Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ Tư pháp quốc tế đạt 8 ĐIỂM: Bình luận về sự tồn tại của quy phạm được quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.05 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG..........................................................................................................................................1
I. Khái niệm về sở hữu trí tuệ..........................................................................................................2
II. Quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ................................................................................2
1. Các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.......2
2. Quy định của pháp luật Việt Nam..............................................................................................6
III. Sự tồn tại của pháp luật khi quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 679
BLDS năm 2015........................................................................................................................................7
1. Quy định về sở hữu trí tuệ trong BLDS...................................................................................7
2. Sự tồn tại của quy phạm................................................................................................................8
C. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................10


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là một tổ chức quốc tế có
mục đích giúp đỡ nhằm đảm bảo rằng quyền của người phát minh và chủ sở
hữu tài sản trí tuệ được bảo hộ trên toàn thế giới và rằng các nhà phát minh
và tác giả được công nhận và hưởng thành quả từ tài năng của họ. Nguồn gốc
hình thành của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới bắt đầu từ năm 1833, năm ra
đời của Công ước Pari về bảo hộ ở nước ngoài đối với các sáng tạo trí tuệ
của họ dưới hình thức các quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã ra nhập
các công ước và các hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như: Công ước
Berne, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả
(BCA),… Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng có các quy định về quyền sở
hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
được sửa đổi, bổ sung năm 2009;… Trong đó Điều 679 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định bao quát về quyền sở hữu trí tuệ. Bài viết sau phân tích rõ về
quy phạm pháp luật Dân sự về quyền hữu trí tuệ, đề tài: “Bình luận về sự tồn
tại của quy phạm được quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015.”



I.

B. NỘI DUNG
Khái niệm về sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử

dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan và
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy có thể định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở
hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động
sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo
hộ.1

1 />
1


Tài sản vô hình ở đây là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng
trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi. Sở hữu trí tuệ là phương thức bảo hộ
tài sản vô hình, một tài sản có giá trị, dễ bị xâm phạm và khó tự bảo vệ.
Quyền sở hữu trí tuệ đặt ra là để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó, như
vậy quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm như:
-

Đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các tác giả của tác

phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu của người
sáng chế ra giống cây trồng mới.
Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác

nhau để xử lý hành vi xâm phạm tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm.
Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ hoặc các cơ quan nhà nước. Các công ước quốc tế về sỡ hữu trí tuệ cũng như
pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn, chấm dứt hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
II.
Quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
1. Các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều điều ước quốc tế đa phương quan
trọng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như:
-

Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

Mục đích công ước là để bảo vệ, theo một cách thức thống nhất và hiệu quả nhất có
thể, các quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Công
ước đặt ra 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ tự
động và nguyên tắc bảo hộ độc lập. Những người được bảo hộ là: các tác giả là
công dân của một trong những nước là thành viên Liên hiệp cho các tác phẩm của
họ dù đã xuất bản hay chưa, các tác giả không là công dân của một trong những

2


nước là thành viên Liên hiệp cho những tác phẩm của họ xuất bản lần đầu tiên ở
một trong những nước là thành viên Liên hiệp, các tác giả không là công dân của

một nước thành viên Liên hiệp nhưng có nơi cư trú thường xuyên ở một trong
những nước là thành viên của Liên hiệp. Thời gian bảo hộ của công ước là: suốt đời
của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Sự bảo hộ theo Công ước Berne có hiệu
lực hồi tố. Việt Nam hiện nay là đã thành viên của Công ước Berne.
Công ước toàn cầu về quyền tác giả 1952 (UCC). Để được hưởng sự
bảo hộ của Công ước này, các tác phẩm khi được công bố phải ghi dấy hiệu chuyên
môn là © trong vòng tròn chỉ rõ tác giả và năm xuất bản tác phẩm. Cũng như Công
ước Berne, Công ước UCC quy định các quốc gia thành viên dành cho cá nhân, tổ
chức của nhau chế độ đãi ngộ quốc dân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả. Theo
Công ước, thời hạn bảo hộ quyền tác giả không ngắn hơn cuộc đời tác giả cộng
thêm 25 năm sau khi tác giả chết. Công ước quy định quyền dịch, các hạn chế và
ngoại lệ đối với quyền dịch, thời hạn xin cấp giấy phép dịch thuật được quy định:
sau 7 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà chưa có bản dịch nào
ra bất kỳ thứ tiếng phổ thông thuộc các quốc gia thành viên thì công dân của bất kỳ
quốc gia thành viên nào đều có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
mình cấp giấy phép cho dịch và công bố bản dịch tác phẩm đó.
Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức
phát sóng 1961 (Công ước Roma). Theo quy định của Công ước, người biểu diễn là
các diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công và những người khác biểu diễn các tác
phẩm văn học hoặc nghệ thuật được bảo hộ. Nhà sản xuất bản ghi âm có quyền cho
phép hoặc ngăn cấm việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiến bản ghi âm của họ. Tổ
chức phát sóng có quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc tái phát sóng chương trình
phát sóng của họ. Thời hạn bảo hộ được quy định kéo dài ít nhất cho đến hết 20
năm tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn được định hình, chương
trình phát sóng được thực hiện. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước.

