Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận: Khất thực trong hệ phái khất sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.52 KB, 10 trang )

1

KHẤT THỰC TRONG HỆ PHÁI KHẤT SĨ
TRƯỜNG HỢP TỊNH XÁ NGỌC VIÊN TỈNH VĨNH LONG
_________

Đạo Phật sau du nhập vào Việt Nam ngay từ những năm đầu Công
nguyên, đến gần giữa thế kỷ XX (năm 1944) tại miền Nam Việt Nam, Đức Tổ
sư Minh Đăng Quang lập chí nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” khai
mở ra hệ phái Phật giáo biệt truyền, thành lập “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”.
Kiến tạo vào cuối năm 1948 trên một khu đất rộng, hiện nay ở số 14/20/2
đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Tịnh xá Ngọc
Viên được xem là ngôi Tổ đình và là trung tâm hoằng khai giáo pháp Khất Sĩ
của toàn sơn môn hệ phái, đặc biệt kể từ sau lần đầu tiên (1949) tổ chức trọng
thể Đại lễ Tự Tứ Tăng và Vu-lan-bồn trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng rộng khắp
trong sinh hoạt Phật giáo của toàn miền.
Sau chuyến du hóa vào đầu năm 1948 tại vùng Sài Gòn-Gia Định-Chợ
Lớn, đoàn Du tăng hướng về miền Tây Nam Bộ và dừng chân tại quê hương
Vĩnh Long của Tổ sư. Tại đây, được sự hộ trì tận tình của hàng Phật tử tín tâm,
những chiếc am cốc nhỏ được tạm dựng lên để chư Tăng trú chân hành đạo.
Nhân duyên kế đó, Tổ sư chứng minh xây cất ngôi tịnh xá đầu tiên tại phường 1,
đặt hiệu là Tịnh xá Pháp Vân, làm nơi dạy đạo.
Danh tiếng bậc Đại sĩ ngày càng lan rộng, thính chúng quy tụ về pháp
hội ngày một đông. Được sự phát tâm hiến cúng của thí chủ, một ngôi đạo tràng
mọc lên tại phường 2, lấy hiệu Tịnh xá Trúc Viên, sau đổi thành Tịnh xá Ngọc
Thuận. Cuối năm ấy, hai gia đình thí chủ Lê Quang Nhiều Thiện Niệm - Nhu
Ngọc hiến cúng một khu đất rộng, cũng tại phường 2. Từ đó, Tịnh xá Ngọc
Thuận được giao lại cho Ni chúng quản lý, tu học. Tịnh xá Ngọc Viên ra đời, là
một cơ sở ổn định, phát triển liên tục cho đến nay.



2

Hai đợt trùng tu vào các năm 1971 và 1993 đã mang lại một diện mạo
mới cho Tổ đình. Lối kiến trúc của tịnh xá mang dáng vẻ hiện đại nhưng không
mất đi nét thâm nghiêm cổ kính của chốn Tổ, nơi ghi dấu thời kỳ mở mang mối
đạo. Đặc biệt, nơi đây đã lần lượt được đón tiếp các vị cao đồ của Tổ sư đến trụ
xứ, tu học: Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão
Giác Như v.v... Tịnh xá hiện cũng còn lưu giữ nhiều di vật của Đức Tổ sư như
giường nằm, bồ đoàn v.v...
Tịnh xá Ngọc Viên tọa lạc tại 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thành
phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
1- Vài nét về Khất thực

Khất thực là một trong những hình thức sinh hoạt có nguồn gốc từ Bà-lamôn giáo được Phật giáo Ấn Độ kế thừa và phát triển. Khi Phật giáo truyền vào
Việt Nam, hình thức sinh hoạt này được phổ biến rộng rãi trong đời sống tu học
của các tu sĩ Phật giáo và được duy trì cho tới ngày nay. Theo từ nguyên, từ khất
thực được dịch là cầu xin thực phẩm. Cách dịch này không sai, nhưng chưa
chuyển tải hết ý nghĩa của thuật ngữ này, đó là chưa nói chữ khất trong trường
hợp này không hàm nghĩa là cầu xin. Bởi vì, thực chất khất thực là một hoạt
động sinh hoạt mang tính truyền thống của Phật giáo không phải chỉ nhằm mục
đích nuôi sống cơ thể vật chất mà còn nuôi dưỡng đời sống tâm linh mỗi cá
nhân.
Về phương diện nuôi dưỡng đời sống sinh lý, theo lời dạy của đức Phật,
người tu sĩ chỉ cần một lượng nhỏ thực phẩm đủ để duy trì sự sống, làm tăng
trưởng thiện nghiệp và chuyển hóa tâm thức. Điều này có thể thấy rõ qua lời dạy
của đức Phật được chép trong kinh Tăng Nhất A Hàm như sau: “khất thực có hai
phương diện là đáng thực hiện và không đáng thực hiện. Giả sử khất thực được
áo chăn, cơm nước, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, mà ác pháp tăng trưởng, thiện
pháp không tăng trưởng, điều đó không nên thực hiện. Nếu khất thực được y áo,



