Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giải pháp huy động vốn cho việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.78 KB, 92 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, thế giới đang với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan
trọng to lớn của biển và đại dương. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở
thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới. Chính vì
lẽ đó mà luận điểm “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” xuất hiện và được
nhất trí cao trên toàn thế giới. Việt Nam cũng hoà chung xu hướng đó, đang
cố gắng tận dụng mọi nguồn lực để trở thành một trong những quốc gia mạnh
về kinh tế biển. Tại Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
X đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam, với chiều dài bờ biển khoảng 189 km. Biển Phú Yên có nhiều lợi thế ưu
đãi về thiên nhiên, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển Phú
Yên phát triển đúng tầm sẽ đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của
địa phương, của khu vực và của cả nước. Vậy vấn đề đang đặt ra là những đòi
hỏi bức xúc về tốc độ phát triển để tương xứng với tiềm năng và lợi thế đang
có. Một trong những giải pháp mang tính chất quyết định, tạo điều kiện cho
kinh tế biển Phú Yên phát triển đó là vốn.
Với tiềm năng và lợi thế thiên nhiên biển ưu đãi nhưng nguồn vốn đầu
tư, góp phần vào phát triển kinh tế biển của tỉnh Phú Yên chỉ mới bước đầu,
còn sơ khai và chưa đúng tầm, chưa tương xứng với tiềm năng như hiện nay,
việc nghiên cứu để tìm “Giải pháp huy động vốn cho việc phát triển kinh
tế biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên” là đề tài được chọn để nghiên cứu.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu tìm ra các giải pháp huy động vốn nhằm giải


quyết thỏa đáng nhu cầu về vốn cho kinh tế biển tỉnh Phú Yên, khai thác tối
đa nguồn tiềm năng và lợi thế sẵn có trong phát triển kinh tế biển hiện nay.
Phân tích các biện pháp thu hút đối với từng loại vốn cho phát triển
kinh tế biển.
Nghiên cứu thực trạng về vốn cho việc phát triển kinh tế biển trên địa
bàn tỉnh Phú Yên, những khó khăn, vướng mắc trong thực tế cần tháo gỡ.
Đề xuất những giải pháp huy động vốn cho việc phát triển kinh tế biển
tỉnh Phú Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu những giải pháp huy động vốn cho việc
phát triển kinh tế biến tỉnh Phú Yên, bao gồm các loại nguồn vốn và khai thác
sử dụng tối đa các loại nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển.
Phạm vi nghiên cứu: Những khó khăn, vướng mắt trong thực tế từ
năm 2005-2010, đề xuất những giải pháp huy động vốn cho việc phát triển
kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và chọn lọc, phương pháp dự
đoán,...
Sử dụng số liệu tình hình thực tế qua các năm để phân tích suy luận.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mong muốn đóng góp một phần nhỏ của công trình nghiên cứu, tìm ra
các giải pháp huy động vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên.


3

6. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, bố cục của luận
văn gồm:

CHƯƠNG 1: Tổng quan về nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế
biển.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về vốn cho việc phát triển kinh tế biển
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
CHƯƠNG 3: Giải pháp huy động vốn cho việc phát triển kinh tế
biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế
biển, sau khi nêu được vai trò của vốn và vị trí kinh tế biển Việt Nam trong
nền kinh tế. Thực trạng về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển và các
nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Chương 2: Đi vào tìm hiểu thực trạng về vốn cho việc phát triển kinh tế biển
trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ đó, Chương 3: Đưa ra các giải pháp huy động
vốn cho việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tôi xin chân thành biết ơn sự động viên, hướng dẫn rất tận tình của
thầy TS. Võ Duy Khương hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
quý thầy cô giảng viên và thầy cô Khoa khoa học, sau đại học & quan hệ quốc
tế, khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Đà Nẵng đã tận tình chỉ bảo.
Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
được góp ý của quý thầy cô và các bạn.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ BIỂN
1.1.1. Khái quát về kinh tế biển
Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, kinh tế
biển chủ yếu: Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); Hải sản

(đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác Dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển;
Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và Kinh tế đảo. Đây là quan
niệm về kinh tế biển có thể coi theo nghĩa hẹp. Ngoài ra kinh tế biển còn là:
Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không
phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố
biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển,
bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung
vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); Công nghiệp chế biến dầu, khí; Công nghiệp
chế biến thuỷ, hải sản; Cung cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc (biển);
Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.
Tóm lại, có thể hiểu kinh tế biển theo nghĩa rộng là bao gồm cả các
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan
đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển.
Ngoài ra, khi xem xét tới kinh tế biển, ở một mức độ cần thiết cũng cần
đề cập đến kinh tế vùng ven biển. Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven
biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn
các xã ven biển, các huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển - có


5

biên giới đất liền tiếp giáp với biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này.
1.1.2. Tiềm năng của kinh tế biển
Việt Nam có lợi thế của một quốc gia biển và tiềm năng của kinh tế
biển nước ta vô cùng đa dạng và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước.
- Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản biển, gồm
+ Tài nguyên dầu khí: là nguồn tài nguyên quan trọng và phong phú.

