có liên quan giúp HS hiểu sức khỏe của mỗi con người là rất quan
trọng, qua đó giáo dục ý thức cộng đồng biết sử dụng và sản xuất thực phẩm sạch
- Trước hết người GV phải thật sự gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm
cao và nhiệt tình trong giảng dạy, đặc biệt là trong việc tiếp cận với những đổi mới
về nội dung, phương pháp …
- Phải có sự đầu tư lớn cho việc chuẩn bị các bài dạy (Chuẩn bị kĩ về nội
dung, có phương án giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong giờ học, cân đối
về thời gian để thực hiện linh hoạt các bước sử dụng phiếu học tập .Ví dụ có thể
giảm bớt một vài thao tác như chấm điểm vào bài hoặc trao đổi chéo giữa các
nhóm.
- GV phải có kiến thức vững và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phương
tiện dạy học khác nhau để tránh tình trạng khi sử dụng phiếu học tập vi phạm
những yếu điểm như phần đầu tôi đã đề cập đến.
2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào
thực tiễn.
- Đối với nhà trường:
+ Cần xây dựng thêm các phòng bộ môn có đủ máy chiếu thuận lợi, có máy
tính kết nối mạng để cập nhật các thông tin có liên quan đến bài giảng, GV chuẩn
bị cho bài giảng, có phòng thực hành, thí nghiệm.
+ Tạo điều kiện cho các em được đi thăm quan những cơ sở sản xuất thực
phẩm sạch tại địa phương.
+ Thực hiện nhiều các buổi ngoại khóa sinh học, sinh hoạt dưới cờ, liên bộ
môn có tích hợp các vấn về an toàn thực phẩm trong trường học.
- Đối với phụ huynh HS:
+ Quan tâm hơn đến việc tự học, tự bồi dưỡng của HS tại gia đình.
+ Động viên khuyến khích các em yêu thích môn học.
+ Cùng nhà trường, chính quyền địa phương, hội cha mẹ HS chăm lo cơ sở
vật chất phục vụ công tác dạy và học của nhà trường ngày một đầy đủ hơn, chăm
sóc con em nhất là các bữa ăn hàng ngày.

3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm trong một số bài giảng Sinh học lớp 8, 9” mà bản thân tôi đã áp dụng
và triển khai có hiệu quả trong năm học 2016 - 2017 và học kì I năm học 2017 –
2018 tại trường TH & THCS Tường Thượng II. Tôi xin cam kết không sao chép
hay vi phạm bản quyền. Và với tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm chưa có
nhiều, thời gian còn hạn chế, đối tượng và phạm vi nghiên cứu còn chưa nhiều,
chưa rộng khắp, chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm này chưa thật sự đầy đủ và hợp

23


lí. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp, để sáng
kiến được đầy đủ và mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
Sơn La, ngày 15 tháng 01 năm 2018
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
(xác nhận)

Nguyễn Thị Vân

24



×