Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá tài nguyên chim thú bò sát tại lâm trường Trường Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.88 MB, 63 trang )

Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng Tự nhiên Bền vững, Thương mại
và Tiếp thị Lâm sản tại Việt Nam

BÁO CÁO TƯ VẤN
KhẢo sÁt, ĐÁnh giÁ TÀi nGUY£n chim, thÚ, Bß s¸t
Ở LÂm trƯỜng trƯỜNG SƠN, tỈnh QUẢNG B×NH
LÊ ĐÌNH THỦY
ĐỖ TƯỚC

Hà Nội, tháng 1/2008

0


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cơ quan, cá nhân dưới đây đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi trong khi khảo sát trên thực địa, tham khảo phân
tích số liệu để hoàn thành bản báo cáo này.
Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng Tự nhiên Bền vững, Thương mại và
Tiếp thị Lâm sản chính tại Việt Nam (GTZ), Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tài
trợ kinh phí cho chuyến khảo sát, đánh giá cũng như phân tích số liệu và viết báo cáo.
Đặc biệt chân thành cảm ơn:
Ông Rolf Krezdorn. Chuyên gia tư vấn Lâm nghiệp, Chương trình Lâm nghiệp Việt
Nam-CHLB Đức.
Ông Phạm Quốc Tuấn. Chuyên gia tư vấn Lâm nghiệp, Chương trình Lâm nghiệp
Việt Nam-CHLB Đức.
Ông Trần Vĩnh Đức. PGĐ Sở NN và PTNT, Trưởng Ban GTZ tỉnh Quảng Bình.
Ông Trần Đức Bá. GĐ CTy Lâm CN Long Đại, Phó Ban GTZ tỉnh Quảng Bình.
Ông Nguyễn Trường Hải. Điều phối viên hiện trường GTZ tỉnh Quảng Bình.
Ông Lương Sỹ Trình, Giám đốc Lâm trường Trường Sơn đã cử cán bộ quản lý khoa


học cùng chúng tôi khảo sát thực địa, cho phép chúng tôi sử dụng tài liệu tham khảo của
Lâm trường.
Các ông đội trưởng và công nhân các đội sản xuất số 7, số 8, số 9, các ông trạm
trưởng các Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Cát, U Bò đã giúp đỡ hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi trong chuyến khảo sát.
Cuối cùng xin cảm ơn ông Nguyễn Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Trường Sơn đã
tạo điều kiên tốt cho chúng tôi được khảo sát tại địa phương. Nhân dân địa phương các
thôn Long Sơn, thôn Đá Chát, thôn Khe Cát, bản Ploang, bản Zin đã tham gia trả lời phỏng
vấn và cung cấp thông tin trong quá trình khảo sát, điều tra tại địa phương.

1


DANH SÁCH ĐOÀN KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
1- TS. Lê Đình Thuỷ, nghiên cứu chim
Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2- CN. Đỗ Tước, nghiên cứu Thú và Bò sát.
Viện Điều tra Qui hoạch rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3- CN. Nguyễn Trường Hải, Phòng Kế hoạch-Khoa học Công Ty Lâm công nghiệp
Long Đại, điều phối viên hiện trường Dự án GTZ Quảng Bình.
4- Ông Hoàng Tất Dụ, đội trưởng đội sản xuất số 7.
5- Ông Châu Ngọc Dương- Cán bộ LT Trường Sơn
6- Ông Hoàng Văn Huân, Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Cát.
7- Ông Hồ Văn Tình, dân thôn Đá Chát.
8- Ông Hoàng Văn Toản, Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng U Bò.

2



PHẦN A

TỔNG QUAN CHUNG KHU VỰC KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU

MỞ ĐẦU
Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng Tự nhiên Bền vững, Thương
mại và Tiếp thị Lâm sản chính tại Việt Nam (GTZ), Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện chương trình. Trong kế
hoạch và nội dung thực hiện của chương trình, 5 lâm trường quốc doanh được chọn thí
điểm để tiến hành đánh giá theo những tiêu chí mà chương trình đề ra. Lâm trường
Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình là một trong năm lâm trường được chọn thí điểm thực hiện
của chương trình.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí, ranh giới, diện tích
Lâm trường Trường Sơn nằm trên địa bàn vùng núi thuộc địa phận xã Trường Sơn
huyện Quảng Ninh, gồm 30 tiểu khu và 1 khu núi đá. Toạ độ vị trí địa lý như sau:
- Từ 170 10’ 00’’ đến 170 40’ 00’’ vĩ độ bắc.
- Từ 1060 00’ 00’’ đến 1070 00’ 00’’ kinh độ đông.
- Phía Đông giáp với lâm trường Ba Rền.
- Phía Tây giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp với lâm trường Khe Giữa, Long Đại.
- Phía Bắc giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo quyết định cấp đất số 202-QĐUB ngày 30 tháng 01 năm 2002 của UBND
tỉnh Quảng Bình, lâm trường Trường Sơn được phép quản lý và sử dụng 40.156 ha rừng
và đất rừng gồm 29 tiểu khu và phân khu núi đá I. Trong đó đất có rừng: 22.429,5 ha, đất
chưa có rừng: 3.503,5 ha, núi đá: 14.223,0 ha.

2. Địa hình địa thế
Toàn bộ diện tích của lâm trường Trường Sơn thuộc dãy Trường Sơn Bắc với đặc
điểm đặc trưng: Núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, độ dốc lớn và hiểm trở, địa
hình chia cắt mạnh, phức tạp, có nhiều khe suối, thác ghềnh, ...vv. Có thể phân chia địa
bàn lâm trường thành hai vùng như sau:
a. Vùng núi đất
Kiểu địa hình núi đất chiếm 64,6% diện tích, gồm núi trung bình và núi thấp, được
phân bố hầu hết là diện tích đất rừng tự nhiên. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi cao từ
400 đến 600 m, độ dốc trung bình 250. Trên kiểu địa hình này hầu hết là diện tích rừng tự
nhiên, đây là vùng tập trung nguồn tài nguyên rừng lớn nhất của lâm trường Trường Sơn
nói riêng và công ty Long Đại nói chung.

3


b. Vùng núi đá
Vùng núi đá chiếm 35,4% diện tích, tập trung ở phía nam và tây nam của lâm
trường. Địa hình ở đây khá phức tạp gồm nhiều đỉnh cao độ dốc lớn xen lẫn với những
thung lũng hẹp.
3. Đất đai
Qua tham khảo các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng tỉnh Quảng Bình của Sở Địa
chính, nền vật chất trong khu vực gồm 4 loại đá mẹ chính, đó là: đá Granít, đá Cát kết, đá
Sét và Đá vôi. Trên cơ sở nền vật chất của các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ cao... Trong
khu vực có thể chia thành hai nhóm dạng đất chính:
- Nhóm dạng đất feralít núi thấp phát triển trên các loại đá granít, đá cát kết, đá
sét, đá vôi.
- Nhóm dạng đất feralít mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granít, đá vôi.
Nhìn chung đất trong khu vực có độ dầy tầng đất từ mỏng đến trung bình (30 - 80
cm), hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi thấp phát triển
trên đá sét, cát kết có tầng đất dầy(>80 cm).

