Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

bài THUYẾT MINH về SAPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 14 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT
Chủ đề
BÀI THUYẾT MINH VỀ SAPA

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT
Chủ đề
BÀI THUYẾT MINH VỀ SAPA

GVHD: Trần Văn Thái
Tên SV: Lê Thị Mỹ Linh
Lớp: DL13301

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SAPA ................................................................................2
1.1. Địa lí......................................................................................................................2
1.1.1 Vị trí .................................................................................................................2
1.1.2 Địa hình, khí hậu .............................................................................................2
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................4


MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN KHI ĐẾN THĂM SAPA .......................................4
2.1. Đỉnh Pansipan – nóc nhà Đông Dương .............................................................4
2.2. Lao Chải- Tảo Van ..............................................................................................4
2.3 Núi Hàm Rồng ......................................................................................................5
2.4.Nhà thờ đá cổ Sapa ..............................................................................................6
2.5. Thác Bạc ...............................................................................................................6
2.6. Thác tình yêu, suối vàng .....................................................................................7
2.7. Đỉnh Ô Quy Hồ ....................................................................................................7
2.8. Tả Phìn, ngôi làng của người Dao Đỏ................................................................8
2.9. Bãi đá cổ Sapa......................................................................................................8
2.10. Thanh Kim/ Sâu Châu ... một Sapa bình yên .................................................9
2.11. Cốc San .............................................................................................................10
Nhận xét của giảng viên ..............................................................................................12

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SAPA
1.1. Địa lí
1.1.1 Vị trí
Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây
Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228
mét. Từ thị trấn nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và Thung lũng Mường
Hoa ở phía tây nam
1.1.2 Địa hình, khí hậu
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực
nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường
chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối
từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những

người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống
bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn
đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có
đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng,
không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như
trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa
Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven
biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông
thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều
nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Hình 1: Mùa đông Sapa (Nguồn internet)
2


1.1.3 Dân cư
Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao
đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó.
Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:


Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.



Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông.




Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật
hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới.
Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc
H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát
để tìm hay gặp gỡ bạn tình.

Hình 2: Dân cư Sapa (Nguồn internet)

3


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN KHI ĐẾN THĂM SAPA
2.1. Đỉnh Pansipan – nóc nhà Đông Dương
Đây là địa điểm được rất nhiều người yêu thích khi đến Sapa. Dùng từ “huyền
thoại” có lẽ hơi quá nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Dương, đứng trên độ
cao hơn 3143m hít thở thứ không khí loãng, sởn da gà khi hưởng trọn vẹn niềm vui
chiến thắng… chắc hẳn là một trải nghiệm chẳng phải ai cũng có và đôi khi còn là mơ
ước của rất nhiều người.

Hình 3: Đỉnh Pansipan (Nguồn internet)
2.2. Lao Chải- Tảo Van
Du lịch ở Sapa thú vị nhất vẫn là đi bộ, có khi bạn sẽ đi bộ cả chục cây số qua
hết làng bản này đến làng bản khác. Đó là nét đặc trưng của du lịch Sapa, và Sapa cũng
là một trong những điểm du lịch đi bộ dài nhất trên thế giới. Ghé thăm những bản làng
này bạn không chỉ được đi qua những cây cầu treo, những con suối, thửa ruộng bậc

thang, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số… mà còn có thể ở
homestay cùng với gia đình họ. Bạn sẽ được ăn món ăn dân tộc, ngủ nhà sàn, trò chuyện
để hiểu thêm về lịch sử , văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Hiện tại
có 6 dân tộc anh em đang sinh sống tại đây, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị về
văn hóa và – con người chứ không chỉ là thiên nhiên!
Với cá nhân mình, Lao Chải – Tả Van là tuyến đi bộ thú vị và đẹp nhất ở Sapa.
Bạn có thể đi từ bản Cát Cát (nhưng cần có người bản địa dẫn đường), qua thung lũng
Mường Hoa đến Lao Chải (hai bản này là nơi sinh sống của người H’Mông Hoa), trên
đường ngắm cảnh sinh hoạt, cuộc sống thường ngày của người dân bản địa. Cuối cùng
từ Lao Chải đi qua Tả Van, nơi có người Dáy sinh sống, có thung lũng ruộng bậc thang
4


đẹp mê hồn. Cuối cùng của điểm dừng chân, bạn nghỉ lại ở Tả Van một đêm, nghỉ giữa
thiên nhiên, trong thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên. Một cảm giác khó tả. Tả Van – Lao
Chải đẹp nhất vào hai mùa cấy lúa (tháng 4-5) và gặt lúa (tháng 9). Bạn có thể mua tour
ghép 1 ngày (270k/người – có ăn trưa), thuê người bản địa dẫn đường (~2-300k/ngày)
hoặc tự đi khám phá.

