Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.85 KB, 41 trang )

BÀI 1:
HƯỚNG DẪN TRẺ MẶC QUẦN ÁO VÀ CHẢI ĐẦU
Số tiết: 1 tiết
Tiết 1: Học ngày 10/9/2016
I. Mặc quần áo
1. Chuẩn bị
Quần áo của trẻ thường mặc, nên là quần áo rộng dễ cởi, dễ mặc như
áo cài khuy trước, quần chun, quần ống rộng.
2.Hướng dẫn
Trước khi hướng dẫn cho trẻ giáo viên cần giới thiệu lần lượt đặc
điểm của quần, áo: mặt trái, mặt phải, măt trước, mặt sau.
Đối với trẻ bé, việc hướng dẫn cho trẻ phải lần lượt, từ từ từng thao
tác để trẻ quan sát một hai lần cách cởi áo, thay áo, cài khúc, sau đó để từng
trẻ tự làm vài lần.
Cô giáo chỉ cho trẻ biết đặc điểm của áo cài cúc trước: phía trước của áo có
hàng cúc cài; Khi cởi phải cởi cúc lần lượt, cởi hết hàng cúc giữa sau đó cởi
từng tay một. Khi mặc áo cũng lần lượt xỏ từng tay một và kéo hai vạt áo so
bằng rồi cài cúc từ dưới lên để khỏi bị lệch vạt.
Cởi, mặc áo chui đầu: áo có đặc điểm khác áo cài khuy là không có
khuy mở, cổ áo phía trước thường thấp hơn phía sau.
Khi cởi áo cần co tay kéo áo lên phía đầu và cởi tuần tự tay từng bên,
sau đó kéo áo qua đầu.
Khi mặc áo, hướng dẫn trẻ để áo đúng mặt trước sau, xỏ từng tay áo
một sau đó mới chui kéo áo qua đầu.
Cởi mặc quần chun, quần có khóa cài: Với quần chun, cô nên hướng
dẫn trẻ ngồi xuống giường hoặc ghế để có chỗ tựa và cởi, mặc lần lượt từng
chân một.
Với quần cài khóa kéo, nhắc trẻ kéo từ từ tránh kéo lệch bên khóa bị
mắc kẹt da thịt.
II. Hướng dẫn trẻ cách chải đầu



* Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một lược chải tóc, giá để lược, gương soi
* Hướng dẫn
Tay phải cầm lược, tay trái vén rẽ tóc ra hai bên đường ngôi và lần
lượt chải từng bên. Chải dần tóc từ ngọn dần lên gốc tóc để tóc không bị rối,
đau đầu trẻ.
* Lưu ý: Thực hiện tốt quy trình chăm sóc trẻ một cách thường xuyên
theo đúng quy định là đã góp phần hình thành cho trẻ những kỹ năng sống
cần thiết trong sinh hoạt tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, biết giữ gìn vệ
sinh thân thể, biết ăn ngủ hợp vệ sinh tạo tiền đề tốt cho tương lai mai sau
của mỗi đứa trẻ.
BÀI 2:
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
Số tiết: 5 tiết ( Từ tiết 2 đến tiết 6).
Ngày học: 25/9/2016 đến 15/10/2016.
Tiết 2: Học ngày 25 tháng 9 năm 2016
I. NỘI DUNG GIÁO DỤC DDSK BẬC HỌC MẦM NON
1. Đối với trẻ dưới 18 tháng
- Giáo dục trẻ có thói quen ăn uống sạch sẽ, gọn gàng.
- Tập cho trẻ quen dần với các món ăn đa dạng được chế biến từ thực
phẩm sẵn có ở địa phương, không kiêng khem một cách vô lý.
2. Với trẻ trên 18 tháng
- Dạy và rèn cho trẻ một số thói quen vệ sinh ăn uống, ăn nhiều loại
thức ăn, ăn hết xuất để khoẻ mạnh thông minh, chóng lớn...
3. Đôí với trẻ mẫu giáo
- Dinh dưỡng là cách thức cơ thể sử dụng các thức ăn cho sức khoẻ
mạnh, lớn lên và phát triển.



