Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tieu luan chien nang cao chat luong tang truong kinh te tai phu tho (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.46 KB, 26 trang )

1
MỞ ĐẦU
Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu lớn chung của Việt
Nam trong nhiều năm qua. Là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu,
công trình khoa học. Nhưng để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam nói chung, thì nhất thiết phải đưa ra những giải pháp nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế cuả những hạt nhân kinh tế được coi là tế bào
đóng góp trực tiếp cho chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó chính là nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị
trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, những năm
qua, kinh tế phú Thọ đã có nhiều bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 5,87%, kinh tế đứng đầu các tỉnh
vùng Tây Bắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng/người/năm
(đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Tây Bắc), tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế
như hạ tầng giao thông thấp kém, thiếu nguồn lực đầu tư, chất lượng nguồn
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, ngân sách nhỏ, lợi thế trong thu hút
đầu tư không nhiều.
Ngày 14/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
99/2008/QĐ-TTg phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển : Xây dựng Phú
Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa
học, công nghệ; giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và
là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn
trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả
nước. Để có được cái nhìn toàn diện, tổng thể về chất lượng tăng trưởng kinh
tế của tỉnh, tìm ra những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế trên cả hai mặt
lượng và chất, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, và cũng có thể áp dụng cho các tỉnh miền



2
núi phía Bắc có điều kiện điạ lý và kinh tế tương đồng. Đây chính là lý do em
nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ”
để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế tỉnh nhà.


3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
I. Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng
trưởng kinh tế:
1. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chất lượng tăng trưởng kinh tế là khái niệm mới xuất hiện trên thế
giới khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Ở Việt Nam, khái niệm này xuất
hiện muộn hơn chỉ khoảng mươi năm đổ lại đây.
Hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng. Có
quan điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào, phương thức để đạt được tăng trưởng kinh tế dựa
vào TFP; dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; dựa
vào năng lực nội sinh.. Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến việc đánh giá từ
hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và phân phối kết quả đầu ra của tăng
trưởng kinh tế.
Từ việc phân tích các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa chất lượng
tăng trưởng kinh tế như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là phạm trù phản
ánh chất bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, tức là phản ánh trạng
thái cấu trúc hiệu quả và khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
2. Nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở 4 nội dung sau:
2.1. Trạng thái của tăng trưởng kinh tế:
Trạng thái của tăng trưởng kinh tế chính là mặt biểu hiện thứ nhất của
chất lượng tăng trưởng kinh tế. Mức tăng tăng trưởng kinh tế phản ánh số
lượng tăng trưởng kinh tế còn việc tăng trưởng kinh tế ổn định hay không ốn
định, phụ thuộc hay không phụ thuộc, vững chắc hay không vững chắc …
chính là phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế.
2.2. Cấu trúc của tăng trưởng kinh tế:


4
Cấu trúc của tăng trưởng kinh tế thường được xem xét trên các khía
cạnh sau:
- Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng kinh tế
- Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành
- Cấu trúc đầu ra của tăng trưởng kinh tế
- Năng lực cạnh tranh tăng trưởng kinh tế.
2.3. Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế
Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng
các yếu tố đầu vào của tăng trưởng như hiệu quả sử dụng vốn; lao động; tiến
bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
2.4. Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn không chỉ được thể
hiện ở cấu trúc của tăng trưởng kinh tế mà còn được thể hiện ở việc tạo lập nền
tảng xã hội và môi trường, tài nguyên cho việc thực hiện tăng trưởng dài hạn.
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế:
3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trạng thái của tăng trưởng kinh tế:
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế giữa
các năm, các thời kỳ; so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước trong
cùng thời kỳ, nhất là các nước có hoàn cảnh tương đồng.

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng: So sánh quy mô tăng trưởng
kinh tế giữa các măm hoặc so sánh mức tăng của quy mô kinh tế với các nền
kinh tế khác, nhất là các nước tương đồng, theo thời gian.
- Chỉ tiêu phản ánh tính ốn định, bền vững, dài hạn của tăng trưởng kinh
tế: So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các thời kỳ hoặc xem xét tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn hoặc xem xét khả năng tổn thương đến tăng trưởng kinh tế trước
những biến động của khủng hoảng kinh tế, thị trường, thiên tai, dịch bệnh…
3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cấu trúc của tăng trưởng kinh tế:
- Tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động, TFP vào GDP và vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế tính tỷ lệ % và theo điểm %


