Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ảnh hưởng của phân đạm lên sinh trưởng và năng suất cải xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
TRÊN CÂY CẢI XANH

LÊ VĂN LINH
DTT123533


AN GIANG, 05-2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
TRÊN CÂY CẢI XANH

LÊ VĂN LINH
DTT123533

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ MINH CHÂU




AN GIANG, 05-2016


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía gia
đình, thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên cùng lớp khoa học cây trồng. Nhân dịp
này, cho phép tôi được tri ân những điều quý báu ấy bằng những lời cảm ơn chân
thành nhất.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quí thầy cô trường Đại học An Giang đã
tận tình chỉ dạy tôi trong khoảng thời gian thực tập vừa qua. Cảm ơn cô Th.S
Nguyễn Thị Minh Châu đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên
đề này.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên
trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện, vật chất thuận lợi giúp tôi hoàn
tất chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Con xin chân thành cảm ơn mẹ, cha đã đặt niềm tin nơi con và luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con để học tập, hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.
Cảm ơn anh Trương Thành Đạt cùng tất cả các bạn sinh viên đã luôn sát cánh
bên tôi, cũng như giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện chuyên
đề.
Cảm ơn các bạn sinh viên Hậu, Ngọc, Phong, Tuấn Anh, Hà, Toàn, Duy, Sơn,
Trọng, Chanritthy… cùng các bạn sinh viên lớp DH16TT, DH16BT đã giúp đỡ
chân thành trong lúc tiến hành thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến những sự giúp đỡ quý báu
đó.

5



TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại khu thực nghiệm, trường Đại Học An Giang từ tháng
01/2016 – 04/2016, nhằm mục tiêu khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ vi
sinh đến sinh trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức: (1)
100% phân hóa học, (2) 50% phân hữu cơ (PHC) và 50% phân hóa học (PHH),
(3) 100% phân hữu cơ (PHC) với 3 lần lặp lại. Nghiệm thức (1) PHH (đối
chứng): nghiệm thức sử dụng phân bón hóa học. Nghiệm thức (2) PHC + PHH:
nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học. Nghiệm thức (3)
PHC: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
Kết quả việc bổ sung dinh dưỡng cho các nghiệm thức: Sự gia tăng chiều cao của
3 nghiệm thức từ 7 NSKG đến khi thu hoạch, nhưng tăng mạnh nhất vào giai
đoạn 21 NSKG và 28 NSKG. Trong đó nghiệm thức HH cao nhất, giai đoạn 21
NSKG là 7,86 cm đến giai đoạn 28 NSKG là 22,41 cm. Chiều dài lá tăng mạnh
của các nghiệm thức từ giai đoạn 7 NSKG đến thu hoạch, nhưng tăng mạnh nhất
vào giai đoạn 21 NSKG và 28 NSKG và vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi thu
hoạch. Nghiệm thức có chiều dài lá dài nhất là nghiệm thức HH 18,98 cm. Chiều
rộng lá của nghiệm thức HH cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại là HH + HC
và nghiệm thức HC. Nghiệm thức HH giai đoạn 21 NSKG 5,42 cm và ở giai
đoạn 28 NSG 9,73 cm. Đường kính tán của nghiệm thức HH cao hơn so với 2
nghiệm thức còn lại là HH + HC và nghiệm thức HC. Giai đoạn 21 NSKG
nghiệm thức HH 9,06 cm và giai đoạn 28 NSKG là 22,09 cm. Trọng lượng tươi
trung bình 1 cây của nghiệm thức HH là cao nhất so với 2 nghiệm thức còn lại là
HH + HC và nghiệm thức HC. Nghiệm thức HH là 44,46 gam, HH + HC 31,84
gam và thấp nhất là nghiệm thức HC 23,34 gam. Nghiệm thức HC có thành phần
phần trăm chất khô lớn nhất so với 2 nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức HC đạt
8,27% và thấp hơn là HH + HC 7,62%, thấp nhất là nghiệm thức HH 7,40%.
Thông qua thí nghiệm tính được năng suất lý thuyết và năng suất thực tế.
Nghiệm thức HH cho năng suất lý thuyết cao nhất 2,35 tấn/1000 m 2 và năng suất

thực tế cũng cao nhất 3,98 tấn/1000 m 2. Thấp hơn là nghiệm thức HH + HC cho
năng suất lý thuyết 1,96 tấn/1000 m2 và năng suất thực tế 2,81 tấn/1000 m 2. Thấp
nhất là nghiệm thức HC cho năng suất lý thuyết 1,70 tấn/1000 m 2 và năng suất
thực tế là 2,29 tấn/1000 m2.
Điều này cho thấy rằng bón phân HH cho hiệu quả cao nhất so với 2 nghiệm thức
khác là HH + HC và nghiệm thức HC. Phân HC chưa phát huy tác dụng, nên
chưa làm tăng năng suất cải xanh.
6