3

cơm nước, giường chõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, mà thiện pháp tăng
trưởng, pháp ác không tăng trưởng, điều đó nên thực hiện”. Như vậy, hai
phương diện đáng thực hiện và không đáng thực hiện đó thực chất là nguyên tắc
thực tập nhằm phát triển đời sống tâm linh của các tu sĩ thực hành Phật pháp.
Đối với các tu sĩ chân chính, mọi mong cầu thái quá đều đưa đến những cực
đoan không cần thiết. Đối với những tu sĩ thực hành pháp, thức ăn cũng quan
trọng nhưng quan trọng hơn là phương pháp ăn. Ăn như thế nào để các ác pháp
được chuyển hóa, các thiện pháp tăng trưởng, đó mới là mục đích của việc ăn và
cũng là mục đích của việc khất thực trong nhà Phật. Đó là ý nghĩa thứ nhất.
Ý nghĩa thứ hai rất quan trọng là, khất thực không chỉ dừng lại ở việc nuôi
dưỡng đời sống vật chất hay sinh lý, tâm linh của mỗi cá nhân hành giả mà nó
còn hướng tới xây dựng một đời sống tâm linh cộng đồng.
Trước hết là xây dựng đời sống tâm linh cộng đồng các nhà sư. Khi đi khất
thực, các nhà sư thường đi thành một nhóm nhiều người, trong đó mỗi người
không phải là những cá thể được tập hợp mà là một thành tố tạo nên một nhóm
như là một hệ thống. Mỗi nhà sư là một mắc xích trong hệ thống ấy. Họ bước đi
nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, họ dừng lại cũng trong sự chánh niệm ấy.
Mỗi bước chân của họ không phải chỉ là những bước chân hướng tới mục đích
mà là bước chân của sự sống, của sự tỉnh thức. Bởi vì những bước chân ấy vừa
có công năng nuôi dưỡng tâm linh mỗi cá thể, đồng thời nâng đỡ những cá thể
khác trong nhóm, tạo thành một cộng đồng tâm linh vững mạnh có sức khuếch
tán rộng lớn trong cộng đồng Phật tử.
Hình ảnh tăng đoàn khất thực bao giờ cũng tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ
đối với cộng đồng, là nguồn cảm hứng tâm linh nuôi dưỡng đời sống của họ.
Nhiều người chờ đợi đoàn hành khất đi qua từ sáng sớm để được tận tay cúng
dường thực phẩm cho các nhà sư. Thông thường, phẩm vật cúng dường mà
những người Phật tử chuẩn bị trước là các loại bánh, xôi, trái cây, thức uống hay

một ít thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho đời sống tu tập của các nhà sư. Nhưng


4

cho dù phẩm vật đó là thứ gì, những người Phật tử đều hướng tới các nhà sư
cúng dường bằng tấm lòng trân trọng, cung kính tuyệt đối. Đối với họ, các nhà
sư là những người thầy tâm linh vĩ đại, là đại diện cho đức Phật mà họ thường
cung kính, phụng thờ. Do đó, hình ảnh các nhà sư ôm bát khất thực là cội nguồn
của các giá trị văn hóa cộng đồng.
Những người tham gia cúng dường cho các nhà sư khất thực thuộc đủ các
thành phần xã hội giàu nghèo, nam nữ, đàn ông, đàn bà… Thậm chí nhiều em bé
chỉ mới vài tuổi, nhưng cha mẹ của chúng đã tập cho chúng cúng dường thực
phẩm cho các nhà sư. Hình thức cúng dường cho các nhà sư khất thực không
bao giờ là một hành động ban ơn. Do đó, họ không bao giờ làm điều đó với thái
độ của kẻ ban ơn hay bị bắt buộc. Cúng dường đối với họ là một nhu cầu tâm
linh, là cơ hội để thực hiện công hạnh, nuôi dưỡng tâm linh tự thân, hướng đến
các chuẩn mực giá trị gắn liền với đời sống cộng đồng. Nhà nghiên cứu văn hóa
Phan Ngọc có một đoạn viết rất sâu sắc về đời sống văn hóa của cư dân Phật
giáo Lào liên quan tới việc khất thực: “Trước khi các sư đến, người ta nâng giỏ
xôi lên ngang trán, lầm rầm khấn vái. Không phải bố thí mà là dâng hiến. Các
sư đi thành đoàn dài, người hai bên đường cung kính dâng thức ăn. Khi các sư
đã đi qua rồi, người ta vẫn ngồi yên hồi lâu, chắp tay và nhắm mắt, một khoảnh
khắc vọng về cõi vô thường, mỗi sáng lại được chạm nhẹ vào đấy trước khi dấn
vào cuộc lầm bụi hằng ngày. Cũng có khi nhận thức ăn xong, các sư dừng lại,
hát một bài kinh ngân nga, cảm ơn và chúc phúc...”. Rồi ông kết luận: người ta
đã sửa soạn sạch sẽ thân thể để chuẩn bị cúng dường thực phẩm cho các nhà sư
bằng tất cả tấm lòng trân trọng, cung kính như thế thực khó làm điều ác trong
ngày.
Nhiều người phương Tây, khi đến Việt Nam, họ thấy cảnh các nhà sư đi

