Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.87 KB, 19 trang )

PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Version 2.0 (2011)
“Tặng các bạn sinh viên K52 & K53 – Khoa XHH, Đại học KHXH & NV Hà Nội. Mọi ý kiến
thảo luận trên tinh thần khoa học đều được hoan nghênh. Các bạn có thể gửi ý kiến, câu hỏi…tới
địa chỉ email: ”
Th.s Nguyễn Văn Đáng
Viện Xã hội học
Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh
1. Dẫn nhập.
Trong các năm 2008 -2010, tôi đã giới thiệu bài viết: “Vai trò và sự vận dụng lý thuyết
trong nghiên cứu xã hội học” tại các lớp cử nhân và cao học, chuyên ngành xã hội học của ĐH
khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Học viện báo chí & tuyên truyền và Học viện CTHCQG
Hồ Chí Minh. Có khá nhiều sinh viên bày tỏ sự đồng tình với những quan điểm phê phán của tôi
về hiện trạng sử dụng lý thuyết trong nhiều nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam, nhất là trong các
luận văn cử nhân và thạc sỹ, luận án tiến sỹ chuyên ngành. Tôi cho rằng sự đồng tình đó trước
hết xuất phát từ chỗ dường như tôi đã đề cập đến một vấn đề mà sinh viên nào cũng thấy (dù còn
phiến diện) nhưng họ lại chưa thể khái quát hóa và chưa có ai giúp họ giải quyết triệt để các thắc
mắc. Cũng có sinh viên viết bài trao đổi về các quan điểm của tôi nhưng bên cạnh một số ý
tưởng đáng ghi nhận, bài viết đó đã đi lạc đề và tác giả của nó chưa thực sự có sự nghiền ngẫm
về lý thuyết cho nên chưa bắt được mạch tư duy chủ đạo trong bài viết của tôi1. Bài viết đã được
đăng chính thức trên bản tin “Nghiên cứu xã hội học” số 2/2010 của Viện Xã hội học (Học viện
CTHCQG Hồ Chí Minh) và đến nay tôi vẫn chờ đợi những ý kiến trao đổi chuyên môn. Tuy
nhiên, tranh luận trong giới xã hội học ở Việt Nam là việc còn rất hạn chế, đặc biệt là những vấn
đề hóc búa liên quan đến lý luận xã hội học vốn là điểm yếu của xã hội học ở Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, lý trí và cảm nhận thực tiễn mách bảo tôi rằng chẳng ai dại gì tham gia vào một lĩnh
vực chuyên môn mà họ hoặc không được đào tạo đầy đủ, hoặc không có thời gian và không quan

 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
 Xem
 bài
 của
 Nguyễn
 Trung
 Kiên

 đăng
 trên
 
 
o/news/default.asp
 

 

1
 


tâm nghiên cứu, cho nên chính họ cũng đang bế tắc2. Bởi vậy, nhiều người có thể khó chịu với
bài viết của tôi nhưng để bác bỏ được những luận điểm trong bài viết đó lại là chuyện khác.
Sở dĩ tôi khái quát hóa được một số bất cập về hiện trạng lý luận xã hội học ở nước ta
hiện nay bởi vì đây là vấn đề tôi đã quan tâm từ khi còn học ở bậc cử nhân và cho đến nay, dưới
góc độ của một học viên sau đại học cũng như một cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Hơn thế, sự
trải nghiệm của bản thân trong một số môi trường khoa học quốc tế đã tạo cho tôi sự khách quan
nhất định để so sánh và thấy được những vấn đề nổi cộm trong quá trình đào tạo, nghiên cứu xã
hội học ở nước ta so với các nước trên thế giới. Cũng phải thú nhận là tôi có một sự đam mê nhất
định với lĩnh vực lý thuyết xã hội học và loạt bài viết này chỉ là sự văn bản hóa những hiểu biết
ban đầu của tôi mà thôi. Nhận thức là một qúa trình không có điểm dừng cho nên tôi tin bài viết
của tôi có thể có những hạn chế mà mình chưa thể tự phát hiện ra ở thời điểm hiện tại. Do đó, tôi
rất mong đợi những trao đổi và thảo luận trên tinh thần khoa học, xây dựng và hợp tác.
Nếu như bài viết số một của tôi chủ yếu mô tả thực trạng, phê phán và bước đầu chỉ ra
một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của việc vận dụng lý thuyết trong khá nhiều nghiên
cứu xã hội học ở nước ta hiện nay thì nội dung chính của bài viết số hai này là mạnh dạn đưa ra
những hướng dẫn về cách thức lựa chọn và sử dụng lý thuyết xã hội học trong các nghiên cứu
thực nghiệm. Trong các phần dưới đây, trước hết tôi sẽ chỉ ra một số sự nhầm lẫn (lỗi) phổ biến

khi sử dụng lý thuyết xã hội học, tiếp đó là trình bày về những cách thức vận dụng lý thuyết xã
hội học và quy trình hay các bước đi cụ thể để có thể vận dụng đúng và thành công lý thuyết
trong một nghiên cứu. Phần kết luận sẽ tóm tắt những luận điểm chính trong bài viết. Có điểm
cần lưu ý là những vấn đề được đề cập đến trong bài viết chủ yếu dựa vào trải nghiệm với những
cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước, các trường đại học và sinh viên xã hội học.
Những phê phán của tôi không liên quan đến các nghiên cứu xã hội học do các tổ chức quốc tế
cũng như các tổ chức NGO trong nước thực hiện.
2. Ba nhầm lẫn cơ bản khi vận dụng lý thuyết xã hội học.
Trước khi trình bày về phương pháp vận dụng lý thuyết xã hội học, tôi muốn bàn thêm về
ba trong số các hạn chế lớn nhất, đó là: sự “lồng ghép” quan điểm, đường lối của đảng cầm
quyền; sự kết hợp một cách tùy tiện nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu và sự lẫn lộn giữa
nghiên cứu mô tả với nghiên cứu giải thích. Tôi cho rằng đây là những lỗi căn bản và phổ biến
nhất mà một bộ phận cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đa số sinh viên
chuyên ngành xã hội học ở tất cả các bậc học đang mắc phải.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 Luận
 điểm
 này
 của
 tôi
 dựa
 trên
 thực
 tế
 (ước lượng) có
 đến
 80%
 cán
 bộ
 nghiên
 cứu
 xã
 hội

 học
 
trên
 40
 tuổi
 ở
 Việt
 Nam
 hiện
 nay
 chuyển
 sang
 từ các
 ngành
 khác,
 nhất
 là
 Triết
 học
 Mác_Lênin.
 
 
 

 

2
 



2.1. Quan điểm chính trị của đảng cầm quyền và cơ sở lý luận xã hội học
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là không có sự phân biệt giữa lý thuyết xã hội học với một
hệ tư tưởng chính trị cũng như quan điểm, đường lối của một đảng cầm quyền nào đó. Chẳng
hạn, trong nhiều nghiên cứu cũng như luận văn, luận án xã hội học, rất nhiều tác giả đã trình bày
tràn lan chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng
sản Việt Nam về một vấn đề gì đó được đề cập đến trong nghiên cứu. Các nội dung này luôn gắn
với phần các lý thuyết xã hội học và được gọi dưới cái tên hết sức khái quát “Cơ sở lý luận”.
Trước hiện trạng này, cần khẳng định ngay rằng tôi không phê phán các chủ nghĩa và tư tưởng
trên đây. Điều đáng phê phán là ở chỗ nhiều người đã tùy tiện lồng ghép những quan điểm đó mà
không cho thấy sự liên hệ hay tác dụng gì của chúng đối với nghiên cứu của mình. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng hơn cả là các yếu tố thuộc về bối cảnh
chính trị, thói quen của những người xuất thân từ các ngành khác chứ không phải xã hội học và
bản thân sự non trẻ của nền xã hội học ở Việt Nam (tôi sẽ trình bày các vấn đề này cụ thể hơn
trong một dịp khác). Theo tôi, sự phổ biến của hiện tượng nêu trên cho thấy hai khả năng:
(i)

Nhiều tác giả không hiểu bản chất và chức năng của lý luận xã hội học, và

(ii)

Cũng có thể các tác giả hiểu nhưng vì thói quen nào đó mà cứ trình bày cho đủ,
theo kiểu “thừa còn hơn thiếu”, mọi người trình bày thì ta cũng trình bày hoặc
không ai phê phán nên cứ cho vào.