- Các thực phẩm tốt quan trọng cho sức khoẻ, sự tăng trưởng và cho
hoạt động hàng ngày của chúng ta.
- Có nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Nguồn gốc thực phẩm quan trọng là thức ăn có nguồn gốc thực vật
và động vật.
- Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, hương vị, tính chất, mùi vị,
kích thước, hình dạng...
- Thực phẩm được phân loại theo các nhóm sau đây:
+ Nhóm sữa, thịt, trứng, cá.....cung cấp chất đạm.
+ Nhóm vừng, dầu mỡ, lạc......cung cấp chất béo.
+ Nhóm rau củ quả cung cấp vi ta min và muối khoáng.
+ Nhóm gạo, mì ngô, khoai, sắn cung cấp chất bột đường, năng
lượng.
- Bữa ăn tốt bao gồm các thực phẩm khác nhau trong các nhóm
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn ( sự hấp dẫn của thức ăn, sự
sạch sẽ, cách chuẩn bị thức ăn, môi trường bầu không khí trong khi ăn, sự
chào đón thức ăn mới)
- Chúng ta chọn thức ăn vì nhiều lý do ( Hiểu được ích lợi của thức
ăn đối với cơ thể, sự sãn có của thức ăn và giá cả, các thói quen của gia đình
và cá nhân, thẩm mĩ, thẩm mĩ, phong tục, văn hoá xã hội )
4. Nhu cầu năng lượng trong một ngày của trẻ từ 1 - 5 tuổi như sau:
- Nhà trẻ: 1180 Kcal
- Trẻ mẫu giáo: 1470 Kcal
* Nhu cầu năng lượng tại trường/ngày
- Nhà trẻ: 708 - 826 Kcal
- Trẻ mẫu giáo: 735 - 882 Kcal
II/ HÌNH THỨC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE


- Trò chuyện về thực phẩm và thức ăn trong bữa ăn ( sáng, phụ).

- Chơi lô tô, chơi ngón tay.
- Đọc sách, kể chuyện.
- Hát, đọc thơ, đồng dao.
- Đóng kịch – Ngày nghỉ, lễ hội, sinh nhật.
- Bản tin cho cha mẹ.
- Chuẩn bị bữa phụ – Làm vườn khoa học.
- Thăm trang trại - Đi chợ, đi siêu thị.
- Tạo hình – Bé tập nấu ăn.
- Các tính huống trong sinh hoạt hằng ngày.
Tiết 3+4: Học ngày 5 tháng 10 năm 2016
III/ 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯƠNGC GIAO ĐOẠN 2011- 2020
Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm:
chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn
tôm, cua, cá và đậu đỗ.
Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nờn ăn
vừng lạc.
Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.
Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo
quản thực phẩm.
Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.
Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bỳ mẹ đến 24 tháng.
Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và
các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.


Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý,
không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.

IV/ MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SDD BẬC HỌC MẦM NON
1. Tổ chức ăn tại nhà trẻ mẫu giáo
- Vận động trẻ ăn tại trường theo khẩu phần thực đơn, đảm bảo theo
chương trình CSGD trẻ.
- Phối hợp nhiều loại thức ăn, tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của
địa phương
- Xây dựng bếp 1 chiều đảm bảo VSATTP.
- Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, đảm bảo trẻ ăn hết xuất, hợp vệ sinh.
2. Xây dựng hệ sinh thái VAC trong nhà trường tạo nguồn thực phẩm sạch
tại chỗ.
3. Tổ chức tốt việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, tổ chức cân đo, theo
dõi biểu đồ, tổ chức khám sức khoẻ theo định kỳ cho trẻ, theo dõi việc tiêm
chủng phòng bệnh cho trẻ. Thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an
toàn thực phẩn trong trường mầm non.
4. Tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua bữa
ăn, giờ chơi, giờ học, dạo chơi ngoài trời, qua trò chơi, tranh chuyện.
- Giáo dục DD và SK cho các bậc cha mẹ thông qua góc tuyên truyền,
tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo, hội thi.
5. Tạo mọi điều kiện để trẻ được vui chơi, thoải mái, phù hợp với từng lứa
tuổi, ngủ sạch, ngủ đúng giờ tại trường.
6. Mô hình muốn tồn tại bền vững phải có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, sự chỉ đạo hướng dẫn của
GDMN các cấp.
Tiết 5+6: Học ngày 15/ 10/ 2016
V/ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON


KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
1. Khái niệm
Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá

trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.
2. Phân loại
- Trẻ nhẹ cân: trẻ có cân nặng thấp hơn so với trẻ cùng tuổi và cùng giới
- Trẻ thấp còi: trẻ có chiều cao thấp hơn so với trẻ cùng tuổi và cùng giới
- Trẻ gầy còm: trẻ có cân nặng thấp hơn so với trẻ có cùng chiều cao
Suy dinh dưỡng: Hậu quả cho sức khỏe
 Hậu quả đối với sức khỏe hiện tại (khi còn bé):
 SDD cấp tính nặng làm nguy cơ tử vong ở trẻ tăng gấp 20 lần;
 SDD nặng (thấp còi, gày còm) dẫn đến 45% các ca tử vong ở
trẻ dưới 5 tuổi (tương đương hơn 3 triệu ca tử vong trẻ em mỗi
năm trên toàn cầu);
 Hệ miễn dịch yếu hơn;
 Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cao hơn, bao
gồm tiêu chảy và viêm phổ
* Hậu quả đối với sức khỏe lâu dài (khi trưởng thành):
– Cao huyết áp,
– Tiểu đường,
– Bệnh tim mạch,
– Béo phì
→ Gánh nặng lớn cho hệ thống y tế
NGUYÊN NHÂN CỦA SUY DINH DƯỠNG
 Khi mang thai và khi cho con bú bà mẹ không được ăn uống và nghỉ
ngơi hợp lý, không được bổ sung vi chất dinh dưỡng


 Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn
 Trẻ trên 6 tháng tuổi không được ăn bổ sung đủ số lượng và chất
lượng
 Mẹ bận rộn, ít thời gian chăm sóc con
 Trẻ hay mắc bệnh, chăm sóc khi bệnh và sau khi bệnh chưa tốt

 Thiếu nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm
chưa tốt
Các loại can thiệp
 Can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu giải quyết các nguyên nhân trực tiếp
của suy dinh dưỡng, như khẩu phần ăn không đủ, và một số nguyên
nhân gián tiếp về thực hành nuôi dưỡng và tiếp cận với thực phẩm.
 Can thiệp liên ngành có liên quan đến dinh dưỡng có thể giải quyết
các nguyên nhân gián tiếp và cơ bản của suy dinh dưỡng bằng cách
đưa các mục tiêu và hoạt động dinh dưỡng vào nhiều lĩnh vực. Chúng
cũng có thể dùng như là môi trường hỗ trợ cho can thiệp dinh dưỡng
đặc hiệu.
Vai trò năng lượng
- Cơ thể cần năng lượng cho chuyển hóa cơ bản như các hoạt động trao
đổi chất ở của các tế bào, tái tạo mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng
trưởng, tiêu hóa thức ăn và hoạt động thể lực...
- Cung cấp năng lượng không đủ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện
tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu
kéo dài sẽ dẫn đến tích luỹ năng lượng thừa dưới dạng mỡ, đưa đến tình
trạng thừa cân và béo phì
Vai trò Lipid


- Chất béo trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế
bào, và dự trữ trong các mô như là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.
- Trẻ từ 1-3 tuổi năng lượng do lipid cung cấp đạt 35-40% năng lượng
tổng số và đạt 20-25% ở nhóm 4-6 tuổi. Trong đó lipid có nguồn gốc thực
vật nên chiếm khoảng 30-50% lipid tổng số, acid béo no không được
vượt quá 10% năng lượng khẩu phần
* Vai trò Glucid
- Glucid có vai trò quan trọng nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài vai trò sinh năng lượng, glucid còn có vai trò tạo hình vì có mặt
trong thành phần tế bào, tổ chức và tham gia chuyển hoá lipid.
- Năng lượng từ glucid cung cấp khoảng 55-60% năng lượng khẩu phần
Vai trò của Canxi
- Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo
chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường, tham gia vào tất cả các
quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Canxi có nhiều trong sữa, cua, cá,
tôm, ốc, hến…
- Nhu cầu calci đối với cơ thể được xác định trong mối tương quan với
phospho: Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, tỷ số Ca/P đạt mức tốt nhất là 1-1,5
- Sự hấp thu và chuyển hóa calci và phospho trong cơ thể được điều hòa
bởi vitamin D, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
Vai trò của Sắt
- Sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào nhiều thành phần các
men quan trọng trong cơ thể.
- Sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, tim, bầu
dục, lòng đỏ trứng, thịt, cá, đây là nguồn sắt có giá trị sinh học cao, ngoài
ra sắt còn có trong các loại đậu đỗ và rau có màu xanh đậm như rau
muống và rau ngót...


- Bữa ăn cần có thực phẩm giầu vitamin C để hỗ trợ hấp thu sắt
Vai trò của Kẽm
- Kẽm là vi chất dinh dưỡng tham gia vào cấu trúc enzym, điều hòa các
hoạt động của các phản ứng sinh học, nhất là sinh tổng hợp protein ảnh
hưởng tới các quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và miễn dịch.
- Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như hải sản, trai, sò, hàu,
thịt, cá, lươn và một số loại ngũ cốc nhưng kẽm nguồn thực vật có giá trị
sinh học thấp hơn so với kẽm trong các loại thức ăn nguồn động vật.
Vai trò Vitamin A

- Vitamin A là Vitamin tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống
quáng gà và các bệnh khô mắt; đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ
xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da; tăng cường sức đề kháng của cơ thể
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
- Nguyên nhân thiếu: chế độ ăn của bà mẹ, của trẻ, tình trạng nhiễm trùng
- Phòng chống: Bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn, bổ sung viên nang
Vai trò Vitamin C
- Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một
chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa
có hại
- Nguồn cung cấp: Rau đặc biệt rau có màu xanh đậm, Quả chín

BÀI 3: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
MẦM NON ( 2 TIẾT).
Số tiết: 3 tiết ( Từ tiết 7 đến tiết 9).
Ngày học: 3/11/2016 đến 15/11/2016.
Tiết 7+8 : Khái niệm và những nguyên tắc.
Học ngày 6/11/20116