3


-


Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép

không được phép các bản ghi âm của họ 1971 (Công ước Geneva). Công ước có
quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc bảo hộ các nhà sản xuất
bản ghi âm mang quốc tịch của các quốc gia thành viên khác, chống lại việc làm
bản sao và nhập khẩu các bản sao nhằm mục đích phân phối công cộng, việc phân
phối các bản sao tới công chúng không được sự đồng ý của nhà sản xuất. Thời hạn
bảo hộ kéo dài ít nhất 20 năm kể từ khi định hình hoặc công bố lần đầu tiên bản ghi
âm. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước.
Công ước về việc phát các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ
tinh 1974 (Công ước Brusels). Công ước quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành
viên phải thực hiện các biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc phân phối không
được phép trên lãnh thổ của nước mình các tín hiệu mang chương trình được truyền
qua vệ tinh. Việc xin phép là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức mang quốc tịch của các
quốc gia thành viên. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ 1994 (Hiệp định TRIPs). Đây là một hiệp định đa phương nằm trong hệ
thống các hiệp định của WTO, việc gia nhập WTO đống nghĩa với việc phải chịu
sự ràng buộc của các quy định trong Hiệp định TRIPs. Hiệp định quy định các tiêu
chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Đây là văn kiện pháp
lý quốc tế đầu tiên quy định cả các biện pháp xử phạt đối với các thành viên không
bảo đảm tiêu chuẩn tối thiểu này. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPs là áp
dụng chế độ đãi ngộ quốc dân và cả chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Hiệp định đã bố
sung chương trình máy tính và sưu tập dữu liệu vào loại hình tác phẩm được bảo
hộ, đồng thời quy định các loại hình không được bảo hộ. Hiệp định TRIPs có hiệu
lực ở Việt Nam vào thời điểm Việt Nam là thành viên của WTO.
Hiệp ước quyền tác giả 1996 (WCT). Hiệp ước quy định 3 quyền tác
giả: quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền truyền thông công cộng. Hiệp ước
buộc các quốc gia thành viên phải quy định quyền áp dụng biện pháp tự bảo vệ


4


quyền, chống lại việc dỡ bỏ, phá hủy các biện pháp công nghệ, các thông tin quản
lý quyền; buộc các quốc gia thành viên phải thông qua các biện pháp cần thiết để
bảo đảm áp dụng Hiệp ước phù hợp với hệ thống pháp luật của quốc gia mình.
Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm 1996 (WPPT). Theo Hiệp ước,
người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm có 4 quyền kinh tế độc quyền: quyền
làm bản sao, quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền cung ứng. Hiệp ước đòi hỏi
các nước thành viên áp dụng nguyên tắc đãi ngộ công dân. Thời gian bảo hộ ít nhất
là 50 năm.
Công ước Paris 1883, đây là Công ước quốc tế đa phương đầu tiên quy
định về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Mục đích chủ yếu của Công ước là nhằm xây
dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu đối tượng
sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước thành viên này tại lãnh thổ
của nước thành viên khác. Công ước áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia. Các nước
thành viên phải có nghĩa vụ trong việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước.
Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với các thiết kế bố trí mạch
tích hợp 1989 (IPIC), đối tượng được bảo hộ bởi hiệp ước là thiết kế bố trí. Các
quốc gia thành viên phải bảo đảm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế
bố trí trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia mình với điều kiện thiết kế bố trí đó phải
đảm bảo tính nguyên gốc. Thời hạn bảo hộ đối với thiết kế bố trí ít nhất là 8 năm.
Hiệp ước hợp tác sáng chế 1970 (PCT), hiệp ước là sự phát triển quan
trọng nhất của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sáng chế. Hiện nay Việt Nam đã là
thành viên của Hiệp ước.
Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế đối với
nhãn hiệu. Việt Nam đã là thành viên của hai văn bản pháp lý này.
Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng

ký nhãn hiệu 157.
Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế 1971.
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV). Theo đó
các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải công nhận và bảo hộ quyền của nhà tạo
5


giống. Nguyên tắc bảo hộ của Công ước là nguyên tắc đối xử quốc gia. Thời gian
bảo hộ là 15 năm. Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam
Bên cạnh việc gia nhập là thành viên của các điều ước quốc tế đa
phương về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam còn ký kết nhiều điều ước quốc
tế song phương quan trọng về sở hữu trí tuệ với các nước trên thế giới, tiêu
biểu là:
-

Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về thiết lập quyền tác giả (BCA), hai

bên cam kết bảo hộ các tác phẩm của công dân của nhau trên nguyên tắc áp dụng
chế độ đãi ngỗ quốc dân. Theo Hiệp định, các quyền được bảo hộ bao gồm các
quyền tối thiểu, các quyền độc quyền sao chép, phân phối, trưng bày, phổ biến công
cộng với những hạn chế và ngoại lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 Công ước Berne.
Về thực thi, Hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên
giới, biện pháp dân sự và hình sự theo các chuẩn mực của Hiệp định TRIPs. Các
nghĩa vụ này được thực hiện theo quy định trên lãnh thổ quốc gia nào thì theo quy
định của pháp luật quốc gia đó.
Hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp
tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo Hiệp định này, Việt Nam sẽ được nhận sự hỗ
trợ kỹ thuật từ phía Liên bang Thụy Sỹ. Các đối tượng được bảo hộ theo Hiệp định
này gồm quyền tác giả và quyền liên quan, kể cả chương trình máy tính và cơ sở dữ

liệu; nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng và
thông tin không được công bố.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), tuy là Hiệp định
thương mại nhưng Hiệp định dành riêng 1 chương với 18 điều quy định về sở hữu
trí tuệ. Hiệp định quy định nghĩa vụ của cá bên ký kết áp dụng các biện pháp thực
thi tại biên giới, biện pháp dân sự và hình sự, bao gồm các biện pháp xử lý hình sự
và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định TRIPs. Các nghĩa vụ này được
thực hiện theo quy định của luật pháp quốc gia.

6


Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng có những quy định riêng về quyền
sở hữu trí tuệ, được quy định tại BLDS năm 2015, luật sở hữu trí tuệ năm
2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
III.

Sự tồn tại của pháp luật khi quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại
Điều 679 BLDS năm 2015
1. Quy định về sở hữu trí tuệ trong BLDS
Quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015:
“Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối

tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.”
Như vậy trường hợp cá nhân, pháp nhân yêu cầu được bảo hộ tại quốc
gia nào thì sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
Với quy định này khi tổ chức, cá nhân nước ngoài có yêu cầu bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến yếu tố nước ngoài;
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng) tại Việt Nam thì
pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy
định điều ước quốc tế đó.

7


2. Sự tồn tại của quy phạm
Để bảo hộ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng như
quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong quan hệ về quyền
sở hữu trí tuệ, đồng thời góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
với các nước trên thế giới về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và văn
hóa, Nhà nước Việt Nam đã từng bước quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
quyền liên quan có yếu tố nước ngoài.
Trước khi ban hành BLDS 1995, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh bảo
hộ quyền tác giả 1994, mặt dù hiệu lực trong thời gian ngắn nhưng Pháp lệnh
có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định quan điểm của pháp luật Việt Nam
trong việc điều chỉnh quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và
quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng, tạo
tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các quy định về vấn đề này trong các
văn bản pháp luật của Việt Nam trong những giai đoạn sau đó. Với việc ban
hàng BLDS 1995, quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định trong luật, như vậy
quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, pháp nhân trong nước cũng như nước ngoài
sẽ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Sau BLDS 1995, Việt Nam ban hành BLDS 2005, một số quy định về
quyền sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung cho chuẩn xác hơn. Sau đó ngày
24/11/2015, Quốc hội thông qua BLDS 2015 thay thế cho BLDS 2005. Việc
ban hành BLDS 2015 không làm thay đổi quan điểm cơ bản của pháp luật và

thực tiễn của Việt Nam về quan hệ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ
được quy định ngắn gọn tại Điều 679, với tinh thần những nội dung cụ thể sẽ
được quy định tại đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và các văn bản
hướng dẫn thi hành luật.

8


Như vậy, với những quy định cơ bản trong BLDS qua các giai đoạn
phát triển, có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam khẳng định áp dụng nguyên
tắc quyền sở hữu trí tuệ được xác định, bảo hộ theo pháp luật của nước nơi
đối tượng sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.
Cùng với việc tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương và song
phương về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, để phù hợp với các điều ước quốc
tế này đòi hỏi Việt Nam cần thay đổi, hoàn thiện để tương thích. Vì thế mà
Điều 679 BLDS 2015 ra đời đáp ứng yêu cầu hội nhập, tương thích ở mức độ
cao với các quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới và nội dung của
các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên.
C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên ta thấy hiện nay Việt Nam đã tham gia vào
một vài điều ước quốc tế đa phương và ký kết một vài điều ước quốc tế song
phương liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Để pháp luật trong nước với pháp
luật quốc tế về sở hữu trí tuệ được đồng đều, Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi
luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thế
giới cũng như hoàn thiện pháp luật trong nước. Quy định về sở hữ trí tuệ
trong BLDS 2015 đã chứng tỏ Việt Nam đang hết sức quan tâm tới vấn đề sở
hữu trí tuệ, quy định tại Điều 679 BLDS 2015 đã tương thích ở mức độ cao
với các điều ước quốc tế cũng như pháp luật các nước trên thế giới về lĩnh
vực sở hữu trí tuệ.


9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Tư pháp quốc tế”, trường Đại học Luật Hà Nội, Năm 2017,
Nxb Tư pháp.
2. Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn chủ
biên, Nxb Tư pháp.
4. />
10



×