Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đối âm cơ bản(tt3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.2 KB, 11 trang )

Hình 94
Loại thứ 2 được viết cho một bè và loại thứ 1 cho 2 bè kia.
Tất cả những khuyến cáo cho loại thứ 2 trong đối âm 2 bè phải được lưu ý trừ phi có ghi chú khác, đặc biệt
là những khuyến cáo liên quan đến các quãng đúng nối tiếp nhau.
Quãng 5, khi ở bè thấp nhất phải được sử dụng như trong đối âm 2 bè ngoại trừ khi được dùng trong hợp
âm V43 hoặc hợp âm chủ 6/4 kết.
Có thể sử dụng hợp âm V43 tại phách yếu và đòi hỏi phải bỏ quãng 3 [Hình 95a].
Có thể bỏ quãng 3 (b) hoặc nhân đôi quãng 3 (c) tại phách yếu trong loại thứ 2 này và các loại tiếp theo
[Hình 95].
Hình 95
Có thể tiến đến quãng 7 thứ hoặc giảm bằng bước nhảy theo chiều đi lên tại phách yếu trong bất kỳ bè nào.
Điều này thường đòi hỏi phải bỏ một nốt của hợp âm tại phách yếu.
Có thể sử dụng quãng 9 trưởng hoặc thứ theo cách này ngoại trừ trong bè thấp nhất với điều kiện là phải
có ít nhất một quãng 9 ở trên âm gốc [Hình 96].
Hình 96
Tiến hành từ hợp âm viiO6 đến hợp âm V ở thể gốc hoặc ở bất kỳ thể đảo nào trong cùng một ô nhịp là tốt
[Hình 97]. Chỉ sử dụng b và c khi sử dụng loại khác ngoài loại thứ 1 trong 2 bè hoặc trong nhiều bè.
Hình 97
Mỗi ô nhịp thường phải chứa một hợp âm trọn vẹn. Nếu chưa trọn vẹn tại phách đầu thì phải đưa các
quãng thiếu của hợp âm vào phách thứ 2 [Hình 98].
Hình 98
Các giải kết trong Hình 99 là tốt và sẽ đề xuất thêm nhiều cách khác. Việc sử dụng loại thứ 4 được cho
phép như tại a. Một nốt có thể được lặp lại trong giải kết cuối theo tất cả các loại như tại b.
Hình 99
BÀI TẬP
Với giai điệu không đổi a, viết tất cả các bè theo loại thứ 1 như đã được hướng dẫn.
Với giai điệu không đổi b, viết một bè theo loại thứ 2. Viết 3 lần bằng cách thay đổi giai điệu không đổi và bè
đối âm lần lượt vào từng bè.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 100
Hình 101


Những đề xuất cho loại thứ 2 trong cả 2 bè, trong đối âm 2 bè, được áp dụng cho 2 bè nào được soạn theo
loại thứ 2 trong đối âm 3 bè.
Những hòa âm bất thường đôi khi xuất hiện tại phách yếu. Tất cả các âm trong hòa âm bất thường này đều
xa lạ với hợp âm tại phách mạnh và do đó được xem là âm nghịch. Cần phải lưu ý điều này khi có 2 bè
hoặc nhiều bè được viết theo loại khác ngoài loại thứ 1 [Hình 102].
Hình 102
Tại Hình 102a, hòa âm bất thường F-A-C ở phách yếu. Nốt F và A là xa lạ với hợp âm C-E-G ở phách
mạnh cà được xem là âm nghịch. Tại b, nốt F và A được rời đi bằng bước nhảy là không được phép.
Loại thứ 2 có thể được viết liên tục trong tất cả các bè. Những âm xuất hiện tại phách yếu phải là âm thuận
với nhau và những âm nào xa lạ với hợp âm ở phách mạnh phải được xem là âm nghịch [Hình 103].
Hình 103
Có thể pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 2 với nhau như trong Hình 104.
Hình 104
Các giải kết trong Hình 105 là tốt và sẽ đề xuất thêm nhiều cách khác. Những giải kết theo loại thứ 1 cũng
có thể được sử dụng.
Hình 105
BÀI TẬP
Với giai điệu không đổi a, viết đối âm theo loại thứ 2 cho một bè. Viết theo 3 cách theo như yêu cầu trong
bài tập trước.
Viết các câu nhạc 8 ô nhịp có pha trộn loại thứ 1 và loại thứ 2 trong tất cả các bè.
Với giai điệu không đổi b, viết đối âm theo loại thứ 2 cho 2 bè kia. Viết thêm 2 bài đối âm với giai điệu không
đổi ở từng bè khác nhau.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 106
Hình 107
Những đề xuất cho loại thứ 3 trong đối âm 2 bè cũng như những đề xuất trong việc viết đối âm 3 bè theo
loại thứ 2 cũng được áp dụng khi viết đối âm 3 bè theo loại thứ 3.
các giải kết trong Hình 108 là tốt và sẽ đề xuất thêm nhiếu cách khác.
Hình 108
BÀI TẬP

Với giai điệu không đổi a, viết một bè theo loại thứ 3. Viết 3 cách theo như yêu cầu trong các bài tập trước.
Với giai điệu không đổi b, viết 2 bè theo loại thứ 2 theo như yêu cầu trong các bài tập trước.
Viết câu nhạc 8 ô nhịp với tất cả các be theo loại thứ 2.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 109

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×