Người đáng trách không chỉ là cán bộ nghiên cứu, các sinh viên, học viên đang được đào
tạo mà quan trọng hơn là những “thầy, cô giáo và nhà quản lý” đã chấp nhận và thậm chí đòi hỏi
sinh viên hoặc cán bộ nghiên cứu phải làm điều đó. Hệ quả tất yếu là những nội dung không
đúng chỗ đó chỉ giúp cho nghiên cứu có đủ “lệ bộ” chứ không làm tăng độ thuyết phục của các
phát hiện nghiên cứu. Bởi lẽ, các hệ tư tưởng chính trị hay quan điểm, chủ trương, đường lối của
một đảng cầm quyền chỉ cho thấy một cách nhìn hay một cách tiếp cận về vấn đề nào đó. Những

quan điểm đó có thể dựa trên cơ sở khoa học nhưng quan trọng hơn chúng bị chi phối bởi lợi ích
của các lực lượng cầm quyền trong xã hội. Do đó, mỗi đảng chính trị ở mỗi quốc gia với bối
cảnh đặc thù của mình thì sẽ có các quan điểm khác nhau cho dù là về cùng một vấn đề nào đó.
Trên phạm vi toàn cầu, những quan điểm khái quát, mang tính định hướng của các đảng
cầm quyền rất dễ thay đổi theo sự thay đổi chung của bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội. Chúng
ta có thể thấy rõ điều này tại các quốc gia có hệ thống chính trị đa đảng, chẳng hạn như Mỹ. Sau
mỗi kỳ bầu cử, các chính sách luôn có sự điều chỉnh dựa theo quan điểm của đảng cầm quyền.
Ngay cả tại các nước có hệ thống một đảng lãnh đạo như nước ta thì quan điểm lãnh đạo cũng
phải thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Quan trọng hơn, các

 

3
 


quan điểm đó chủ yếu có tác dụng định hướng chính sách chứ không phải là công cụ để cắt
nghĩa, lý giải một vấn đề cụ thể. Ngược lại, các lý thuyết của khoa học (xã hội học) là kết quả từ
sự chắt lọc và khái quát hóa dựa trên rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm. Vai trò hàng đầu của
mọi lý thuyết khoa học là phân tích, lý giải vấn đề chứ không phải định hướng chính sách. Trong
khi đó, quan điểm, đường lối của đảng cầm quyền là sự vận dụng các lý thuyết khoa học vào
từng hoàn cảnh cụ thể. Cho dù sự vận dụng thực tiễn có hiệu quả cao, được nhiều người ủng hộ
thì vẫn không thể coi sự vận dụng đó là lý thuyết khoa học. Chẳng hạn, lý thuyết đấu tranh giai
cấp của K. Marx là một lý thuyết khoa học nhưng không thể coi quan điểm của một đảng cộng
sản theo chủ nghĩa Mác – Lê nin là một lý thuyết khoa học. Chỉ khi các quan điểm, đường lối đó
được khái quát hóa thành lý luận, được các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận thì chúng mới
có thể trở thành lý thuyết khoa học. Thực tế là, nếu nhìn ra các nước có nền khoa học phát triển
như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…thì sẽ không thấy quan điểm của đảng cầm quyền xuất hiện trong các
nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, lý thuyết khoa học có thể là cơ sở để các đảng cầm quyền xây dựng
quan điểm, đường lối chứ không thể có điều ngược lại, tức là quan điểm đường lối của đảng cầm

quyền được sử dụng để làm lý thuyết khoa học. Bên cạnh đó, ở các nước có nhiều đảng cùng
chia nhau các thành phần chính phủ thì nhà nghiên cứu biết dựa vào quan điểm của đảng nào?
Lý thuyết khoa học là loại tri thức tinh túy nhất, được chắt lọc và vun đắp bởi nhiều thế
hệ các nhà khoa học cho nên không dễ thay đổi hay bác bỏ. Để thay đổi hoặc bác bỏ được một lý
thuyết khoa học, các nhà khoa học phải cần rất nhiều thời gian nghiên cứu với các bằng chứng
thuyết phục. Và khi đã là tri thức khoa học thì các lý thuyết có thể đúng cho đa số tình huống.
Bối cảnh cũng có ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của lý thuyết khoa học nhưng mức độ ảnh
hưởng không giống như đối với các quan điểm của đảng cầm quyền. Một lý thuyết xã hội học có
thể được vận dụng để phân tích vấn đề ở mọi quốc gia nhưng quan điểm của đảng cầm quyền
thường chỉ có thể được vận dụng tại một quốc gia và ở một thời điểm nhất định nào đó mà thôi.
Khái quát hơn, lý thuyết khoa học thì không bị hạn chế bởi không gian, thậm chí cả thời gian
trong khi quan điểm của đảng cầm quyền luôn mang tính hữu hạn, thay đổi liên tục vì chúng gắn
với không gian, thời gian và lực lượng cầm quyền cụ thể. Ở đây tôi không có ý định bàn sâu về
mối quan hệ giữa chính trị và khoa học. Quan trọng hơn, chúng ta phải ý thức rõ rằng quan điểm,
chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền phản ánh hệ thống các giá trị và niềm tin chính trị của
một nhóm hay giai cấp xã hội nào đó. Hệ thống giá trị đó có thể mang tính chất khoa học, dựa
trên cơ sở khoa học (ví dụ như chủ nghĩa Mác-Lê nin) nhưng không chắc đã là một lý thuyết
khoa học (xã hội học). Bởi vậy, việc giới thiệu các quan điểm của một đảng chính trị để làm cơ
sở lý luận cho một nghiên cứu khoa học bất kỳ không phải là chuẩn mực khoa học.