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

7


DANH SÁCH HÌNH

8


DANH SÁCH BẢNG

9


TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Cụm từ diễn giải

ctv

Cộng tác viên

PHC

Phân hữu cơ

PHH

Phân hóa học

BVTV

Bảo vệ thực vật

NXB

Nhà xuất bản

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

VTZ

Vitazyme


Pc

Phân cá

NSKG

Ngày sau khi gieo

10


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Cải bẹ xanh (Brassica juncea H.F) là loài cây trồng phổ biến lâu đời trên thế
giới thuộc họ cải (thập tự) Cruciferae. Cải bẹ xanh đã được dùng như một loại
rau củ thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia, trong đó có Trung
Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaysia, Thái Lan… (Trần Khắc Thi và ctv.,
2009).
Ở Việt Nam, cải bẹ xanh được trồng quanh năm tại nhiều vùng trên khắp cả
nước, tập trung chủ yếu tại vùng ĐBSCL. Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha
đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất cả nước.
Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31.052
ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha (Trần Thị
Ba, 2008).
Do cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, nên nông dân thường đầu tư thâm canh
tăng vụ để đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ liên tục sẽ làm
cho đất nghèo dinh dưỡng điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng
và năng suất cây cải bẹ xanh. Cải bẹ xanh là cây ngắn ngày và cần rất nhiều

dinh dưỡng nên nông dân thường hay lạm dụng phân hóa học một cách bừa bãi
cho quá trình sản xuất, không tuân thủ thời gian cách ly nông sản là những bất
cập đáng quan ngại nhất, bởi chúng không những gây hại nghiêm trọng đến sức
khỏe con người, giảm chất lượng nông sản mà còn để lại hậu quả nặng nề cho
môi trường. Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng
suất cây cải bẹ xanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trên cây cải bẹ xanh được sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh trưởng và năng suất
trên cây cải bẹ xanh.

11


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về nguồn gốc và tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây cải bẹ xanh
2.1.1.1. Nguồn gốc
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), tên khoa học của cải bẹ xanh
là Brassica juncea H.F. Cải bẹ xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới
nhưng phổ biến và tập trung ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Cải bẹ
xanh có khả năng chịu đựng cao với điều kiện nóng ẩm. Trong mùa lạnh, cải bẹ
xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giàu mùn và thoát nước
tốt.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc và

được trồng ở nước này từ thế kỷ 5 sau công nguyên. Cải bẹ xanh được trồng
rộng rãi ở miền nam, miền trung Trung Quốc và tại Đài Loan. Cải bẹ xanh được
trồng khắp thế giới, từ Ấn Độ, miền Bắc Châu Phi, trung tâm Châu Á, Châu Mỹ
và Bắc Mỹ.
2.1.1.2. Lịch sử phát triển cây cải bẹ xanh
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh đã được đưa vào trồng ở khu
vực Đông Nam Á tại các khu định cư thuộc eo biển Malacca vào thế kỷ thứ XV.
Hiện nay nó được trồng rộng rãi ở Philippin, Malaysia và bắt đầu được mở rộng
diện tích ở các nước Indonesia, Thái Lan, Bắc Mỹ, Úc…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh trên thế giới
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), tại Philippin cải bẹ xanh là một trong những
loại rau chính dùng để lấy lá. Giai đoạn 1980 – 1986, sản lượng trung bình hằng
năm vào khoảng 25.500 tấn thu được trên diện tích 3.800 ha. Năm 1986,
Malaysia đã sản xuất 50.000 tấn rau trên diện tích 1.250 ha. Tại Indonesia và
Thái Lan, cải bẹ xanh chỉ là một loại rau thứ yếu vì nó chỉ mới được trồng tại
các quốc gia này. Tại Trung Quốc, cải bẹ xanh là một loại rau lấy lá rất quan
trọng và chiếm 30 - 40% sản lượng rau.
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh ở Việt Nam
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), diện tích cải bẹ xanh ngày càng tăng do nó
có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ chăm sóc phù hợp với người
sản xuất và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
12


2.2. Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và thành phần dinh dưỡng của cải bẹ
xanh
2.2.1. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây cải bẹ xanh
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh được trồng để thu hoạch lá non
và có thể để phát triển đầy đủ để thu hoạch cuống lá, có thể dùng được tất cả

các phần trên mặt đất. Cải bẹ xanh là thành phần chính của món súp và có thể
để phơi khô. Người Trung Quốc đã dùng cuống và lá rau cải bẹ xanh để trang trí
các món ăn. Cải bẹ xanh rất ít dùng ăn sống và không bao giờ dùng cải bẹ xanh
để muối dưa, cải bẹ xanh dùng để luộc, xào, nấu canh…
2.2.2. Thành phần dinh dưỡng
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), hàm lượng nước trong cây cải bẹ xanh rất
lớn chiếm 95 - 96%. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con người chủ yếu là
Vitamin C, khoáng chất như: Ca, P, Fe,…
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), thành phần dinh dưỡng có trong 100 g cải bẹ
xanh ăn tươi được:
Thành phần dinh dưỡng
Canxi (mg)
Cacbohydrat (g)
Năng lượng (Kcal)

Khối lượng
105,0
2,18
13,0

Chất xơ (g)

1,0

Magie (mg)

19,0

Chất béo đơn (g)


1,015

Protein (g)

1,5

Lipit tổng số (g)