Đất trên địa bàn lâm trường chủ yếu là đất được hình thành do quá trình feralit
hoá, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngoài ra còn có các loại đất dốc tụ, đất
mùn trên thung lũng đá vôi và đất phù sa bồi tụ ven sông suối .
4. Khí hậu thuỷ văn
4.1. Khí hậu
Lâm trường Trường Sơn nằm trong vùng tiểu khí hậu vùng núi phía Tây Nam
Quảng Bình, chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do được chắn bởi
Đèo Ngang và dãy Trường Sơn nên ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm. Khí hậu trong
năm phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 2 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23 – 24 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 390C 400C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 9 0C.
- Chế độ mưa ẩm: Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.500 đến 3.000 mm, lượng
mưa tăng dần theo độ cao.Mưa tập trung với cường độ lớn, lượng mưa phân bố không
đều trong năm thường tập trung chủ yếu vào các tháng 10 và 11 hàng năm, chiếm
khoảng 60 - 70% lượng mưa năm.Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm 86%,
độ ẩm không khí thấp nhất vào những ngày có gió tây nam, có thể xuống dưới 70%.
- Chế độ gió: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính. Gió mùa
đông bắc, hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thổi theo hướng bắc hoặc
đông bắc. Nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao, thường kèm theo mưa. Tốc độ gió trung
bình từ 2 - 4 m/s. Gió mùa tây nam, hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Do bị chắn bởi
dãy Trường Sơn, nên biến tính, làm cho không khí khô và nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.
Khu vực có tổng nhiệt độ trong năm cao, lượng mưa lớn, tương đối thuận lợi cho
phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, cũng gặp phải những mặt hạn chế như: lượng

4


mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường gây lũ lụt; mùa khô chịu ảnh
hưởng của gió tây nam khô nóng, lượng mưa nhỏ, dẫn tới hạn hán.
4.2. Thuỷ văn

Toàn bộ diện tích lâm trường quản lý nằm trên lưu vực sông Cổ Tràng thuộc
thượng nguồn sông Long Đại, với mạng lưới sông suối trải đều trên toàn khu vực. Sông
và khe suối ở đây đều có đặc điểm chung là ngắn, dốc và hẹp, có nhiều thác ghềnh. Lưu
lượng dòng chảy phụ thuộc theo mùa, khả năng vận chuyển thuỷ khó khăn.
II. Đặc điểm kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất của lâm trường
1. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội trong địa phận lâm trường
1.1. Dân số và lao động
a. Dân số
Theo số liệu của lâm trường Trường Sơn và kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã
hội trên địa bàn, đến tháng 12 năm 2004 dân số và lao động trong khu vực như sau:
Tổng số hộ: 123 hộ. Tổng số nhân khẩu: 787 người, trong đó: lâm trường 60
người, xã Trường Sơn: 727 người. Trong đó: Nam: 379 người, chiếm 48,16% dân số, Nữ:
408 người, chiếm 51,84% dân số.
b. Lao động
Tổng số lao động trong khu vực là: 500 người, trong đó:
- Lâm tường: 60 lao động tham gia trực tiếp sản xuất lâm nghiệp.
- Xã Trường Sơn: 440 lao động trong đó 20 lao động tham gia sản xuất lâm
nghiệp theo mùa vụ; còn lại là sản xuất nông nghiệp.
- Phân theo giới: Nam: 243 người, chiếm 48,60% số lao động. Nữ: 257 người,
chiếm 51,40% số lao động.
2. Cơ sở hạ tầng
2.1. Mạng lưới giao thông - vận chuyển
Trong địa phận lâm trường hiện tại có 70 km đường giao thông, mật độ đường bình
quân 0,64 km/km2. Trong đó có 26km là đường Hồ Chí Minh có chất lượng tốt, thuận lợi
cho việc đi lại; còn lại là 44 km là đường vận chuyển đã xuống cấp. Ngoài ra còn có 26 km
đường vận chuyển cũ đã hư hỏng hoàn toàn. Toàn bộ hệ thống đường vận chuyển là
đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô. Tuyến Đồng Hới - Trường Sơn chất lượng
đường đã được nâng cấp, giao thông đi lại đã thuận lợi nhiều hơn trước.
2.2. Nhà làm việc và trang thiết bị
Trong những năm gần đây lâm trường đã trú trọng đến việc nâng cấp sửa chữa và

làm mới khu nhà làm việc và nhà ở cho cán bộ công nhân. Khu nhà làm việc của lâm
trường, phân trường, trạm quản lý bảo vệ và các đội sản xuất đã được xây dựng khang
trang. Đáp ứng được nhu cầu làm việc và sinh hoạt.
Tuy đóng trên địa bàn miền núi, cách xa trung tâm, nhưng gần đây đã có điện lưới
quốc gia nên việc trang bị những trang thiết bị phục vụ sản xuất đã gặp nhiều thuận lợi.
2.3. Nước sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn đã sử dụng hệ thống nước sạch tự chảy từ nguồn nước các
khe suối trong khu vực, tỷ lệ nhân dân sử dụng nước sạch đạt 80%.
2.4. Y tế
Trong khu vực có một trạm y tế có diện tích sử dụng 100 m2, với 2 phòng làm việc
và 4 giường bệnh. Có 1 bác sỹ và 1 y sỹ, đảm bảo khám và chữa những bệnh thông

5


thường cho cán bộ công nhân viên lâm trường và nhân dân ở khu vực lân cận. Nhưng
hiện tại cơ sở vật chất, trang thiết bị đã xuống cấp và thuốc men còn thiếu.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của lâm trường
3.1. Tổ chức sản xuất
Trên diện tích rừng và đất rừng được giao, lâm trường đã lập kế hoạch sản xuất
cho 3 đội sản xuất (Đội 7, Đội 8, Đội 9). Dựa trên kế hoạch hàng năm và tình hình nhân
lực của từng đội sản xuất tiến hành giao khoán công việc cho từng đội. Ngoài ra còn giao
khoán công việc cho các hộ gia đình trong khu vực.
3.2. Kết quả đạt được trong những năm gần đây
Lâm trường Trường Sơn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trong đó diện tích rừng
tự nhiên là chủ yếu. Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn đã từng bước đi vào chiều sâu,
bước đầu phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình. Công tác sản xuất lâm nghiệp
trên địa bàn trong những năm qua đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.
a. Quản lý bảo vệ rừng
Lâm trường có 2 trạm bảo vệ rừng và một tổ bảo vệ rừng cơ động hoạt động

thường xuyên trên địa bàn với tổng số cán bộ bảo vệ rừng là 15 người. Ngoài lực lượng
bảo vệ của lâm trường còn có lực lượng kiểm lâm của huyện và bộ đội biên phòng tham
gia phối hợp bảo vệ rừng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Lâm trường đã được quan tâm và đã đạt
được những kết quả khả quan. Diện tích phát rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ lậu giảm
đáng kể, rừng tự nhiên qua 10 năm tăng hơn 2.000 ha.
Tuy nhiên, do địa bàn rộng, thiếu kinh phí, lực lượng bảo vệ rừng ít, kế hoạch bảo
vệ rừng mới bước đầu tập trung ở những tiểu khu trọng điểm, vì vậy vấn đề thực thi luật
bảo vệ và phát triển rừng còn gặp nhiều khó khăn.
b. Công tác lâm sinh
Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho công tác lâm
sinh, kế hoạch sản xuất không ổn định. Nhưng lâm trường đã kết hợp mọi nguồn vốn đầu tư
cho xây dựng rừng:
- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 150 ha/năm.
- Nuôi dưỡng và làm giàu rừng: 100 ha/năm.
- Trồng rừng:
50 ha/năm.
Diện tích rừng trồng và rừng sau khoanh nuôi sinh trưởng tốt, đã bước đầu phát huy khả
năng phòng hộ. Một bộ phận rừng tự nhiên qua nuôi dưỡng đã được điều chỉnh tổ thành phù
hợp với mục đích kinh doanh gỗ lớn.
c. Khai thác rừng tự nhiên
Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, kế hoạch khai thác rừng tự nhiên của
lâm trường thường bị động và gặp nhiều khó khăn. Kết quả khai thác giai đoạn 2000 - 2004
như sau:
- Khai thác gỗ đạt sản lượng bình quân 4.500 m3/năm.
- Khai thác song mây với sản lượng bình quân 60 tấn/năm.