5
- Tỷ trọng đóng góp của ba ngành trong GDP và vào tăng trưởng GDP.
- Tỷ trọng đóng góp của các ngành khai thác tài nguyên trong GDP
- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao
vào GDP
- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến/GDP
- Tỷ trọng xuất khẩu / GDP
3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế:
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho
biết để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị
vốn đầu tư thực hiện. Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng
vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Với nội dung đó, hệ số ICOR được coi
là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng
kinh tế.
Có 3 cách tính hiệu quả đầu tư như sau:
Cách 1:


ICOR =

I Y
gY

Trong đó, I Y là tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP, gY là tốc độ tăng GDP.
Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện để tăng thêm 1% GDP đòi
hỏi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
Ta cũng có thể tính ICOR theo cách khác như sau:
ICOR =

I1
Y1 − Y0

Trong đó, I1 là tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu, Y1 là GDP của năm
nghiên cứu, và Y0 là GDP của năm trước đó. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và
GDP để tính hệ số ICOR theo phương pháp này phải được đo theo cùng một
loại giá (giá thực tế hoặc giá so sánh).
Cách 2:

Hiệu quả đầu tư = Vốn đầu tư/ GDP tăng

Cách này cho ta biết để có 1 đồng GDP tăng thêm, cần bao nhiêu vốn đầu tư.
Cách 3:

Hiệu quả đầu tư = GDP/ vốn đầu tư


6
Cách này cho ta biết 01 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (Năng suất lao động)
Để tính năng suất lao động cho toàn bộ nền kinh tế, có thể đơn giản lấy
GDP (theo giá so sánh) chia cho số lao động ở thời điểm tương ứng. Nếu
GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn, thì năng suất lao động xã hội
càng cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế càng cao.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai
Thu nhập bình quân đầu người / 1 đơn vị diện tích đất canh tác
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng khoa học – công nghệ. Tức là chỉ
tiêu đánh giá tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP.
- Chỉ tiêu đánh giá sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất (GO) với giá trị gia tăng (VA)
- Chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của
nền kinh tế
Bao gồm chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất
trong nước; chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu; chỉ
tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước và
Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng duy trì, tăng tưởng kinh tế trong dài hạn
Gồm có: + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ sản xuất
+ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực
+ Các chỉ tiêu phản ánh tạo lập môi trường xã hội ốn định
+ Các chỉ tiêu phản ánh bảo vệ môi trường.
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1. Mục tiêu và mô hình tăng trưởng kinh tế:
1.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
Nếu Chính phủ lựa chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh, tư duy chạy theo
số lượng, coi đó là thành tích, thì thường coi nhẹ chất lượng, không quan tâm



7
đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, thậm chí hy sinh cả chất lượng để đổi lấy
số lượng, lấy thành tích. Thực tế nhiều chính phủ đã sa lầy vào tình trạng này,
dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế rất thấp kém.
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế:
Mô hình tăng trưởng kinh tế được coi là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến
chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế thường chia mô hình tăng
trưởng kinh tế thành 3 loại:
Thứ nhất: Mô hinh tăng trưởng kinh tế trì trệ
Theo mô hình này, tăng trưởng kinh tế thường đạt được trong ngắn hạn
và có xu hướng giảm dần, dẫn đến trì trệ và khó có thể đạt được trong dài hạn.
Thứ hai: Mô hình tăng trưởng kinh tế mất cân đối
Mô hình tăng trưởng này chủ yếu dựa vào khai thác quá mức vốn tài
nguyên, đầu tư thiên lệch vào vốn vật chất như chi nợ thuế, miễn thuế, cấp
vốn ưu đãi đầu tư, trợ cấp tín dụng đầu tư.. trong khi đó lại ít đầu tư vào đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ ba: Mô hình tăng trưởng bền vững
Thực hiện mô hình này, các loại tài sản vốn được hình thành và đầu tư
cân đối, không bị méo mó. Đầu tư của nhà nước được chú trọng tới giáo dục
và đào tạo để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đầu tư phát
triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phát huy,
khuyến khích sáng tạo, đẩy nhanh quá trình phổ biến, tiếp thu công nghệ mới,
đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.
2. Chính sách đầu tư và quản lý, sử dụng vốn đầu tư:
2.1. Chính sách đầu tư:
Chính sách đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ cần có chính sách đầu tư vốn vật chất, sử dụng và thu hút
đầu tư nước ngoài một cách hợp lý, cân đối thu chi ngân sách, khai thác tài