0,2

Vitamin A (mg)

3000,0

Vitamin B1 (mg)

0,05

Vitamin B2 (mg)

0,07

Vitamin B3 (mg)

0,5

Vitamin C (mg)

45,0


Nước (g)

95,32

Kẽm (mg)

0,19

13


2.3. Nhu cầu và lợi ích
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), do cây cải bẹ xanh là cây ngắn ngày, nên có
khả năng giải quyết rau trái vụ, giúp cho người trồng rau thu hoạch đáng kể từ
việc thu nhập rau trái vụ.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), cải bẹ xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu. Cải bẹ
xanh dùng làm rau sống khi cây có 2 lá mầm ăn cả rễ hoặc 3 lá – 4 lá thật, nấu
lẫu, xào luộc, nấu canh…
2.4. Đặc điểm sinh học cây cải bẹ xanh
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), đây là những loại rau cải không cuộn, có
nhiều đặc tính sinh học giống nhau. Thích hợp khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Riêng
đối với cây cải bẹ xanh thì chịu được nhiệt độ cao hơn.
Cây cải bẹ xanh bộ rễ ăn nông và bộ lá lớn nên chịu hạn hạn kém. Rất mẫn cảm
với phân hóa học, lưu giữ các hóa chất và vi sinh vật trên cây thường nhiều và
lâu. Cây cải bẹ xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, dùng làm rau trung bình
khoảng 30 – 40 ngày, nếu ăn sống có khi chỉ 15 – 20 ngày.
2.4.1. Rễ
Theo Tạ Thu Cúc (2008), hệ rễ của cải bẹ xanh ăn nông, cạn, phân bố chủ yếu
tầng đất mặt. Hệ rễ nhìn chung không chịu hạn và cũng không chịu ngập úng.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cây cải bẹ xanh thuộc loại rễ chùm, phân

nhánh, phân bố chủ yếu tầng đất mặt. Hệ rễ không chịu được ngập úng.
2.4.2. Thân
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), thân của cải bẹ xanh là cây thân thảo, mọc
thẳng và được trồng hằng năm, trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sinh
thực cây cao đến 70 cm.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), ở giai đoạn đầu sinh trưởng, thân phát triển kém, chỉ
đến khi có nụ thì thân (ngồng, bụp) mới vươn cao và phân nhiều tầng nhánh.
2.4.3. Lá
Theo Nguyễn Mạnh Cường và Phạm Anh Cường (2007), nhóm cải bẹ xanh có
cuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng có màu từ xanh
vàng đến xanh đậm, chịu được nóng và mưa khá nên trồng vụ Xuân Hè để
chống giáp vụ rất tốt.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), lá cải bẹ xanh rất lớn, mặt lá nhẵn láng như cải thìa đế
nhăn nheo như cải bẹ, cải bẹ xanh diềm lá gợn sóng hoặc trơn. Lá có 2 phần chủ

14


yếu: cuống lá và phiến lá. Cuống lá rộng, dày. Phiến lá của cải bẹ xanh rộng
lớn.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), nhóm cải bẹ xanh có cuống lá hơi tròn,
phiến lá hơi dài và dẹp, bản lá mỏng, có màu xanh vàng hoặc xanh thẫm, là
nhóm rau chịu nóng và chịu ẩm khá nên thường được trồng để giải quyết rau
giáp vụ.
2.4.4. Hoa - Quả - Hạt
Theo Tạ Thu Cúc (2008), đặc điểm hoa cải bẹ xanh tương tự như họ thập tự.
Hoa màu vàng khi nở có 4 cánh điều nhau, thụ phấn nhờ côn trùng (ong). Vì
vậy khi sản xuất hạt giống cần phải gieo trồng ở những nơi riêng biệt.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), khi ra hoa có 1 cành với các bông hoa màu
vàng nhạt chiều dài khoảng 1 cm. Hoa lưỡng tính hoàn chỉnh.

Theo Tạ Thu Cúc (2008), quả của cải bẹ xanh thuộc loại quả giác có 2 mảnh vỏ.
Khi quả chín già và khô, quả tách làm hai, hạt rơi ra ngoài. Vì vậy khi thu hoạch
quả giống cần thu hoạch khi quả chín vàng. Hạt cải bẹ xanh rất nhỏ, màu nâu đỏ
hoặc nâu sẫm. Hạt nhẵn hoặc dạng lưới.
2.5. Phân bố và diện tích trồng trồng rau ở Việt Nam
Theo Trần Thị Ba (2008), trong thời gian 8 năm gần đây diện tích rau của
ĐBSCL phát triển nhanh chóng ngày càng có tính chuyên biệt cao. Năm 2007,
ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả
nước), lớn nhất cả nước Việt Nam. Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như Tiền
Giang 31.994 ha, An Giang 31.052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427
ha, Vĩnh Long 15.000 ha.
2.6. Sơ lược về sự sinh trưởng và phát triển của cải bẹ xanh
2.6.1. Nhiệt độ
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh có khả năng chịu đựng cao với
khí hậu nóng ẩm. Trong mùa lạnh, cải bẹ xanh sinh trưởng nhanh và cho năng
suất cao trên đất nhiều mùn, thoát nước tốt. Nhiệt độ thích hợp cho cải bẹ xanh
là 15 – 20 0C, nhiệt độ để cải bẹ xanh nở hoa và kết hạt thuận lợi là 20 – 25 0C .
2.6.2. Ánh sáng
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh ưa ánh sáng vừa phải. Có khả
năng chịu bóng râm hơn các loại rau ăn lá khác.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), cải bẹ xanh ưa thích ánh sáng vừa phải, có khả năng
chịu bóng râm hơn các loại cây ăn quả. Do vậy nhiều giống cải có thể trồng dày,
15