6



d. Tận thu gỗ lóc lõi
Hàng năm lâm trường tiến hành tận thu gỗ lóc lõi (chủ yếu là Lim và Gụ) với sản
lượng trung bình 200m3/năm, đây là gỗ nằm trên nương rãy, gỗ đổ gãy do chiến tranh và
gỗ quá tuổi thành thục tự nhiên.
3.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Trong khu vực có nguồn lực lao động từ nhân dân trong các thôn bản lớn, cán
bộ công nhân viên lâm trường có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất kinh doanh
nghề rừng.
- Cơ sở hạ tầng của lâm trường tương đối hoàn thiện, hệ thống đường giao
thông, mạng lưới đường vận chuyển, nước sinh hoạt.. đã đảm bảo phục vụ cho sản xuất
và đáp ứng phần lớn nhu cầu trong công tác và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
- Dân cư sống tập trung theo thôn bản, hầu hết các hộ đồng bào dân tộc ít người
đã sống định canh định cư, thuận tiện cho công tác quản lý dân cư và điều hành các hoạt
động sản xuất trên địa bàn.
b. Khó khăn
- Điều kiện địa hình cao, dốc, lượng mưa lớn, tập trung dẫn tới cơ sở hạ tầng của lâm
trường xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, hệ thống đường vận chuyển thường
xuyên bị sạt lở, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.
- Năng lực rừng được khai thác ổn định từ 19.800m3/năm nay còn 3.000 3.500m3/năm.
- Kế hoạch lâm sinh, công nghiệp rừng không ổn định gây rất nhiều khó khăn trong
bố trí lao động và thiết bị.
- Thiếu vốn đầu tư cho các khâu lâm sinh như: bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh
nuôi... Nguồn vốn ngân sách cấp cho khoán bảo vệ rừng còn thiếu và không thường
xuyên đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ rừng trên
địa bàn Lâm trường.
- Ngành nghề trên địa bàn chưa phát triển, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
song diện tích đất canh tác nông nghiệp ít dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động, ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trong địa bàn.
- Mức sống của nhân dân còn thấp, hầu hết các hộ gia đình dân tộc ít người có mức

thu nhập thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn tương đối lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên
rừng trên địa bàn.

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của tài nguyên động vật hoang dã, đặc biệt
những loài động vật quí hiếm có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien là một trong
những nội dung thực hiện của chương trình ở những lâm trường thí điểm. Chúng tôi đã
được GTZ giao nhiệm vụ khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học tài nguyên chim, thú và bò
sát, đặc biệt đánh giá hiện trạng những loài chim, thú và bò sát quí hiếm có giá trị kinh tế
và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien tại lâm trường Trường Sơn.
Thực hiện những nội dung trên, nhằm đạt được các mục đích sau đây:

7


1.Xác định các loài động vật hoang dã (Chim, thú, bò sát) quí hiếm có nguy cơ bị
đe doạ tiêu diệt ở tỉnh Quảng Bình và lâm trường thí điểm Trường Sơn .
2.Mô tả những đặc điểm và những yêu cầu về sinh thái học của các loài động vật
đó ở lâm trường .
Trong khuôn khổ của báo cáo này chúng tôi chỉ đưa ra kết quả khảo sát và đánh
giá về hiện trạng thành phần loài chim ở lâm trường Trường Sơn. Phần đánh giá về tài
nguyên chim cũng như các loài quí hiếm có ý nghĩa kinh tế và giá trị bảo tồn nguồn gien
của tỉnh Quảng Bình chúng tôi có báo cáo riêng.
PHẦN B
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ ngày 16/1/2008 đến ngày 29/1/2008, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra
về chim, thú và bò sát tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thuộc địa
phận lâm trường Trường Sơn.
Hai phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khảo sát đánh giá động vật ở
lâm trường đã được triển khai, đó là phương pháp gián tiếp và trực tiếp.

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHIM
I.1. Phương pháp trực tiếp
I.1.1. Thiết lập các tuyến khảo sát
Ba tuyến khảo sát đã được thiết lập tại địa phận lâm trường Trường Sơn (xem bản
đồ tuyến khảo sát trang sau).
Tuyến 1: Điểm xuất phát từ khu vực rừng thuộc địa phận trụ sở làm việc của Ban
quản lý đường bộ Zin Zin, cách trụ sở Lâm trường bộ 1,5 Km về phía Nam bờ hữu ngạn
sông Rào Tráng. Tiếp tục theo đường Hồ Chí Minh qua trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Cát,
bản Khe Cát, thôn Long Sơn, thôn Đá Chát, bản Bên Đường. Độ dài tuyến khảo sát khoảng
25 Km. Đây là tuyến khảo sát, điều tra với hệ sinh thái núi đá vôi là chủ yếu, thảm thực
vật rừng khu vực tuyến này thuộc thảm thực vật rừng thứ sinh, nghèo khoanh nuôi tự hồi
phục sau khai thác, cây bụi ven các sông suối, nương rẫy ở các sườn núi.
Tuyến 2: Xuất phát từ điểm trên đường Hồ Chí Minh cách lâm trường bộ 1,5 Km
và cách trụ sở đội 7 cũng 1,5 Km (đoạn giữa lâm trường bộ và đội 7). Bắt đầu rẽ trái
xuống cắt ngang Khe Đen, tiếp tục đi theo đường khai thác lâm nghiệp vào đội 9, qua bản
PLoang, sau đó từ bản Ploang đi vào bản Zin. Độ dài tuyến khoảng 20 Km. Thảm thực vật
rừng khu vực tuyến này gồm rừng nguyên sinh ít bị tác động (khu vực dãy Năm Gian),
rừng thứ sinh, cây bụi ven các sông suối, nương rẫy ven suối và ở các sườn núi.
Tuyến 3: Từ Trụ sở đội 7 theo đường Hồ Chí Minh đi qua đội 8 lên khu rừng thuộc
Trạm quản lý bảo vệ rừng U Bò, iếp giáp với ranh giới của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Chiều dài tuyến khoảng 28 Km. Thảm thực vật rừng khu vực tuyến này thuộc thảm thực
vật rừng nguyên sinh ít bị tác động (khu vực trạm U Bò), rừng thứ sinh (phổ biến 2 bên
đường ) và cây bụi ven các sông suối, nương rẫy ở các sườn núi và rừng trồng.