Hình 4: Ruộng bậc thang Tả Van (Nguồn internet)

2.3 Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng nằm ngay tại trung tâm thị trấn, nơi lý tưởng nhất để ngắm toàn
cảnh thị trấn Sapa từ trên cao. Đây là địa điểm du lịch được đầu tư và chăm sóc cực tốt
ở Sapa, có cả một công ty chuyên trồng hoa, làm cỏ, trang trí cho địa điểm này. Trên
đường leo núi bạn bắt gặp rất nhiều hoa, đủ loại, đủ màu. Leo lên trên đỉnh núi bạn có
thể chụp ảnh toàn bộ thị trấn và phóng tầm mắt tới đỉnh Fansipan. Vào những ngày mây
mù, đứng trên đây có thể nhìn thấy cảnh tượng trị trấn chìm trong mây rất đẹp. Một địa
điểm không thể bỏ qua khi tới Sapa.


Hình 5: Núi Hàm Rồng (Nguồn internet)
5


2.4.Nhà thờ đá cổ Sapa
Nằm ngay trung tâm thị trấn, được xây dựng từ những năm 1895. Đây là công
trình cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp còn nguyên vẹn tại Sapa. Nhà thờ có tên gọi
khác là nhà thờ “Đức Mẹ Mân Côi”, được xây theo kiến trúc Gothic, mái vòm, với
những ô cửa kính vẽ cuộc đời của chúa Jesus. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, chế
độ nhưng vẫn đứng đấy hiên ngang như một biểu tượng của Sapa. Ai đến Sapa cũng
chụp ảnh check-in ở đây, rất dễ tìm – đó là một công trình đẹp. Phía trước nhà thờ là
khu quảng trường, nơi biểu diễn văn nghệ cuối tuần, trên vỉa hè là nơi những người phụ
nữ dân tộc Dao, H’Mông ngồi bày bán thổ cẩm.

Hình 6: Nhà thờ đá cổ (Nguồn internet)
2.5. Thác Bạc
Cách trung tâm thị trấn gần 10km, nằm trên đường đến Trạm Tôn (bạn có thể hỏi
đường người dân hoặc xe ôm – rất dễ tìm). Ngay trên đường đi có thể nhìn và nghe tiếng

Hình 7: Thác Bạc (Nguồn internet)
6


thác Bạc từ xa, thác Bạc rất đẹp khi nhìn từ trên cao xuống. Tuy nhiên mùa xuân ở đây
cạn nước. Dưới chân Thác Bạc có trại nuôi cá hồi bạn có thể ghé thăm trên đường đi.

2.6. Thác tình yêu, suối vàng
Thác Tình Yêu và suối Vàng nằm trong khu Trạm Tôn, gần đỉnh đèo Ô Quy Hồ,
cách thị trấn Sapa khoảng 12km. Một trong những thác đẹp nhất ở Sapa. Để đến được
thác bạn phải đi bộ khoảng 200m từ cổng vào, và đi bộ thêm 100m dọc suối Vàng để

lên đến chân thác. Mùa hè thác thường có cầu vồng. Nơi đây ghi dấu câu chuyện tình
của nàng tiên trời và chàng tiều phu Ô Quy Hồ, họ đem lòng yêu thương nhau, nhưng
bị ngăn cấm, một ngày vì nhớ người yêu nàng tiên đã đau buồn hóa thành chú chim Ô
Quy Hồ tìm người yêu.