trồng xen để tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích. Ánh sáng mạnh cùng với
nhiệt độ cao sẽ làm rau cải sinh trưởng không tốt, cây nhỏ bé, còi cọc, dẫn đến
năng suất và chất lượng giảm.
2.6.3. Nước
Theo Tạ Thu Cúc (2008), các giống cải bẹ xanh có hệ rễ cạn, lá trên cây nhiều

và lớn vì vậy cây cần độ ẩm thường xuyên trong thời gian sinh trưởng. Độ ẩm
đất từ 70 - 85% và độ ẩm không khí cao sẽ có lợi cho sự sinh trưởng thân lá.
Đất khô, thiếu ẩm sẽ làm cho cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm. Thiếu
nước nghiêm trọng sẽ làm cho cây cải bẹ xanh có vị đắng, ăn không ngon.
Đất ẩm ướt, rễ cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh phá hại. Mặt khác
nước trong đất nhiều sẽ làm cho chất lượng, độ ngọt và độ giòn của cải bẹ xanh
bị giảm.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cây cải bẹ xanh không ưa nhiều nước, nếu
đất quá ẩm kéo dài 3 – 5 ngày sẽ làm cho rễ cây bị ngộ độc và phải sống trong
điều kiện yếm khí, không tốt trong quá trình phát triển của rễ.
2.6.4. Đất đai và dinh dưỡng
2.6.4.1. Đất đai
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh sinh trưởng được trên nhiều loại
đất khác nhau nhưng sinh trưởng tốt nhất trên nền đất tươi xốp, thoát nước tốt,
mùn cao, độ pH từ 5,5 – 7,0.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), cải bẹ xanh có thể sinh trưởng trên nhiều đất nhưng
tốt nhất nên gieo trồng trên đất tốt, màu mỡ và tươi xốp. Độ chua của đất (pH)
vừa phải, đất cần phải phơi ải, cày bừa kỹ, sạnh cỏ dại. Không gieo trồng cải bẹ
xanh ở những nơi gần khu công nghiệp, hầm mỏ, gần nguồn nước thải thành
phố…
2.6.4.2. Chất dinh dưỡng
Theo Tạ Thu Cúc (2008), nhìn chung tất cả các loài cây cải đều có thời gian
sinh trưởng ngắn nhưng năng suất lại cao nên không thể xem nhẹ vấn đề dinh
dưỡng cho cây.
Đạm rất cần thiết cho cải bẹ xanh trong suốt thời gian sinh trưởng. Đạm làm
cho cải bẹ xanh sinh trưởng tốt, lá lớn, cây to. Thiếu đạm cây vàng, lá nhỏ, năng
suất và chất lượng giảm.
Lân và kali sẽ giúp cây sinh trưởng cân đối, tăng chất lượng sản phẩm. Ở những
ruộng sản xuất hạt giống phải bón lân đầy đủ. Lân làm tăng chất lượng và năng
suất hạt giống cải bẹ xanh.

16


2.7. Kỹ thuật canh tác cây cải bẹ xanh
2.7.1. Thời vụ
Theo Trần Thị Ba (2008), cây cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, mùa nắng
cần có đủ nước tưới để cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa
nhưng có nhiều sâu bệnh cần lưu ý phòng trừ. Mùa mưa (tháng 5 – tháng 10
dương lịch) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá nhưng bán được giá
cao.
Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (2000), vụ mùa trồng cải bẹ xanh:
Vụ Đông Xuân (còn gọi là vụ cải mùa): gieo hạt từ tháng 8 đế tháng 11 dương
lịch. Cây giống được khoảng 25 ngày tuổi thì nhổ để cấy ra ruộng sản xuất.
Vụ Xuân Hè (hay gọi là vụ cải chiêm): gieo từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch.
Tuổi cây giống 30 – 35 ngày thậm chí đến 40 ngày thì nhổ cây để ăn hoặc bán.
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm nhưng
năng suất cao thường là ở vụ Đông Xuân. Vào mùa mưa nên làm giàn che để
bảo vệ cây tránh dập lá.
2.7.2. Giống
Theo Trần Thị Ba (2008), sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt,
thích hợp với sản xuất và tiêu thụ. Cải bẹ xanh để giống dễ dàng trong vụ Đông
Xuân từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch, vì vậy nông dân có thể tự để giống.
Do cải bẹ xanh là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, qua
tuyển lựa của nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng ở mỗi địa
phương.
Cải bẹ xanh ta: thời gian từ gieo đến thu hoạch là khoảng 40 ngày đến 45 ngày,
lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹt, năng suất cao và ăn ngon. Giống của
Viện Khoa Học Miền Nam, công ty giống Miền Nam.
Cải bẹ xanh mốc hay cải bẹ xanh tiều: cây to, lá xanh đạm, bẹ to, tròn, năng
suất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian thu hoạch