Kết quả phân tích trữ lượng và tiềm năng dầu khí tính đến 31/12/2004 là
4.300 triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu quy đổi chiếm
28% tổng tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu khí có
khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài
nguyên dầu khí đã phát hiện. Việc khai thác dầu khí vừa qua đã đóng góp to
lớn cho nền kinh tế quốc dân với GDP xuất khẩu đứng đầu trong nhiều năm.
Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô hàng năm chiếm 20 – 24% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam và 22 – 25% tổng thu ngân sách. Khai thác dầu khí
luôn được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngoài ra còn có
các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển như
+ Than đá: Phân bố dọc ven biển Hòn Gai- Cẩm phả và kéo dài. Trữ
lượng than đá ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn, cho phép khai thác hàng
chục triệu tấn/năm, tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động đến phát
triển kinh tế xã hội vùng ven biển Đông Bắc của Tổ Quốc. Tại Kế Bào cũng
phát hiện mỏ than lớn với trữ lượng 120 triệu tấn. Cụ thế trữ lượng tiềm năng
dự báo than trên thềm lục địa Việt Nam được nêu bảng 1.1.


6

Bảng 1.1. Trữ lượng tiềm năng dự báo than trên thềm lục địa Việt Nam

Bể trầm tích
Bể Sông Hông
Bể Cửu Long
Bể Nam Côn Sơn
Bể Malay-Thổ Chu
Tổng cộng

Trữ lượng

Mét khối (x
Tấn (x 109 tấn)
9
3
10 m )
543,2
977,8
81,5
146,7
1126
2027,8
656,7
1182,1
2047,4
4334,4

+ Khoáng sản rắn: Ở biển Việt Nam phân bố trong trầm tích Đệ tứ,
trong các đá gốc ven bờ thềm lục địa và biển sâu. Trong trầm tích Đệ tứ đã
phát hiện các tích tụ công nghiệp và một loạt các khoáng vật quặng, phi quặng
(sa khoáng), phôtphorit và các biểu hiện của glauconit, pirit, thạch cao, kết
hạch sắt – mangan, ...
+ Sa khoáng ven biển: của các nguyên tố hiếm quý khá phong phú và
đa dạng. Một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa
Inmenit, Rutin, Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng,
Crôm, Corindon, Topa, Spiner,... Hiện nay tốc độ khai thác các mỏ sa khoáng
inmenit ven biển rất cao. Hầu như các mỏ lớn đều được khai thác và chế biến,
chủ yếu là tuyển Tian và Ziacon sạch để xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu,
công nghiệp trong nước chưa sử dụng nhiều.
+ Cát thủy tinh: là một trong những khoáng sản chính ven biển Việt
Nam, phân bố rải rác dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Có mỏ ở ngoài đảo như

Vân Hải (Quảng Ninh). Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập trung ở ven biển, Cát thủy
tinh đã được khai thác phục vụ cho sản xuất trong nước nhưng một lượng lớn


7

phục vụ xuất khẩu. Một số mỏ cát có chất lượng cao để sản xuất pha lê dụng
cụ quang học.
+ Các khoáng sản khác ở ven biển: Ngoài quặng Titan cùng kim loại
hiếm đi kèm và cát thủy tinh, các khoáng sản kim loại khác chỉ là những biểu
hiện Vàng, Thiếc (Sầm Sơn, vùng Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị - Huế,
Quảng Nam - Quảng Ngãi, Quy Nhơn- Phú Yên, Bình Thuận – Vũng Tàu).
- Tiềm năng về sinh vật biển: Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá
vào loại phong phú trong khu vực. Theo các số liệu thống kê, hiện có tới
11.000 loài sinh vật thuỷ sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến
trong các vùng biển - đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật
đáy và 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam
(37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc,
6 oài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực).
Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế (trích, thu, ngừ, bạc má, hồng,
v.v.) thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3 - 3, 5 triệu tấn và khả năng
khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Trong số nguồn lợi về cá,
thì cá nổi đóng vai trò rất lớn. Những đánh giá gần đây cho thấy, trữ lượng cá
nổi trung bình ở các vùng biển Việt Nam vào khoảng 2.744.900 tấn và khả
năng khai thác là 1.372.400 tấn. Trong đó: Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng là 433.100
tấn và khả năng khai thác là 216.500 tấn; Trung Bộ: trữ lượng là 595.600 tấn
và khả năng khai thác là 297.800 tấn; Đông Nam Bộ: trữ lượng là 770.800 tấn
và khả năng khai thác là 385.400 tấn; Tây Nam Bộ: trữ lượng là 945.400 tấn
và khả năng khai thác là 472.700 tấn. Trữ lượng cá nổi chiếm 54,37% tổng trữ
lượng cá. Tỷ lệ cá nổi trong tổng trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam: vùng

biển vịnh Bắc bộ (83,3%), Miền Trung (89,0%), Đông Nam Bộ (42,9%), Tây
Nam Bộ (62%), các gò nổi (100,0%) và trung bình cho toàn vùng biển là


