Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến hạ lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 25 trang )

Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một
trong những vấn đề cấp bách mà mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế phải quan tâm giải
quyết. Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí môi trường là giám
sát chất lượng môi trường thông qua các trạm giám sát liên tục hoặc lưu động.
Theo quy mô và mục đích của Chương trình giám sát môi trường có thể là
chương trình toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phương hay khu công nghiệp, một cơ sở
sản xuất công nghiệp ...
Tại Việt Nam, hiện nay đã hình thành hệ thống giám sát môi trường trên quy mô
toàn quốc, bao gồm các trạm trong đất liền, các trạm vùng biển, các trạm chuyên đề và
các trạm phân tích môi trường. Qua gần 10 năm họat động, các trạm này đã được trang
bị các thiết bị cơ bản để quan trắc môi trường nước, môi trường không khí, chất thải
rắn, tiếng ồn, một số thiết bị quan trắc môi trường đất, quan trắc mưa acid và phóng xạ.
Kết quả quan trắc của các trạm đã cung cấp những thông tin quan trọng để đánh giá
chất lượng môi truờng nước ta và cung cấp các dữ liệu cơ bản để lập các báo cáo hiện
trạng môi trường Việt Nam hằng năm.
Tuy vậy, mạng lưới các trạm quan trắc này còn non yếu, chưa đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của công tác quan trắc và phân
tích môi trường quốc gia.
Sông Sài Gòn – nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho 2 tỉnh Bình Dương và
Tp. Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn tạo thành hồ Dầu Tiếng khổng lồ giữa các tỉnh Bình
Phước – Bình Dương – Tây Ninh để điều hòa mực nước cho sông Đồng Nai nơi hạ
nguồn nhà máy thủy điện Trị An và cũng làm thủy lợi cho đồng ruộng nam Tây Ninh
và huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh.
Sông Sài Gòn đem lợi ích hơn cả về thủy vận: tàu thuyền lớn trong nước và
ngoài nước vào cửa Cần Giờ theo sông Sài Gòn lên hải cảng Khánh Hội, thuyền bè nội
địa qua sông Sài Gòn đi Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước khá dễ dàng, qua chi
nhánh của sông Sài Gòn, việc chuyên chở đi về từ Sài Gòn khắp miền Tây lục tỉnh


cũng rất thuận tiện.
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-1-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Tuy nhiên, hiện nay sông đã và đang bị ô nhễm rất nặng, do lượng chất thải từ
các KCX – KCN, khu dân cư … của TP. HCM và tỉnh Đồng Nai thải ra dòng sông.
Điều này khiến cho nguồn nước ở đây có nguy cơ không thể tự làm sạch. Sông Sài
Gòn đứng trước một cái chết được dự báo nếu như không có những biện pháp “cấp
cứu” kịp thời.
Với đề tài “xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn từ
Thủ Dầu Một đến hạ lưu”, nhóm xin đưa ra một hệ thống quan trắc cho chất lượng
nước sông Sài Gòn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Sài
Gòn, nhằm đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn, dự báo những nguy cơ ô nhiễm có
thể xảy ra và kịp thời đưa ra biện pháp quản lý thích hợp và xử lý ô nhiễm, cải thiện
môi trường cho người dân. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Mạng lưới điểm quan trắc được xây dựng dựa trên các số liệu đo đạc thực tế tại
hiện trường đối với môi trường nước của các tài liệu, các cơ sở lý luận khoa học, tính
toán và phân tích khách quan. Để có được số lượng điểm cụ thể và thích hợp với địa
phương còn phải căn cứ vào điều kiện thực tế của từng nơi và sự phân bố ô nhiễm từng
khu vực.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian và khả năng có hạn, nhóm chỉ xin trình bày kế hoạch thiết lập mạng
lưới giám sát thông lượng, chất lượng môi trường nước và báo cáo một số kết quả cho

đợt đầu của quá trình giám sát, tập trung nghiên cứu khu vực Sông Sài Gòn, đoạn từ
Thủ Dầu Một đến hạ lưu, nơi được xem là khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trong dòng
sông Sài Gòn

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-2-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Giới thiệu sơ lược về sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một tới hạ lưu)
1.1. Dòng chảy
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm ở biên giới Việt
Nam – Campuchia (địa phận huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước ) chảy vảo Hồ Dầu
Tiếng, sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh – Bình Dương và Bình
Dương – TP.Hồ Chí Minh, qua trung tâm TP.Hồ Chí Minh rồi hợp lưu với sông Đồng
Nai tại nam Cát Lái (ngã ba Đèn Đỏ).
Diện tích lưu vực sông Sài Gòn là 4710 km2, chiều dài sông là 280km.
Sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một tới hạ lưu chảy qua những đơn vị hành
chính sau:
• Tỉnh Bình Dương
-