8
nguyên và đầu tư cho vốn nhân lực, khoa học công nghệ nhằm tạo nền tảng
vững chắc cho tăng trưởng dài hạn.
2.2. Quản lý và sử dụng vốn đầu tư:
Nếu chính sách quản lý đầu tư lỏng lẻo, thiếu các quy định, chế tài cụ
thể, tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng, công tác kiểm tra, giám sát
thanh tra thiếu chặt chẽ, nghiêm túc thì sẽ dán đến tình trạng thất thoát, lãng
phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sách
nhà nước và chắc chắn hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng tăng trưởng thấp.
3. Trình độ khoa học – công nghệ và chất lương nguồn nhân lực
3.1. Trình độ khoa học công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng ngày càng to lớn
đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, Bản thân nó là nhân tố tác động trực tiếp
đến năng suất lao động, khiến năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần sản
xuất thủ công. Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiến bộ công nghệ là kiểu tăng
trưởng vững chắc, dài hạn
3.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố nền tảng vững chắc cho tăng
trưởng dài hạn. Những lợi thế về nguồn lao động rẻ sẽ nhanh chóng qua đi.
Nếu chính phủ không có những chính sách đón bắt về nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thì sẽ không tạo nền tảng cho tăng trưởng theo chiểu sâu.
4. Hiệu lực quản lý nhà nước
Hiệu lực quản lý nhà nước thể hiện qua năng lực của bộ máy nhà nước,
trước hết qua chất lượng thể chế và bộ máy tổ chức thực hiện vai trò của nhà
nước. Nếu không có sự can thiệp có hiệu quả của chính phú bằng công cụ
pháp luật, bằng các chính sách hỗ trợ trực tiếp thì khó có thể phân bổ nguồn
lực đầu vào của sản xuất và kết quả đầu ra của tăng trưởng một cách hiệu quả.



9
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA TỈNH PHÚ THỌ
I. Tiềm năng kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí
trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ
nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung
Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội,
phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang.
Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà
Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu
(giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh
Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng,
sông Đà và sông Lô
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận
lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với
cả trong nước và ngoài nước.
Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam.
Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc,
mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để
phát triển du lịch, dịch vụ.
2. Các tiềm năng thế mạnh
Các tiềm năng thế mạnh của tỉnh có thể huy động vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững gồm:
- Tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý là cửa ngõ vùng Tây Bắc của thủ đo Hà
Nội, có hệ thống giao thông đa dạng với các loại hình: đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ…
- Với diện tích tự nhiên rộng lớn (3.519,56 km2), trong đó có 81,2
nghìn ha chưa sử dụng, độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên), Phú



10
Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm lâm
nghiệp
- Phú Thọ có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như Cao lanh trữ
lượng 30 triệu tấn, Fenspat khoảng 5 triệu tấn, nước khoáng 48 triệu lít… Đây
là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi
măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
- Tỉnh Phú Thọ hiện có 7 KCN tập trung được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt quy hoạch với diện tích hơn 2000 ha. Ngoài ra còn có 02 CCN
trọng điểm UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý với tổng diện tích
là 120ha (CCN Bạch Hạc 79ha và CCN Đồng Lạng 41 ha). Các KCN, CCN
đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai,
đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 2, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ,
đường thuỷ và đường sắt, thông thương với Thủ đô Hà Nội, Cảng Hải phòng;
các tỉnh Tây Bắc và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
- Là vùng đất cổ đậm đặc di sản văn hóa, trong đó Khu di tích lịch sử
Quốc gia đặc biệt quan trọng Đền Hùng là một không gian văn hóa có một
không hai, có Hát Xoan Phú Thọ vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại; vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong mười ba
Vườn quốc gia của Việt Nam, có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữ
lượng lớn hàm lượng nguyên tố vi lượng hữu ích… Ngoài ra, Phú Thọ còn có
những di sản nổi bật trên với 1.372 di tích văn hóa, lịch sử và các địa điểm
liên quan đến di tích... Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm năng vô cùng to
lớn về du lịch, có thể phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch sinh thái,
văn hóa, lịch sử, tham quan, nghỉ dưỡng.
- Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với Hà
Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao
động khoảng 800.000 người (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động

trẻ chiếm 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 40%. Hầu hết lao động có