 

4
 


2.2. Sự kết hợp tùy tiện các lý thuyết xã hội học trong một nghiên cứu
Với những lập luận trên đây, cũng cần nhắc lại vấn đề mà tôi đã trình bày trong bài viết
thứ nhất, đó là sự kết hợp tùy tiện, chồng chéo nhiều lý thuyết trong một nghiên cứu – một hiện
tượng đang phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Trước hết, như đã trình bày trong bài viết số một, sự kết hợp các lý thuyết trong một
nghiên cứu là có thể nhưng rất hãn hữu và rất khó thực hiện. Bởi thế cho nên hiện tượng này
không phải là xu thế phổ biến trong giới nghiên cứu xã hội học trên thế giới. Trên phương diện
nguyên tắc lý luận, nhà nghiên cứu có thể vận dụng hai hoặc thậm chí ba lý thuyết để phân tích
vấn đề mình nghiên cứu nhưng trước khi làm điều đó, họ phải chỉ ra được rằng các lý thuyết đó
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Các mối quan hệ này phải được chứng
minh và dựa trên những bằng chứng khoa học đã được phát hiện ra trước đó. Tuy nhiên, trong rất
nhiều luận văn, luận án và nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay, tác giả cứ trình bày các lý
thuyết mà họ cho là cần thiết và phù hợp với nghiên cứu của mình. Trong khi đó, điều quan trọng
hơn mà rất nhiều người đã không làm được là phải đưa ra những luận giải với các luận cứ cho
sự kết hợp đó. Hơn thế, đa số những tác giả kết hợp nhiều lý thuyết lại hoàn toàn không sử dụng
nó để phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách can thiệp dựa trên công trình nghiên
cứu của mình. Bởi vậy, thay vì là những công cụ phân tích làm gia tăng chất lượng nghiên cứu,
các lý thuyết xã hội học chỉ thực hiện mỗi một chức năng duy nhất là làm “đồ trang sức hàng
mã” cho rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu, luận văn và luận án xã hội học.
Có một hiện tượng phổ biến: khi trình bày cơ sở lý luận thì các tác giả liệt kê tràn lan các lý
thuyết xã hội học. Tuy nhiên, đến phần đề xuất chính sách thì lại đưa ra các giải pháp theo
kiểu: ‘nâng cao sự lãnh đạo của đảng, tăng cường sự quản lý của nhà nước, huy động sự tham
gia của cộng đồng, thúc đẩy tính tích cực của hộ gia đình và cá nhân”. Hoàn toàn không thấy
bóng dáng cơ sở lý luận xã hội học ở phần phân tích cũng như các đề xuất chính sách theo mô
hình phổ biến này. Tức là, các đề xuất chính sách chủ yếu là sự suy luận chủ quan của tác giả
chứ không dựa trên quan điểm lý luận và kết quả nghiên cứu.
Có điểm lưu ý là cần tránh nhầm lẫn gữa sự kết hợp các lý thuyết xã hội học với phương
pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội. Sự liên ngành là đặc trưng của khoa học hiện
đại, chẳng hạn như xã hội học nhưng sử dụng phân tích toán học và điền dã dân tộc học. Tuy
nhiên, kết hợp lý thuyết lại là chuyện khác và khó khăn hơn nhiều bởi lẽ mỗi lý thuyết có một
hướng đi riêng của nó cho nên để có thể kết hợp chúng cùng với nhau trong một nghiên cứu thì
nhà nghiên cứu phải đưa ra được những luận giải với bằng chứng khoa học hợp lý.

 


5
 


Mỗi lý thuyết xã hội học là một công cụ lý luận với triết lý độc lập, thậm chí nhiều lý
thuyết có nội dung trái ngược nhau cho nên không bao giờ kết hợp được với nhau. Hiểu một cách
đơn giản, để xây dựng một tòa nhà thì người ta có thể đề xuất nhiều bản thiết kế (tức là các lý
thuyết). Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của chủ đầu tư thì chỉ lựa chọn một bản nào ưng ý nhất
mà thôi. Việc kết hợp nhiều lý thuyết với nhau là có thể nhưng nếu không xem xét kỹ thì sẽ tạo
ra một sản phẩm kỳ quái và phản khoa học.
Ví dụ:
Trong phần phụ lục ở cuối bài viết, hiện tượng tội phạm có thể được phân tích từ các
khuynh hướng lý thuyết khác nhau với hướng đi rất riêng. Đây là minh chứng cho thấy sự kết
hợp nhiều lý thuyết là rất khó khăn. Khuynh hướng tích hợp lý thuyết (Intergrated Theory) cũng
là một trường phái phát triển gần đây nhưng chưa thực sự có ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều người biện luận (nghe có vẻ rất hợp lý) rằng các lý
thuyết khác nhau có thể bổ sung cho nhau trong một nghiên cứu xã hội học. Thậm chí, nhiều
luận án tiến sỹ xã hội học vẫn được đánh giá xuất sắc cho dù tác giả của nó đã phạm lỗi lý luận
căn bản với việc lập luận một cách chung chung và chủ quan nhưng không bằng chứng, rằng các
lý thuyết khác nhau có thể bổ trợ cho nhau để giải quyết vấn đề nghiên cứu của họ. Những lập
luận kiểu này cũng giống như nhận định: đó là một cô gái rất xinh đẹp nhưng người nhận xét lại
không đưa ra được những chỉ báo cho thấy cô ấy đẹp như thế nào (chiều cao, cân nặng, màu
da…vv).
2.3. Sự lẫn lộn giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích
Có hai dạng nghiên cứu khoa học căn bản, đó là nghiên cứu mô tả (Descriptive Research)
và nghiên cứu lý giải hay giải thích (Explanatory Research). Trong khi lý thuyết khoa học (xã
hội học) chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu giải thích thì rất nhiều nghiên cứu, đặc biệt luận
văn và luận án thuộc loại nghiên cứu mô tả nhưng vẫn cố gắng trình bày và vận dụng lý thuyết.
Nghiên cứu mô tả hướng đến trả lời câu hỏi: cái gì đang diễn ra và nó diễn ra như thế

nào? Nghiên cứu dạng này thường được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ
chức quốc tế bởi vì nó cung cấp những kiến thức khái quát về các vấn đề xã hội nói chung. Một
số nghiên cứu mô tả điển hình như: tổng điều tra dân số, khảo sát về mô hình chi tiêu của gia
đình đô thị, khảo sát về thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em nông thôn, việc sử dụng thời gian
nhàn rỗi của người già, hoặc nhận thức, thái độ của người dân về một chính sách mới nào
đó…vv. Các nghiên cứu mô tả có thể đem đến những thông tin rất chi tiết, chẳng hạn như: tỷ lệ
thất nghiệp, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tuổi của một cộng đồng hoặc tỷ lệ ly hôn ở một thời điểm

 

6
 


nhất định. Đồng thời, những thông tin trừu tượng hơn cũng có thể thu được từ các nghiên cứu
mô tả, ví dụ như: khoảng cách giàu - nghèo giữa các hộ gia đình của một cộng đồng nào đó hay
mức độ phân tầng xã hội ở một thành phố. Tóm lại, nghiên cứu mô tả giúp chúng ta có được sự
hiểu biết về “tình hình’ hoặc “thực trạng” của một vấn đề nào đó chứ không phải nguyên nhân
của hiện trạng đó. Với nghiên cứu dạng này, các nhà nghiên cứu chỉ thuần túy “mô tả”, tức là
trình bày trung thực hiện trạng vấn đề chứ không dùng bất kỳ lý thuyết nào để lý giải vấn đề.
Trong khi đó, mối quan tâm chính của dạng nghiên cứu thứ hai (lý giải, giải thích) là: tại
sao vấn đề đó lại diễn ra như vậy? nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng đó? Ví dụ, tại sao nhiều
thanh niên hiện nay lại nghiện ma túy? Tại sao thất nghiệp lại gia tăng so với 10 năm trước? tại
sao người ta lại ly hôn…vv. Dạng nghiên cứu này thường được thực hiện bởi các nhà khoa học
và ở mức độ nào đó, nó được đề cao hơn các nghiên cứu mô tả. Để giải thích được vấn đề quan
tâm, nhà nghiên cứu thường phải thiết lập nên các quan hệ nhân quả trong quá trình thiết kế
nghiên cứu và quan trọng hơn, họ phải sử dụng các lý thuyết khoa học với tư cách là công cụ lý
luận để phân tích và lý giải vấn đề nghiên cứu. Các nghiên cứu giải thích cung cấp dữ liệu khoa
học để các cơ quan chức năng dựa vào đó xây dựng các chính sách can thiệp nhằm thay đổi thực
trạng do nghiên cứu mô tả đem lại. Như vậy, xét riêng trong lĩnh vực xã hội học, nhà nghiên cứu