Thị xã Thủ Dầu Một

-

Huyện Thuận An


• TP.Hồ Chí Minh
-

Huyện Củ Chi; Hóc Môn

-

Quận 12; Bình Thạnh; Thủ Đức; Quận 2; Quận 1; Quận 4; Quận 7

Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-3-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
1.2. Chế độ thủy văn
Chế độ dòng chảy ở sông Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa và chế
độ triều từ biển Đông. Do vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời
gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều mạnh thì
dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất liền, có biên độ lớn, khi triều kém thì
ngược lại.
Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độ
dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng
chảy mùa mưa và chế độ dòng chảy mùa khô. Sự biến đổi dòng chảy hai mùa rất tương
phản nhau.
1.2.1. Chế độ thủy văn mùa mưa
Sau đây là bảng đặc trưng dòng chảy của sông Sài Gòn tại khu vực Thủ Dầu Một
Qp (m3/s)


FLv

Mo

Qo

Wo

(km2)

(l/s/km2)

(m3/s)

(106m3)

10%
50%
75%
95%
4200
21
88.6
2802
123
87.5
71
57
- Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 6, 7,

nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa từ 1-2 tháng và kết thúc vào tháng 9.
Các tháng đầu mùa mưa là thời kì chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt, thường

là tháng 5 và 6. Lưu lượng sông Sài Gòn vào tháng 6 có thể đạt 60 – 75% lưu lượng
trung bình năm. Vào mùa lũ, lũ cao nhất trên sông thường xày ra vào tháng 8, 9, 11.
Môđun dòng chảy trung bình tháng vào khoảng 60 – 80 l/s/km 2, môđun lũ trung bình
vào khoảng 0.2 – 0.5 m3/s/km2.
Tốc độ dòng chảy khi nước chảy ra (triều rút – nước ròng) nhỏ nhất là 0.848 m/s
(trạm Phú Cường), Tốc độ dòng chảy khi nước chảy vào (triều dâng – nước lớn) lớn
nhất là 0.965 m/s (trạm Phú An).
Lưu lượng trung bình qua tiết diện mặt cắt ngang trên lưu vực sông Sài Gòn là
nhỏ nhất 62m3/s (trạm Phú An).
1.2.2. Chế độ thủy văn mùa kiệt
Mùa kiệt thường bắt đầu vào tháng 12 và kéo dài tới hết tháng 5 năm sau
(khoảng 6 – 7 tháng). Trong mùa khô, lượng mưa rất ít nên dòng chảy vào mùa kiệt rất
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-4-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
nhỏ. Lưu vực sông Sài Gòn là nơi có dòng chảy kiệt dồi dào , có môđun từ 5 – 8
l/s/km3.
Môđun kiệt không những phụ thuộc vào lượng mưa mà còn phụ thuộc vào điều
kiện địa chất, thổ nhưỡng, và thảm phủ thực vật. Hằng năm, lưu lượng kiệt nhất trong
năm rơi vào tháng 3, 4.
Hiện trạng lưu lượng trung bình của sông Sài Gòn tại Thủ Dầu Một
Tháng 1
2
3

Qbq
28
47
36
Q75%
21
46
36
Q95%
22
43
34
2. Kế hoạch thực hiện

4
35
34
32

5
32
19
16

6
26
24
19

7

34
30
23

8
48
39
28

9
103
52
36

10
161
112
45

11
84
46
30

12
22
19
15

2.1. Cơ sở thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ

Dầu Một đến hạ lưu)
Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh là hai khu vực mà sông Sài Gòn chảy qua, đây là
một trong những trọng điểm kinh tế của khu vực phía nam. Phát triển công nghiệp,
dịch vụ và đô thị ngày càng mạnh mẽ đã đang và sẽ gây tác động xấu tới chất lượng
nước sông chảy qua khu vực này. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay trên tiểu
lưu vực sông Sài Gòn có 27 khu chế xuất- công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt
động (TPHCM: 11, Bình Dương: 16). Theo quy hoạch phát triển công nghiệp của các
tỉnh- thành, đến năm 2020 cả tiểu lưu vực sông Sài Gòn có khoảng 39 khu chế xuấtcông nghiệp và cụm công nghiệp (TPHCM: 19, Bình Dương 20), nhưng đáng lo là các
ngành nghề thu hút đầu tư vẫn chủ yếu là dệt nhuộm, may mặc, cơ khí, thực phẩm,
giấy, gỗ, nhựa, hóa chất... Đây là những ngành sản xuất và tiêu thụ khá nhiều nước và
thải ra lượng lớn nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi diễn biến chất lượng nước
trong vùng, và đặc điểm công nghiệp hóa đô thị và phát triển thủy lợi, nông, lâm
nghiệp và trong toàn bộ khu vực với tốc độ cao việc thiết lập hệ thống quan trắc môi
trường cho sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một tới hạ lưu) là cần thiết.
2.2. Mục tiêu xây dựng hệ thống quan trắc môi trường cho sông Sài Gòn (đoạn từ
Thủ Dầu Một đến hạ lưu)

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-5-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Hệ thống quan trắc môi trường nước sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến
hạ lưu) nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau:
-

Quan trắc chất lượng môi trường nước bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học,


sinh vật trong phạm vi quan trắc, trọng tâm là các khu vực có mật độ công
nghiệp, dân cư và giao thông cao.
-

Đánh giá hiện trạng, dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt

động sản xuất, sinh hoạt qua các thông số chỉ thị môi trường.
-

Thu thập, lưu trữ số liệu về diễn biến môi trường nước phục vụ đánh giá tác

động môi trường cho các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quản lý môi
trường, làm cơ sở khoa học trong hợp tác giữa các tỉnh, thành trong công tác bảo
vệ môi trường trong vùng.
2.3. Các hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường cho sông Sài Gòn (đoạn từ
Thủ Dầu Một đến hạ lưu)
-

Định kỳ thu thập, xử lý số liệu về các thành phần môi trường nước.