8

63,0%. Theo nguồn số liệu thống kê trữ lượng và khả năng khai thác cá ở biển
Việt Nam được thể hiện bảng 1.2.
Bảng 1.2. Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở biển Việt Nam

Stt

1

2

3

4
5

Vùng biển

Loại cá

Trữ lượng
Tấn

(%)


Cá nổi

390.000

83,2

Cá đáy

48.409

16,8

Cá nổi

500.000

89,0

Cá đáy

61.646

11,0

Cá nổi

524.000

42,9


Cá đáy

698.307

57,1

Cá nổi

316.000

62,0

Gò nổi

Cá đáy
Cá nổi

Tổng cộng

Cá nổi

190.679
10.000
1.740.00

Vịnh

bắc

(phía tây)

Trung bộ

Đông nam bộ

Tây nam bộ

bộ

0

Khả năng
khai thác
Tấn
156.00
0
31.364
200.00
0
24.658
209.60
0
24.658
126.00

Tỷ lệ
(%)

(%)
83,0
16,9

17,0
89,0

23,3

11,0
42,9

44,1

57,1

62,0
18,3
0
38,0 76.272 38,0
100,0 2.500 100,0 0,4
697.100 62,8
63,0
100,0

- Tiềm năng vận tải biển: Điều kiện tự nhiên, môi trường thuận lợi cho
phát triển cảng vận tải biển và các loại hình dịch vụ hàng hải là một ưu thế rất
lớn của vùng biển và ven biển Việt Nam. Bờ biển dài, vùng biển rộng có
nhiều eo vịnh, cửa sông phân bố khá dày từ Bắc xuống Nam tạo nên khả năng
xây dựng một hệ thống cảng biển nối tiếp nhau với công suất trên 500 triệu
tấn/năm, tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành vận tải biển đa dạng.
Dọc bờ biển đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó
có một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như Cái Lân và một số



9

điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bãi Tử Long, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn LaVũng áng. Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình
lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn nhưng vẫn có thể xây dựng
cảng quy mô vừa ở Hòn Trống- Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ.
- Tiềm năng về dịch vụ và du lịch biển: Vùng biển và bờ biển nước ta
có ưu thế rất lớn trong việc hình thành và phát triển các trung tâm du lịch lớn
của cả nước. Dọc bờ biển đã xác định khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ thuận lợi
cho phát triển du lịch, có dung lượng chứa khách từ vài chục đến vài trăm
ngàn người, trong đó có khoảng 20 bãi đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Các
bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng gió vừa
phải không có các ổ xoáy và cá dữ… rất thích hợp cho tắm biển và vui chơi
giải trí trên biển. Sự kết hợp giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa,
xã hội của biển vùng ven biển và các hải đảo cùng với điệu kiện thuận lợi về
vị trí địa lý, địa hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch biển có lợi thế phát
triển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền.
- Tiềm năng về ngành công nghiệp biển rất đa dạng gồm: Ngành
công nghiệp dầu khí, ngành công nghiệp chế biến hải sản, ngành công nghiệp
đóng tàu, ngành làm muối và các ngành công nghiệp khai thác chế biến
khoáng sản biển….
1.1.3. Các yêu cầu để phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển phải đảm bảo sự cân đối trong tổng thể kinh tế cả
nước, trong quan hệ với các vùng và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới.
Phát triển kinh tế biển phải nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo
vệ độc lập chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của đất nước, phục vụ cho đời sống
của nhân dân, tạo cho đất nước một thế đứng vững mạnh cả về kinh tế và
chính trị.



10

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế
để xây dựng đô thị và nông thôn vùng biển, vùng ven biển và hải đảo cùng
phát triển.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển hướng mạnh vào
xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm động lực,
vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả cao,
vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực để
phát triển bền vững.
Lợi ích kinh tế biển không chỉ xuất phát từ một địa phương mà phải đặt
trong một chương trình phát triển tổng hợp thống nhất của cả miền, cả vùng.
Phát triển kinh tế biển phải chú trọng ngay từ đầu về sự tiến bộ của xã hội
vùng biển.
Cần phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội vùng biển, hải đảo và ven biển phải gắn kết với yêu cầu phát triển kinh
tế, bảo vệ và phòng thủ đất nước, tăng tiềm lực kinh tế đồng thời củng cố an
ninh quốc phòng, tạo ra thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. An
ninh quốc phòng phải là vừa không ngừng tăng cường năng lực bảo vệ biển,
đảo vừa tạo điều kiện thuận lợi và chủ động tham gia phát triển kinh tế biển.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển
- Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp
phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Bờ biển có độ dốc lớn thuận lợi cho
việc ra khơi đánh bắt, tiết kiệm chi phí di chuyển đến ngư trường.
+ Về khí hậu và thủy triều: Càng vào Nam là nhiệt độ cao hơn, ấm hơn
và chế độ thủy triều khá phúc tạp, bao gồm nhiều tính chất thủy triều khác
nhau như Nhật triều không đều, bán nhật triều không đều với biên độ thay đổi
đáng kể ảnh hưởng cho việc ra vào cảng của tàu thuyền và chi phí nạo vét,