khoảng 40 ngày đến 45 ngày sau khi gieo như cải bẹ xanh Trang Nông.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), ở Việt Nam có nhiều giống cải như: cải bẹ
xanh Hà Nội, cải Tiền Giang. Các giống chọn lọc có cải bẹ xanh vàng TG1 của
Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam.
2.7.3. Làm đất, trồng cây
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cây cải bẹ xanh được trồng trên nhiều loại
đất khác nhau. Đất phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi lên luống. Luống rộng 0,8 –
17


1,0 m, mùa mưa lên luống cao hơn, khoảng 20 cm. Đất trước khi gieo trồng bón
5 – 6 kg vôi bột cho 100 m 2 đất để hạn chế nấm và tuyến trùng. Mùa mưa nên
che phủ đất bằng rơm, trấu hoặc nilon.
Cải bẹ xanh thường được trồng bằng cây con hoặc gieo vãi, trồng cây con
khoảng cách 15 x 20 cm. Nếu gieo vãi, khi cây con có 2 – 3 lá thật thì nhổ tỉa để
ăn ngay, còn lại để khoảng cách 12 x 15 cm thu hoạch về sau.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), tùy theo cách trồng ta có thể làm luống hẹp hoặc
rộng. Nếu gieo ươm cây giống rồi trồng thì làm luống hẹp 1 – 1,2 m. Nếu gieo
thẳng thì làm luống rộng để tăng hiệu quả sử dụng đất đai, luống rộng từ 1,2 –
1,5 m. Chiều cao luống tùy theo mùa vụ, thời tiết khô ráo, mưa ít thì làm luống
thấp khoảng 15 – 20 cm. Khi gieo trồng trong mùa mưa cần lên luống cao từ 25
– 30 cm.
Theo Trần Thị Ba (2008), gieo hạt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ công cấy, nhưng
tốn hạt giống và công tỉa. Lượng hạt gieo sạ cho 1.000 m 2 khoảng 500 gram.
Hạt giống ngâm trong nước 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước, ủ ấm một đêm rồi đem
gieo hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hạt khô. Tưới dầm liếp trước khi
gieo, sau khi gieo rải lớp tro trấu mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ kiến, các loại
sâu hại khác (sâu non, bọ nhẩy, dế, kiến…). Trên liếp phủ một lớp rơm mỏng và
tưới đủ ẩm.
Gieo cây con: lượng hạt giống cần thiết để đủ cây con cấy trên 1.000 m 2 khoảng

100 – 150 g, gieo trên 70 m 2 đất. Liếp ương nơi khô ráo có đầy để ánh nắng.
Cây con có 3 – 4 lá thật khoảng 15 – 20 ngày tuổi thì đem cấy, mật độ 25.000 –
30.000 cây/1000 m2. Trồng khoảng cách (15 – 20 cm ) x 15 cm, 1 hốc 1 cây để
ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Liếp rộng 1 m cấy được 6 – 8 hàng cải,
cấy dày, cây cao, thân lá nhỏ, năng suất cao.
2.7.4. Sử dụng phân bón và cách bón
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cải bẹ xanh bón lót 1,3 – 1,5 tấn phân
chuồng hoai mục + 14 – 15 kg super lân. Bón thúc 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 6 kg
urê + 7 – 10 kg KCl, hòa nước tưới.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), khối lượng các loại phân bón cho 1000 m 2 đất gieo
trồng như sau:
Phân hữu cơ và phân hóa học hoai mục: 1,3 – 1,5 tấn. Không được dùng phân
tươi, phân chưa hoai bón cho rau và rau cải.
Phân Đạm Urê: 13 – 20 kg
Phân Supe Photphat: 30 kg
18


Phân Clorua Kali: 17 kg
Nếu là phân Sunphat Kali: 20 kg
Có thể thay thế các loại phân bón trên bằng các loại phân bón: NPK tổng hợp,
Ba con cò…
Phương pháp bón: bón vào rãnh hoặc trộn đều phân bón vào đất trước khi gieo
trồng.
Bón lót trước khi trồng toàn bộ phân hữu cơ và phân hóa học hoai mục, phân
Lân và 1/3 tổng lượng Kali. Phân Đạm và Kali (2/3) dùng để bón thúc cho cây
trong thời gian sinh trưởng.
Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (2000), cải bẹ xanh là loại cây rất
ngắn ngày nên khi để cây rau bị đói phân, đói nước, năng suất giảm rất đáng kể.
Do vậy phải bón thúc cho cải cho cải từ 3 – 4 lần bằng phân đạm Urê với lượng