8


I.1.2. Quan sát, điều tra trên các tuyến khảo sát thực địa

9



Trong thời gian khảo sát trên thực địa, chúng tôi đã trực tiếp quan sát chim bằng
mắt thường và ống nhòm vào thời gian sáng sớm và chiều tối, vì đó là thời gian các loài
chim hoạt động mạnh nhất. Các loài thuộc họ Cắt Falconidae, họ Ưng Accipitridae, họ
Yến Apodidae, họ chèo bẻo Dicruidae, họ Trảu Meropidae có tập tính bắt mồi bay trong
không khí. Việc định loại các loài này dựa vào đặc điểm của hình dạng sải cánh, đầu mút
cánh, hình dạng đuôi, các vệt màu sắc của mặt dưới cánh và đuôi theo các hình vẽ màu
của Ben King, E.C. Dickinson và Boonsong Lekagul, Philip D.Round.
Xác định loài thông qua nghe tiếng hót đặc trưng của một số loài chim đã được áp
dụng trên cơ sở phải nắm vững tập tính sinh học của chúng khi đi kiếm ăn. Tất nhiên chỉ
với những nhà điểu học có nhiều năm nghiên cứu, có kinh nghiệm quan sát thực địa tốt
mới có khả năng xác định được tiếng hót của các loài chim. Ví dụ: xác định tiếng hót của 2
loài khướu có đặc điểm đặc trưng khác nhau liên quan tới tập tính kiếm ăn khác nhau.
Loài khướu đầu trắng Garrulax leucolophus khi đi ăn thường đi theo đàn từ 4-5 cá thể
trở lên và kêu ồn ào, còn loài khướu bạc má Garrulax chinensis đi ăn thường chỉ một cá
thể, tiếng hót đơn độc.
I.2. Phương pháp gián tiếp
I.2a. Việc định loại một số loài chim còn được xác định qua những di vật cơ thể
được lưu giữ lại ở một số gia đình dân địa phương trong khu vực khảo sát, cũng như nhặt
được trên đường khảo sát trong rừng. Đó là các di vật về mỏ, chân, lông đuôi, lông cánh.
Tuy nhiên, hầu như không có loài chim nào được xác định được bằng phương pháp này.
I.2b. Một số loài thuộc họ Trĩ Phasianidae thường có tập tính kiếm ăn vào lúc sáng
sớm hoặc chiều tối trên các tuyến đường mòn trong rừng, để lại các vết bới lá cây, hoặc
bới rác để ăn côn trùng và động vật đất. Vì vậy phải dựa vào dấu vết cào bới để lại trên
các tuyến đường đi trong rừng để quan sát.
I.2c.Thu thập thông tin về hiện trạng các loài bằng phỏng vấn, trao đổi thông tin
với dân địa phương và cán bộ QLBVR.
Tại địa bàn xã Trường Sơn, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn nhân dân địa
phương thôn Khe Cát, thôn Long Sơn, thôn Đá Chát, bản Ploang. Đồng thời thu thập

thông tin các loài chim qua trao đổi, phỏng vấn các cán bộ quản lý bảo vệ rừng của lâm
trường: trạm QLBVR Khe Cát, trạm QLBVR U Bò. Trao đổi thu thập thông tin qua các công
nhân các đội sản xuất của lâm trường: Đội sản xuất số 7, số 8. Hình vẽ màu để nhận dạng
các loài chim trong khi trao đổi, phỏng vấn là các hình màu của sách hướng dẫn định loại
chim của Ben King và Boonsong Lekagul, ảnh màu của nhiều loài chim do chính chúng tôi
chụp được ở các khu vực khác. Ngoài tư liệu hình vẽ và ảnh màu để dân địa phương xem
và nhận dạng thì các thông tin khác như: tiếng kêu, thức ăn, hình thức làm tổ, cách bắt
mồi, nơi gặp, ...vv. cũng đã được kiểm tra để khẳng định thêm sự chính xác của các loài.
Sở dĩ như vậy vì có một số loài chim di cư theo mùa hoặc có mặt ở các thời gian khác
ngoài đợt khảo sát, phần lớn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện nguồn thức ăn của chúng
như hoa, quả, sâu bọ..vv. mà chúng tôi không có điều kiện quan sát được. Tuy nhiên cũng
cần nói rằng đây cũng chỉ là những dẫn liệu tham khảo, cần phải kết hợp với những hiểu
biết về đặc điểm phân bố địa lý và sinh cảnh của loài.
I.2c. Các tài liệu dùng cho định loại các loài chim, xác định các loài chim quí hiếm,
có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien

10


Trong quá trình khảo sát thực địa, khi quan sát chim chúng tôi đã sử dụng sách để
định loại chim với hình màu của Ben King (A field guide to the birds of South- East Asia),
của Boonsong Lekagul và Philip D. Round (A field guide to the birds of Thailand).
Tên tiếng Việt và La tinh các loài chim theo tài liệu “Danh lục chim Việt Nam” của
Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995. Danh sách thành phần loài được sắp xếp theo hệ thống phân
loại của Richard H and Moore A, 1991 (A complete Checklist of the birds of the World.
Second Edition London).
Tên các loài chim theo tài liệu “Danh lục chim Việt Nam “ của Võ Quý, Nguyễn Cử,
1995.
Đánh giá các loài chim quí hiếm có giá trị kinh tế và khoa học, đặc biệt là giá trị
bảo tồn nguồn gien ở 2 cấp quốc gia và quốc tế:

- Cấp quốc gia theo 2 tài liệu:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam (phần động vật).
Tr: 112-191. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính
Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm.
- Cấp quốc tế theo 2 nguồn tài liệu:
1. IUCN, 2006: Red list of Threatened animals.
2. CITES, 2006.
I.3 Phân tích, tổng hợp số liệu và viết báo cáo trong phòng thí nghiệm
Vì thời gian khảo sát trên thực địa là hạn chế nên thành phần loài của khu hệ
chim, hay sự ghi nhận về sự có mặt của các loài còn phải được kế thừa qua các tài liệu đã
được công bố của các nhà khoa học đã khảo sát trước đây ở các khu bảo tồn cũng như ở
các vùng lân cận. Các tài liệu đó cho phép khẳng định được mối quan hệ về sinh cảnh
sống của các loài chim, từ đó mà có thể giúp ta khẳng định được sự có mặt hay vắng mặt
của một số loài chim có ở khu vực nghiên cứu.
Chúng tôi đã sử dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ động thực vật ở
các khu vực thuộc tỉnh Quảng Bình, trong đó có kết quả nghiên cứu về chim. Đó là các tài
liệu sau:
Fauna & Flora international–Indochina programme, 2002. A Preliminary
assessment of the conservation importance and conservation priorities of the PhongnhaKebang proposed national park, Quangbinh Province, Vietnam.
Chương trình Birdlife International tại Đông Dương, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, 2002. Các khu vực trọng yếu, Sách hướng dẫn các vùng chim quan trọng ở Việt
Nam.
Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), 2006. Báo cáo khảo sát đa dạng sinh học khu hệ động
vật có xương sống tại lâm trường Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÚ
II.1. Phương pháp trực tiếp

11



II.1.1. Thiết lập các tuyến khảo sát
Đã thực hiện được 15 ngày khảo sát vào tháng 01/2008, ở 5 điểm và phỏng vấn ở 3
thôn, 3 đôị trồng rừng và 4 trạm quản lý bảo vệ (bản đồ trang sau).
Địa điểm khảo sát U Bò ở độ cao 800m. Đây là khu vực còn rừng giầu trên các dông
núi từ. 700 ữ 900 m; ở thung lũng là rừng phục hồi sau khai thác và trảng cỏ cây bụi hoặc
rừng trồng. Có 4 tuyến đã được quan sát.
Điểm khảo sát Đội 7, ở độ cao 160 m. Đây là khu vực đã bị tác động mạnh, nên rừng
ở trạng thái thứ sinh trên các dông núi thấp và nhiều trảng cỏ hoặc rừng trồng trong
thung lũng, có 2 tuyến đã được quan sát.
Điểm khảo sát ở khu vực thôn Pờ Loan có độ cao trung bình ...m. Rừng đã bị tác
động mạnh từ lâu đời, và vì vậy, trảng cỏ, rừng trồng và cây bụi là chủ yếu, có 4 tuyến
khảo sát.
Điểm khảo sát đội 2 ở độ cao 200m. Đây là khu vực rừng đã bị trác động mạnh.
Trảng cỏ và rừng trồng chiếm diện tích lớn. Có 1 tuyến khảo sát.
Điểm khảo sát và phỏng vấn Khe Cát ở độ cao 120m. Có đá một khu vực núi đá vôi
có rừng tự nhiên, và còn lại là trảng cỏ hoặc rừng trồng. Chỉ có 1 tuyến khảo sát.
II.1.2. Quan sát, điều tra trên các tuyến khảo sát thực địa
II.1.2. Điều tra tuyến.
Tuyến quan sát được chọn sẵn trên b¶n đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Thời gian quan
sát: Sáng từ 6h00’ – 11h000’, chiều từ 2h00’ – 5h30’ Nội dung quan sát và ghi chép theo
mẫu biểu dưới đây:
Tuyến quan sát
Số: 08/QS
Địa chỉ: Thôn: P¬ Loan, x· Tr-êng S¬n, tØnh Qu¶ng B×nh
Ngày 03 tháng 1 năm 2008
Thời gian quan sát: từ 6:00’ đến 11:30’
Sinh cảnh (kiểu rừng): Rừng thường xanh nhiệt đới.
Thời tiết: Nắng

