Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

khái niệm về tiếng lóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.17 KB, 23 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 3
1.1. khái niệm liên quan ............................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm tiếng lóng ...................................................................................................................... 3

1.1.2. Khái niệm báo chí ............................................................................................. 3
1.2. Nguồn gốc tiếng lóng của giới trẻ trên báo chí ........................................................ 4
1.2.1. Từ ngữ lóng có nguồn gốc thuần Việt ............................................................... 4
1.2.2. Từ ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn ................................................................ 5
1.3. Nguyên nhân việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo chí hiện nay.................8
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG
LÓNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY ................................................. 9
2.1. Đặc điểm về cấu tạo ................................................................................................ 9
2.2. Đặc điểm về hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng ...................................... 12
2.2.1. Cơ sở của sự chuyển nghĩa................................................................................12
2.2.2. Phương thức chuyển nghĩa................................................................................13
2.3. Đặc điểm về ngữ dụng ................................................................................... ........15
2.4. Vai trò của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí ................................................ ...16
2.4.1. Phản ánh thực tế sử dụng ngôn ngữ trong xã hội..............................................17
2.4.2. Tăng cường tính biểu cảm................................................................................18
2.5. Vấn đề lạm dụng tiếng lóng và một vài đề xuất.......................................................19
KẾT LUẬN ............................................................................................................. ........21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. .22


2

MỞ ĐẦU


Con người khi giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn chú ý đến việc tổ chức lời nói như thế nào
cho tốt, cho hay để người nghe có thể tiếp nhận dễ dàng. Thực tế cuộc sống hiện đại cho
thấy, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt, đặc biệt là trong
thời mở cửa của cơ chế thị trường. Để thích nghi với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt
đã có sự điều chỉnh, thay đổi, trong đó có việc mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có và một
dạng ngôn từ đang chiếm ưu thế với mật độ xuất hiện dày đặc và khá phổ biến trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trên các văn bản báo chí đó là tiếng lóng.Hiện tượng này
ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là với giới trẻ ở các đô thị, khi nhu cầu giữ bí
mật nội dung giao tiếp đang dần trở nên cấp thiết. Một bộ phận không nhỏ tiếng lóng khi
mất vai trò của mình, đã nhập vào ngôn ngữ toàn dân với giá trị tích cực. Sự hiểu biết và
vận dụng linh hoạt một bộ phận tiếng lóng tạo nên sự phong phú trong vốn từ ở cả ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết. Trong xu hướng dân chủ hoá hoạt động sáng tạo văn chương nghệ
thuật, tiếng lóng ngày càng có vị trí và vai trò nhất định cần được quan tâm. Tuy nhiên hiện
nay hiện tượng lóng của giới trẻ trên các văn bản báo chí ngày càng có xu hướng đa dạng
khác nhau để tìm hiểu đặc điểm sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên các phương tiện báo chí
hiện nay nhóm chúng tôi xin tìm hiểu về đề tài“Hiện tượng lóng của giới trẻ trên ngôn ngữ
báo chí hiện nay” để hiểu rõ hơn tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích tạo ra tính độc đáo,
cách tân hoặc để làm một ký tín hiệu riêng, hay tiếng lóng trong giới trẻ hiện nay đã tạo ra
sự sai lệch chuẩn mực xã hội.


3

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. KHÁI NIỆM TIẾNG LÓNG
Tiếng lóng được coi là “ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ
chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến
đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới” (Đái Xuân Ninh,
1986).

Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm
hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu ở từ ngữ. Ví dụ, những từ ngữ lóng được xây
dựng trên cơ sở trước hết là phân cách “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” của những từ
ngữ thường dùng và cùng với đó là đưa “cái biểu đạt mới” vào. Cách tạo từ lóng kiểu này,
làm cho người nghe buộc phải giải mã, và đương nhiên mã đó chỉ có những thành viên trong
cùng nhóm xã hội mới “giải được”. Ví dụ, gắp (lấy tiền, moi tiền), hốt (lấy cắp), vắt (lấy
nhanh sợi dây chuyền), bốc (giật cướp) v.v… Tiếng lóng trong học sinh: ngỗng, gậy, trứng
vịt, chuồn, lặn… Có những từ ngữ lóng được tạo ra hoàn toàn mới, tức là, chúng vốn không
có trong lớp từ chung hoặc chỉ là yếu tố không được dùng độc lập: mõi (móc tiền), sửng
(giật mình), bỉ, đượi (gái mãi dâm), cộ (xe), cộ câu (xe đạp), cộ gáy (xe máy) v.v… Nhìn
chung, cấu trúc của tiếng lóng rất đa dạng vừa tạo cảm giác ngôn ngữ sinh động hình tượng
nhưng cũng có cái gì đấy rất “kì quặc”. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà có mục đích rõ
ràng: có nghĩa, dễ nhớ và đảm bảo bí mật.
Bên cạnh chức năng giao tiếp, tiếng lóng còn có chức năng xã hội quan trọng, một là để
đảm bảo tính bí mật, hai là để nhận diện đồng bọn và loại trừ không phải đồng bọn. Chính vì
thế, tiếng lóng nhiều khi được coi như là “mật khẩu”, “mật ngữ”.
1.1.2. Khái niệm báo chí
“Báo”, hay gọi đầy đủ là “báo chí” (xuất phát từ hai từ: "báo" – thông báo và "chí" –
giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ, như nhật báo hay tạp chí.
Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như phát thanh, truyền hình. Định
nghĩa này cũng áp dụng được cho những loại tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện
tử). Có những loại báo chí sau:


4

- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình
ảnh minh họa. Ưu điểm: Tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu.
Nhược điểm: Thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết)
kém. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo chữ.

- Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị thu phát radio bằng ngôn ngữ. Ra đời
từ thế kỷ XIX. Ưu điểm: Thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin
bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.
- Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị
đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: Thông
tin nhanh. Nhược điểm: Khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
- Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài
viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu
điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập
yếu. Ngôn ngữ ở mỗi phong cách đều có nét đặc thù, báo chí cũng không phải ngoại lệ.
Tiếng lóng trên báo chí nói riêng và phương tiện truyền thông nói chung ắt có những đặc
trưng riêng biệt cần được tìm hiểu.
1.2 Nguồn gốc tiếng lóng của giới trẻ trên báo chí
1.2.1. Từ ngữ lóng có nguồn gốc thuần Việt
Từ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sự vật và
các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt
là các từ gốc Nam Á và Tây Thái. Từ thuần Việt là lớp từ có lâu đời, người bản ngữ có thể
hiểu được ý nghĩa của chúng mà không gặp bất kỳ cản trở nào. Trong khi đó, từ ngữ lóng
được xem như một biệt ngữ xã hội.Tức là không phải nhóm xã hội nào cũng dùng tiếng
lóng. Như vậy, để tạo ra nét khu biệt, tiếng lóng phải mang nét nghĩa khác so với tiếng toàn
dân.


5

Những đặc trưng ngữ nghĩa này được chúng tôi trình bày ở những ví dụ tiêu biểu sau:
-

Album “ Rated R”, phát hành sau sự cố tháng 9, là một lời tuyên bố hùng hồn của


RiRi rằng cô đã đứng dậy sau vấp ngã bằng cách hát những ca khúc “ đá xéo” Chris Brown
( 2! Số 256, ra ngày 03/04/2012, Rahana và Chris Brown: Mối quan hệ replay).
Đá xéo: nói xéo
-

Các “ mọt sách” có thể Đọc online- để xem “ nóng”- Tải về- để dành đọc sau hoặc

mua tặng- để chia sẻ với bạn bè( 22!Số 288, ra ngày 13/11/2012, Sinh viên thành lập hội
nghị kool cùng Galaxt Tab2)
Nóng: (sự kiện) có tính thời sự, được nhiều người quan tâm
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ thuần Việt là lớp từ – ngữ lóng được sử dụng nhiều
nhất trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt là báo chí. Đây là lớp từ được xem như đơn
giản và dễ hiểu. Khi trở thành tiếng lóng, lẽ tất yếu nó sẽ được gán cho một nghĩa khác với
nghĩa gốc của từ. Đôi khi, ta dễ dàng nhận ra sự tương đồng về mặt hình ảnh (gà: một loại
gia cầm quen thuộc, thường nuôi theo kiểu hộ gia đình, đôi khi được lựa chọn và chăm sóc
một cách đặc biệt để mang đi “đá”), hay đó chỉ là sự tương đồng về mặt âm thanh (bánh bơ,
mũ phớt – bơ phớt).
1.2.2 Từ ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn
Toàn cầu hóa đang là vấn đề thời sự không chỉ riêng của quốc gia nào. Toàn cầu hóa tác
động đến mọi mặt của đời sống. Ngôn ngữ không nằm ngoài phạm vi ấy. Thậm chí, sự tác
động của toàn cầu hóa còn mạnh mẽ, trực tiếp hơn nhiều lĩnh vực khác. Các cộng đồng khác
nhau cần có chung một mã ngôn ngữ để giao tiếp. Chính quá trình sử dụng này đã tác động
ngược trở lại ngôn ngữ của các cộng đồng. Hiện tượng vay mượn vì thế hình thành
Tiếng lóng trên báo chí ngoài lớp từ thuần Việt còn có lớp từ vay mượn (từ ngoại lai).
Trong từ vựng tiếng Việt, chủ yếu có hai lớp từ vay mượn: từ vay mượn gốc Hán và lớp từ
vay mượn gốc Ấn – Âu (Pháp, Nga, Anh…).
*Lớp từ ngữ lóng có nguồn gốc Hán
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một số lượng lớn từ vay
mượn gốc Hán. Các từ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về âm đọc cho phù
hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán – Việt.