khoảng 45 – 100 kg/ha.
2.7.5. Tưới nước
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), cải bẹ xanh là cây ngắn ngày
và rất cần nước để sinh trưởng nên phải giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng,
mỗi ngày tưới 1 lần, sau đó 2 – 3 ngày tưới 1 lần, kết hợp các lần tưới với các
đợt bón phân. Nhặt cỏ dại và xới xáo vun gốc từ 1 – 2 lần.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), sau khi gieo phải tưới nước để hạt nẩy mầm. Có thể
tưới bằng thùng gương sen, tưới phun mưa, nếu đất bằng phẳng có thể tưới
rãnh. Phải dùng nước sạch để tưới. Ở những ruộng mới trồng, ngoài những cách
tưới trên còn có thể bằng gào, tưới cách gốc 5 – 7 cm. Cần phải giữ ẩm thường
xuyên thì mới đảm bảo được năng suất cao và chất lượng rau ngon.
2.7.6. Phòng trừ sâu bệnh
Theo Tạ Thu Cúc (2008), biện pháp phòng trừ thực hiện đầy đủ chương trình
tổng hợp. Coi trọng các biện pháp luân canh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân
đối… khi cần thiết dùng thuốc bảo vệ thực vật, phải tuân theo sự hướng dẫn của
ngành bảo vệ thực vật.
Theo Trần Thị Ba (2008), thì các biện pháp canh tác như sau:
Luân canh: để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển và gây hại nặng,
không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất. Nên luân
canh bắt buộc với các cây khác họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia
vị… tốt nhất nên luân canh với các cây họ hòa thảo như: bắp, lúa nước chẳng
hạn.
19


Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), có thể trồng xen cây cải bẹ xanh, cải ngọt
với các cây trồng khác nhằm gián đoạn nguồn thức ăn và xua đuổi sâu hại. Luân
canh rau với các cây trồng khác như: lúa nước, cây họ cà, cây họ đậu… để hạn
chế sự gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
2.7.7. Thu hoạch

Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), cho biết khi thu hoạch cần loại
bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý rửa sạch, không bị dập nát cho vào
bao bì sạch để sử dụng. Nếu làm đúng theo quy trình trên có thể đạt 15 – 20
tấn/ha.
Theo Tạ Thu Cúc (2008), khi xác định thời điểm thu hoạch cần căn cứ vào đặc
điểm của giống, thời gian sinh trưởng và đặc biệt là cách sử dụng. Ví dụ: rau cải
bẹ xanh dùng để ăn sống thì thu hoạch có 1 – 2 lá thật. Nếu dùng cải bẹ xanh để
ăn gỏi cá thì thu hoạch khi cây có 5 – 7 lá. Cải bẹ xanh dùng để luộc, xào, nấu
canh thì sau khi gieo 30 – 35 ngày có thể thu hoạch.
Khi thu hoạch cần chọn ngày nắng ráo, mát trời có thể nhổ cả cây hoặc dùng
dao cắt sát gốc. Sau khi thu hoạch cần nhanh chóng chuyển về nơi mát để làm
sạch. Tỉa bỏ lá già vàng úa, rửa sạch trong nước mát. Thao tác trong quá trình
thu hoạch, làm sạch, vận chuyển nhẹ nhàng. Sau khi thu hoạch cải mất nước rất
nhanh, vì vậy cần nhanh chóng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2.8. Sơ lược đặc điểm sâu bệnh hại trên cây cải bẹ xanh
2.8.1. Sâu hại thường gặp trên cải bẹ xanh
2.8.1.1. Sâu tơ (Plutella xylostella)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), sâu tơ có tên gọi khác là sâu
dù, sâu chỉ, sâu đu, sâu bay, sâu kén mỏng, sâu bướm muỗi. Bướm có chiều dài
sải cánh 12 – 15 mm, màu nâu xám, cánh sau có màu xám và có lông nhỏ, dài
mịn. Trứng hình bầu dục có màu vàng nhạt được đẻ khắp cây thành cụm rời 10
– 15 trứng hoặc thành ổ 50 – 70 trứng. Sâu dạng hình thoi, hai đầu nhọn, phân
đốt rất rõ, chiều dài trung bình 10 mm, màu xanh lá cây. Nhộng màu nâu được
được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp nằm dưới mặt lá.
Vòng đời sâu tơ khoảng 15 – 17 ngày. Sâu tơ mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở
tuổi lớn ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lổ. Mùa mưa sâu tơ giảm mật số rất
rõ.
Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăm mồi, nhóm ong
ký sinh, vi sinh vật gây bệnh.