I. Khái niệm
Tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non là xây dựng một môi
trường an toàn thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ
động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một
cách tích cực. MT có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ và giáo viên, hỗ trợ mục tiêu
chương trình và giáo viên có thể tự do quan sát trẻ. Môi trường đó gồm hai
bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ xung lẫn nhau là môi
trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất bao gồm: Toàn bộ phương tiện vật chất kể cả
trong nhà ( Kích thước, nền nhà, màu tường), cửa và ngoài trời ( sân vườn,

động vật nguyên vật liệu và thiết bị ) liên quan đến diện tích, nhiệt độ, ánh
sáng, tiếng ồn...
Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và
phát triển nhân cách: Giao tiếp giữa trẻ với người lớn, giữa trẻ với nhau và
với môi trường xung quanh, giữa trẻ ( Cô ) và gia đình ( Trẻ và cha mẹ ).
II. Những nguyên tắc thiết lập môi trường giáo dục
1. Môi trường không cố định mà thay đổi theo các chủ đề và chính
ngay trong từng chủ đề, GV cùng trẻ thiết kế MT gắn với từng chủ đề, việc
xây dựng môi trường phải được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện chủ
đề.
2. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, đảm bảo hợp vệ sinh.
3. Tạo ra bầu không khí thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi
mở và cơ hội cho trẻ học tập.
4. Kết hợp thành nơi thực hành để làm đồ dùng, đồ chơi: Giáo viên
làm, giáo viên và trẻ cùng làm, trẻ tự làm.


5. Đa dạng, phong phú và thể hiện văn hoá ở địa phương sử dụng
những thứ sẵn có ở xung quanh và sản phẩm do cô và trẻ tự làm và thương
xuyên thay đổi gây hứng thú cho trẻ.
6. Bố trí nơi để đồ của giáo viên và trẻ.
7. Có chỗ để nghỉ ngơi thư gión.
8. Phù hợp với số trẻ theo nhóm lớn và nhóm nhỏ
Tiết 9: Học ngày 15/11/2016
I. Thiết lập môi trường hoạt động cho trẻ
1. Sắp xếp không gian, tổ chức môi trường hoạt động trong lớp
Khi sắp xếp không gian trong trường, lớp cần chú ý đến những vấn đề
sau:
- Nhu cầu đặc biệt của trẻ: sự phát triển, tâm lý, sức khoẻ, cách chơi,
nhu cầu chơi.

- Yêu cầu của chương trình: Không gian được chia thành các góc hoạt
động là một thiết kế lý tưởng cho trẻ mầm non khám phá, chế tạo, thử
nghiệm và theo đuổi sở thích của mình.
- Tuỳ theo mục đích chung và mục đích riêng để bố trí các khu vực
hoạt động:
+ Nếu mục tiêu là để trẻ học các kỹ năng mới GV bố trí các bàn ghế
theo hàng nối.
+ Nếu mục tiêu nhằm nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho trẻ,
GV tổ chức các góc hoạt động về thể lực và trí lực.
+ Nếu mục tiêu là phát triển các kỹ năng xã hội, GV bố trí không gian
theo nhóm nhỏ như đóng vai, chơi gia đình…
- Các yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ: Như nguồn điện, ánh sáng,
phương tiện, thiết bị ở trong phũng và nhà vệ sinh, đồ dùng, dụng cụ, nguồn
nước…


- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
- Môi trường phải linh hoạt dễ thay đổi theo nội dung giáo dục: Tuỳ
theo điều kiện của nhóm lớp, GV có thể bố trí 3 đến 4 khu vực cố định. ở
các góc hoạt động có thể bố trí các góc sát tường, linh hoạt và triển khai
thành góc khi cần thiết.
- Không gian thực tế của lớp: Tuỳ theo lớp rộng hay hẹp
* Lớp mẫu giáo cần có các góc sau: Góc chơi đóng vai, góc tạo hình, góc
thư viện, góc xây dựng, góc khám phá khoa học, góc âm nhạc.
* Nhóm trẻ cần có những góc sau:
* Một số yêu cầu chung khi bố trí các góc hoạt động trong lớp
- Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong ngoài lớp phù hợp
thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ.
- Phòng học đảm bảo sáng sủa, sạch sẽ, nhiều khôg gian mở. Cửa, lối
đi ra vào sân được bố trí hợp lý.