Độ dài tuyến quan sát: 5 km
Người quan sát
Đỗ Tước và thợ săn
TT

Tên loài

1

Vượn
Sóc đen

2

Số cá thể

Đực, cái

Con
non

Khoảng cách quan Ghi chú (Các minh
sát thấy
chứng)

3

1 1

1


15m

Nghe

1

-

-

20m

Quan sát

II.1.3. Soi đèn.
Dùng đèn sáng, quan sát trên các đường mòn. Các loài thường gặp là các loài
Thú móng guốc, Thú ăn thịt. Thời gian từ 21h 00' đến 24h 00'

12


II.1.4. Phng phỏp tớnh s lng Vn theo ting kờu.
Vn thng hút vo sỏng sm, t 5h30' 7h30', cú vang xa 2 3km, v cú
th phõn bit c ting hút con c, con cỏi v con non. Mi mt im hút, c gi
thit cú 1 n Vn. Vỡ vy phng phỏp tớnh s lng Vn qua ting hút nh sau:
- Chn im, xỏc nh to im nghe.
- Xỏc nh gúc phng v n im Vn hút,
- c lng khong cỏch.
- Xỏc nh cú my con hút im Vn hút.

ó thc hin c 4 im nghe Vn hút.
II.2. Phng phỏp giỏn tip
II.2.1. Phng vn th sn.
Mi thụn chn 2 - 3 th sn cú kinh nghim. Hai ni dung chớnh c phng vn
i với mt th sn:
- Phng vn v thnh phn loi: Dựng nh mu, v tờn a phng xem con vt
cú hay khụng cú ở a phng.
- i vi mt s loi thỳ ln, cũn c hi thờm v tỡnh trng qun th ca mi
loi. Th tc v ni dung theo mu biu di õy:
Phiu phng vn
S: 09.P/V
Tờn th sn: Nguyn Vn Tỏm

Dõn tc: Kinh

a ch?: thụn Khe Cỏt, xó Trng Sn, huyn Qung Ninh, tnh Qung Bỡnh

Loi
Tờn ph thụng
Mang

Tờn dõn tc ớt ngi
Con Đỏ

S
con

Thi
gian


S con
b bn

1

3/07

0

õu (nỳi, sui) cỏch
thụn my km v hng
no
khe nỳi C Trngá
cỏch thụn khong 5Km,
Tõy Nam

II.2.2. Thu thp cỏc mu vt a phng.
Thu thp v chp nh cỏc con thỳ rng ang c nuụi nhốt, hoc còn ang tớch
tr trong cỏc tụ điểm buụn bỏn ng vt, v cỏc s, uụi, chõn, da lụng con vt trong nhà
thợ săn. õy l nhng dn liu khu hệ chắc chắn.

13


PHẦN C
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. VỀ KHU HỆ CHIM
I.1. Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim ở khu vực khảo sát
Bằng sự quan sát trực tiếp trên thực địa, phỏng vấn điều tra qua dân địa phương,
kế thừa chọn lọc kết quả của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố về khu hệ chim ở

Quảng Bình cũng như ở các vùng lân cận lâm trường Trường Sơn. Đến nay, chúng tôi đã
thống kê được 162 loài chim thuộc 50 họ và 15 bộ (xem phụ lục I) ở lâm trường Trường
Sơn.
Cấu trúc thành phần loài chim ở khu vực lâm trường được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim ở lâm trường Trường Sơn
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Tổng

Bộ
Hạc Ciconiiformes
Cắt Falconiformes
Gà Galliformes
Sếu Gruiformes
Rẽ Charadriiformes
Bồ câu Columbiformes

Vẹt Psittaciformes
Cucu Cuculiformes
Cú Strigiformes
Cú muỗi Caprimulgiformes
Yến Apodiformes
Bộ Nuốc Trogoniformes
Sả Coraciiformes
Gõ kiến Piciformes
Sẻ Passeriformes
15 bộ

Số họ
1
2
1
2
2
1
1
1
2
1
1
1
5
2
23
50 họ

số loài

4
11
8
3
4
6
1
8
5
3
1
1
15
8
84
162 loài

Trong 162 loài đã được ghi nhận trong địa phận của lâm trường có 121 loài được
chúng tôi xác định bằng quan sát trực tiếp, có 8 loài chỉ được xác định qua các tài liệu đã
công bố, 98 loài được ghi nhận bằng cả tài liệu và sự quan sát trực tiếp trên thực địa của
chúng tôi.

14


I.2- Phân bố của các loài chim theo sinh cảnh ở lâm trường Trường Sơn
Dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên, sự phân bố thảm thực vật, theo tập tính hoạt
động trong ngày của các loài chim cũng như qua sự quan sát trên thực địa. Chúng tôi đã
phân chia và thống kê các loài chim ghi nhận được ở 5 sinh cảnh khác nhau:
1- Rừng thường xanh, nguyên sinh.

2- Rừng thứ sinh, sau khai thác chọn, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
3- Nương rẫy, trảng cỏ cây bụi.
4- Rừng trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp
5- Rừng thứ sinh hai bên bờ sông, suối và các vùng đất ngập nước.
Theo thống kê trong phụ lục I thì số loài chim được ghi nhận ở từng sinh cảnh như
sau:
+ Sinh cảnh 1: 48 loài, chiếm 29, 81% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 2: 112 loài, chiếm 69,56% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 3: 108 loài, chiếm 67,08% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 4: 57 loài, chiếm 35, 40% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 5: 45 loài, chiếm 27,95% tổng số loài.
Như vậy ở sinh cảnh rừng thứ sinh, sau khai thác chọn, khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên có số loài phân bố nhiều nhất. Số lượng loài phân bố đứng thứ hai là ở sinh cảnh
nương rẫy, trảng cỏ cây bụi. Số lượng loài ở vị trí thứ ba là ở sinh cảnh rừng trồng cây lâm
nghiệp và cây công nghiệp. Số lượng loài ở vị trí thứ tư là ở sinh cảnh rừng thường xanh,
nguyên sinh. Số lượng loài ở vị trí thấp nhất là ở sinh cảnh rừng trồng cây lâm nghiệp và
cây công nghiệp.
Phân bố của các loài chim ở 5 sinh cảnh được thể hiện trên biểu đồ sau:
Biểu đồ1: Phân bố các loài chim ở 5 sinh cảnh

15


120

112

108

100

80
60
48

57

69.56

40

45
67.08
35.4

20

Số loài
Tỉ lệ (%)