20


Biện pháp canh tác: bố trí thời vụ thích hợp, vụ Đông Xuân ít sâu hơn vụ Xuân
Hè. Luân canh với cây khác không cùng ký chủ, dùng bẫy dính màu vàng theo
dõi bướm sâu tơ, trồng xen với cây họ cà để đuổi được bướm sâu tơ, tưới phun
mù sẽ giảm mật số bướm.
Dùng thuốc hóa học gốc cúc ở liều thấp kết hợp với thuốc vi sinh để hạn chế
mức thấp nhất số lần phun thuốc hóa học trên vụ như: Success, Alphan.
2.8.1.2. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng là loại bướm đêm
rất to, cánh nâu đên giữa có một vạch trắng. Trứng đẻ thành từng ổ hình tròn ở
dưới mặt phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xanh
xám với khoang đen lớn ở phía sau lưng sau đầu, ăn thủng lá có dạng bất định
hoặc cắn đứt cây con.
Biện pháp phòng trừ: làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng
sống trong đất, xử lý bằng thuốc hạt. Có thể ngắt ổ trứng hoặc ngắt sâu non tập
trung. Khi sử dụng thuốc hóa học thì nên thay đổi loại thuốc thường xuyên:
Peran, Polytrin, Cyperan.
2.8.1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng là loại bướm đêm
màu trắng xám hơi ngã nâu. Sâu non có màu xanh nhạt da bóng loáng, trên lưng
có 5 sọc, 2 sọc ở 2 bên hông rất to và đậm, sọc ở giữa lưng có màu đen xen kẽ
màu trắng. Sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ bất dạng trên lá non.
Mặc dù sâu gây hại tương đối, nhưng ngoài thiên nhiên cũng có nhiều loại thiên
địch cũng như bệnh tấn công làm chúng giảm mật số đáng kể, một số loài như
ong ký sinh, ruồi ký sinh.
Ngoài ra, ngắt bỏ ổ trứng sẽ diệt phần lớn sâu non sắp nở. Thăm đồng thường
xuyên, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ có hiệu quả cao. Phun các loại thuốc
tương tự như đối với sâu ăn tạp. Nên thay đổi luân phiên thuốc thường xuyên,

phun vào chiều mát hay sáng sớm.
2.8.1.4. Bọ nhảy (Phyllotreta striolata)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng của bọ nhảy rất
nhỏ, dài 1,8 – 2,4 mm, hình bầu dục, giữa cánh cứng có sọc cong, hình dáng
tương tự như vỏ đậu phộng, màu vàng nhạt chạy theo cánh. Đốt đùi chân sau
khỏe giúp thành trùng nhảy xa. Thành trùng đẻ trứng dưới đất và trên rễ cây, đôi
khi rải rác trên lá. Mỗi con đẻ 25 – 200 trứng. Ấu trùng hình ống màu vàng nhạt
dài khoảng 4 mm, cạp rễ, làm nhộng dưới đất ở độ sâu 3 – 7 cm. Bọ nhảy xuất
hiện rộ và phá hại mạnh nhất vào tháng 4 – 5 khi bắt đầu có mưa.
21


Biện pháp phòng trừ: cần phải vệ sinh ruộng trồng cải sau khi thu hoạch, thu
gom các lá cải hay cây cải vào một nơi để tiêu diệt. Luân canh các loại cây
trồng khác không phải là ký chủ của sâu hại cũng phần nào hạn chế thiệt hại của
sâu ở vụ sau. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân để trị, nhất là đối với ấu trùng, nên
phun xịt sát gốc cây cải để diệt ấu trùng sống dưới đất như Basudin, Kinalux
hoặc rãi bằng Basudin 10H hay phun Forvin 85WG. Nhưng chú ý thời gian thu
hoạch.
2.8.1.5. Rầy mềm: Rhopalosiphum pseudobrassicae, Brevicoryne brassicae,
Myzus percicea
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), rầy mềm hay còn gọi là rầy
mật, rầy nhớt. Ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, độ dài 1 – 2 mm, màu xanh
lục đến xanh vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến
nhện… Chỉ phun thuốc khi mật số quá cao. Phun các loại thuốc phổ biến ít độc
như Cyperan, Bassan, Actara.
2.8.2. Bệnh hại thường gặp trên cây cải bẹ xanh
2.8.2.1. Bệnh héo cây con: nấm Rhizoctonia solani
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), bệnh thường gặp gây hại cho
cây con trên liếp ương hoặc sau khi trồng 1 tháng. Vết bệnh thường xuất hiện ở

phần thân ngay trên mặt đất. Nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn
khiến cây ngã gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh, sau đó cây bắt đầu héo
đi.
Biện pháp khắc phục: sử dụng phân đã hoai mục làm bầu cây con, không để
vườn ương quá ẩm. Trộn thuốc trừ nấm vào đất để khử mầm bệnh. Phun ngừa
hoặc phòng trị bằng thuốc Appencarb, Validan.
2.8.2.2. Bệnh đốm vòng: nấm Alternaria brassica
Trên lá vết bệnh hình tròn lớn có nhiều vòng đồng tâm màu nâu nhạt, nâu sẫm,
vết bệnh thường lớn đến 1 cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết tạo thành hình bất
kỳ, bệnh xuất hiện nhiều khi cây đã lớn. Những lá là bên dưới bị hại trước rồi
đến lá non phía trên. Bệnh xuất hiện khi cây thiếu phân hoặc bón thừa phân vô
cơ, thời tiết nóng ẩm, mưa xen kẽ khô hạn bệnh sẽ phát triển mạnh. Nấm tồn tại
trên tàn dư lá bệnh, hạt giống là nguồn lây lan cho vụ sau.
Biện pháp phòng trừ: như vệ sinh đồng ruộng, tỉa lá già bệnh, thu gọn tàn dư lá
bệnh sau khi thu hoạch. Không sử dụng hạt giống của cây bệnh để làm giống
cho vụ sau, luân canh với cây khác họ. Xử lý hạt trước khi gieo, phun ngừa
bằng một số loại thuốc trừ nấm thông dụng như Score, Tilt Super.
22