- Trong phòng nên bố trí bàn ghế, kệ , tủ, giỏ thuận tiện, dễ thu dọn
khi cần thiết dành nhiều không gian cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, cả
lớp và nghỉ trưa.
- Nếu phòng, lớp qúa nhỏ, có thể để bớt đồ đạc, bàn ghế ra ngoài hiên
tạo nhiều không gian, diện tích cho trẻ hoạt động.
- Các khu vực hoạt động ( Góc chơi ) cần bố trí thuận lợi cho trẻ được
hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng, khuyến khích trẻ tự chọn
nơi chơi, các góc chơi và tự quy định chơi cái gì, chơi với ai…
- Trang trí môi trường, bố trí tranh ảnh trong lớp và các và các góc
hoạt động cần đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp, luôn tạo sự mới mẻ, hấp dẫn,
kích thích trẻ hoạt động.
- Các góc cần được trang trí hấp dẫn, thẩm mĩ cùng với tên gọi và hình ảnh
phù hợp, giúp trẻ nhận biết dễ dàng….


- Khu vực vệ sinh cần được bố trí gần vòi nước sạch, vệ sinh sạch sẽ,
an toàn thuận tiện cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Các khu vực chơi cũng được bố trí phản ánh văn hoá nơi trẻ sống
như trang phục, đồ dùng của địa phương.
- Dành những nơi nhiều ánh sáng cho các khu vực xem sách, tạo hình,
chăm sóc cây
- Việc trang trí trưng bày cần an toàn, hấp dẫn và phù hợp với tính
chất của từng hoạt động, độ tuổi và điều kiện của địa phương.* Nguyên vật
liệu, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu vô cùng phong phú đa dạng: Như
vận động cha mẹ đóng góp đồ dùng học tập đó qua sử dụng.
+ Vận động các cửa hàng, nhóm cộng đồng phụ huynh tặng trường,
lớp ( Hộp bia cát tông, vỏ chai lọ nhựa, giấy báo, tạp chí cũ….
+ Cô và trẻ tự tạo và làm nhưng chú ý những đồ dùng đó qua sử dụng
cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ dùng để chơi.

- Bàn ghế, đồ dùng để ngủ của trẻ phải chắc chắn có trọng lượng và
kích cỡ phù hợp với trẻ để trẻ có thể tự phục vụ.
- Đồ chơi: Lựa chọn nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng về
màu sắc và chủng loại, đầy đủ cho các góc phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý, phự hợp với các góc chơi để trẻ được thoải mái lựa chọn và đảm bảo tính
an toàn tuyệt đối với trẻ.
* Cách trang trí trưng bày
- Việc trang trí trưng bày cần an toàn, hấp dẫn và phù hợp với tính
chất của từng hoạt động, độ tuổi và điều kiện của địa phương.
- Khi tiến hành chủ đề nào thì môi trường phải phán ánh chủ đề đó. GV
và trẻ hoàn toàn sáng tạo trong thiết kế môi trường tương ứng với từng chủ
đề thể hiện quá trình diễn biến của từng chủ đề.


- Các sơ đồ mạng dán lên tường giúp cho GV và trẻ kiểm tra việc thực
hiện chủ điểm và tạo môi trường chữ viết cho trẻ
- Trang trí trưng bày được triển khai trong suốt thời gian tiến hành chủ
đề dưới nhiều hình thức và rất linh hoạt.

BÀI 4:
QUẢN LÍ NHÓM LỚP MẦM NON.
Số tiết: 5 tiết ( Từ tiết 10 đến tiết 14).
Ngày học: 2/12/2016 đến 20/12/2016.
Tiết 10+11+12: Học ngày 2/12/2016
1 Khái niệm quản lí trường`mầm non, quản kí lớp học:
a. Quản lí trường mầm non.
- Quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch cúa chủ thể quản lí (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ giáo viên để
chính họ tác động trực tiếp đến quản lí CSGDT nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục đối với tơngf độ tuổi và mục tiêu chung của từng bậc học.

b. Quản lí nhóm, lớp học.
- Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối trẻ.
- Từ khái niệm nêu trên cho thấy công tác quản lí cuả giáo viên mầm non
là qua trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đò vận hành và có
hiệu quả.
- Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo tành như: Mục
tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, kết
quả chăm sóc giáo dục trẻ. Các nhân tố của quá trình chăm sóc – giáo dục
trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò


định hướng cho sự vận động phát triển cuẩ toàn bộ quá trình và từng nhân
tố.
2.Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên non trong quá trình quản lí
nhóm lớp học mầm non:
- Giáo viên là người chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục
trẻ, họ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo
dục nhà trường. Vì thế giáo viên mầm non là nhâ tố quyết định trực tiếp chất
lượng giáo dục mầm non.
- Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng việc tổ chức quản lí điều hành,
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.Vì vậy giáo viên phải hết lòng yêu
thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm
cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt đảm bảo chăm sóc giáo
dục trẻ và có uy tín đối với phụ huynh với cộng đồng.
* Để quản lí lớp học có hiệu quả giáo viên mầm non cần nắm vững
các mặt sau.
- Hiểu được đặc điểm của từng trẻ.
- Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp.
- Quản lí trẻ hằng ngày.

- Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp.
- Xây dựng mối quan hệ giáo viên với cha mẹ trẻ.
* Để phát huy vai trò của mình, người giáo viên mầm non phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non,
phải thực hiện đầy đủ có chất lượng chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non


- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa
học cho cho cha mẹ trẻ.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ tốt của một công dân, các quy định
của pháp luật và điều lệ trường mầm non, tích cực tham gia các hoạt động xã
hội.
- Giữ gìn phẩm chất uy tín, danh dự của một nhà giáo; tôn trọng công
bằng với trẻ bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ
- Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học bảo quản tốt trang thiết bị nhóm lớp.
- Đoàn kết có trách nhiệm xây dựng tập thể không ngừng tiến bộ.
- Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.
- Thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu
trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
II.TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÍ
NHÓM/ LỚP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON.
1. Mục tiêu quản lí nhóm lớp học mầm non
- Mục tiêu quản lí nhóm lớp thực chất là những chỉ tiêu về hoat
độngcủa nhóm, lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm

vụ phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc
một năm học.
- Quá trình quản lí nhóm lớp phải xác định và phấn đấu thực hiện
những mục tiêu cơ bản sau đây:
+ Mục tiêu chất lượng: Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo.
+ Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu
chăm sóc giáo dục trẻ.


2. Nguyên tắc quản lí nhóm lớp mầm non.
- Nguyên tắc đảm bảm thực hiện mục tiêu của chương trình GDMN:
Là khi thiết kế, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phải hướng vào
mục tiêu, ND của chương trình GDMN, lựa chọn chủ đề, thiết kế các nội
dung, hoạt động nhằm đạt mục tiêu GD của độ tuổi.
- Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm thiết kế và tổ chức các hoạt động
CSGDT em: Đòi hỏi giáo viên khi thiết kế và tổ các HĐCSGD phải xuất
phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ, không áp đặt theo ý muốn của
giáo viên, đứa trẻ phải là chủ thể tích cực trong các hoạt động, GV chỉ là
điểm tựa là hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
- Nguyên tắc đảm bảo quản lí nhóm lớp mầm non vừa phải phù hợp
với đặc điểm phát triển chung. Đòi hỏi giáo viên khi thiết kế các tổ chức
hoạt động, rèn luyện một thói quen nề nếp nào đó cần phải vừa đảm bảo
phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí vừa phù hợp với nhu cầu hứng thú
khả năng của từng trẻ .
- Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và lực lượng
xã hội quản lí nhóm lớp. Đòi hỏi giáo viên phải kết hợp chặt chẽ với gia đình
trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ em, trong việc tổ chức duy trì
chữ số ổn định, ngoài ra giáo viên còn phối hợp với các ban nghành đoàn thể
để xây dựng và tổ chức cá HĐ CSGD phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn, phát triển cho trẻ em: Nguyên tắc
này đòi hỏi GV phải đảm bảo cho trẻ được chơi, được học được sinh hoạt
trong môi trường an toàn, ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh tắm rửa sạc sẽ, đồ
dùng đồ chơi đảm bảo an toàn.
+ Nguyên tắc đảm bảo xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt CSVC ,
trang thiết bị phục vụ nhóm lớp: Hiệu quả CSGD phụ thuộc vào cơ sở vật
chất trang thiết bị.


+ Để thực hiện được nguyên tắc trên người giáo viên cần phải thực
hiện tốt các nội dung sau.
+ Nghiên cứu và nắm vững chương trình GDMN về mục tiêu, NDGD
theo các độ tuổi.
+ Nghiên cứu nắm vững đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi của
nhóm lớp mình phụ trách, đặc diểm của từng trẻ trong lớp.
+ Dựa vào mục tiêu chương trình CSGD trẻ thiết kế tổ chức các hoạt
động CSGD phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của trẻ.
+ Khai thác thế mạnh của gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội trong
việc XDCSVC, trang thiết bị CSGD trẻ.
Tiết 13+14: Học ngày 20/12/2016.
III. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÍ NHÓM LỚP CỦA GIÁO VIÊN
MẦM NON TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1. Nội dung của quản lí nhóm lớp và cách thực hiện những nôi dung này
trong quá trình quản lí nhóm lớp của giáo viên mầm non.
1) Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm phát triển của trẻ.
- Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Bởi vì:
Muốn giáo dục con người phải hiểu con người về mọi mặt
- Vì thế, nắm vững đặc điểm cuẩ từng trẻ là một trong những nội dung
quan trọng của công tác quản lí nhóm lớp ở trường mầm non.

- Giáo viên mầm non cần phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ, nắm được
nhừng đặc điểm về thể chất, tam lí cuae trẻ cũng như thói que hành vi đạo
đức mà trẻ đã có…Từ đó lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù
hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mĩ, và
thích ứng với cuộc sống với môi trường.