Hình 8: Thác tình yêu (Nguồn internet)

2.7. Đỉnh Ô Quy Hồ
Đây là địa điểm yêu thích của mình, địa điểm không thể bỏ qua khi tới Sapa.
Cách Trạm Tôn khoảng 100m. Mình thích nó không chỉ bởi sự hùng vỹ, không phải vì
nó là con đèo dài nhất Việt Nam, mà bởi vì đây là địa điểm ngắm hoàng hôn lý tưởng
nhất ở Sapa. Người ta thường gọi địa điểm này là cổng trời. Vào lúc 17h30 hàng ngày
mặt trời sẽ lặn phía sau những dãy núi, một cảnh tượng vô cùng lãng mạn. Lần nào đi
Sapa mình cũng đến đây, ngồi ngắm mặt trời lặn, ăn trứng, cơm lam, thịt lợn bản quấn
cải mèo nướng, và uống chén chè ngọt nóng ấm ở dãy hàng quán.

7


Hình 9: Đỉnh Ô Quy Hồ ( Nguồn internet)
2.8. Tả Phìn, ngôi làng của người Dao Đỏ
Tả Phìn là địa điểm tiếp theo bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Sapa. Đây là nơi
đồng bào người Dao Đỏ sinh sống. Người Dao Đỏ ở Tả Phìn nổi tiếng với các bài thuốc
lá chữ nhức mỏi xương khớp. Phụ nữ Dao Đỏ sau khi sinh tắm thứ lá thuốc cổ truyền
chỉ vài ngày có thể đi lên nương, rẫy. Trẻ em Dao Đỏ cũng được tắm lá thuốc sau khi
sinh. Ở Tả Phìn bạn có thể ngắm nhìn cuộc sống của người dân quanh đây. Tham quan
tu viện đổ nát và tắm lá người Dao Đỏ là hai trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Tả
Phìn. Giá dịch vụ mỗi lần tắm 80k/người. Bạn còn có thể mua nước tắm đã đóng sẵn
trong chai về làm quà cho người thân.


Hình 10: Làng Tả Phìn ( Nguồn internet)
2.9. Bãi đá cổ Sapa
Bãi đá cổ nằm trong khu vực Tả Van đi bản Đền, với hơn 150 tảng đá lớn được
khắc những hoa văn, hình thù lạ. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được ý nghĩa
những hình thù được khắc là gì. Nhiều người nói về bí ẩn về một nền văn minh xa xưa,
cũng có người nói về tiên tri tương lai, nhưng trong một lần đi vào bản Tả Van mình đã
8


từng thấy người phụ nữ lớn tuổi đang khắc những hình thù như cánh chim lạc hồng lên
trên váy, nó có phần giống với hoa văn trên những tảng đá này. Hiện nay hoa văn trên
đá đã mờ đi rất nhiều, nhưng đây vẫn là một địa điểm thú vị bạn có thể kết hợp khi ghé
thăm Lao Chải – Tả Van.

Hình 11: Bãi đá cỗ (Nguồn internet)
2.10. Thanh Kim/ Sâu Châu ... một Sapa bình yên
Sâu Chua và Thanh Kim là tên hai xã (nằm ở hai vị trí khác nhau, Sâu Châu đi
về phía bản Tả Phìn. Còn Thanh Kim đi theo hướng đi Lao Chải – Tả Van) thuộc huyện
Sapa. Đến với Sâu Chua, đến với Thanh Kim là chúng ta cùng nhau tìm đến những mảnh
đất không khách du lịch, không tour guide, không ô tô, không tiếng ồn, khói bụi, không
thương mại… Sẽ chỉ có bạn, tiếng suối rừng, lá reo, những thửa ruộng bậc thang và núi
đồi hùng vỹ. Một Sapa yên bình, một Sapa tĩnh và con tim bạn sẽ không khỏi thổn thức
trước vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc. Hãy đến một lần, thử ghé thăm một bản làng nào,
chơi với một đứa trẻ hay nói chuyện với một người lớn tuổi ở đó bạn sẽ hiểu những cảm
xúc của mình. Đoạn đường này khá xa, thích hợp với những người thích phưu lưu, khám
phá. Nếu bạn đi gia đình có người già và trẻ nhỏ, đây không phải địa điểm lý tưởng để
ghé thăm.

9



Hình 12: Thanh Kim/Sâu Châu ( Nguồn internet)
2.11. Cốc San

Hình 12: Cốc San ( nguồn internet)

Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc
San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D,
có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San
rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn
mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một
con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San

10


hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu
kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.

11


Nhận xét của giảng viên
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………..………………
…………………………….…….……………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×