chỉ sử dụng lý thuyết khi tiến hành các nghiên cứu giải thích. Bởi một lẽ đơn giản, nhiệm vụ
chính của các nghiên cứu mô tả chỉ là “mô tả” trong khi mục đích cuối cùng của nghiên cứu giải
thích là phải đưa ra những luận giải tại sao lại xuất hiện một hiện tượng nào đó. Trong xã hội
học, các luận giải đó chính là các lý thuyết, tức là trả lời cho câu hỏi: tại sao?
Chính vì không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại nghiên cứu (mô tả và giải thích) cho
nên trong khi rất nhiều đề tài, luận văn và luận án xã hội học ở nước ta hiện nay thuộc dạng
nghiên cứu mô tả nhưng tác giả của chúng vẫn cứ trình bày tràn lan các lý thuyết xã hội học. Có
thể lấy một số loại đề tài phổ biến như: “Nghiện ma túy ở phường X: thực trạng và giải pháp”;
“Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh phổ thông về bệnh HIV/AIDS”; “Vai trò của phụ nữ
nông thôn trong việc chăm sóc con cái”; “Vai trò của nữ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cơ
sở”; “Thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình trí thức Hà Nội hiện nay”…vv. Theo tôi, tất
cả các đề tài nêu trên thuộc dạng nghiên cứu mô tả, tức là chỉ hướng đến phác họa xem tình hình
của vấn đề đó hiện nay như thế nào. Cụ thể hơn, với những tiêu đề trên đây, nhiệm vụ chính của
các đề tài là mô tả “vai trò”, “nhận thức” hoặc “thực trạng” của một vấn đề nào đó. Người đọc sẽ
trông đợi sự báo cáo khái quát về tình hình chứ không phải sự lý giải về vấn đề.
Tuy nhiên, nhiều tác giả có thể lập luận rằng: tên đề tài như vậy nhưng khi thực hiện họ
sẽ phải chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các “thực trạng”, “nhận thức, thái độ, hành vi” hoặc “vai trò”

 

7
 


đó và nhiệm vụ chính của nghiên cứu vẫn là giải thích. Theo tôi, nếu như vậy thì tác giả phạm
hai lỗi: lỗi thứ nhất là tên đề tài không phản ánh chính xác nội dung nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến cả câu hỏi nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Lỗi thứ hai là tác
giả sẽ khó định hình được lý thuyết phù hợp nếu như vẫn muốn có phần giải thích trong nghiên
cứu của mình. Chẳng hạn, với loại đề tài như “Thực trạng ” và “Nhận thức, thái độ, hành vi” thì
mọi phương án sử dụng lý thuyết chỉ là việc làm vẽ vời, hình thức bởi lẽ trọng tâm của nghiên

cứu là mô tả vấn đề. Còn với dạng đề tài “Vai trò” thì nhiều tác giả ngay lập tức nghĩ đến các lý
thuyết vai trò thế nhưng khi triển khai các biến và mối tương quan về vai trò thì lý thuyết vai trò
có khi lại trở nên vô dụng. Điều khôi hài hơn nữa là trong một số đề tài “vai trò” mà tôi biết thì
có những tác giả lại sử dụng thuyết chức năng hoặc thuyết xung đột, hoặc cả hai lý thuyết. Tóm
lại, căn nguyên của hiện trạng này là nhiều tác giả đã không nắm vững các tiêu chuẩn cũng như
mục đích và quy trình thiết kế một nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là các bước đi cần thiết của
việc lựa chọn và vận dụng lý thuyết xã hội học.
3. Các hình thức và biện pháp vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học
3.1. Hai hình thức sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học
Khi đề cập đến lý thuyết, bất kỳ sinh viên xã hội học nào cũng có thể nói đôi chút về các
khuynh hướng như: cấu trúc – chức năng, xung đột, tương tác biểu trưng (dán nhãn), thuyết nữ
quyền, thuyết sự lựa chọn hợp lý, thuyết nhóm tinh hoa…vv tùy thuộc vào cấp độ và chủ đề
nghiên cứu. Đây là các khuynh hướng (trường phái) lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu xã
hội học ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và chúng là một trong những yếu tố then chốt bảo
đảm rằng các nghiên cứu đó là nghiên cứu xã hội học chứ không phải nghiên cứu triết học, nhân
chủng học hay tâm lý học.
Có thể hiểu nôm na, lý thuyết xã hội học là tất cả những nhận định khái quát được đưa ra
dựa trên các quan sát thực nghiệm của nhà xã hội học. Các nhận định gần gũi với nhau về cách
tiếp cận sẽ hình thành nên các trường phái như xung đột, chức năng, kiểm soát xã hội hay tương
tác xã hội. Ví dụ, dựa trên dữ liệu thống kê và trải nghiệm thực tế, nhà nghiên cứu thấy đứa trẻ
dễ hư hỏng hơn (trốn học, nghiện hút, trộm cắp…) nếu bố mẹ của chúng quá mải mê làm ăn và
sao nhãng việc quản lý con cái. Do đó, ông ta có thể đưa ra một lý thuyết khái quát: khả năng hư
hỏng của trẻ vị thành niên phụ thuộc vào mức độ giám sát của cha mẹ. Nếu cha mẹ giám sát chặt
chẽ với các biện pháp phù hợp thì khả năng hư hỏng của con cái họ sẽ thấp. Ngược lại, sự giám
sát lỏng lẻo của cha mẹ sẽ làm gia tăng khả năng hư hỏng của con cái họ. Tương tự như vậy là
các nhận định về vai trò kiểm soát của nhà trường hoặc của các cơ quan chức năng. Tất cả những
nhận định trừu tượng và khái quát hóa như vậy được gọi là lý thuyết xã hội học và vì chúng đều

 


8
 


dựa trên các hình thức và phương thức kiểm soát đối với hành vi cá nhân cho nên chúng được
xếp chung vào trường phái lý thuyết “kiểm soát xã hội”.
Có hai loại nghiên cứu cơ bản liên quan đến lý thuyết và từ đây có thể hình dung ra hai
cách vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học: (i) Nghiên cứu xây dựng lý thuyết (Theory
Building) và (ii) Nghiên cứu kiểm định lý thuyết (Theory Testing).
(i) Phương án thứ nhất với hai khía cạnh – xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên
cứu lựa chọn lý thuyết để giải thích vấn đề và xây dựng lý thuyết mới. Nhà nghiên cứu dựa vào
vấn đề thực tiễn cụ thể mà họ quan tâm và lựa chọn ra một lý thuyết nào đó theo họ là phù hợp
nhất để giải quyết vấn đề đó. Ở khía cạnh thứ nhất này, lý thuyết giúp chúng ta hiểu về bản chất
của một sự kiện hay hiện tượng nào đó. Ví dụ, mối quan tâm của nhà nghiên cứu là các hành vi
phạm tội cho nên anh ta có thể dựa vào đó để lựa chọn một lý thuyết phù hợp nhất cho đề tài
nghiên cứu của mình (kiểm soát xã hội, bắt chước xã hội ở cấp độ vi mô và cấu trúc-chức năng
hoặc xung đột ở cấp độ vĩ mô). Như vậy, hình thức vận dụng này dựa trên sự phù hợp của lý
thuyết với từng vấn đề trong từng tình huống. Tức là, mối quan tâm của tác giả, vấn đề nghiên
cứu và tình huống nghiên cứu sẽ quyết định lý thuyết nào được sử dụng.
Ở khía cạnh thứ hai, với việc dựa vào vấn đề nghiên cứu để lựa chọn lý thuyết, nhà xã hội
học có thể phát triển lý thuyết đó hoặc xây dựng các lý thuyết mới. Hạt nhân của dạng nghiên
cứu này là phương pháp quy nạp (inductive reasoning), tức là nhà nghiên cứu sẽ dựa trên các
quan sát thực nghiệm để đưa ra lý thuyết. Chẳng hạn, để giải thích tình trạng mất trộm đồ trong
siêu thị, nhà nghiên cứu thấy thuyết kiểm soát xã hội là thuyết phục nhất. Được sự yêu cầu của
giám đốc siêu thị, anh ta đưa ra một bản báo cáo phân tích nguyên nhân mất trộm đồ dựa trên
thuyết kiểm soát xã hội. Theo đó, tình trạng khách hàng lấy trộm đồ sẽ gia tăng nếu hành vi của
họ không bị kiểm soát chặt chẽ. Dựa vào lý giải này, ông giám đốc cho thuê thêm nhân viên và
lắp đặt các camera trong khắp siêu thị để giám sát hành vi của khách hàng. Sau một thời gian,
tình trạng mất trộm đồ có giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Nhà xã hội học lại được mời đến và sau
khi quan sát thực địa và suy ngẫm, anh ta thấy rằng dù có thêm nhân viên và camera nhưng