-

Quan trắc thường kỳ (theo tần số và thông số quy định) diễn biến chất lượng

nước, ô nhiễm nước tại các điểm quan trắc cố định trên sông.
-

Phân tích đánh giá định tính và định lượng các thành phần vật lý, hóa, sinh,

trong các mẫu môi trường nước tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.

-

Xử lý số liệu, dự báo các thành phần môi trường tại các điểm quan trắc.

-

Thu nhận và cung cấp số liệu môi trường cho hệ thống quan trắc môi trường

tỉnh và quốc gia.
-

Đào tạo cán bộ về quan trắc môi trường.

2.4. Các thông số quan trắc
• Thủy văn
-

Mực nước (m)

-

Tốc độ dòng chảy (m/s)

-

Tính lưu lượng (m3/s)

• Thủy hóa

Học viên: Lý Bửu Nghĩa


-6-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
-

Các thông số quan trắc môi trường nước bao gồm: nhiệt độ, pH, độ đục,

TDS, DO, độ dẫn điện, BOD 5, COD, SS, N-NO3, N-NH3, NO, PO, Cl-, tổng
Coliform, Fe, Pb, Cd, dầu mỡ (9 vị trí).
-

Một số hóa chất bảo vệ thực vật, một số kim loại nặng (Hg, Cd, As, Pb, Cr),

nguyên tố phóng xạ,
• Thủy sinh
-

Vi sinh (tổng coliform, E.coli), thực vật, động vật phù du, động vật đáy.

-

Trứng cá, cá bột, sinh vật bám, vi sinh đơn bào, giun sán.

2.5. Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu
Một đến hạ lưu)
 Trạm quan trắc
STT
1

2
3
4

Địa chỉ

Tọa độ
X
106 44’16.32’’
106043’03.36’’
106038’34.02”
0

Y
10 42’13.38’’
10051’24.60’’
10058’54.30”
0

Cầu Phú Mỹ (hạ lưu sông Sài Gòn)
Cầu Bình Phước (sông Sài Gòn)
Trạm bơm Thủ Dầu Một (Phú Cường)
Cầu Sài Gòn (sông Sài Gòn)
 Các vị trí quan trắc: Ta lấy theo mặt cắt sông tại mỗi điểm là 6 mẫu, 3 mẫu
theo độ sâu

Các vị trí quan trắc được phân bố như trên các bản đồ sau:

ĐIỂM 1


ĐIỂM 2

ĐIỂM 3

Hình 2: Các điểm quan trắc tại cầu Phú Cường (Thủ Dầu Một)

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-7-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

RẠCH VĂN THÁNH
RẠCH THỊ NGHÈ

ĐIỂM 1

ĐIỂM 2

ĐIỂM 3

Hình 3: Các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn đoạn rạch Văn Thánh, Thị Nghè
nhập vào sông Sài Gòn

ĐIỂM 1

ĐIỂM 2

KINH THANH ĐA


ĐIỂM 3

Hình 4: Các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn đoạn kinh Thanh Đa nhập vào sông
Sài Gòn

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-8-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Hình 5: Các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn đoạn rạch Bến Nghé nhập
ĐIỂM 1

ĐIỂM 2

RẠCH BẾN NGHÉ

ĐIỂM 3

vào sông Sài Gòn

ĐIỂM 1
ĐIỂM 2
ĐIỂM 3

THUẬT
Hình 6: Các vị trí quan trắc trênSÔNG
sôngVÀM

Sài Gòn
đoạn sông Vàm Thuật nhập vào sông
Sài Gòn

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

-9-


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

ĐIỂM 1

ĐIỂM 2

ĐIỂM 3

KÊNH TẺ

Hình 7: Các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn đoạn kênh Tẻ nhập vào sông Sài
Gòn

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 10 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
THỦ DẦU MỘT


HẠ LƯU SÔNG
SÀI GÒN

Hình 8: Đoạn sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một tới hạ lưu
2.6. Tần suất
2.6.1. Tần suất quan trắc
Do giới hạn về thời gian thực hiện nhiệm vụ, tần suất quan trắc chất lượng môi
trường nước sông Sài Gòn thực hiện 3 đợt/năm, tiến hành vào các tháng: 2, 6, 9
+ Đợt 1: từ 12/2 đến 25/2
+ Đợt 2: từ 16/6 đến 30/6
+ Đợt 3: từ 5/9 đến 20/9
2.6.2. Thời gian thu mẫu quan trắc
Tại mỗi điểm quan trắc, mẫu được lấy 02 lần/đợt, một lần vào buổi sáng (7h0012h00), một lần vào buổi chiều (12h00-18h00).
2.7. Phương pháp lấy mẫu và thiết bị đo
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 11 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu lấy ngày 1, 8, 15 và 22 hàng tháng ( lấy mẫu cả 2 thời điểm nước ròng và
nước lớn).
Phương pháp lấy và bảo quản mẫu được tiến hành theo TCVN 5992 – 1995,
TCVN 5993 - 1995.
 QA/QC trong họat động lấy mẫu:
- Các nhân viên lấy mẫu đều đã được đào tạo và tập huấn.
- Chuẩn bị công tác thực địa chu đáo: dụng cụ, thiết bị, hoá chất thuốc thử bảo
-