2.9. Tổng quan về phân hữu cơ
2.9.1. Định nghĩa phân hữu cơ
* Phân hữu cơ
Theo Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh (2010), phân hữu cơ là phân có
nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Thành phần của hữu cơ chủ yếu là các chất
hữu cơ, trong đó chứa carbon và nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây
trồng, ngoài ra còn có một lượng đáng kể các vi sinh vật.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (2005), xu thế hiện nay trên thế giới đang
quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ, nhất là từ cuối thế kỷ XX (nói chung là
phân sinh học) bao gồm: phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân sinh

vật biển, phân hữu cơ...
Trung Quốc sử dụng phân hữu cơ từ các nguồn phân chuồng, rơm rạ, phân
xanh, khô dầu, ước tính tương đương 9,8 triệu tấn NPK nguyên chất. Phân sinh
học sử dụng cho 1 ha tương đương 65 kg (N + P 2O5 + K2O). Ấn Độ hàng năm
sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ (compost) từ các chất thải nông thôn và
thành phố, bình quân bón 2 tạ/ha/năm, ước tính tương đương 3,5 – 4,0 triệu tấn
NPK. Có khoảng 6,7 triệu ha cây phân xanh, mỗi ha thu được tương đương 40 –
50 kg N, ước tính cho được 0,3 triệu tấn N. Cả 2 nước lớn là Trung Quốc và Ấn
Độ có truyền thống sử dụng phân sinh học, sau nhiều năm gần đây cũng đưa ra
kết luận: dinh dưỡng từ phân hữu cơ chưa đáp ứng nhu cầu cho cây trồng đạt
năng suất cao, mà phải dùng thêm phân hóa học bổ sung với số lượng cần thiết.
Ngoài ra còn rất nhiều nước đang có xu thế dùng phân hữu cơ như: Mỹ, Nhật,
Pháp, Úc, Thái Lan...
Trước thế kỷ 19, nông nghiệp thế giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói
riêng vốn là nền nông nghiệp hữu cơ. Ở châu Âu, khi chưa có phân hóa học, 1
ha trồng trọt không cung cấp đủ lương thực cho 1 người.
Ở Việt Nam, cách đây hơn 20 năm, bình quân bón mỗi vụ cho 1 ha gieo trồng
khoảng 5 – 6 tấn phân hữu cơ. Hiện nay ước tính cũng chỉ bón được 5 – 6 tấn,
trừ một số vùng thâm canh cao lượng bón đạt trên 10 tấn/ha gieo trồng.
* Chế phẩm phân hữu cơ trong nông nghiệp
Tại các nước Tây Âu, trong năm qua thị trường tiêu thụ các chế phẩm vi sinh
cho mục đích nông nghiệp đạt 33 triệu đôla. Trong ba năm tới khối lượng tiêu
thụ chúng sẽ tăng gấp ba. Các chế phẩm sinh học được dùng phổ biến nhất
trong sản xuất thức ăn gia súc, dùng làm chất thay thế phân bón hóa học và
cũng được dùng làm thuốc trừ sâu bệnh côn trùng cho cây cối.
23


Vì vậy trong năm 1989, lượng thức ăn ủ tươi thu được có dùng vi khuẩn axit
lactic chiếm gần tới 26% so với tổng số dùng lượng thức ăn ủ tươi thu được,

đến năm 2010 lượng thức ăn ủ tươi như thế sẽ tăng lên theo dự báo tới 50 –
55%.

24


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 05/2016.
Địa điểm thực hiện nghiên cứu: tại Khu Thực Nghiệm, Trường Đại Học An
Giang.
3.1.2. Vật liệu thí nghiệm
- Sổ ghi chép.
- Máy chụp hình.
- Văn phòng phẩm.
- Phân hữu cơ: phân Alaska (phân cá), DS – 80, Vitazyme.
- Phân hóa học: Đạm Cà Mau, Kali miểng, Lân Long Thành.
- Thuốc BVTV.
- Giống: Cải bẹ xanh mỡ của công ty Trang Nông.
3.2. Phương pháp thí nghiệm
3.2.1. Nghiệm thức và bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức:
(1) 100% phân hóa học, (2) 50% phân hữu cơ (PHC) và 50% phân hóa học
(PHH), (3) 100% phân hữu cơ (PHC) với 3 lần lặp lại.
Rep III

PHC


PHC + PHH

PHH

Rep II

PHC + PHH

PHC

PHH

Rep I

PHH

PHC + PHH

PHC

Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Ghi chú:
Nghiệm thức PHH (đối chứng): nghiệm thức sử dụng phân bón hóa học.
Nghiệm thức PHC + PHH: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân
hóa học.
Nghiệm thức PHC: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
Diện tích thí nghiệm là 90 m2: mỗi lô là 1 liếp, rộng 1 m, chiều dài 10 m và
chiều cao 0,15 m. Diện tích mỗi lô là 1 m x 10 m = 10 m2.
25



×