* Để nắm được đặc điểm của trẻ, giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều
biện pháp khác nhau.
- Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu thập những thông tin cần thiết
về trẻ.
- Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, thường
xuyên gần gũi chuyện trò cùng trẻ.
- Tạo tình uống để trẻ bộc lộ đặc điểm…
Tìm hiểu trẻ để lắm được đặc điểm của từng trẻ là một việc làm thường
xuyên, liên tục trong cả năm học và phải có kế hoach cu thể mới thu được
những thông tin phong phú, có độ tin cậy về khả năng và thực trạng của trẻ.
Tuy nhiên ở từng thời điểm cụ thể, nội dung và biện pháp tiến hành có khác
nhau.
- Chẳng hạn, giai đoạn đầu năm học, giáo viên tìm hiểu đểnắm nhừng
nét cơ bản của từng trẻ và của lớp nói chung
- Những tháng tiếp theo, việc tìm hiểu trẻ nhằm giúp giáo ien kiểm tra lạ
độ chính xác của các thông tin thu được từ ban đầu, bổ sung thêm những
thông tin cần thiết về trẻ, giúp giáo viên hiểu đầy đủ, ssaau sắcđối tượng
giáo dục của mình. Đó là cơ sở để bổ sung, điều chỉnh kịp thời kế hoạch,
biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giai đoạn cuối học kì cuối năm học tiếp tục tìm hiểu để lắm vững
những nét tính cách, năng khiếu, sở thích của trể, mức đô tiến bộ của trẻ về
các mặt so với đầu năm, kịp thời bố sung động viên, điều chỉnh biện pháp
tác động sư phạm để đạt được kết quả cao hơn.

* Xây dựng kế hoach của nhóm lớp
- Xây dựng kế hoạch là dự kiến các công việc phải làm, biện pháp thực
hiện các công việc đó cũng như đảm bảo cho công việc được thành công.
- Giáo viên phụ trách lớp cần phải xây dựng các loại kế sau.


* Đối với nhà trẻ: nhóm trể dưới 24 tháng.
- Kế hoạch năm học
- Kế hoạch tháng
- Kế hoạch tuần
- Kế hoạch ngày.
* Đối với mẫu giáo nhóm 24 – 36 tháng.
- Kế hoạch năm học
- Kế hoạch theo chủ đề
- Kế hoạch tuần
- Kế hoạch ngày.
* Xây dựng kế hoạch năm học
- Khi xây dựng kế hoạch năm học của lớp, giáo viên phải căn cứ vào kế
hoạch năm học của trường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp
- Mục tiêu nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mẫu
giáo trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành.
- Thời gian quy định trong năm học
- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường
lớp mầm non.
- Nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong lớp mẫu giáo.
* Yêu cầu xây dựng kế hoạch.
- Một bản kế hoạch của lớp thực sự khoa học, phải đảm bảo các yêu cầu
- Kế hoạch của lớp phải thống nhất với kế hoạch của trường, là môt bộ
phận kế hoạch của trường

- Nội dung kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và tính phát
triển.


- Kế hoạch phải xác định được các mục tiêu cơ bản và biện pháp thực
hiện. mục tiêu, biện pháp đề ra phải có cơ sở có khoa học và đảm bảo tính
thực tiễn.
BÀI 5:
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LƯƠNG
TÀI NĂM HỌC 2016 – 2017
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA
HỒNG
NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian học: Ngày 07/01/2017
Số tiết: 2 tiết.
Tiết 15 + 16: Ngày 07 tháng 1 năm 2017.
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1.Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện và học sinh tích cực” Các hoạt động được thực hiện thường
xuyên , tự giác và từ đó mỗi các bộ , giáo viên đều giữ được đạo đức và
phong cách nhà giáo và p-hong cách trong quản lí
2.Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục và đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ đến trường lớp và mở rộng quy mô trường lớp
3. Duy trì vững chắc chất lượng trẻ 5 tuổi , nâng cao trường chuẩn
Quốc gia và chương trình sữa học đường
4. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng trường học
lấy trẻ làm trung tâm



5.Thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính và các khoản thu trong
nhà trường.
II. NHIỆM VỤ NỔI TRỘI
Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non.
Tiết 16: Ngày 7 tháng 1 năm 2017.
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TRƯỜNG MN HOA HỒNG
NĂM HỌC 2016 - 2017
1. Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Dân chủ kỷ cương tình thương
trách nhiệm” và phong trào thi đua “ Hai tốt”, “ Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” “ Xây dựng trường mầm non an toàn thân thiện - Trẻ ngoan khỏe học
đều”.
2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu trình sữa học đường, công tác cải
cách hành chính trong đơn vị và nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề
giáo dục vận động cho trẻ mầm non.
3. Thực hiện vững chắc phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi. Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, nâng cao chất lượng
CSGD trẻ.
4. Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo có kế hoạch chuyển đổi trường
có đủ diện tích theo quy định.
5. Đẩy mạnh công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ CBGV, NV trong
nhà trường.
II. NHIỆM VỤ NỔI TRỘI CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ HƠN
Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.