quản mẫu phải đầy đủ và phù hợp.
Đảm bảo rằng các phương pháp lấy mẫu đều được phổ biến tới tất cả các nhân

-

viên ở trong nhóm quan trắc.
Đảm bảo rằng mỗi một bước lấy mẫu hiện nay và quá trình lấy mẫu trước đây

-

đều tuân theo một văn bản.
Đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu và máy móc đo đạc hiện trường phải được bảo

-

trì và hiệu chuẩn định kỳ, sổ sách bảo trì cần phải được lưu giữ.
Quy định thống nhất về nhận dạng mẫu được lấy bao gồm dán nhãn lên tất cả
các mẫu được lấy, trên đó ghi chép chính xác ngày tháng, địa điểm, thời gian lấy

-

mẫu và tên người lấy mẫu, số mã hiệu của mẫu bằng mực không thấm nước.
Quy định về ghi chép lại tất cả các chi tiết có liên quan đến việc lấy mẫu vào
biên bản/nhật ký lấy mẫu, những điều kiện và các biến động bất thường từ kỹ

-

thuật lấy mẫu thông thường đến những yêu cầu đặc biệt.
Quy định về điều kiện, nơi để các dụng cụ tránh làm nhiễm bẩn mẫu, làm sạch
dụng cụ lấy mẫu, kiểm tra độ sạch và hiệu quả của dụng cụ (bằng cách phân tích


-

mẫu trắng và mẫu so sánh thích hợp).
Quy định về tiến hành bảo quản mẫu cho từng thông số chất lượng nước, trầm

-

tích, phù du, vi sinh vật ... theo các chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Bảo đảm độ chính xác của các phép đo, phân tích ngoài hiện trường khi các điều
kiện môi trường không được đảm bảo. Các thông số hiện trường (nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất...) cần phải ghi chép khi lấy mẫu để chuyển đổi các giá trị đo được

về điều kiện tiêu chuẩn.
- Chuẩn khi lập báo cáo, thí dụ: số liệu pH phải chuyển về điều kiện 25oC.
 Lấy mẫu nước
a. Dụng cụ lấy mẫu nước

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 12 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Phương pháp lấy mẫu được tiến hành theo TCVN 5992-1995, TCVN 5993-1995
và TCVN 5996-1995. Mẫu được lấy bằng gàu nhựa rồi đổ vào can nhựa có dung tích
1-2lít hoặc lấy trực tiếp bằng can nhựa nhúng xuống sông ở độ sâu 0,2 – 0,4m.

 Lấy mẫu bùn trầm tích
Chọn bộ dụng cụ lấy mẫu bùn trầm tích: Có móc treo cho vùng nước nông. Có

móc hình chữ U cho vùng nước sâu hơn. Nắp van tự động đơn giản. Có lớp lót tháo
được hoặc là không. Lấy mẫu bằng tay hoặc lặn xuống. Lấy mẫu bằng trọng lực trên
sợi dây
b. Công tác lấy mẫu
Việc lấy mẫu được thực hiện đúng thời gian quy định. Các mẫu nước được bảo
quản và đem về nơi lưu trữ mẫu tại phòng thí nghiệm. Các can nhựa đựng mẫu đều
được rửa sạch, tráng bằng axit và nước sạch trước khi tiến hành lấy mẫu. Riêng chai
thu mẫu để xét nghiệm vi sinh được khử trùng trước đó theo đúng qui tắc. Khi tiến
hành lấy mẫu, các can mẫu được tráng 3 lần bằng chính mẫu nước sông đó, sau đó mới
đổ đầy và nút chặt lại.
Các chỉ tiêu DO, nhiệt độ, pH, độ dẫn điện của tất cả các mẫu nước đều được đo
ngay tại hiện trường. Nhật ký thu mẫu được thực hiện trong suốt thời gian quan trắc lấy
mẫu.
c. Bảo quản mẫu nước
Để đảm bảo độ chính xác của các kết quả phân tích, các mẫu nước được bảo
quản trong thùng đá chuyên dụng có lớp cách nhiệt. Trong thùng được xếp một lớp
nước đá để duy trì nhiệt độ trong thùng ở khoảng 40C. Sau khi lấy mẫu, mẫu nước được
xếp vào thùng và được bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm
(thông thường từ 24 – 48h).
Các nhóm thí nghiệm trực thuộc phòng thí nghiệm cũng có thiết bị lưu trữ mẫu,
bảo đảm chất lượng mẫu không thay đổi trong suốt thời gian tiến hành phân tích tại
phòng thí nghiệm. Các mẫu được phân tích ngay sau khi vận chuyển về phòng trong
vòng 24h.