11
trình độ học vấn, đức tính cần cù, siêng năng chịu khó, thông minh, nhanh
nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp.
II. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ
1. Kết quả đạt được:
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, khổng chỉ chống nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, mà
còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh như
chống lạm phát, giảm thất nghiệp, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y
tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo...
Kể từ năm 1996 tới nay, Phú thọ luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương với
con số khá cao, thể hiện qua các thời kỳ: thời kỳ 1996-2000 tốc độ tăng
trưởng xấp xỉ đạt 6,7%, giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng của tỉnh bình
quân là 7,2% và giai đoạn 2005-2010 là 6,4%, giai đoạn 2010 - 2015 là
5,87%.
Tốc độ tăng trưởng quy mô GRDP khá nhanh. Năm 2014, Tổng sản
phẩm trong tỉnh (GRDP) giá 2010 ước đạt 27.183 tỷ đồng, tăng 5,63% so với
năm 2013; GRDP theo giá hiện hành ước đạt 36.665 tỷ đồng; GRDP bình
quân đầu người ước đạt 26,9 triệu đồng; năm 2015, GRDP bình quân đầu
người đạt 29,5 triệu đồng (đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Tây Bắc); năm
2016, GRDP của tỉnh (giá 2010) đạt 33.077 tỷ đồng tăng 8,12% so với năm
2015, cao hơn tăng trưởng bình quân chung của cả nước, GRDP bình quân
đầu người đạt 33,2 triệu đồng. Có thể thấy, trong những năm qua, GRDP liên
tục tăng, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khá, đời sống nhân
dân được nâng cao.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, từ năm 1996 đến nay,

kinh tế Phú Thọ luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân là
6,9%, đây là tốc độ tăng trưởng khá. Tính đến nay, tỉnh Phú Thọ đã có 30 năm
liên tục tăng trưởng. có thể nói, kinh tế của tỉnh đạt được trong dài hạn.


12
1.2. Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế:
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong
những năm qua, đã có sự chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh
tế có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba nhóm
ngành thì thấy rằng tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản trong GDP đã giảm đều đặn
và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Điều
này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế chung
của đất nước.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Năm

Tổng số

2014
2015
2016

100
100
100

Nông, lâm nghiệp


Công nghiệp

và thuỷ sản
26,79
24.88
24,04

và xây dựng
36,01
37,99
39,65

Dịch vụ
37,19
37,13
36,31

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ
Có thể thấy rõ, cơ cấu kinh tế của Phú Thọ chuyển dịch đúng hướng
tích cực, tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp trong GDP của tỉnh Phú Thọ
giảm dần theo thời gian, từ 26,79% xuống 24,04% trong thời kỳ 2014-2016,
trong khi công nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ
36,01% tăng lên 39,65% trong cùng thời kỳ. Khu vực dịch vụ chưa chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong ba khối ngành và lại có xu thế đi xuống, chỉ ở mức
36,31% trong 3 năm trở lại đây.
1.3. Tăng trưởng kinh tế đã tạo nền tảng phát triển xã hội:
Bên cạnh việc tập trung tăng trưởng kinh tế, Phú Thọ cũng rất quan tâm
tới các vấn đề xã hội.
Trong giai đoạn 2010 -2015 đã giải quyết việc làm cho trên 115 nghìn

lao động (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 22 nghìn lao động),
năm 2016 là 14,5 nghìn lao động.


13
Tỷ lệ thất thiệp thành thị xuống mức 2,6 % (thấp hơn bình quân chung
cả nước) giai đoạn 2012 – 2015.
Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh từ 20,34 % năm 2010 xuống 7,89% năm
2015 (bình quân giảm 2%/năm), đến nay tỉnh đã được đưa ra khỏi danh sách
các tỉnh nghèo.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã sớm hoàn thành mục tiêu phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở
đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5% so với giai đôạn
2005 - 2010. Tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn người (bình quân
35,84 nghìn người/năm).
Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã đưa vào khai thác một số dự án
du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Lượng khách đến
thăm quan, du lịch và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng năm
đạt 6 - 7 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm, gấp 2,25 lần so với
năm 2010. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hoá
phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, góp phần khẳng định giá
trị lịch sử, văn hóa và tạo sự lan tỏa của không gian văn hóa vùng Đất Tổ.
2. Một số hạn chế:
2.1. Hạn chế thể hiện ở trạng thái tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa ổn định, nhất là nhóm ngành công
nghiệp xây dựng thể hiện trong 4 năm từ 2013 – 2016.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế
Đơn vị: %
Năm