27.95

29.81
0

Sinh
cảnh1

Sinh
cảnh2


Sinh
cảnh3

Sinh
cảnh4

Sinh
cảnh5

I.3. PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU HỆ CHIM Ở LÂM TRƯỜNG
TRƯỜNG SƠN, TỈNH QUẢNG BÌNH
Vùng nghiên cứu thuộc xã Trường Sơn, miền núi của huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình là vùng núi cao nằm ở phía Tây dãy núi Trường Sơn. Sinh cảnh đặc trưng của
vùng núi phía Tây miền Trung Việt Nam.
Với đặc điểm chính là hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh phục hồi tự
nhiên sau khai thác chọn, rừng trồng và các sông suối có độ dài ngắn và dốc theo hướng
tây sang đông. Vì vậy, tài nguyên động thực vật của khu vực lâm trường Trường Sơn
mang nét đặc trưng của khu hệ động thực vật rừng Trường Sơn, một trong những vùng
rừng có tính đa dạng sinh học cao ở nước ta. Riêng hệ động vật còn có sự pha trộn của
hệ động vật hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh còn tương đối tốt. Đặc điểm
chung của hệ động vật là còn nhiều loài quí hiếm, có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn
nguồn gien. Có thể nói khu vực lâm phần mà lâm trường Trường Sơn quản lý là khu vực
có tính đa dạng sinh học cao sau VQG Phong Nha-Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình.
Để thấy được tính đa dạng về cấu trúc các bậc Taxon thành phần loài của khu hệ
chim vùng nghiên cứu, chúng tôi so sánh về cấu trúc thành phần loài của vùng nghiên cứu
với cấu trúc thành phần loài chim của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và một số khu bảo tồn
thiên nhiên lận cận thuộc miền Trung. Đồng thời so sánh về cấu trúc thành phần loài
chim của lâm trường Trường Sơn với cấu trúc thành phần loài chim của khu hệ chim của
nước ta để thấy được độ đa dạng sinh học trong cấu trúc khu hệ chim ở lâm trường so
với sự đa dạng chung của khu hệ chim Việt Nam.

Bảng 2. So sánh tính đa dạng cấu trúc thành phần loài chim ở lâm trường Trường Sơn
với một số
16


khu BTTN (VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, VQG Vũ Quang) và với Việt Nam.
Địa điểm

Số loài

Số họ

Số bộ

Lâm trường
Trường Sơn

162

50

15

VQG Phong Nha-Kẻ
Bàng (tỉnh Quảng
Bình)
VQG Vũ Quang
(tỉnh Hà Tĩnh)

255


55

18

272

51

15

Việt Nam

828

81

19

Loài quí hiếm, có giá trị kinh tế
và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 8 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 12 loài
Cites, 2006: 24 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 14 loài (6 loài
nhóm I, 8 loài nhóm II )
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 10 loài
Sách đỏ Việt Nam, 2000: 17 loài
Cites, 2006: 33 loài
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 12 loài.

Sách đỏ Việt Nam, 2000: 24 loài.
Cites, 2006: 30 loài.
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 73 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 79 loài
Cites, 2006: 102 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 43 loài

Như vậy so với khu hệ chim Việt Nam thì khu hệ chim khu vực lâm trường Trường
Sơn có số loài chiếm 19,56%, số họ chiếm 61,72%, số bộ chiếm 78,94%. So với VQG
Phong Nha-Kẻ Bàng, số loài chim ở lâm trường Trường Sơn chiếm 63,52%, số họ chiếm
91% và số bộ chiếm 83,33%. So với VQG Vũ Quang, số loài chim ở lâm trường Trường
Sơn chiếm 59,55%, số họ chiếm 98,03% và số bộ chiếm 100%. So với Việt Nam, số loài
chim ở lâm trường Trường Sơn chiếm 19,56%, số họ chiếm 61,72% và số bộ chiếm 79%.
I.4- CÁC LOÀI CHIM QUÍ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA BẢO TỒN
NGUỒN GIEN
Các tài liệu dùng để đánh giá theo các thứ bậc và tiêu chí như sau:
Mức độ đe doạ toàn cầu ghi trong Sách Đỏ IUCN, 2006 gồm các bậc: CR: Cực kỳ
nguy cấp, EN: Đang nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp, NT: Loài bị suy giảm, DD: Thiếu dữ liệu.
Mức độ đe doạ ở mức quốc gia ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000 gồm các bậc: E:
Đang nguy cấp, V: Sẽ nguy cấp, R: Hiếm, T: Bị đe doạ.
Nghị định 32/2006-NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Gồm hai nhóm:
Nhóm I: Thực vật rừng động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại.
Nhóm II: Thực vật rừng động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại.
Theo danh sách thành phần loài chim ở phụ lục I, chúng tôi thống kê được 28 loài
chim quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gien và giá trị kinh tế, chiếm 17,39% tổng số loài
chim ở lâm trường Trường Sơn (Bảng 3) .
Trong 33 loài chim quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gien và có giá trị kinh tế, có

14 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000 gồm: 2 loài bậc R, 11 loài bậc T, 1 loài bậc EN.
17


Có 9 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN, 2006, bao gồm: 7 loài bậc NT, 1 loài bậc VU, 1loài
bậc EN. Có 24 loài trong Danh sách của Cites, 2006. Có 14 loài trong NĐ 32/2006 (6 loài
nhóm I, 8 loài nhóm II).
Bảng 3. Các loài chim quí hiếm, có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gien
STT

Tên phổ thông

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Diều núi
Diều ăn ong
Diều cá bé
Diều hoa miến điện
Diều mướp
Ưng ấn độ
Ưng mày trắng
Đại bàng mã lai

Cắt nhỏ bụng trắng

10
11
12
13
14
15

Cắt lưng hung
Cắt lớn
Gà lôi trắng
Gà lôi hông tía
Gà lôi lam mào
trắng
Gà tiền mặt vàng

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Trĩ sao

Công

Cú vọ lưng nâu
Cú vọ lưng xám
Yểng quạ
Vẹt ngực đỏ
Bói cá lớn
Niệc nâu
Niệc mỏ vằn
Cao cát bụng trắng

27
28
29
30
31
32
33

Hồng hoàng
Mỏ rộng xanh
Khướu mỏ dài
Khướu đá mun
Chích choè lửa
Sẻ đồng ngực vàng
Chim khách đuôi cờ

Tên khoa học

Spizaetus nipalensis

Pernis ptilorhynchus
Icthyophaga humilis
Spilornis cheela
Circus melanoleucos
Accipiter trivirgatus
Accipiter nisus
Ictinaetus malayensis
Microhierax
melanoleucos
Falco tinnunculus
Falco peregrinus
Lophura nycthemera
Lophura diardi
Lophura edwardsi
Polyplectron
bicalcaratum
Rheinardia ocellata
Pavo muticus
Strix leptogrammica
Ninox scutulata
Tyto alba
Eurystomus orientalis
Psittacula alexandri
Magaceryle lugubris
Ptilolaemus tickelli
Aceros undulatus
Anthracoceros
malabaricus
Buceros bicornis
Psarisomus dalhousiae

Jabouilleia danjoui
Stachyris herberti
Copsychus malabaricus
Emberiza aureola
Temnurus temnurus