Các thiết bị đo đạc và phân tích mẫu

 Thiết bị đo đạc hiện trường
Học viên: Lý Bửu Nghĩa


- 13 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
- Máy đo DO: Oxi 330i - WTW, Đức.
- Máy đo pH, nhiệt độ: pH 330i – WTW, Đức.
- Máy đo độ dẫn điện, TDS: Cond 330i – WTW, Đức.
- Máy đo độ đục: 2100P – HACH, Mỹ.
- Máy đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió: TSI 8347A-MGB, Mỹ.
- Máy đo ồn tích phân: QUEST 2900, Mỹ.
- Máy thu mẫu khí: SKC, Mỹ.
- Máy thu mẫu bụi: ECHO PM – TECORA, Ý.
- Máy GPS cầm tay : SP 24XC, Pháp.
- La bàn chuyên dụng : Mỹ.


Thiết bị phòng thí nghiệm

- Máy quang phổ UV/VIS JASCO V-530, Nhật.
- Máy cất nước 2 lần BIBBY A4000D, Anh.
- Máy đo pH/Cond/TDS/Sal để bàn WTW InoLab 720, Đức.
- Tủ sấy Universal MEMMERT UNB 500, Đức.
- Cân phân tích 4 số lẻ AND GR -200, Nhật.
- Cân kỹ thuật 2 số lẻ AND EK-300i, Nhật.
- Tủ ổn nhiệt BOD VELP SCENTIFICA FOC 225E, Ý.
- Bộ thử H2S HACH 2238-01, Mỹ.
- Bộ thử Chlorine dư nồng độ thấp HACH 2231-02, Mỹ.
- Bể ổn nhiệt kỹ thuật số COLE-PARMER 12501-05, Mỹ.
- Thiết bị phá mẫu COD VELP SCIENTIFICA ECO 25, Ý.
- Hệ thống lọc áp suất kém COLE-PARMER 34509-00, Mỹ.

2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
 Kiểm soát chất lượng bằng mẫu QC
- Mẫu QC phòng thí nghiệm dùng để đánh giá hiệu quả của phương pháp trong
phòng thí nghiệm và mẫu QC hiện trường để đánh giá chất lượng tổng hợp của
-

quá trình thu mẫu ngoài hiện trường và phương pháp trong phòng thí nghiệm.
Các kết quả mẫu trắng hiện trường được so sánh với các kết quả mẫu trắng
phòng thí nghiệm để phân biệt sự nhiễm bẩn ngoài hiện trường và sự nhiễm bẩn
trong phòng thí nghiệm.

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 14 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
-

Mẫu thêm hiện trường được so sánh với mẫu thêm phòng thí nghiệm để phân
biệt các vấn đề bảo quản và vận chuyển mẫu ngoài hiện trường và các vấn đề

-

bảo quản mẫu trong phòng thí nghiệm.
Mẫu lặp ngoài hiện trường được so sánh với mẫu lặp trong phòng thí nghiệm để
phân biệt độ chuẩn xác của việc thu mẫu ngoài hiện trường với độ chuẩn xác
của phân tích trong phòng thí nghiệm.

 Đối với các chỉ tiêu chất lượng nước và VSV

- Nhiệt độ: đo bằng máy Oxi 330i - WTW, có độ chính xác ± 0,10C.
- pH: đo bằng máy pH 330i - WTW, có độ chính xác ± 0,005.
- Độ dẫn điện: đo bằng máy Cond 330i - WTW, độ chính xác ± 1%.
- TDS: đo bằng máy Cond 330i - WTW, độ chính xác ± 1%.
- DO: đo bằng máy Oxi 330i - WTW, có độ chính xác 0,01 mg/l.
- Độ đục: đo bằng máy 2100P – HACH, có độ chính xác ± 2 giá trị đọc.
- KLN: xác định bằng máy AAS 300 (Perkin Elmer, Mỹ).
- Chất rắn lơ lửng: xác định bằng phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở
nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi theo TCVN 6625-2000.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5): sử dụng phương pháp ủ ở 200C trong 05 ngày và
đo hàm lượng oxy tiêu thụ bằng phương pháp chuẩn độ (TCVN 6001-1995).
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): sử dụng phương pháp oxy hóa bằng K 2Cr2O7 trong
môi trường axit (TCVN 6491-2000). Lượng Kali dicromat và axit sunfuaric sẽ giảm
tương ứng với chất hữu cơ có trong mẫu. Lượng dicromat dư sẽ được định phân
bằng dung dịch FAS. Riêng lượng chất hữu cơ sẽ được tính bằng lượng oxy tương
đương sử dụng trong phản ứng oxy hóa trên. Lượng oxy này chính là trị số COD.
- N-NO3: Sử dụng phương pháp trắc quang: Nitrate phản ứng với brucine sulfate và
so màu ở bước sóng 415nm (TCVN 6180-1996).
- N-NH3: Sử dụng phương pháp trắc quang: Ammonia phản ứng với hypochlorite
và so màu ở bước sóng 630nm (4500-NH3(F) APHA-1995).
- Photpho hữu cơ: Chuyển tất cả các hợp chất chứa Photpho hữu cơ về dạng
Photphat (PO43-). Xác định PO43- bằng phương pháp trắc quang dùng ammoni
molypdate và so màu ở bước sóng 880nm (TCVN 6202-1996).
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 15 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
- Clorua (Cl-): xác định bằng phương pháp chuẩn độ nitrat bạc với chỉ thị màu