11

khơi thông cảng biển. Bão và áp thấp thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến
hoạt động trên biển.
- Vốn đầu tư: Là yếu tố quyết định, tác động rất lớn đến phát triển kinh
tế biển. Theo quy hoạch nước ta có 18 khu kinh tế ven biển có tổng diện tích
mặt đất và mặt nước hơn 730.000 ha, tương đương với khoảng 2,2% tổng
diện tích của cả nước. Nhưng đến hết năm 2010, tổng vốn đầu tư hạ tầng của
các khu kinh tế lên đến gần 170.000 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư nước ngoài
130.000 tỷ, trong nước 40.000 tỷ đồng). Theo nhận định của nhiều chuyên gia
kinh tế, những con số trên thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của một
quốc gia có lợi thế về biển như Việt Nam. So sánh với một số nước có biển
trong khu vực, giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của
Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản.
Một trong những thách thức lớn nhất với các khu kinh tế biển là vốn
đầu tư. Với 15 khu kinh tế biển hiện có, năm 2011 tổng vốn đầu tư của ngân
sách trung ương cho các khu kinh tế biển mới chỉ có 8.756 tỷ đồng so với kế
hoạch đặt ra là 40.000 tỷ đồng. Nguồn vốn mới chỉ tập trung vào các khu kinh
tế chính như Chu Lai, Dung Quất, Vũng Áng... Các khu kinh tế khác chỉ được
đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương và vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu
tư, nên chưa đáp ứng được nhu cầu.
Đánh giá về thực trạng kinh tế biển của Việt Nam, TS. Bùi Tất Thắng
(Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Nhìn chung
nhiều khu kinh tế biển gần như chưa có chuyển động đáng kể, nếu có cũng chỉ
ở tầm phạm vi kinh tế của một tỉnh. Các khu kinh tế biển cũng chưa tạo được
tính liên kết vùng và liên kết với nhau nên chưa tạo được sự hậu thuẫn đủ lớn
để phát triển.
Cùng với tình trạng đầu tư phân tán, việc chưa có cơ chế chính sách ưu
đãi mang tính đột phá, cụ thể, nhất quán áp dụng cho phát triển khu kinh tế



12

cũng là nguyên nhân khiến khu kinh tế phát triển chưa theo đúng mục tiêu đề
ra và chưa thu hút được đầu tư nước ngoài và trong nước vào khu kinh tế,
nhất là các dự án có quy mô lớn và quan trọng. Do thiếu chính sách ưu đãi và
sự phát triển quá nhanh của các khu kinh tế dẫn đến ngân sách đầu tư cho các
khu kinh tế nhỏ giọt và dàn trải, không đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đề ra.
- Nguồn nhân lực: Hiện nay, chúng ta cũng chưa có được nguồn nhân
lực mạnh, phần lớn những cư dân ven biển, những người trực tiếp tham gia
vào khai thác tài nguyên biển với tàu thuyền thô sơ, đánh bắt hủy diệt, lại chịu
nhiều rủi ro từ thiên tai, thu nhập bấp bênh, làm kinh tế biển theo tư duy nông
nghiệp. Tất nhiên kinh tế biển không thể gói gọn trong những người trực tiếp
khai thác tài nguyên biển. Nó còn là một đội ngũ hậu cần hùng hậu, đòi hỏi
năng lực cao. Đó là hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển,
đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời
tiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Đặc biệt, ta đang
rất thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển kinh tế biển: Phát
triển các lĩnh vực kinh tế biển hầu hết đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao,
có tri thức về khoa học, công nghệ, một số lĩnh vực như vận tải biển, khai
thác biển đòi hỏi có thể lực tốt. Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn
thấp về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý khi
nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Các cơ sở đào tạo vốn
đã ít, sau khi ngành thủy sản giao về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
nay càng hiếm hơn.
- Tình hình chính trị - xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nước:
Trước hết, một đất nước hòa bình với một chế độ chính trị ổn định là một lợi
thế lớn cho phát triển kinh tế nói chung. Đặc biệt hơn là một "Chiến lược biển
đến năm 2020" của chính phủ cho thấy một sự đảm bảo về chính sách dài hạn

và nhất quán. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách ấy còn nhiều vấn đề cần