những khách hàng láu cá vẫn có thể lợi dụng sơ hở, che chắn cho nhau để cất đồ vào trong người
và đi ra mà không bị phát hiện. Như vậy, để hạn chế tình trạng lấy trộm hàng hóa thì cần phải
giám sát cả sản phẩm chứ không chỉ hành vi của khách hàng. Dựa vào đó, nhà xã hội học khái
quát: tình trạng mất trộm đồ sẽ chấm dứt nếu siêu thị kiểm soát được cả hành vi của khách hàng
cũng như sản phẩm của mình. Dựa trên lý thuyết mới được bổ sung này, giám đốc siêu thị cho
gắn mã số sản phẩm và lắp đặt máy phát hiện mã số. Từ đó, tình trạng mất trộm đồ trong siêu thị
hầu như bị xóa bỏ. Tương tự là hình thức phát triển các lý thuyết khác dựa trên di sản lý thuyết

 

9
 


đã có trước đó. Chính sự bổ sung như vậy sẽ ngày càng hoàn thiện các lý thuyết. Xã hội vốn đa
dạng và phức tạp cho nên sự phát triển lý thuyết là quá trình liên tục, không điểm dừng. Nghiên
cứu sau bổ sung cho nghiên cứu trước và do vậy, các trường phái lý luận xã hội học ngày càng
phong phú và hoàn thiện hơn.
(ii) Phương án thứ hai – xuất phát từ lý thuyết hay còn gọi là nghiên cứu kiểm định lý
thuyết: nhà nghiên cứu chỉ sử dụng một lý thuyết để lý giải các vấn đề khác nhau trong cuộc
sống. Loại nghiên cứu này không hướng đến phát triển lý thuyết mà chỉ kiểm định xem một lý
thuyết nào đó đúng, sai hay cần phải bổ sung và hoàn thiện thêm. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu có
thể rất am hiểu và ưa thích lý thuyết xung đột cho nên anh ta lấy đó làm điểm tựa lý luận để phân
tích, lý giải các hiện tượng như: phân tầng xã hội, tội phạm hay nghèo đói. Đặc trưng của hình
thức này là dù cho nghiên cứu vấn đề gì thì tác giả cũng chỉ dựa vào một khuynh hướng lý thuyết
mà thôi. Bởi thế, giải pháp đưa ra có thể khác nhau nhưng tất cả đều có cái gốc lý luận chung.
Điển hình cho dạng này là K.Marx vì ông phân tích mọi vấn đề chính trị - xã hội dưới lăng kính
lý thuyết xung đột với luận điểm chính là sự mâu thuẫn, xung đột giữa các giai cấp trong xã hội
là căn nguyên của tất cả các vấn đề chính trị - xã hội.
Hạt nhân của nghiên cứu kiểm định lý thuyết là sự suy luận hay diễn dịch (deductive

reasoning). Để kiểm định độ tin cậy của một lý thuyết nào đó, nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một số
giả thuyết. Nếu lý thuyết đó là đúng thì các giả thuyết này cũng phải đúng dựa trên các bằng
chứng thực nghiệm. Ví dụ, giả định rằng ta phải kiểm định một luận điểm trong lý thuyết xung
đột của Marx, cho rằng: sự khác biệt về tài sản (kinh tế) là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội.
Để kiểm định lý thuyết này, ta phải đưa ra một số giả thuyết, chẳng hạn như:
- Giả thuyết 1: Những người giàu thì có vị trí cao hơn trong tháp phân tầng xã hội.
- Giả thuyết 2: Những người ở vị trí thấp hơn trong tháp phân tầng là những người nghèo.
Với dữ liệu thu được thì nhà nghiên cứu thấy: đúng, những người giàu có thường ở vị trí
cao hơn trong xã hội và những người nghèo thường ở vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, cũng dựa trên
dữ liệu khảo sát, nhà nghiên cứu còn thấy nhóm phía dưới trong tháp phân tầng có cả những
người giàu (giàu có do trộm cắp, trúng sổ xố, tệ nạn xã hội) và nhóm phía trên cũng có cả người
nghèo (ví dụ như một thầy giáo nghèo nhưng giỏi chuyên môn, uy tín xã hội cao hoặc một viên
quan liêm khiết và vì dân cho nên dù nghèo vẫn được nể trọng). Do vậy, có thể kết luận: thuyết
xung đột về phân tầng xã hội của Marx đúng nhưng chưa đủ và cần được phát triển thêm. Kinh
tế có thể là một yếu tố cần và rất quan trọng nhưng chưa đủ để quyết định sự phân tầng xã hội.
Quá trình tìm kiếm các yếu tố khác chính là sự phát triển của thuyết xung đột về phân tầng xã
hội (chẳng hạn, Max Weber đã bổ sung yếu tố quyền lực và uy tín xã hội).

 

10
 


Trong mỗi nghiên cứu xã hội học, các nhà nghiên cứu thường vận dụng riêng rẽ các lý
thuyết khác nhau (hoặc xung đột, hoặc chức năng, hoặc tương tác biểu trưng…). Với mỗi
khuynh hướng đó, tác giả cũng có thể chỉ vận dụng một hướng tiếp cận (nhánh) nào đó mà thôi.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu về hành vi phạm tội, nhà nghiên cứu có thể dựa vào hướng tiếp cận vĩ
mô với thuyết Anomie của Durkheim và Robert Merton, vốn nhấn mạnh áp lực từ cấu trúc xã
hội. Tuy nhiên, cũng thuộc trường phái cấu trúc – chức năng, nhà nghiên cứu có thể phân tích