cromat kali (TCVN 6194-1996).
- Fe: sử dụng phương pháp trắc quang dùng dung dịch tạo phức phenanthroline, so
màu ở bước sóng 510nm (TCVN 6193-1996).
- Coliform: sử dụng phương pháp nuôi cấy và đếm khuẩn lạc theo APHA 9221.
2.9. Báo cáo kết quả
Nhìn chung chất lượng nước sông Sài Gòn tại vị trí thu nước của nhà máy
nước thị xã Thủ Dầu Một không đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, hiện nay mức độ ô
nhiễm ngày một gia tăng hơn do khu vực này khu công nghiệp đang ngày một phát
triển,xuất hiện nhiều khu công nghiệp cùng thải vào con sông này, mặt khác khả năng
xử lý nước thải của một số khu công nghiệp vẫn chưa đảm bảo, nơi chảy qua địa bàn
các khu dân cư, các cơ sở sản xuất thuộc trung tâm các thị trấn, thị xã nguồn nước đang
có dấu hiệu bị axit hóa và bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, nhu cầu oxi sinh hóa
(BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ
khu vực sông này chịu ảnh hưởng của các khu dân cư tập trung, các khu đô thị, các
hoạt động sản xuất công nghiệp và nước rửa trôi từ quá trình sản xuất nông nghiệp
trong lưu vực.
Qua đợt quan trắc, kết quả chất lượng nước mặt hệ thống sông ở Thủ Dầu Một đến
Hạ lưu trong đợt 1 được tóm tắt trong bảng sau:

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 16 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

STT

Thông số


Cầu Phú
Cường

Sông Vàm
Thuật

Kênh Tẻ

6,4

6,5

1

PH

2

Nhiệt độ (0C)

31,3

29

30

29

31


32

3

Độ đục (mg/l)

30

45

35

30

50

55

4

TSS (mg/l)

35

40

50

52


70

100

5

Độ dẫn điện (us/cm)

77

80

80

77

77

65

6

DO

4

5

4,5


5,5

5,7

5

7

BOD5

8

7

25

19

15

20

8

COD

25

30


35

38

28

38

9

SS
Amoniac (Tính theo
N)
Nitrat (Tính theo N)
(mg/l)

30

27

35

40

25

35

Đạt loại B


Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B

5

4

3,5

7

5,8

6,7

0,0127 –
0,0275
0,7

0,0127 –
0,0275
1,5


0,0127 –
0,0275
1,3

10
11

6

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QỦA
Kết Quả Đo Được
Rạch Văn
Kênh Thanh
Rạch Bến
Thánh - Thị
Đa
Nghé
nghè
6,3
6,5
6,7

12

NO2 (mg/l)

13

PO4 (mg/l)


0,0127 –
0,0275
0,4

14

Cl (mg/l)

5–7

5–7

5–7

15

Coliform

11.000

13.000

16

Tổng Fe

14,3

17


Pb

18

Dầu mỡ

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

0,7

0,0127 –
0,0275
0,9

5–7

5–7

5–7

8.000

12.000

11.000

9.800

14,3


14,3

14,3

14,3

14,3

0,004

0,004

0,005

0,004

0,004

0,004

Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B

Đạt loại B


Đạt loại B

- 17 -

0,0127 – 0,0275


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
2.10 Tính toán chỉ số WQI đưa ra bởi TS. Tôn Thất Lãng (PP DELPHI)
Từ bảng số liệu thu thập được ta chọn đại diện thông số của tháng 5 cho mỗi đoạn để
tính toán. Trình tự tính toán như sau:
Bước 1: Lựa chọn các thông số: BOD; DO; TSS; Tổng N; pH; Coliform.
Bước 2: Tính toán chỉ số phụ (phương pháp Delphi và Rating Curve)
Các chỉ số phụ tính toán như sau: (thang đo 0-10)
- BOD5: y= -0,0006x2 – 0,1491x + 9,8255
- DO: y= 0,0047x2 + 1,20276x – 0,0058
- TSS: y= 0,0003x2 – 0,1304x + 11,459
- pH: y= 0,0862x4 – 2,4623x3 + 24,756x2 – 102,23x + 150,23
- N: y= -0,04x2 – 0,1752x + 9,0244
- Coliform: y= 179,39x – 0,4067
Bước 3: Trọng số - phương pháp Delphi
Thông qua việc lấy ý kiến của 40 nhà khoa học về mội trường, có bảng các trọng số
như sau:
Bảng trọng số tính theo phương pháp Delphi
Thông số
BOD5
DO
TSS
pH
Tổng N