13

chấn chỉnh. Loại trừ các yếu tố như nhân lực hay vật lực, ta thấy ngay những
khúc mắc mà người ta hay cho là "cơ chế". Nói thẳng ra, đó là những cách
làm manh mún, mạnh ai nấy làm, không ai chịu trách nhiệm. Việc giao cho
các địa phương tự kêu gọi đầu tư, khai thác tài nguyên biển đảo của mình là
không hiệu quả và lãng phí.
Mặt khác, diễn biến gần đây trong tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông
của ta với Trung Quốc và một số nước trong vùng đang theo chiều hướng
ngày càng căng thẳng, cũng đã dấn đến nhiều bất lợi cho ta về phát triển kinh
tế biển.
1.2. VỊ TRÍ CỦA KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC
1.2.1. Các lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại
quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế
giới. Theo Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc về Luật biển
năm 1982 thì nước Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp
3 lần diện tích đất liền, với chỉ số biển khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị trung
bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều đựng nguồn
tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho
phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Vùng biển và ven biển
nước ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc
phòng, kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho phát triển nền
kinh tế nước nhà.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, biển có vai trò, vị trí
rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Trong

những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát


14

triển kinh tế biển; kinh tế biển đã có bước chuyển biến đáng kể và đạt được
những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tính đồng bộ của các chủ trương,
chính sách ở tầm vĩ mô, nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm phát
triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế, kết quả đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu.
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam
bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần
biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển,
đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là
khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du
lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng
và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên
lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm
khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ
có mức gia tăng nhanh hơn.
Lĩnh vực kinh tế biển hết sức rộng lớn, bao trùm nhiều mặt như giao
lưu thương mại, đầu tư kinh tế kỹ thuật, sự hình thành các khu công nghiệp,
đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảng biển, hệ thống dịch vụ, du
lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình an ninh quốc phòng, hệ
thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản, dầu khí, công
nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Sự hình thành các lĩnh vực kinh tế biển
này sẽ dẫn đến sự hình thành tiếp theo của khoa học kỹ thuật, dịch vụ, tài
chính ngân hàng… và dẫn đến sự biến đổi to lớn về mặt đời sống xã hội. Cơ
cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống,

đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại
như khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm


15

kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan
trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải
sản...). Kinh tế biển đã được chú ý hơn và các công việc về biển đã làm được
nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát
triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển). Sự phát triển
các ngành kinh tế biển quan trọng là:
1.2.1.1. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản
Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, với vùng biển
có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc
quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5-4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác
1,5-1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha. Trong
10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, sản lượng thuỷ sản tăng
7,7%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm. Đánh bắt hải sản đã
tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch
vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt
là hệ thống các cảng cá được xây dựng dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt
động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai
thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển;
kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển.
Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện
tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôi
trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển
đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của
sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng được nâng lên, nhất là

tôm, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc
làm góp phần xoá đói giảm nghèo.


16

1.2.1.2. Kinh tế hàng hải
Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải là
2.322.703 DWT (gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần về trọng tải so với 1997,
bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng tải/năm). Nòng cốt của đội
tàu biển quốc gia là đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
(VINALINES), với số lượng đội tàu trọng tải khoảng 1.125.159 DWT, chiếm
khoảng 50% tổng trọng tải của đội tàu quốc gia. Không chỉ tăng năng lực vận
tải mà còn có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị
trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử
dụng trên 50% năng lực đội tàu của Việt Nam. Qui mô cảng ngày càng tăng,
cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng biển, thì đến nay Việt Nam đã xây
dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 90 cảng lớn nhỏ với 25.617 m cầu
bến, trải dài từ Nam chí Bắc, ngoài ra còn có trên 10 khu chuyển tải để tăng
cường khả năng thông qua của hàng hoá và tạo điều kiện cho những tàu có
trọng tải lớn ra vào cảng dễ dàng, an toàn. Khối lượng hàng hoá qua cảng tăng
nhanh, năm 1991 là 17,9 triệu tấn; năm 1995 tổng năng lực thông qua là 52,40
triệu tấn/năm; năm 1999 đạt 63 triệu tấn và đến hết năm 2002, tổng công suất
qua cảng của Việt Nam hơn 100 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân
17%/năm. Bước đầu hiện đại hoá phương tiện xếp dỡ, qui hoạch và sắp xếp
lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng nên năng lực xếp dỡ
được nâng cao, giải phóng tàu nhanh. Một số cảng đã và đang được nâng cấp
và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài
Gòn, Cần Thơ. So sánh với quốc tế, nhìn chung quy mô cảng còn nhỏ nhưng
thời gian qua hệ thống cảng biển Việt Nam đã đảm nhiệm thông qua hầu hết

lượng hàng ngoại thương của ta và hỗ trợ một phần việc trung chuyển hàng
hoá xuất nhập khẩu của Lào, góp phần đưa nước ta từng bước tiếp cận và hội