Tốc độ tăng trưởng chung
Nông lâm nghiệp
CN xây dựng
Dịch vụ

2013
6,45
5,63
6,76
6,73

2014
5,32
3,82
5,2
6,42

2015
8,56
3,02
15,16
6,09

2016
8,12
5,16
11,66
6,99



14
Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ
Trong 4 năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ
cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm
ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Nhưng
xét chung trong giai đoạn 2013 - 2016, tốc độ tăng trưởng của 2
khu vực này chưa đều, nhất là nhóm ngành công nghiệp xây dựng.
2.2. Hạn chế thể hiện ở phương thức của tăng trưởng kinh tế:
Xét chung trong giai đoạn 2013-2016, sự chuyển dịch cơ cấu giữa
ba khu vực không mạnh. Mục tiêu đặt ra cho khu vực công nghiệp
xây dựng đến năm 2016 chiếm tỷ trọng khoảng 38% - 40% GDP
đã không đạt được, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá chậm trong
khi đây là những khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát
triển.
Bảng 3: Đóng góp của các ngành trong GDP tính theo tỷ lệ %
Năm

Tổng số

2014
2015
2016

100
100
100

Nông, lâm nghiệp

Công nghiệp


và thuỷ sản
26,79
24,88
24,04

và xây dựng
36,01
37,99
39,65

Dịch vụ
37,19
37,13
36,31

Nhìn từ góc độ dài hạn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, quá trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra
theo một quy hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, với một lộ trình hợp
lý và được bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt. Những năm qua là giai đoạn diễn
biến cơ cấu được định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và
địa phương, nhằm phục vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn, thậm chí mang
tính chụp giật. Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị điều chỉnh, phá vỡ,
hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầu thúc đẩy tăng
trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và theo hướng từng bước phát
triển kinh tế tri thức.
Kéo theo đó là cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch vẫn chậm:


15

Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế
Đơn vị: %
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

2013
63
17
20

2014
61,3
18,3
20,4

2015
57,2
21,9
20,9

2016
56
22,4
21,6

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ
Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành
khác, đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 48,8% tổng số

công ăn việc làm trong năm 2016 so với mức 63% năm 2013, lao động trong
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 17% lên 22,4%, lao động trong
nhóm ngành dịch vụ từ 20% lên 21,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong ngành
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (55% năm 2016 gấp 2,6 lần tỷ lệ lao động
trong ngành dịch vụ).
2.3. Hạn chế thể hiện ở hiệu quả của tăng trưởng kinh tế:
- Hệ số ICOR cao:
Bảng 5: Hệ số ICOR của Phú Thọ, giai đoạn 2013-2016
Tăng trưởng
Năm
2013
2014
2015
2016

GDP (%)
6,45
5,32
8,56
8,12

Tỷ lệ đầu tư so với
GDP (%)
ICOR
50,5
7,8
51,2
9,6
59,2
6,9

63,7
7,8
Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ

Nhìn trên góc độ cả nước, trong giai đoạn 2011 – 2014, hệ số ICOR của
Việt Nam là 4,62 thì hệ số ICOR của tỉnh Phú Thọ có thể nói là ở mức khá lý
tưởng. ICOR có xu hướng giảm trong năm 2015 nhưng lại tăng lên trong năm
2016 và bằng của năm 2013 là 7,8 điều đó nói lên rằng để tăng thêm 1% GDP
thì ngày càng phải tăng thêm tỷ lệ vốn đầu tư/GDP. Hệ số ICOR cao phản ánh
hiệu quả đầu tư ở mức thấp.


16
- Hiệu quả sử dụng lao động của tỉnh thấp thể hiện ở năng suất lao
động thấp và tôc độ tăng năng suất lao động cũng thấp:
Bảng 6: Năng suất lao động của tỉnh Phú Thọ
Năng suất lao động (giá
Năm

thực tế)

2013
2014
2015
2016

(triệu VND/người/năm)
47,66
49,79
56,11

60,82

Tốc độ tăng năng suất lao

Tốc độ tăng trưởng

động (giá so sánh) (%)

GDP (%)

1,25
1,45
3,26
3,61

6,45
5,32
8,12
8,56

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ
Năng suất lao động xã hội (được tính bằng GDP theo giá thực tế chia
cho tổng số lao động đang làm việc) của tỉnh Phú Thọ còn rất thấp: năm 2013
đạt khoảng 47,66 triệu đồng/người/năm. Đó là những con số rất khiêm tốn so
với cả nước (68,6 triệu đồng/người/năm). Trong cả giai đoạn 2013- 2016 năng
xuất lao động của tỉnh cũng có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm và đặc biệt
năng xuất lao động năm 2016 vẫn còn thấp hơn năng xuất lao động của cả
nước năm 2016 (84,4 triệu đồng/ người/năm) rất nhiều.
Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những tác động
không tốt tới tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp,

ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao
mức sống
2.4. Hạn chế thể hiện ở khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp:
Từ năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 42,5%, năm 2016 đạt
58% nhưng trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chỉ tăng từ 28% lên
36,5% (trung bình 1,4%/năm)
- Thu nhập bình quân đầu người:
Bảng 7: Thu nhập BQ đầu người 1 tháng ở Phú Thọ so với cả nước và
các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc


17

Tỉnh

Thu nhập BQ đầu

Thu từ

người 1 tháng (nghìn

tiền

đồng)

lương,
tiền công


Chia theo nguồn thu (%)
Thu từ
Thu từ
nông lâm
phi nông
Thu khác
nghiệp,
nghiệp
thuỷ sản

Trung du và miền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

núi phía Bắc
Quảng Ninh
Thái Nguyên
Vĩnh Phúc
Bắc Giang
Phú Thọ
Lào Cai
Yên Bái

Tuyên Quang
Lạng Sơn
Cao Bằng

2.033,0
3.791,0
3.023,0
2.847,0
2.767,0
2.367,0
1.853,0
1.802,0
1.757,0
1.684,0
1.640,0

44,6
52,2
53,7
51,4
44,9
51,5
39,9
42,9
42,0
48,0
53,7

27,4
13,1

18,3
11,9
21,3
22,6
24,7
27,5
29,5
27,1
25,5

18,4
23,8
21,8
26,7
21,1
13,0
30,4
20,5
18,7
16,3
12,0

9,5
10,9
6,2
10,1
12,8
13,0
5,0
9,1

9,8
8,5
8,9

Nguồn: Kết quả điều tra mức sống năm 2016, Tổng cục thống kê
Trong 10 tỉnh trên, Phú Thọ xếp thứ 5 về mức thu nhập bình quân đầu
người, bằng 62,43% so với tỉnh đứng đầu là Quảng Ninh (3.791 nghìn đồng),
nhưng chênh lệch không nhiều so với các tỉnh đứng thứ 2 đến thứ 4 (từ 3.023
ở Thái Nguyên đến 2.767 nghìn đồng ở Bắc Giang1.640 nghìn đồng ở tỉnh
thấp nhất là Cao Bằng). Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh
có tăng trưởng qua từng năm nhưng vẫn chỉ đạt ở mức trung bình so với bình
quân chung của cả vùng trung du và miền núi phía bắc.
- Tăng trưởng làm gia tăng ô nhiêm môi trường
Sự phát triển kinh tế trong thời gian qua của Phú Thọ mang trong mình
những hiểm họa về môi trường sinh thái. Do chú trọng vào tăng trưởng kinh
tế ít chú ý tới bảo vệ môi trường, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng
lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân
đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Quá trình đô thị hoá tăng nhanh
kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt,
không khí và ứ đọng chất thải rắn...
Trong những năm gần đây, môi trường đô thị và công nghiệp của Phú
Thọ có những biến đổi theo những chiều hướng khác nhau đan xen giữa tích


18
cực và tiêu cực. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số và đô thị
hoá, sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới, nếu không có các biện
pháp quản lý, bảo vệ hợp lý thì môi trường đô thị và công nghiệp của Phú Thọ
sẽ còn biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Tuy các hoạt động bảo vệ môi
trường đã có những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như mở rộng diện tích đất có

rừng che phủ, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; tăng số hộ
được sử dụng nước sạch, tăng tỷ lệ thu gom chất thải đô thị... Nhưng mức độ
ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia
tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sức khoẻ của con người.
3. Đánh giá chung chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ
Tóm lại, mặc dù cho đến nay, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành
tựu về tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 4
năm 2013 - 2016 liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đây là
động lực lớn, là điều kiện cần thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những yếu tố
thành công bề nổi khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ,
nhìn một cách toàn diện xét trên chất lượng tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng
chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Quan trọng hơn, đã xuất hiện nhiều dấu
hiệu cảnh báo về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Trên góc độ kinh tế, nếu xét về quan hệ với biến động cơ cấu kinh tế
của các khu vực, các thành phần kinh tế, cũng như các ngành, nhóm ngành và
quan hệ với các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, ta có thể thấy quá trình tái cơ cấu
kinh tế diễn ra chậm chạp. Nếu xét theo quan hệ với các chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế và khả năng cạnh tranh, thì chất lượng tăng trưởng càng bộc lộ nhiều hạn
chế, nhất là năng suất lao động quá thấp, điều này chứng tỏ rằng tỷ suất lợi
nhuận thấp và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế đang ở mức đáng báo
động. Những dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế có hiệu quả thấp, sức cạnh
tranh yếu và ít có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.