khất thực và cách cư dân Việt Nam cúng dường thực phẩm cho các nhà sư, họ
không thể nào hiểu nổi nếu như họ chưa tìm hiểu về hình thức sinh hoạt văn hóa
này. Họ cứ nghĩ các nhà sư là những người hành khất theo đúng nghĩa của từ


5

này mà không hiểu rằng, đó là sự thực tập, là hạnh nguyện của các nhà sư; và là
cách để người Phật tử nuôi dưỡng tâm linh, hướng đến các chuẩn mực, giá trị
văn hóa cộng đồng. Nhưng khi hiểu ra ý nghĩa của hình thức sinh hoạt văn hóa
này, họ rất thích thú. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào hoạt động này
như những người Phật tử thực thụ.
2-

Thực trạng khất thực tại Tịnh xá Ngọc Viên tỉnh Vĩnh Long

Đối hệ phái Khất sĩ ở Việt Nam nói chung và tịnh xá Ngọc Viên nói riêng
khất thực được mong muốn duy trì như một hình thức sinh hoạt thường xuyên.
Tuy nhiên, vào những năm cuối thế kỷ 20, một số người ngoại đạo lợi dụng hình
thức sinh hoạt này đi khất thực tràn lan trên đường phố. Do không hiểu ý nghĩa
của việc khất thực, không biết hoặc cố tình không biết phương pháp khất thực và
cũng không đủ năng lực, phẩm chất của những người tu hành chân chính, nên họ
ít nhiều đã làm hoen ố hình ảnh các nhà sư khất thực trong tâm thức cộng đồng
Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, giáo hội đã có chỉ thị yêu cầu các cơ sở tự viện,
chùa chiền bỏ hình thức sinh hoạt này. Điều đó khiến cho Phật giáo Việt Nam
mất đi một hình thức sinh hoạt vốn là nét văn hóa truyền thống của Phật giáo.
Tuy nhiên, theo tôi khất thực là một sinh hoạt mang tính truyền thống của
Phật giáo Việt Nam nói chung và Khất sĩ nói riêng, do đó truyền thống này cần
phải được giữ gìn và phát huy giá trị của nó. Không phải cứ cái gì bị người xấu
lợi dụng thì liền xóa bỏ, trong khi nó có nhiều giá trị thiết thực trong đời sống

cộng đồng. Vấn đề là những người lãnh đạo tổ chức, lãnh đạo giáo hội phải có
những giải pháp lưỡng toàn vừa ngăn chặn được tình trạng lợi dụng hình thức
khất thực của một thiểu số thành phần bất hảo nhằm mưu cầu bất chính; vừa giữ
gìn và phát huy được những giá trị văn hóa mà bản thân hoạt động này mang
đến. Đó lại là một bài toán khó. Tuy nhiên, bài toán ấy hoàn toàn có thể giải
được nếu như có sự phối hợp đồng bộ từ phía các nhà lãnh đạo và các chức sắc
tôn giáo. Có như thế chúng ta mới có thể hy vọng trả lại cho hoạt động tôn giáo
– xã hội này một màu sắc nguyên thủy vốn có của nó.