17

nhập với khu vực và thế giới. Hơn 80% khối lượng hàng xuất nhập khẩu được
vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển.
1.2.1.3. Công nghiệp tàu biển
Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với trước đây đã có tiến bộ
vượt bậc, hiện đại hoá một bước theo hướng tập trung quy mô lớn, bước đầu
có phân công chuyên môn hoá, vươn ra đóng tàu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất
lượng đăng kiểm quốc tế. Một số doanh nghiệp đang đầu tư lớn hiện đại để
đóng tàu lớn (3 - 5 vạn tấn). Liên doanh Vinashin - Huyndai đã chính thức đi
vào hoạt động được 2 ụ tàu có thể sữa chữa tàu từ 50.000 đến 400.000 tấn.
1.2.1.4. Nghề làm muối
Bờ biển dài 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển
với tổng diện tích 15.000 ha và trên 80 ngàn lao động nghề muối. Đã sản xuất
được bình quân 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm. Một số đồng muối ở miền
Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng
xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng.
1.2.1.5. Công nghiệp dầu khí
Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có
đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Đã xác định tiềm năng và
trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9
- 1,2 tỉ m3 dầu và 2100 - 2800 tỷ m3 khí. Năm 2003 đã khai thác 17,6 triệu
tấn dầu thô và 2,17 tỷ m3 khí; xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 triệu tấn. Đường
ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3 khí/năm đã hoàn
thành vào cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Trong giai đoạn 2003
- 2004 sẽ cung cấp 2,1 - 2,7 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện Phú Mỹ.

Đang triển khai xây dựng đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Thành phố Hồ Chí
Minh với công suất khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, sẽ hoàn thành vào năm 2004
nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ khí ở miền Đông Nam Bộ. Hoạt động kinh


18

doanh dịch vụ dầu khí cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại. Hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành như: dịch vụ căn
cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ dung dịch
khoan, vật tư, hoá phẩm cho khoan, dịch vụ phân tích các loại mẫu, gia công
chế tạo, lắp ráp các khối chân đế giàn khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công
trình biển, xây lắp các đường ống dẫn dầu khí; bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao
động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng.
1.2.1.6. Du lịch biển
Hàng năm, vùng biển thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với
tốc động tăng trưởng bình quân khoảng 12,6%/năm. Năm 1997, số lượt khách
du lịch quốc tế đến vùng biển đạt 2,1 triệu người, năm 2000 đạt 3,29 triệu
người, năm 2002 đã đón khoảng 5,3 triệu lượt người ; riêng năm 2003, do ảnh
hưởng của dịch SARS, số khách đạt khoảng 4,7 triệu lượt, giảm so với năm
2002. Khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch tăng nhanh,
riêng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng tăng 41%/năm; Bà
Rịa-Vũng Tàu tăng 22,6%. Đối với khách du lịch nội địa, biển thu hút tới trên
50% số lượt, với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1994-2003 là 16%/năm. Năm
1997, toàn vùng đón được 5,7 triệu lượt khách, năm 2000 đón 7,46 triệu lượt,
năm 2002 đạt 10,8 triệu lượt và năm 2003 tới 12,4 triệu lượt khách.
1.2.2. Triển vọng phát triển kinh tế biển Việt Nam
Mặc dù kinh tế biển của nước ta đạt được những kết quả bước đầu
không nhỏ, nhưng nhìn chung quy mô kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ bé
và đang ở trình độ thấp. Nếu so với các nước trên thế giới và khu vực thì Việt

Nam còn thấp thua nhiều mặt. Đến nay quy mô kinh tế biển vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta. Xét về giá trị tuyệt đối, giá trị
thu được từ hoạt động kinh tế biển của Việt Nam so với giá trị từ hoạt động
kinh tế biển của một số nước đều ở mức thấp hoặc rất thấp. Cho đến nay, nghề