19
Trên góc độ xã hội - môi trường, những thành công trong tăng trưởng
kinh tế đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày
càng tăng, là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, cũng như
làm cơ sở cho việc nâng cao phúc lợi xã hội; thể hiện ở mức thu nhập tăng, tỷ

lệ nghèo đói giảm, hỗ trợ các dịch vụ công tăng, phát triển tốt dịch vụ y tế và
chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế đang kéo theo
sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Đồng thời, môi trường tự nhiên
đang suy thoái nhanh chóng dưới áp lực tăng trưởng bằng mọi giá, tăng
trưởng theo kế hoạch đề ra.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH PHÚ THỌ TỚI NĂM 2020
I. Mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
tỉnh Phú Thọ tới năm 2020:
1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới năm 2020
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Xây dựng Phú
Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng: là một trong những trung tâm khoa
học, công nghệ; giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và
là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng
điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước. Đến


20
năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những
tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Với các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:
1.1. Về kinh tế
- Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân
đầu người so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến
năm 2020 cao hơn 1,3 – 1,5 lần cả nước và vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ. Trong chỉ đạo, điều hành cố gắng phấn đấu ở mức cao hơn;
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng là 4546%, dịch vụ 35-36%, nông, lâm nghiệp 19 – 20%; đến năm 2010, cơ cấu

kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng là 50 – 51%, dịch vụ 40-41%, nông,
lâm nghiệp 9 – 10%;
- Thu ngân sách đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,5 – 12% GDP và đạt
17 – 18% GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300 – 320
triệu USD và đạt 500 – 520 triệu USD vào năm 2020;
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 đạt
124 – 125 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 28 – 29
nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 35-36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn
2016 – 2020 đạt 60 – 61 nghìn tỷ đồng.
1.2. Về xã hội
- Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục
bậc trung học vào năm 2015; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa
thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân;
- Đến năm 2010, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 7 bác sĩ
và 22,3 giường bệnh/1 vạn dân; năm 2015 có 9 bác sĩ và 28 giường bệnh/1
vạn dân và đến năm 2020 có 11 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;
- Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa


21
thông tin cơ sở từ tỉnh tới cấp xã, phường, thôn, bản để khắc phục tình trạng
chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa nhằm từng bước nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 và 70 – 75% vào
năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm
2020.
1.3. Về môi trường
- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 50% năm 2010 và trên 55% vào năm 2020;
- 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc

trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; tốc độ đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp đạt bình quân khoảng 20%/năm; trên 50% số huyện, thành
phố, thị xã xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải
nguy hại; tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt 85%;
- Đến năm 2020, tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt trên 90%; 100%
số hộ nông dân sử dụng công trình vệ sinh hợp quy cách.
2. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú
Thọ tới năm 2020
Định hướng chung của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 là đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền
vững để tránh nguy cơ tụt hậu; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý;
thu hút và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh
dựa vào lợi thế so sánh động; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đáp ứng
ngày càng đầy đủ hơn phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường; cụ thể như sau:
Thứ nhất: đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu
trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực như: phát triển các
ngành có lợi thế về tài nguyên; phát triển nhanh công nghiệp cơ khí, điện tử,
công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng,
đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu


22
công nghiệp mới, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công
nghiệp và làng có nghề;
Thứ hai: phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng; trong đó, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, tập trung
phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng,
viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm du lịch, dịch vụ lớn;
Thứ ba: phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên phát
triển vùng kinh tế Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh – thị xã Phú Thọ và các

khu, cụm công nghiệp. Hoàn thành việc triển khai thực hiện các dự án trọng
điểm về giao thông (đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai, đường Hồ
Chí Minh, cầu Đức Bác, cầu Chí Chủ, cầu Ngọc Tháp, cầu Đồng Luận.
v.v…);
Thứ tư: nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng tiềm
lực khoa học công nghệ. Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, cao
đẳng và dạy nghề của Tỉnh đạt trình độ quốc gia và quốc tế.
II. Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020:
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Đối với nguồn vốn ngân sách: huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn từ ngân sách địa phương và sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương để
đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn; có
chính sách phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển đô
thị, công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.
- Đối với các nguồn vốn bên ngoài; cùng với việc làm tốt công tác thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tranh thủ các nguồn vốn ODA để
tập trung cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế tuyến tỉnh, huyện; nước sinh
hoạt; xử lý nước thải, vệ sinh môi trường; phát triển lưới điện nông thôn, hạ
tầng đô thị.