Tổng Coliform

Trọng số
0,23
0,18
0,16
0,15
0,15
0,13

Bước 4: Tính toán chỉ số cuối cùng – phương pháp trung bình cộng có trọng số:
n

WQI A = ∑ qi Wi
i =1

Trong đó: qi- Trọng số;
Wi- Chỉ số phụ;
Bước 5: So sánh chỉ số WQI với mức đánh giá.
Bảng mức đánh giá chất lượng nước tính theo phương pháp Delphi
Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 18 -

(2.4)


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Loại nguồn


Ký hiệu

nước
1
2
3
4
5
6

màu
Xanh dương
Lam
Lục
Vàng
Da cam
Đỏ

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

Chỉ số WQI
975< WQI<7
3< WQI<5
1< WQI<3
WQI<1

- 19 -


Đánh giá chất lượng
Không ô nhiễm
Ô nhiễm rất nhẹ
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm rất nặng


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

Các thông số quan trắc được
Tên
Vị trí

Nhiệt
độ

PH

DO
(mg/l)

NNH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD5

(mg/l)

COD
(mg/l)

Độ đục
(mg/l)

TSS
(mg/l)

Coliform
(MPN/100ml)

DO%bh
mg/l)

Điểm 1 (Phú Cường)

28

6

4

5

0,4

8


25

30

25

11000

51,79

Điểm 2 (Văn Thánh)

30

6,3

5

4

0,7

7

30

45

30


13000

67,22

Điểm 3 (Thanh Đa)

31

6,5

4,5

3,5

1,5

25

35

35

40

8000

61,66

Điểm 4 (Bến Nghé)


30

6,7

5,5

7

1,3

19

38

30

38

12000

73,94

Điểm 5 (Vàm Thuật)
Điểm 6 (Kênh Tẻ)

31,1

6,4


5,7

5,8

0,7

15

28

50

57

11000

78,25

33

6,5

5

6,7

0,9

20


38

55

87

9800

71,2

-

5.5-9

≥4

0,50

0,3

15

30

-

50

7500


QCVN
08:2015/BTNMT

Bảng tính toán giá trị WQI
Tên
Vị trí

Điểm 1 (Phú
Cường)
Điểm 2 (Văn
Thánh)
Điểm 3 (Thanh
Đa)
Điểm 4 (Bến
Nghé)
Điểm 5 (Vàm
Thuật)
Điểm 6 (Kênh Tẻ)

WQIcoliform

WQIP-PO4

WQI

Màu

50

100


1

37,5

13,85

13,85

75

40,63

100

1

24,13

13,13

13,13

36,66

62,5

46,88

100


45

20,64

40,61

40,61

1

48,94

65

50

100

1

21,51

12,03

12,03

53,33

1


56,25

46,5

37,5

100

1

24,13

11,58

11,58

40

1

46,2

31,5

34,38

100

27


23,25

29,74

29,74

WQICOD

WQINH4

WQIDO

WQITSS

69,44

58,33

1

26,79

87,5

72,22

50

7


42,22

25

43,75

10

40

40

50
37,5

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

WQI độ

WQIpH

WQIBOD

- 20 -

đục


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước


Các nguồn tác động
Tên
Vị trí

Nhiệt
độ

PH

DO
(mg/l)

N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

COD
(mg/l)

Độ đục
(mg/l)

TSS
(mg/l)


Coliform
(MPN/100ml)

Điểm 1 (Phú Cường)

28

6

4

5

0,4

8

25

30

25

11.000

Điểm 2 (Văn Thánh)

30


6,3

5

4

0,7

7

30

45

30

13.000

Điểm 3 (Thanh Đa)

31

6,5

4,5

3,5

1,5


25

35

35

40

8.000

Điểm 4 (Bến Nghé)

30

6,7

5,5

7

1,3

19

38

30

38


12.000

Điểm 5 (Vàm Thuật)

31,1

6,4

5,7

5,8

0,7

15

28

50

57

11.000

33

6,5

5


6,7

0,9

20

38

55

87

9.800

-

5,5-9

≥4

0,5

0,3

15

30

-


50

7.500

Điểm 6 (Kênh Tẻ)
QCVN 08:2015/BTNMT

Giá trị WQI của các nguồn tác động
Tên mẫu
vị trí đo

Điểm 1 (Phú Cường)
Điểm 2 (Văn Thánh)
Điểm 3 (Thanh Đa)
Điểm 4 (Bến Nghé)
Điểm 5 (Vàm Thuật)
Điểm 6 (Kênh Tẻ)
Trong số

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

TN 1
TN 2
TN 3
TN 4
TN 5
TN 6

WQIBOD


WQIDO

WQITSS

WQIpH

WQINH4

WQIcoliform

WQI

Màu

8,59
8,75
5,72
6,78
7,45
6,6
0,23

4,88
6,13
5,5
6,75
7
6,13
0,18


8,39
7,82
6,72
6,94
5
2,38
0,16

7,92
8,85
9,34
9,72
9,11
9,34
0,15

7,15
7,68
7,92
5,84
6,66
6,05
0,15

1,97
2,33
1,44
2,15
1,97
1,76

0,13

6,71
7,15
6,16
6,5
6,4
5,54

6,71
7,15
6,16
6,5
6,4
5,54

- 21 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước
Kết quả quan trác các nguồn ô nhiễm:

Kí hiệu màu

Chỉ sô WQI

Đánh giá chất lượng

Xanh dương
Lam

Lục
Vàng
Da cam
Đỏ

9 < WQI <10
7 < WQI < 9
5 < WQI < 7
3 < WQI <5
1 < WQI < 3
WQI < 1

Không ô nhiễm
Ô nhiễm rất nhẹ
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm rất nặng

2.10. Đánh giá kết quả giám sát
1.