BÀI 6:
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CÁC BẬC CHA MẸ

TRONG GDMN.
Số tiết: 4 tiết ( Tiết 17, tiết 18, tiết 19, tiết 20)
Thời gian học: Từ ngày 10/1/2017 đến ngày 20/1/2017.
Tiết 17: Học ngày 10/1/2017.
I. Nội dung tuyên truyền.
Phụ thuộc vào nhiệm vụ năm học và các vấn đề được quan tâm ở địa
phương. Gồm 2 vấn đề lớn sau:
1.1. Các chủ trương, chính sách và các phong trào hoạt động.
- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những
chính sách, chế độ liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đội ngũ
của ngành học: Điều lệ, quy chế trường mầm non, quy định về đạo đức nhà
giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ,
Sở, Phòng tổ chức triển khai thực hiện: Cuộc vận động “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…. Và phong trào thi đua: “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
1.2. Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
a. Nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học: về quá
trình phát triển của trẻ thơ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
các loại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường hợp khẩn cấp.
b. Nội dung giáo dục.
- Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục trẻ tại các cơ sở
GDMN, nhằm tạo được sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và


cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia
đình.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lễ giáo,

giáo dục an toàn giao thông và một số chuyên đề trong năm học.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Một số nội dung theo chủ đề.
Tiết 18 + 19 + 20: Học ngày 20/1/2017.
II. Hình thức tuyên truyền:
2.1. Tuyên truyền trong nhà trường.
- Xây dựng góc tuyên truyền tại trường, lớp nghiêm túc với nội dung
cụ thể, thiết thực, hình thức sáng tạo, phong phỳ, hấp dẫn để thu hút sự quan
tâm của phụ huynh, các nội dung được thường xuyên cập nhật, trỡnh bày rừ
ràng, dễ hiểu, phự hợp với mọi đối tượng cha mẹ trẻ.
- Phát thanh trong nhà trường vào giờ đón trả trẻ bằng những bài viết,
sáng tác của CBGV tuyên truyền về các hoạt động của ngành, những nội
dung, quy định của trường.
- Trao đổi với phụ huynh thông qua giờ đón, trả trẻ, tại các cuộ họp
phụ huynh để giúp phụ huynh nắm được các thông tin về trường lớp và kết
quả phát triển của trẻ. Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh để giúp nhà
trường trong công tác tuyên truyền.
- Nhà trường mời phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh tham
quan, dự chế độ sinh hoạt của trẻ, các hoạt động học, ăn, ngủ trong ngày của
trẻ... để biết cách chăm sóc giáo dục của giáo viên đối với trẻ, để hiểu thêm
cách giáo dục và các hoạt động của trẻ, từ đó cảm thông và tích cực phối
hợp, giúp đỡ nhà trường nuôi dạy các cháu.
- Tổ chức tư vấn theo nhóm phụ huynh học sinh theo chuyên đề hoặc
tư vấn cho cha mẹ có con đang có vấn đề về sức khỏe, tâm lý như suy dinh


dưỡng, béo phì, các loại tật...phối hợp với phụ huynh trong ngành y tế tham
gia vào Ban tư vấn, có kế hoạch hoạt động hàng năm với nhiều hình thức
phong phú như sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện và tư vấn trực tiếp cho phụ
huynh, khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tổ chức nhiều liên
hoan, hội thi các cấp với nội dung đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm
cua đông đảo CBGV, trẻ MN và phụ huynh để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền đến mọi đối tượng trong cộng đồng cùng tham gia CSNDGD trẻ MN
2.2. Tuyên truyền trong cộng đồng.
- Triển khai việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo, đài, tạp chí về kiến thức nuôi
dạy con theo khoa học cho cha mẹ trẻ.
- Phát động phong trào viết bài tuyên truyền tới toàn thể CBQL,
GVNV và phụ huynh để có tài liệu trao đổi kiến thức và tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng cho các bậc cha mẹ có con em dưới 6
tuổi ngoài nhà trường.
- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ( GDMN) phụ trách các cụm
dân cư, tổ chức tuyên truyền tại các gia đỡnh cú con dưới 6 tuổi hoặc tập
trung tại 1 điểm dưới hình thức tổ chức sinh hoạt các nhóm trẻ gia đình để
tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học đến các đối
tượng là cha mẹ có con không đến trường.
3. Công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể.
GVMN Cần chủ động, sáng tạo phối kết hợp với các ban ngành đoàn
thể để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ như biên soạn
tài liệu, tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn...theo các chuyên đề.
- Phối hợp với y tế: Cân đo khám sức khỏe định kỳ, giám sát thực hiện
công tác VSMT, ATTP, tập huấn kiến thức chăm sóc GD sức khỏe,...


×