18

IUCN
2006

SĐVN
2000

CITES
2006
II
II
II
II
II
II
II
II
II

NT


32/

2006

II

II
II
NT
EN

NT
VU

T
T
T

T
R
R

I
I
I
II

I

I
II
II

II
II

I
I

II
T
T
T

NT
NT
NT

T
T
T

II
II
II

II
II
II

II
II


I

II

II
NT
T


I.5- THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG MỘT SỐ LOÀI CHIM QUÍ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ BẢO
TỒN NGUỒN GIEN
Địa phận rừng thuộc lâm trường Trường Sơn quản lý có khu hệ chim điển hình
cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ. Cho đến nay đã ghi nhận được 2 trong 9 loài
chim có vùng phân bố hẹp đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ có ở khu
vực rừng của Lâm trường, đó là : Trĩ sao Rheinardia ocellata, Khướu mỏ dài Jabouilleia
danjoui. Sau đây, chúng tôi trình bày về hiện trạng của một số loài chim quý hiếm có giá
trị bảo tồn nguồn gien qua các tài liệu đã công bố cũng như qua điều tra, khảo sát của
chúng tôi.
I.5.1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera Delacour, 1948
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB
Tên tiếng Anh: Silver Pheasant
Thuộc Họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Phân bố:
+ Ở Quảng Bình: VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
+ Ở Việt Nam: Từ Bắc Bộ đến nam Trung Bộ.
+ Trên thế giới: Đông Nam Trung Quốc, bắc Lào.
Qua khảo sát, điều tra và phỏng vấn dân địa phương ở các khu vực nghiên cứu
nhận thấy số lượng cá thể Gà lôi trắng hiện còn tương đối phổ biến ở các thung lũng sâu
trong các rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, hoặc rừng khoanh nuôi tự nhiên, các khu vực

rừng gần với các nương rẫy.
Theo ông Hồ Văn Sắc, dân tộc Vân Kiều thôn Đá Chát, xã Trường Sơn, Gà lôi trắng
còn dễ gặp ở khu vực rừng thượng nguồn suối Cổ Tràng, thuộc địa phận rừng của thôn
Đá Chát.
Ông Hoàng Tất Dụ, đội trưởng đội sản xuất số 7 của Lâm trường cho biết hiện nay
vẫn gặp được gà lôi trắng trong khu vực rừng sản xuất của đội 7.
Theo Ông Trần Ngọc Sỹ, Trạm Quản lý bảo vệ rừng U Bò, loài gà lôi trắng vẫn có từ
lâu và hiện nay cũng vẫn dễ gặp loài này thuộc các tiểu khu 279, 280, 281 và 302 của lâm
trường.
Theo tài liệu (TFT, 2006), loài này có ở khu vực rừng năm gian, U Bò và khu vực
rừng PLoang , tại các tiểu khu 280, 281, 326.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đi khảo sát gặp và trao đổi với các công nhân ở các đội
sản xuất (số 7, 8, 9) và dân địa phương ở các thôn bản (Khe Cát, Đá Chát, Ploang) thì số
lượng của loài gà lôi trắng trong những năm gần đây đang bị giảm sút nghiêm trọng, số
lần gặp loài này trong các lần đi rừng của họ ngày càng ít đi. Đây thực sự là một thông tin
không vui, chưa nói là đáng báo động về tình trạng của loài này ở lâm trường Trường
Sơn.
I.5.2. Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Tên tiếng Anh: Siamese Fireback Pheasant
Thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes

19


Phân bố:
- Ở Quảng Bình: VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Ở Việt Nam: Đông Bắc, sườn đông dãy Trường Sơn về phía Nam đến
khoảng Qui Nhơn.
- Trên thế giới: Thái Lan, Đông Dương.

Theo FTF (2006), loài này phân bố ở khu vực rừng Năm Gian, U Bò.
Ông Hồ Văn Tình, dân tộc Vân Kiều, thôn Đá Chát, xã Trường Sơn cho biết khoảng
5-6 năm trở về trước đôi khi vẫn gặp được loài này ở khu vực rừng Đá Chát, nhưng
những năm gần đây hầu như không gặp dấu vết và không nghe được thông tin gì về loài
gà này.
Ngày 19/1/2008, chúng tôi khảo sát ở khu vực rừng Năm Gian và bản PLoang đã
gặp và trao đổi thông tin với dân địa phương. Theo ông Nguyễn Văn Dập, trưởng bản và
ông Hồ văn Việt (Hồ Choôc) người Vân Kiều, già làng đã hơn 70 tuổi, là người sinh ra và
sống ở vùng này đã từng là thợ săn bắn chim thú rừng lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và
hiểu biết về rừng. Những năm trước kia (khoảng những năm 1980 về trước), vùng này
còn có thể gặp được loài này. Tuy nhiên, từ khoảng năm 1980 trở lại đây, khi đi rừng hầu
như không gặp được loài này và cũng không có thông tin gì về chúng. Theo ông, khu vực
rừng thuộc dãy Năm Gian biên giới với Lào, vẫn có khả năng là nơi sinh sống của loài gà
tiền mặt vàng.
I.5.3. Hồng hoàng Buceros bicornis
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc NT
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IIB
Tên tiếng Anh: Great Indian Hornbill
Thuộc họ Hồng hoàng Bucerotidae, bộ Sả Coraciiformes
Phân bố:
- Ở Quảng Bình: VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Ở Việt Nam: Phân bố trên cả nước, loài định cư, hiếm gặp.
- Trên Thế giới: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaixia, Đông Dương và Nam
Trung Quốc.
Theo ông Đoàn Lương An, trưởng trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Cát, vào mùa
tháng 7,8,9 vẫn thường nhìn thấy 2-3 đàn loài chim này, mỗi đàn từ 7-8 cá thể bay qua
khu vực rừng do trạm quản lý. Mùa xuất hiện trùng với thời gian mà trong rừng có nhiều
trái cây rừng như đa, dâu da, bứa,..vv.
Anh Hoàng Tất Dụ, đội trưởng đội sản xuất số 7 cho rằng loài này vẫn dễ gặp ngay

sát khu vực rừng của trụ sở đội 7. Phỏng vấn dân địa phương ở các xã khác đều không
nhận được thông tin gì về loài này.
Các thành viên của trạm quản lý bảo vệ rừng U Bò đều cho rằng loài này dễ gặp ở
khu vực rừng U bò, đặc biệt ở những tiểu khu giáp ranh với VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
Theo TFT (2006), hồng hoàng có ở khu vực rừng Năm Gian, U Bò và PLoang, các
tiểu khu 1,280, 281 và 326.
I.5.4. Trĩ sao Rheinardia ocellata
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc NT
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T

20


Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB
Tên tiếng Anh: Crested Argus
Thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Trong khu vực khảo sát rừng Năm gian và các bản PLoang, chúng tôi đã tận mắt
nhìn thấy bộ lông đuôi chim trĩ đực đang lưu giữ tại nhà ông Hồ văn Việt (Hồ Choôc) dân
tộc vân Kiều, già làng bản PLoang. Cũng theo những người dân được phỏng vấn tại bản
PLoang thì loài này hiện nay còn rất ít, chỉ có thể gặp được chúng ở khu vực núi Năm
Gian, sát biên giới với Lào và cũng rất khó gặp được.
Ngày 19/1/2008, chúng tôi khảo sát điều tra tại khu vực rừng thôn Khe Cát, tại
nhà ông Hồ Thiết, dân tộc Vân Kiều có 1 bộ lông đuôi chim trĩ sao đực. Theo ông thì bộ
lông này nhặt được cách đây khoảng 4-5 năm trước ở khu vực thượng nguồn sông Cổ
Tràng.
Theo TFT (2006), thông tin về loài này phân bố ở khu vực rừng U Bò, Năm Gian,
đồi lá cọ các tiểu khu 326, 337, 340, 341, 280, 281.
Ông Lê Minh Lệ, đội trưởng đội sản xuất số 9 cho biết khoảng 2-3 năm trước
chính ông đã gặp 1 chim trĩ sao ở khu vực rừng tiểu khu 328.
Theo chúng tôi thì hiện nay, khu vực phân bố của loài này ở lâm trường đã bị thu

hẹp chỉ có thể gặp đựơc chúng ở các khu vực rừng U Bò, núi Năm Gian.