Độ pH
Đa phần các vị trí quan trắc nước mặt tại khu vực này có độ pH không đạt TCVN

5942-1995, mức ô nhiễm cao nhất so với sông Sài Gòn.
2.

BOD5
Nồng độ BOD5 tại vị trí quan trắc của Thủ Dầu Một nằm trong giới hạn cho phép


của TCVN 5942 – 1995 đối với nguồn nước mặt loại A (< 4 mg/l).
3.

NH4
Nồng độ NH4 có giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại

A (TCVN 5942 – 1995).
4.

Tổng Coliform
Tổng giá trị Coliform đạt TCVN 5942 – 1995 đối với nguồn nước mặt loại A, tuy

nhiên tổng hàm lượng này cao hơn so với các khu vực khác.
 Tiêu chuẩn đánh giá
Quyết định số 35/2002/QĐ – BKHCN & MT ngày 25 tháng 06 năm 2002 của Bộ
Trưởng Bộ Công Nghệ Và Môi Trường về việc công bố danh mục Tiêu Chuẩn Việt Nam
về môi trường bắt buộc áp dụng bao gồm 15 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước .
 Xây dựng bản đồ ô nhiễm
Sử dụng các phần mềm tính toán và kỹ thuật GIS để xây dựng đường Contourt các
mức ô nhiễm theo TCVN và chồng các Layer mô tả phạm vi ô nhiễm lên bản đồ nền (có
thể là bản đồ phân bố công nghiệp, sử dụng đất, dân cư, tự nhiên, phân vùng khí hậu
vv…) theo yêu cầu đánh giá.

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 22 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

Trong các giải pháp mà tỉnh đã và đang thực hiện thì công tác QTTTNT là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong kế hoạch BVMT tỉnh giai đoạn 2007-2010.
QTTTNT bao gồm quan trắc lưu lượng nước thải và quan trắc chất lượng nước thải. Năm
2009, ngoài các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên hệ thống sông Đồng
Nai - Sài Gòn và các kênh rạch trên địa bàn tỉnh, Sở TN-MT đã ban hành
Quyết định số 36/QĐ-STNMT-MT ngày 12-2-2009 về việc phê duyệt Chương
trình QTTTNT của các DN trên địa bàn tỉnh năm 2009. Mục tiêu nhằm đánh giá việc tuân
thủ các quy định về BVMT trong việc xả thải của các DN, giám sát việc xả nước thải đối
với các nguồn thải lớn, góp phần bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn trong đó có
khu vực Thủ Dầu Một và cung cấp số liệu, thông tin, cơ sở thực tiễn cho công tác quản lý
Nhà nước về BVMT.

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 23 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Hệ thống quan trắc môi trường nước là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá xu
thế và diễn biến dòng chảy cả về lượng và chất, cho ta toàn cảnh bức tranh về chế độ
dòng chảy cũng như chất lượng nước nhằm đánh giá những biến đổi do tác động của thiên
nhiên cũng như con người vào thiên nhiên.
Với việc xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn từ Thủ Dầu
Một đến hạ lưu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được một hệ thống 3 trạm quan trắc với
những điểm quan trắc khác nhau tương ứng cho mỗi trạm, do không có điều kiện đi khảo
sát thực tế, nên những trạm quan trắc và những điểm quan trắc trong bài được đưa ra bởi
những suy luận khách quan.
Để chất lượng nước trong lưu vực đặc biệt là khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh

cải thiện hơn thì biện pháp bắt buộc đó là xử lý nước thải. Theo nghiên cứu và việc xây
dựng hệ thống quan trắc của nhóm đối với khu vực này, thì để xây dựng được một hệ
thống hoàn chỉnh các trạm và điểm quan trắc là rất khó khăn vì nhiều lí do.
Phát triển kinh tế là điều tất yếu và sống còn của một Quốc gia. Tuy nhiên, một sự
hài hòa về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ đem lại một môi trường sống tốt hơn
là điều cần thiết và cần được quan tâm hơn.

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 24 -


Báo cáo môn học: Quan trắc và quản lý chất lượng nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giám sát môi trường nền không khí và nước - lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt
Nam – Nguyễn Hồng Khánh – 2003 – NXB khoa học và kỹ thuật
2. Môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn – Lê Trình, Lê Quốc Hùng – 2004 –
NXB khoa học và kỹ thuật

Học viên: Lý Bửu Nghĩa

- 25 -


×