19

biển Việt Nam vẫn chủ yếu là nghề truyền thống và ước tính chiếm khoảng
trên 60% GDP do kinh tế biển tạo ra. Các nghề mới như khai thác dầu khí,
nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển bước
đầu. Các nghề biển hướng tới tương lai như năng lượng sóng thuỷ triều, dược
liệu biển, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất và dược liệu
biển... chưa được nghiên cứu nhiều. Kỹ thuật tổng thể khai thác kinh tế biển
vẫn còn ở trình độ rất thấp. Ô nhiễm biển, đặc biệt các vùng biển tập trung tài
nguyên, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển và công nghiệp ven bờ...
đang gây ra nhiều vấn đề đối với phát triển bền vững. Dịch vụ xây dựng hạ
tầng biển và các công trình kỹ thuật khác của biển còn nhiều yếu kém. Tình
hình trên đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải có một chiến lược phát triển kinh
tế biển có căn cứ khoa học vững chắc, đáp ứng những nhiệm vụ tăng tốc phát
triển kinh tế trong thời kỳ mới hiện nay.
Việc tập trung vào phát triển kinh tế biển trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc không chỉ bởi thế kỷ XXI mà chúng ta đang bước vào được
coi là thế kỷ đại dương, các quốc gia có biển đều nhất loạt hướng về biển để
tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà trên thực tế, biển Việt Nam chứa
đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, trong đó nổi bật lên các lợi thế
về vị trí chiến lược của biển, các nguồn tài nguyên biển, khả năng phát triển
cảng và vận tải biển và các tài nguyên khoáng sản khác (ngoài dầu khí) ven
biển cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở

vùng ven biển là than, sắt, titan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng
khác.
Với tiềm năng sẵn có như trên, việc phát triển kinh tế biển nước ta
cần tập trung vào


20

+ Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi
tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện
về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo
vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
+ Tạo bước "nhảy vọt" trong phát triển kinh tế biển. Kết hợp kinh tế
ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết
có hiệu quả và hiệu lực cao. Phát triển và hiện đại hoá có trọng tâm, trọng
điểm và bước đi thích hợp có tính tới hợp tác quốc tế và hội nhập.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc
phòng và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền
vững của vùng biển, ven biển và các hải đảo.
+ Mục tiêu phát triển tổng quát của phát triển kinh tế biển là đảm bảo
ổn định và an toàn lãnh hải quốc gia, xây dựng vùng ven biển thành vùng
kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy các vùng khác trong cả nước phát triển
với tốc độ nhanh và tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài.
1.3. NGUỒN VỐN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.3.1. Khái niệm vốn cho phát triển kinh tế biển
Vốn cho phát triển kinh tế biển là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản và vốn bằng tiền mà mọi thành phần kinh tế đầu tư cho các ngành để phát
triển kinh tế biển.
1.3.2. Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế biển

Trong quá trình đầu tư để tạo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế biển
một yếu tố không thể thiếu được đó là vốn. Vốn là một nhân tố đặc biệt quan
trọng, là chìa khóa của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế nói
chung và phát triển kinh tế biển nói riêng.


21

Vai trò của vốn còn thể hiện ở chỗ, vốn tác động đến qui mô, tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế rất lớn, nếu không có vốn thì các nguồn lực
khác chỉ ở dạng tiềm năng.
Việc đầu tư vốn vào ngành thủy sản nước ta một cách hợp lý, giúp các
mặt hàng thủy hải sản có thêm nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu
thụ, nâng cao vị thế cạnh tranh.
Đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng góp phần cải thiện cơ sở vật chất, cơ sở
hạ tầng, sẽ tạo nền tảng cho việc pháp triển kinh tế biển một cách vững chắc,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo cơ hội
việc làm rất lớn cho xã hội, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân.
Vốn góp phần thúc đẩy phát triển mạnh và đa dạng hóa các ngành công
nghiệp biển.
1.3.3. Nguồn vốn đầu tư cho kinh tế biển
Nguồn vốn đầu tư cho kinh tế biển bao gồm: Vốn đầu tư trong nước và
vốn đầu tư nước ngoài.
- Vốn đầu tư trong nước: được phân chia thành các loại như sau:
+ Vốn Ngân sách nhà nước: tức là nguồn vốn chi đầu tư phát triển được
cấp phát chủ yếu từ Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
+ Vốn tín dụng ưu đãi thuộc Ngân sách nhà nước: dùng để chi đầu tư
đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở sản xuất tạo việc làm

các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước có khả năng thu hồi vốn đã được
xác định trong kế hoạch đầu tư.
+ Vốn tín dụng ngân hàng: Vốn cho vay để bổ sung kịp thời những
doanh nghiệp, các nhân bị thiếu hụt có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển
kinh tế biển trên nguyên tắc có hoàn trả.