23
- Đối với nguồn vốn huy động của dân và doanh nghiệp: có cơ chế,
chính sách để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát
triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạng thực hiện chính sách xã hội hóa, khuyến
khích nhân dân tham gia các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng văn hóa
– xã hội theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tập trung phát triển quy mô và mạng lưới đào tạo, tăng cường năng lực

đào tạo của các trường đại học đa ngành, trường cao đẳng, trung cấp, các cơ
sở đào tạo nghề. Đẩy mạnh kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, liên
thông giữa đào tạo và sử dụng lao động xuất khẩu, chú trọng việc liên kết đào
tạo nghề đối với người lao động nông nghiệp và đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục và dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa và mở rộng hợp tác
quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với định hướng phát triển
ngành nghề sản xuất, kinh doanh, tạo động lực khuyến khích người lao động
phát huy sức lực, trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Có chính sách thu
hút nguồn lao động chất lượng cao từ các địa phương khác đến làm việc tại
tỉnh.
3. Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất, đẩy mạnh việc ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào các ngành sản xuất và dịch vụ.
Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng
đại trà những tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ; sử dụng có
hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và có chính sách thu hút cán bộ
khoa học, doanh nhân, nghệ nhân giỏi về công tác tại Tỉnh, chính sách ưu đãi
cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản
xuất.


24
Tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, huy động sự
tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và có chính sách ưu
đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đồng
thời nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành,
các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong việc bảo vệ và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, bảo đảm giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế
- xã hội bền vững.
4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành
chính, làm khâu đột phá cho thời kỳ từ nay đến năm 2020
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế về kinh tế,
về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với điều
kiện của Tỉnh và đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp
tục thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản hóa các thủ tục, công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục, các
khoản phí, lệ phí, rút ngắn thời hạn, tiết kiệm tiền của, công sức trong giải
quyết công việc đối với tổ chức, công dân. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây
dựng mạng lưới các tổ chức dịch vụ pháp lý trên địa bàn để tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận pháp luật, dùng pháp luật để bảo vệ các
quyền và lợi ích của mình;
Tăng cường việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức gắn với việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao năng lực điều hành của chính
quyền các cấp, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tăng
cường tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của từng tổ chức, cá
nhân trong thực thi nhiệm vụ. Đầu tư hoàn thiện hệ thống trụ sở làm việc của
cơ quan hành chính các cấp gắn với đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin theo mô hình Chính phủ điện tử và tổ chức triển khai áp dụng hệ thống
quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2001.
5. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hợp tác và mở rộng thị trường


25
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, đào
tạo nguồn nhân lực .v.v… với các tỉnh nằm trong hành lang kinh tế từ Hà Nội
– Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), các tỉnh có địa giới hành
chính giáp với Phú Thọ và các địa phương khác trong cả nước. Nghiên cứu

xây dựng và đề xuất với Chính phủ cho thực hiện cơ chế đặc thù để nâng cao
hiệu quả hợp tác thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước;
Quan tâm mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao chất
lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị
trường một cách vững chắc, quan tâm hơn nữa việc quảng bá thương hiệu cho
các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của Tỉnh.

KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong 4 năm gần đây đã đạt được
những thành tích đầy ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm
nghèo. Về cơ bản, những thành tích tăng trưởng đã đến được với đại bộ phận
người dân, thể hiện ở mức tăng thu nhập và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân
cư trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân tạo ra được thành tích
đó là những cơ sở phát triển con người được tạo dựng từ những năm trước
cũng như những nỗ lực cải cách nhiều mặt tạo ra những cơ hội việc làm và
thu nhập đáng kể trong những năm qua.
Tuy nhiên, có những lo ngại không phải không có căn cứ về chất lượng
và sự bền vững của những thành tích tăng trưởng của tỉnh Phú Thọ. Tăng


×