6

Phép đi khất thực của phái Khất sĩ
- Phép đi khất thực chỉ từ một tới hai người mà thôi trừ khi nào đến xứ lạ,
một hai ngày đầu đi chung cho biết đường sá, đi từ người cách khoảng hai
thước.
- Khi đi lấy cơm, hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ thì được đi chung, đi một
hàng một, cách nhau 2 thước tây, ai lớn tuổi đạo đi trước, tập sự đi sau.
- Tại tịnh xá có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cúng dường
luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng, thì Giáo hội nếu đông chia ra: phân
nửa Tăng đi khất thực, phân nửa Tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.
- Tốt hơn là mỗi người hàng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp chỉ hộ
thêm sau khi đi về.
- Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ, lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ
vắng, gốc cây, xa đường lộ, phố xá, chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi
bặm, cấu trược ồn ào, vì thế sẽ làm nhẹ thể pháp Phật.
- Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ, hoặc chen lấn chỗ
đám đông. Nên phải đi vào trong xóm hoặc các đường lộ xa chợ.
- Mỗi đường có thể đi ba ngày, đi xa không quá ba ngàn thước.
- Bận đi phải đi luôn, bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà (ngoài

đường, chớ không được vào thềm), mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.
- Khi bát còn lưng, thì ôm quá tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để
vào túi, phủ nắp lại, quảy phía tay mặt không nhận nữa.
- Không nhận lãnh đồ vật để trong túi, ngoài bát, hoặc trên nắp bát.


7

- Không được nhận tiền, gạo, không được nhận đồ ăn mặn, khi người đem
đến cúng, mình có thể hỏi thêm chay hay mặn, đó là gương dạy thiện cho người.
- Không được đi vào nhà ai, khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai, hoặc có
việc của Giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chớ không
ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trở về.
- Không được đứng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực.
- Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi cấm thâu nhận.
- Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá năm sáu câu.
- Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ
cơm rồi sẽ nói, hoặc mời người đến ngay chỗ ngụ, hoặc để ngày khác người
thỉnh cúng dường tại nhà có Tăng đông, có cư sĩ nhiều sẽ nói.
- Khi đi khất thực, ai muốn cúng hoặc thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ
dạy, bằng không thì thôi, chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người ta.
- Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ
không được dùng, bằng khi túng ngặt, phải gụt rửa sạch mới được dùng.
- Khi đi khất thực phải trang nghiêm hòa huỡn ngó ngay xuống, ngó xa hai
thước, chớ ngó liếc hai bên, chớ tìm lóng nghe chuyện người nói, tâm phải niệm
Phật.
- Đừng vừa đi vừa nói chuyện, chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng
lại xoay mình, chớ đừng đi tắt xéo.
- Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau,
cho để bát trước.



8

- Ngày nào ai đi bát đường nào, phải sắp đặt trước tại chùa, chớ đừng ra
đường lộn xộn.
- Khi đi khất thực, ngoài món ăn ra, không nhận món chi ai gởi hết. Hãy
bảo người ta đem lại các chùa kia. Ai nói gởi cúng Phật thì không được nhận,
hãy nói: "Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi".
- Đồ ăn rồi nếu còn dư phải cho hết, không được để dành.
- Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.
- Khi đi khất thực không được chống gậy, mang giày, che dù... Bên trong
mặc áo chừa cánh tay mặt, đầu trần, chưn không; bên ngoài phải mặc vấn
thượng y trùm kín.
3-

Kết luận

Khất thực là một trong những hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật
giáo hệ Khất sĩ. Hình thức sinh hoạt này tạo nên nét đặc thù trong sinh hoạt văn
hóa Phật giáo không chỉ cho trường hợp Tịnh xá Ngọc Viên mà còn hướng tới
xác lập nét văn hóa chung cho cả Việt Nam. Do đó việc khôi phục lại nét văn
hóa truyền thống hay làm sống lại truyền thống này là một việc làm mà các nhà
chức trách, lãnh đạo các giáo hội, tổ chức Phật giáo cần quan tâm. Bởi vì đó
không chỉ là sinh hoạt mang tính tôn giáo mà còn mang tính xã hội rộng lớn. Từ
truyền thống khất thực này, những giá trị văn hóa tiếp tục được giữ gìn, chuyển
giao qua từng thế hệ con người, làm nền tảng cho các chuẩn mực xã hội hiện tại
và trong tương lai./.



9

Một số hình ảnh về Tịnh xá Ngọc Viên


10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số tôn giáo ở Việt Nam (tái bản lần thứ 8) – Nhà xuất bản Tôn giáo,
Hà Nội, năm 2008.
2.

Phan

Ngọc: Đi

xa

để

lại

nghĩ

/>3. Đạo phật Khất sĩ – Nối truyền Thích ca chánh pháp.
/>
về

gần.




×