I.5.5. Công Pavo munticus
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc VU
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc R
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB
Tên tiếng Anh: Green Peafowl
Thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Trong suốt thời gian khảo sát tại các khu vực rừng các thôn Khe Cát, Đá Chát, Bên
Đường, Long Sơn , các đội sản xuất số 7,8,9 và các trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Cát, U
Bò,... vv, chúng tôi không thu thập được thông tin gì về loài công ở các khu vực trên. Tuy
nhiên chỉ ở trạm quản lý bảo vệ rừng U Bò và bản PLoang thì còn có thông tin về loài
công, theo anh Nguyễn Văn Hiểu thì loài này may ra còn có thể có ở khu vực rừng giáp
với VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 8-10 năm trước ở khu vực U Bò đôi khi gặp được
loài này. Ông Nguyễn Văn Dập ở bản PLoang cho rằng loài Công còn phân bố ở khu vực
rừng Năm Gian, song số lượng rất ít.
Theo TFT(2006), loài này còn có thể gặp ở khu vực rừng giáp ranh với lâm trường
Khe Giữa, tiểu khu 1.
Theo chúng tôi nhận định thì loài công hiện còn phân bố chỉ ở khu vực rừng dãy
núi Năm Gian sát biên giới với Lào và rừng khu vực U Bò giáp ranh với VQG Phong Nha-Kẻ
Bàng.

Nhận xét chung về phân bố của các loài chim có giá trị bảo tồn nguồn gien:
Theo điều tra qua nguồn thông tin từ các cán bộ kiểm lâm các trạm quản lý bảo vệ
rừng của lâm trường và nhân dân tại các thôn bản nằm trong địa bàn của lâm trường,
qua khảo sát thực trạng rừng tại các nơi có thông tin. Phân tích các thông tin và qua các

21



tài liệu điều tra trước, bằng kiến thức của chúng tôi về các đặc điểm sinh học sinh thái
các loài chim, các tập tính kiếm ăn, mùa vụ sinh sản và đặc điểm yêu cầu về sinh cảnh cho
tập tính sinh sản của các loài chim, đặc biệt các loài quí hiếm. Chúng tôi
cho rằng các khu vực rừng hiện nay cần phải quan tâm, quản lý và bảo vệ sử dụng hợp lý
vì đang là những khu vực có các loài chim quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gien đang
sinh sống. Đó là:
- Khu vực rừng dãy núi Năm Gian, sát biên giới với Lào.
- Khu vực rừng U Bò, đặc biệt chú ý hơn những tiểu khu giáp ranh với VQG Phong
Nha-Kẻ Bàng.
Vì vậy, trong qui hoạch phát triển sản xuất của lâm trường những năm sắp tới nên
ưu tiên xắp xếp hợp lý, đặc biệt không được khai thác gỗ hoặc phát triển cây phục vụ cho
công nghiệp hay cây kinh tế như: cây keo, bạch đàn, cây Huê. Nếu có thể tăng cường
thêm lực lượng kiểm lâm các khu vực trên, ưu tiên nhất cho khu vực rừng dãy núi Năm
Gian.

22


II. VỀ KHU HỆ THÚ
II.1. Khu hệ Thú.

23


Khu hệ Thú ở lâm trường Trường Sơn đã được khảo sát sơ bộ cách đây 2 năm
(Lê Trọng Đạt, Lê Thiện Đức, 2006). Họ đã thống kê được 52 loài, 24 họ, và 9 bộ. Cộng
thêm với đợt khảo sát này đã ghi nhận bổ sung được 14 loài, nâng lên được 66 loài,
chiếm 41% khu hệ tỉnh Quảng Bình.
Tính đặc hữu của khu hệ thú rất cao, tới 9 loài. Trong đó, có 2 loài đặc hữu hẹp:
Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis),

và 7 loài đặc hữu của Việt Nam và Lào phân bố hẹp dọc theo sườn Đông và sườn Tây của
Trường Sơn Bắc. Đó là: Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Chà vá chân nâu (Pygathrix
nemaeus), Vượn bạc má (Nomascus leucogenys), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang
lớn (Megamutiacus vuquanhensis), Lợn chào vao (Sus buculentus), Thỏ vằn (Nesolagus
timinsi).

II.2. Phân bố của các loài thú
Dựa trên các dẫn liệu quan sát và phỏng vấn ở 5 khu vực ở khu vực khảo sát và 12
điểm phỏng vấn, thì thấy rằng, khu hệ Thú tập trung ở lưu vực Zìn Zìn bao gồm các tiểu
khu: 281, 302, 280, 279, 301, 303, 317, 300, 299, 318, 317, 316, 327, 328, 329, 336, 337,
326, 342, 343, 344, 335. Đây là vùng trung tâm của LTTS, xa các khu dân cư (chỉ có 2 thôn
nhỏ Pơ Loan và Zìn Zìn), sinh cảnh đa dạng, có rừng thường xanh, rừng núi đá, trảng cỏ,
rừng trồng và mật độ khe suối cao. Vì vậy, tất cả các loài Thú quí hiếm đều được ghi nhận
ở khu vực này.
Ngược lại khu vực phía đông Bắc LTTS, gồm các tiểu khu 257, 264, 273, 275, 278,
277, 305, 306. Khu hệ Thú nghèo. Tuy vậy, 2 loài Thú móng guốc lớn như Bò tót (Bos
gaurus), Nai (Cervus unicolor) cũng được ghi nhận ở vùng này, mặc dù chỉ giới hạn ở tiểu
khu 275 và 278. Khu vực cực nam của LTTS, bao gồm các tiểu khu 341, 351, 350, 349 và
348 khu hệ thú nghèo, gần như không ghi nhận được loài Thú quí hiếm nào. Có lẽ, khu
vực này khá đông dân, tới 4 thôn lớn, và còn tiếp cận với khu vực đông dân cư ở thung
lũng sông Long Đại.
II.3. Giá trị thực tiễn và tình trạng nguồn lợi Thú
II.3.1. Giá trị thực tiễn.
Đã từ lâu các loài Thú đã được săn bắn làm nguồn thực phẩm, dược liệu, da lông
cho nhân dân địa phương.
Thú thực phẩm: có 49 loài đang được người dân sử dụng làm thực phẩm, nhằm cải
thiện khẩu phần Protein hoặc bán cho các nhà hàng Đặc sản. Trong đó, có 2 loài Cầy quả
(Paguma larvata và Pradoxurus hermaphroditus), Lợn rừng (Sus scrofa), Sơn dương
(Capricornis suntraensis), Mang (Muntiacus muntjak), Nai (Cervus unicolor), 3 loài Sóc và
2 loài Don, Nhím rất được ưa chuộng, do chất lượng thịt cao và đó là những loài dễ săn

bắt.
Thú dược liệu: Có 30 loài, và chủ yếu sử dụng xương các loài sau đây để nấu cao:
các loài thú Linh trưởng Primatec, các loài thú trong bộ ăn thịt Carnivora, và xương Nai
(Cervus unicolor), Mang (Muntiacus munujak), Sơn dương (Capricornis suntraensis), Bò
tót (Bos garus), Lấy Mật: Có các loài Gấu (Ursus sp), Sơn dương (Capricornis suntraensis),
và mật các loài Khỉ (Macaca sp), Vượn (Nomascus concolor). Sử dụng các loại Xạ hương:
Cầy hương (Viverricula indica), Cầy giông (Viverra zibetha). Và Nhung: Nai, Mang.
24


×