hành vi phạm tội dưới ảnh hưởng của tiểu văn hóa nhóm sai lệch theo các luận điểm của Anbert
Cohen. Như vậy, khi vận dụng một lý thuyết nào đó thì không có nghĩa nhà nghiên cứu phải dựa
trên toàn bộ di sản kiến thức của trường phái hay khuynh hướng lý thuyết đó. Thực tế, các nhà
nghiên cứu thường dựa trên lăng kính lý luận chung (xung đột, chức năng…) và lựa chọn một
hướng đi hẹp nào đó (xung đột quyền lực, xung đột kinh tế hay xung đột văn hóa; áp lực cấu trúc
hay ảnh hưởng của tiểu văn hóa sai lệch?). Việc lựa chọn hướng đi nào hoàn toàn phụ thuộc vào
quan điểm lý luận của tác giả. Điều này có thể khác với hiện trạng ở Việt Nam hiện nay khi các
tác giả, nhất là sinh viên các bậc học, đều cố gắng trình bày tối đa sự hiểu biết của họ về một
trường phái lý thuyết nào đó. Đa số đã cố gắng trình bày càng nhiều càng tốt chứ không ý thức
được rằng họ phải lập luận cho việc vận dụng một hướng tiếp cận chuyên biệt chứ không phải
nêu ra cả một trường phái lý thuyết.
3.2. Quy trình lựa chọn và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học
Với những trải nghiệm của mình, tôi thấy việc vận dụng lý thuyết nào phụ thuộc vào mục
đích nghiên cứu của tác giả (giải thích và xây dựng lý thuyết mới hay kiểm định lý thuyết). Tuy
nhiên, cá nhân tôi cho rằng việc này sẽ dễ thực hiện hơn khi nhà nghiên cứu xuất phát từ vấn đề
nghiên cứu, tức là dựa vào một đề tài nghiên cứu cụ thể để lựa chọn ra lý thuyết phù hợp nhất.
Với lựa chọn này, nhà nghiên cứu vừa dùng lý thuyết để giải thích đồng thời cũng có thể sử dụng
kết quả nghiên cứu của mình để bổ sung cho lý thuyết mà họ sử dụng. Các nghiên cứu kiểm định
lý thuyết thường hướng đến các mục đích học thuật thuần túy chứ không hẳn là lý giải và can
thiệp thực tiễn. Với xuất phát điểm là một đề tài thực nghiệm, nhà nghiên cứu cần xác định rõ ba
yếu tố trước khi có thể lựa chọn một lý thuyết phù hợp. Ba yếu tố đó là: chủ đề nghiên cứu, đề tài
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
Chủ đề nghiên cứu: đó là bất kỳ vấn đề gì trong xã hội mà nhà nghiên cứu quan tâm. Các
chủ đề nghiên cứu có đặc điểm chung là thường mang tính khái quát, phạm vi rộng và trừu
tượng. Các ví dụ điển hình về chủ đề nghiên cứu như: bạo lực gia đình, tội phạm vị thành niên, tệ
nạn nghiện hút ma túy, phân tầng xã hội, sức khỏe sinh sản, hệ thống y tế ở cơ sở…vv. Một cách
vắn tắt, chủ đề nghiên cứu chính là các mối quan tâm của nhà nghiên cứu.

 


11
 


Đề tài nghiên cứu: Sau khi xác định được chủ đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp
tục đưa ra được một mối quan tâm cụ thể của mình. Thông thường, nhà nghiên cứu sẽ quan tâm
đến một mối quan hệ nhân quả nào đó, chẳng hạn như trình độ học vấn và hành vi bạo lực trong
gia đình đô thị; nghề nghiệp của bố mẹ và hành vi nghiện hút trong nhóm trẻ vị thành niên; địa
bàn cư trú và sự bất bình đẳng về thu nhập; nền tảng gia đình và sự thăng tiến chính trị…vv. Sở
dĩ các đề tài nghiên cứu thường dựa trên một mối quan hệ nhân quả vì như vậy nó sẽ giúp nhà
nghiên cứu giới hạn được phạm vi nghiên cứu và tập trung vào lý giải chi tiết mối quan hệ qua
lại giữa một biến độc lập (nguyên nhân) và một biến phụ thuộc (kết quả) nào đó. Với tên đề tài
như vậy, tác giả cũng cho thấy họ quan tấm đến vấn đề gì, dựa vào cái gì để giải thích cho vấn đề
quan tâm của họ. Số lượng biến độc lập và biến phụ thuộc được quyết định bởi mối quan tâm của
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, càng nhiều biến và nhiều mối quan hệ thì quy mô nghiên cứu càng
lớn và do vậy, mức độ khó khăn càng gia tăng. Thậm chí, nhà nghiên cứu có thể không kiểm soát
được nghiên cứu của mình. Thành ra, cái gì cũng nói đến nhưng nông cạn, sơ sài và hời hợt.
Câu hỏi nghiên cứu: Thực ra rất khó tách bạch giữa hai bước: xác định đề tài nghiên cứu
và đặt ra câu hỏi nghiên cứu bởi lẽ đây là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau. Để có đề tài
nghiên cứu thì phải có câu hỏi nghiên cứu. Ngược lại, để có câu hỏi nghiên cứu thì phải xác định
rõ được đề tài nghiên cứu. Cho nên, sự phân chia thành các bước ở đây chỉ mang tính chất tương
đối bởi lẽ rất khó xác định việc nào làm trước, việc nào làm sau và cái nào là hệ quả của cái nào.
Câu hỏi nghiên cứu thường xoáy vào một vấn đề cụ thể và bắt đầu với “Tại sao”. Mỗi đề tài
nghiên cứu thường có một hoặc một số câu hỏi nghiên cứu. Chẳng hạn, tại sao hành vi bạo lực
gia đình thường xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình nghèo? Tại sao tỷ lệ phạm tội của những
người học vấn thấp lại cao hơn tỷ lệ phạm tội do những người học vấn cao thực hiện? Tại sao
con em gia đình quan chức lại có xu hương nghiện hút nhiều hơn trẻ em sinh ra trong các gia
đình giáo viên?...vv.
Lựa chọn lý thuyết: Sau khi xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu, việc tiếp theo là
chọn ra một lý thuyết phù hợp với vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Rất khó để nói thế nào là

một lý thuyết phù hợp bởi lẽ điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiên hướng nghiên cứu, cảm
quan của cá nhân nhà nghiên cứu. Các vấn đề xã hội vốn hết sức đa dạng và phức tạp cho nên
cùng một vấn đề nghiên cứu nhưng có thể tiếp cận và lý giải từ nhiều hướng khác nhau. Do đó,
một đề tài nhưng hoàn toàn có thể áp dụng các lý thuyết khác nhau. Chẳng hạn, để lý giải hiện
tượng học sinh phổ thông bỏ học đi chơi game, nhà nghiên cứu này có thể dùng thuyết “Bắt
chước xã hội” vốn nhấn mạnh sự lôi kéo của bạn bè. Ngược lại, nhà nghiên cứu khác lại có thể
sử dụng thuyết “Kiểm soát xã hội” vốn nhấn mạnh vai trò kiểm soát của gia đình và nhà trường.

 

12
 


Nhìn chung, nếu ở cấp độ vi mô thì nhà nghiên cứu dùng các lý thuyết tập trung vào hành vi của
cá nhân. Còn nếu ở cấp độ vĩ mô thì nhà nghiên cứu lại sử dụng các lý thuyết đề cập đến các yếu
tố cấu trúc xã hội tổng thể. Tóm lại, dùng lý thuyết nào và phân tích ở cấp độ nào hoàn toàn do
nhà nghiên cứu quyết định dựa trên từng tình huống cụ thể.