22

+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp: bao gồm vốn của doanh nghiệp nhà
nước và vốn của doanh nghiệp tư nhân.
- Vốn đầu tư của nước ngoài: là nguồn vốn đầu tư của các nước trên
thề giới vào nước ta. Nguồn vốn này, ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất,
thì thời hạn cho vay dài và khối lượng vốn vay tương đối lớn. Vốn đầu tư
nước ngoài không chỉ đơn thuần là vốn bằng tiền mà còn kèm theo chuyển
giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế
giới. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với tốc độ tăng
trưởng và phát triển nhanh của nước nhận đầu tư.
Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên của biển Việt Nam, tuy nhiên nền
kinh tế biển Việt Nam Phát triển chưa đáng kể, dù đã có một chiến lược biển
đến năm 2020. Chúng ta cũng chưa có được nguồn nhân lực mạnh và một hạ
tầng kỹ thuật cần thiết, nhất là các thiết bị, công nghệ hiện đại để khảo sát
nghiên cứu để phục vụ cho sự phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó, cuộc sống
của phần lớn những cư dân ven biển, những người trực tiếp tham gia vào khai
thác tài nguyên biển còn gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro từ thiên tai,
cuộc sống nhiều bấp bênh. . . Một trong những bài toán chính để giải quyết
vấn đề là huy động, quản lí và sử dụng vốn trong đầu tư cho nền kinh tế biển.
Ths. Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng, Vụ quản lý các Khu kinh tế (KKT) Bộ
Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh về việc phát triển các khu kinh tế ven biển
của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2010, đã có 15 khu kinh tế được thành lập.

Trong năm 2010, có 32 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh
tế được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt
15.600 tỷ đồng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến cuối 2009 thì tổng
đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là 10865 nghìn tỉ, tăng gấp 3 so với năm 2000.
Tuy nhiên, cũng theo bảng này thì mức đầu tư cho ngành thủy sản trên tổng
đầu tư cho toàn bộ các lĩnh vực trong năm 2009 còn rất nhỏ, chỉ khoảng 4.7%.


23

Bảng 1.3. Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Năm

Tổng số
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Thủy sản
Công nghiệp khai thác mỏ
Công nghiệp chế biến
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Xây dựng
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
Khách sạn và nhà hàng
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
Tài chính, tín dụng
Hoạt động khoa học và công nghệ
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn


2000

2001

151183 170496
17218 13629
3715
2513
9588
8141
29172 38141
16983 16922
3563
9046

2002

2003

2004

2007

Tỷ đồng
Sơ bộ
2008
2009

2005


2006

20014

34313

40471

5 239246 290927
14605 17077 18113
2934
3143
4850
7964 11342 22477
45337 51060 58715
20943 24884 31983
10490 11508 11197

5
20079
5670
26862
68297
37743
13202

2 532093 616735 708826
22323 25393 29894 33515
7764
8567

9865 10865
30963 37922 50362 59924
80379 108419 109124 125115
43550 54970 64560 74840
16043 21136 25005 28106

3035
4453
19913
1303
1883

7953
2975
26999
2018
1936

11962
3847
32398
1120
695

14763
4230
38226
1983

15659

5549
39381
1800
1351

18359
6628
48252
2174
1486

20154
8613
58410
3295
2546

23195
10899
82495
6275
3266

28400 31400
12305 14923
90984 102060
7530
9823
3852
5165


4031

1735

2612

3605

5025

5705

6920

25427

34496

35956


24

QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
Hoạt động văn hóa và thể thao
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt

động khác

3914
6084
2323
2812
793

3854
6225
2770
2228
342

20400

23071

3072
5882
3207
3029
818

4452
7118
4370
4288
892


8260
8614
5665
4583
1015

9727
10097
5775
4893
1217

11914
13234
6150
5625
1456

13236
14502
7517
7257
1644

16506
16521
8932
9857
1752


19621
18689
10435
12057
2151

29230 35151 46690 56969 65373
Số liệu của tổng cục thống kê

79973

96790 114181


25

Cũng nên để ý rằng kinh tế biển gắn với nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác như du lịch, khai thác khoáng sản, vận tải,... Tuy vậy cũng quá lạc quan
khi dự đoán đến năm 2020 kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP của cả
nước, trong khi so với đầu tư cho việc phát triển kinh tế trên đất liền, đầu tư
cho biển đảo chiếm tỷ trọng quá ít. Theo Nghị quyết số 38/2009/QH12 về
phân bổ ngân sách trung ương năm 2010 được nêu bảng 1.4.
Bảng 1.4. Phụ lục số 1 dự toán chi NSTW theo kĩnh vực năm 2010
Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

A


Tổng chi cân đối ngân sách trung ương

I
1

Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Trong đó:
- Chi xây dựng cơ bản
- Chi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
- Đầu tư cho các dự án trọng điểm dầu khí
Chi xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch
Góp vốn cổ phần các tổ chức tài chính quốc tế
Chi cho vay chính sách (hộ đồng bào dân tộc thiểu số

2
3
4

đặc biệt khó khăn, nhà ở cho người nghèo, cho vay hộ

5
6
7
II
1
2

đồng bào nghèo vùng ĐBSCL,…)

Chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi
Chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích, quốc phòng
Chi bổ sung dự trữ quốc gia
Chi trả nợ và viện trợ
Chi trả nợ
Chi viện trợ
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc

III
1

phòng, an ninh, quản lý hành chính
Chi quốc phòng

Dự toán
năm 2010
(1)
370,436
69,300
64,100
57,467
1,425
3,500
180
20

300
3,700
200
800

70,250
69,370
880
200,996
42,700


×