4. Kết luận.
Như vậy, có thể thấy rất nhiều lỗi trong việc vận dụng lý thuyết xã hội học, đặc
biệt là đối với sinh viên xã hội học ở mọi bậc học. Ba trong số các lỗi đó là: trình bày tràn
lan quan điểm của đảng cầm quyền vào phần lý luận xã hội học; lồng ghép tùy tiện nhiều
lý thuyết xã hội học trong một nghiên cứu và cuối cùng là không có sự phân biệt rõ ràng
giữa nghiên cứu giải thích và nghiên cứu mô tả. Những lỗi này khiến cho lý thuyết xã hội
học bị tầm thường hóa, trở thành đồ trang sức vô hồn trong nhiều nghiên cứu hiện nay.
Theo tôi, nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên là nhiều tác giả đã không nắm
vững bản chất và chức năng của lý thuyết xã hội học, không phân biệt rõ giữa nghiên cứu
giải thích và nghiên cứu mô tả, không ý thức được rằng chỉ trong loại nghiên cứu giải
thích thì mới sử dụng lý thuyết để làm công cụ phân tích, lý giải hiện tượng. Nguyên

nhân sâu xa của hiện trạng này là sự non trẻ của nền xã hội học ở Việt Nam. Điều này
khiến cho công tác giảng dạy còn nặng về rao giảng, trình bày mà còn thiếu những hướng
dẫn ứng dụng hoặc minh họa điển hình. Hệ quả là sinh viên chỉ thấy lý thuyết xã hội học
là một mớ bòng bong, trừu tượng, khó hiểu chứ không biết được rằng đó là những công
cụ phân tích hữu dụng trong đời sống thường ngày, trong nghiên cứu khoa học cũng như
trong công tác quản lý xã hội.
Theo quan điểm cá nhân, bên cạnh việc ý thức về thể loại nghiên cứu (giải thích
hay mô tả), để sử dụng thành công lý thuyết thì nhà nghiên cứu phải xác định rõ được ba
yếu tố khi tiến hành một nghiên cứu xã hội học, đó là: chủ đề nghiên cứu, đề tài nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu. Dựa trên vấn đề quan tâm, nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn lý
thuyết phù hợp nhất theo quan điểm của họ. Trên cơ sở đó, lý thuyết là công cụ giúp nhà
nghiên cứu tiếp cận và giải thích vấn đề. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần
phát triển và hoàn thiện các lý thuyết xã hội học.
Cuối cùng, bài viết này là sự chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm của cá nhân
tác giả về một vấn đề còn rất mới mẻ đối với xã hội học ở nước ta hiện nay. Động lực

 

13
 


chính cho loạt bài viết này là sự quan tâm của bản thân cũng như vô số những thắc mắc
do các bạn sinh viên đặt ra cho tôi. Bởi thế, rất có thể bài viết sẽ cần phải được hoàn thiện
thêm nhưng điều tôi muốn chia sẻ ở đây chính là các ý tưởng bước đầu về phương pháp
vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học.
Câu hỏi thảo luận:
1. Những lỗi cơ bản khi vận dụng lý thuyết xã hội học được đề cập đến trong bài viết
là gì? Ý kiến của bạn? Đồng ý hay không đồng ý? Tại sao?
2. Có mấy loại nghiên cứu? Loại nghiên cứu nào mới sử dụng lý thuyết? Tại sao?

3. Cần xác định rõ điều gì để có thể vận dụng thành công lý thuyết trong nghiên cứu
xã hội học?
4. Về tổng thể, bạn nhất trí và không nhất trí với những quan điểm nào của tác giả?
Tại sao? Hãy đưa ra lập luận và bằng chứng cho luận điểm của mình?
5. Theo hiểu biết của riêng bạn, bài viết có thể bổ sung thêm nội dung nào?
Bài tập ứng dụng
1.

Bạn hãy xác định một chủ đề nghiên cứu, đề tài nghiên cứu với câu hỏi nghiên cứu
cụ thể về tội phạm.

2.

Bạn hãy nghiên cứu kỹ các lý thuyết xã hội học tội phạm được khái quát hóa trong
bảng dưới đây (chú ý tham khảo thêm các tài liệu khác khi học môn này).

3.

Bạn hãy lựa chọn một lý thuyết phù hợp nhất và thử lý giải vấn đề nghiên cứu của
mình dưới góc độ lý thuyết đó.

4.

Bạn hãy thử lần lượt lý giải vấn đề đó dựa trên các hướng tiếp cận lý thuyết khác
nhau dưới đây.

5.

Sau khi lý giải bằng các khuynh hướng khác nhau, theo bạn, có thể kết hợp được
các lý thuyết khác nhau trong một nghiên cứu hay không? Nếu không, tại sao?

Nếu có, hãy cho ví dụ minh họa?

6.

Nếu có thể, lớp các bạn hay tổ chức seminar về chủ để này. Ở đó các bạn sẽ có cơ
hội trao đổi, tranh luận với nhau về một chủ để rất hấp dẫn và hữu ích khi còn ngồi
trên giảng đường đại học.


 

14
 


Phụ lục: Tổng quan các lý thuyết xã hội học tội phạm
Lý thuyết XHH

Các tác giả tiêu

Tội Phạm

biểu

Các luận điểm chính

1. Sự phân rã tổ Shaw và McKay Các cộng đồng với tổ chức lỏng lẻo sẽ khuyến
chức

xã Samson và cộng khích hành vi phạm tội bởi sự yếu kém của các


hội/Trường
Chicago

phái sự

hình thức kiểm soát không chính thức trong khi

(Social

các tiểu văn hóa tội phạm xuất hiện. Họ thiếu sự

Disorganization/C

nỗ lực của cả cộng đồng trong việc phòng chống

hicago school

tội phạm
Người ta có thể bắt chước hành vi phạm tội thông

2. Các quan hệ xã

qua sự tiếp xúc với các quan niệm, thái độ phạm

hội/Bắt chước xã Sutherland

và pháp. Những quan niệm này có thể chấp nhận

hội/Tiểu văn hóa


Cressey; Sykes hành vi phạm tội hoặc trở thành hình thức biện

(Differential

và Matza; Ronal minh cho tội phạm trong những hoàn cảnh nhất

Association/Social Akers;

định. Nguyên nhân căn bản của tội phạm là quá

Learning/Subcultu Wolfgang
re)

và trình tương tác với những người bạn hư hỏng. Các

Ferracuti;

hành vi phạm tội sẽ lặp đi lặp lại nếu như chúng

Anderson.

được củng cố thường xuyên. Khi xuất hiện một
tiểu văn hóa phạm tội (văn hóa nhóm), cá nhân sẽ
tìm cách bắt chước các hành vi phạm tội tại một
địa bàn nào đó. Điều này khiến cho tỷ lệ tội phạm,
kể cả những hành vi bạo lực, sẽ tăng cao.
Sự không tương thích giữa các mục tiêu về sự
thành công kinh tế của “giấc mơ Mỹ” và cơ hội để
thực hiện được các mục tiêu đó tạo ra áp lực cấu

trúc. Sự suy yếu của các chuẩn mực dẫn đến sự
xuất hiện của tình trạng Anomie, khiến tỷ lệ tội

3.

 

R.

Merton; phạm gia tăng. Khi các thiết chế xã hội khác (ví
15
 


Anomie/Anomie
thể

Messners

và dụ như gia đình) bị suy yếu do ảnh hưởng của

chế Rosenfeld.

“giấc mơ Mỹ” thì sẽ dẫn đến sự thắng thế và

(Institutional

thống trị của các thiết chế kinh tế trong xã hội.

Anomie)


Tình trạng phạm tội sẽ tăng cao khi tồn tại sự
không cân bằng thiết chế như vậy trong xã hội (xã
hội Mỹ là một ví dụ điển hình).
Khi cá nhân không thể đạt được các mục tiêu
mong ước (ví dụ như: tiền bạc, địa vị xã hội…) thì
họ sẽ rơi vào tình trạng bị áp lực hoặc chịu sức ép.
Trong những điều kiện nhất định, rất nhiều người

4. Áp lực/Áp lực Albert Cohen
tổng

quát Cloward

có xu hướng phản ứng lại áp lực đó bằng các hành
và vi phạm tội. Tuy nhiên, áp lực dẫn đến tội phạm

(Strain/General

Ohlin

không chỉ có liên quan với sự thất bại của các mục

Strain)

Robert Agnew

tiêu mà nó còn có liện hệ với sự xuất hiện của
những tác nhân kích thích tiêu cực cũng như sự
tước đoạt các phần thưởng có giá trị.

Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao người ta không phạm
tội?” Thuyết này cho rằng các động cơ phạm tội
vốn rất đa dạng. Bởi thế, tác nhân chính khiến
người ta phạm tội là do sự thiếu vắng sự kiểm

4. Sự kiểm soát Reckless

soát. Các hình thức kiểm soát có thể bắt nguồn từ

(Control Theory)

Hirschi

các mối quan hệ xã hội (sự ràng buộc xã hội) hoặc

Gottfredson

từ bên trong mỗi cá nhân (sự tự kiểm soát). Sự

Hagan

tiếp xúc với các hình thức kiểm soát có thể khác
nhau do địa điểm xã hội hoặc thời kỳ lịch sử,
chẳng hạn như sự thay đổi mức độ và các hình
thức kiểm soát đối với nam và nữ.
Thuyết này chịu ảnh hưởng của quan điểm truyền
thống: tội phạm là một sự lựa chọn bị chi phối bởi
lợi ích và cái giá phải trả cho sự chọn lựa đó (cân



 

16
 


nhắc về sự hợp lý của hành động). Hành vi phạm
5. Sự lựa chọn Stafford và War

tội có thể bị ngăn cản nếu như gia tăng cái giá

hợp lý/Sự cản trở Conish và Clark

phải trả cho hành vi đó (chẳng hạn như cần nhiều

(Rational

nỗ lực hơn, nhiều hình phạt được áp dụng hơn,

Choice/Deterrence

mức phạt nặng hơn…), đặc biệt, nếu như chắc

)

chắn và ngay lập tức phải trả giá cho hành vi nào
đó. Người ta có thể có được thông tin trực tiếp về
lợi ích cũng như cái giá phải trả cho hành vi phạm
tội thông qua sự trải nghiệm với hình phạt hoặc là
tránh được hình phạt. Thêm nữa, cũng có thể có

được các thông tin đó một cách gián tiêp thông
qua quan sát xem những người phạm tội bị trừng
phạt hoặc thoát khỏi sự trừng phạt như thế nào.
Tội phạm sẽ xảy ra khi các yếu tố sau đây cùng
tồn tại: không gian và thời gian khuyến khích kẻ
phạm tội; một mục tiêu hấp dẫn; sự thiếu vắng
biện pháp bảo vệ hiệu quả. Các hoạt động hàng

6. Thuyết về các

ngày của mọi người có ảnh hưởng đến khả năng

hành động mang Cohen và Felson họ trở thành mục tiêu hấp dẫn, tức là họ sẽ gặp
tính chu kỳ, lặp lại

phải kẻ định phạm tội trong một tình huống không

(Routine Activity)

được bảo vệ đúng mức. Sự thay đổi những hành vi
mang tính chu kỳ, lặp đi lặp lại trong xã hội có thể
tác động đến tỷ lệ tội phạm nói chung.
Cá nhân bị gắn chặt với các vai trò tội phạm khi
họ bị dán một cái nhãn là kẻ phạm tội, bị coi là

7.

Thuyết

dán Lemert


xấu xa, hình thành các dấu hiệu tội phạm, bị tống

nhãn

Matsuetda

giam và bị loại khỏi các vai trò thông thường

(Labeling/Shamin

Braithwaite

trong cuộc sống hàng ngày. Các phương án tái hội

g)

Sherman

nhập ít có khả năng tạo ra sự kháng cự cũng như
một sự thay đổi đối với tội phạm.


 

17
 


Sự bất bình đẳng về quyền lực cũng như đời sống

vật chất đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho

8.

Thuyết

phán/xung

Bonger

tội phạm đường phố cũng như các loại tội phạm tổ

Quiney

chức. Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường

phê Greenberg

của nó mang bản chất tội phạm bởi vì chúng tạo ra

đột Currie

sự bất bình đẳng nghiêm trọng, làm bần cùng hóa

(Critical Theory)

Colvin

nhiều người và tạo điều kiện cho những người có
quyền lực bóc lột người khác.

Tội phạm bắt nguồn từ sự đau khổ vốn có mối liên
hệ chặt chẽ với sự bất công được tạo ra bởi sự bất

9. Thuyết về sự

bình đẳng và các hành động xấu của cá nhân trong

kiến tạo hòa bình Quiney

cuộc sống hàng ngày. Nếu thực hiện một cuộc

(Peacemaking

chiến đối với tội phạm thì sẽ không đạt được hiệu

Theory)

quả. Chỉ có kiến tạo một nền hòa bình thì mới có
thể giải quyết được tình trạng phạm tội.
Sẽ không thể hiểu được tội phạm nếu không quan
Adler

10.

Thuyết

quyền
Theory)

nữ Daly


(Feminist Chesney-Lind
Messerschmidt

tấm đến vấn đề giới. Tội phạm chịu ảnh hưởng
bởi quyền lực của nam và nữ cũng như những trải
nghiệm xã hội khác nhau giữa nam và nữ. Chế độ
gia trưởng là một hệ thống cấu trúc tổng thể có
ảnh hưởng đến quyền lực cũng như những trải
nghiệm thực tiễn của cả hai giới. Đàn ông có thể
sử dụng hành vi phạm tội để thực hiện sự kiểm
soát đối với đàn bà, để thể hiện chất đàn ông của
họ - tức là thể hiện rằng họ là đàn ông giống như
những gì xã hội đã nghĩ về họ.
Nguyên nhân của tội phạm trải qua một quá trình
hình thành và phát triển từ khi cá nhân mới ra đời
cho đến khi đi hết vòng đời. Sự khởi đầu, sự tiếp
diễn và kết thúc của tội phạm chịu ảnh hưởng bởi


 

18
 


các yếu tố cá nhân cũng như các yếu tố xã hội.
11. Thuyết vòng Moffitt
đời


Sampson

(Developmental/L

Laub

ife Course)

Vấn đề lý luận căn bản ở đây là quan tâm đến sự
và tiếp diễn và những thay đổi của tội phạm. Một số
quan điểm dự báo sự tiếp diễn của tội phạm đến
hết cuộc đời; một số khác lại chỉ quan tâm đến sự
tiếp diễn của một số loại tội phạm nhất định và sự
thay đổi trong một số loại tội phạm khác; một số
khác nữa thì lại dự báo cả sự tiếp diễn (liên tục)
và thay đổi cho cùng một loại tội phạm.
Khuynh hướng này sử dụng luận điểm của nhiều
khuynh hướng khác nhau (áp lực, kiểm soát, bắt

12. Tích hợp lý Elliot và cộng chước xã hội…) để tạo ra một lý thuyết mới nhằm
thuyết (Integrated sự

giải thích hiện tượng tội phạm trong xã hội.

Theory)

Thornberry

Thông thường, nhóm này được gọi là thuyết vòng


Tittle

đời với quan điểm cho rằng các nguyên nhân của

Cullen

tội phạm là một chuỗi các yếu tố xảy ra ở nhiều
thời điểm khác nhau.


 
Nguồn:
 Cullen
 T,
 Francis
 và
 Agnew,
 Robert
 (2003:
 5-­‐7):
 “Criminological
 Theory:
 past
 
to
 present”.
 Roxbury
 Publishing
 Company.
 Los

 Angeles,
 Califiornia.
 USA.
 


 

19
 



×