6

Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X – XI và được sử dụng ổn định cho
đến nay. Cách đọc này được áp dụng đối với những từ ngữ lóng có từ một hình vị gốc Hán
trở lên: “kì thị”, “vệ tinh”, “bí kíp võ lâm”, “phi công”, “biến hình”, “lâm sự”, “cấm vận”…
Ví dụ: - Bên cạnh đó, các teen cũng hồn nhiên chia sẻ vô số những “bí kíp võ lâm”, từ đấm
đến xoa, từ gia truyền đến hiện đại mà các chuyên gia cũng mắt chữ O, mồm chữ Y, thán
phục sự “sáng tạo” của các bạn (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cùng Acnacare xóa tan
nỗi lo về mụn).
Bí kíp võ lâm: Kinh nghiệm, mẹo vặt.
- Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn trong chính nghiên cứu này cũng đã cho thấy, phần lớn
các bạn trẻ ngày nay thích làm “chiến binh bàn phím” chỉ vì muốn thỏa mãn nỗi khát khao
được khác biệt, được nhìn thấy của bản thân (2! số 283, ra ngày 09/10/2012, Cyber Bully
độc ác có khiến bạn khác biệt?). Chiến binh bàn phím: Người chỉ biết thể hiện bản thân trên
các trang mạng, đối lập hoàn toàn với đời sống thực.
Lớp từ Hán – Việt xuất hiện nhiều trong các lớp từ vựng mang màu sắc văn hóa gọt giũa
hơn là tiếng lóng – vốn được xem như thuộc về phong cách khẩu ngữ. Các từ ngữ lóng gốc
Việt và gốc Hán thường được cấu tạo theo cách chuyển nghĩa, tạo nghĩa mới khác với nghĩa
gốc của từ. Hiếm thấy trường hợp nào giữ nguyên nghĩa ban đầu.
*Lớp từ ngữ lóng gốc Ấn- Âu
Lớp từ này chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Anh (xuất hiện khá nhiều ở dạng
phiên âm hoặc nguyên ngữ), chiếm tỉ lệ khoảng 12%. Dựa trên những cứ liệu đã khảo sát
được, đối tượng sử dụng tiếng lóng chủ yếu là giới trẻ. Họ có xu hướng sử dụng từ vay
mượn Anh ở dạng nguyên ngữ.
Hiện nay, khi nói đến hiện trạng lạm dụng từ ngữ nước ngoài là nói đến việc lạm dụng lớp
từ vay mượn có nguồn gốc Ấn – Âu là chủ yếu (đặc biệt là tiếng Anh).
Sở dĩ tiếng Anh trên các văn bản báo chí trở thành lớp từ vay mượn chiếm tỉ lệ lớn là vì
hiện nay tiếng Anh được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ quốc tế trên toàn thế giới,

việc dạy học và sử dụng tiếng Anh cũng đang rất phổ biến ở Việt Nam.
Dưới đây là một vài đoạn văn bản trên các trang báo:


7

- Sinh nhật Mr/Ms Right, 200 ngày yêu nhau, một năm chung sống, tất cả đều là những dịp
chính đáng để tổ chức một sự kiện bất ngờ (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Học cách gia
tăng tình cảm như các cặp đôi We Got Married). - Đến giờ mình vẫn chưa hoàn hồn mỗi khi
nhắc đến Ex (2! số 250, ra ngày 21/02/2012)
Cả hai đoạn văn bản trên đều có sử dụng tiếng lóng dưới dạng nguyên ngữ. “Mr/Ms
Right” không phải cách gọi một nhân vật nào đó với sắc thái trang trọng, nghiêm túc, mà
đơn thuần là cách giới trẻ dùng gọi người yêu, người mình mong muốn được kết hôn.
“Ex” là một từ xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện báo chí. Nó được rút gọn từ “exboyfriend” hoặc “ex-girlfriend”, dùng để chỉ người yêu cũ.
Trong số 49 số báo 2! được khảo sát, gần như số báo nào cũng có xuất hiện từ này. Ngoài
cách dùng từ nguyên ngữ thì người ta còn phiên âm những từ thông dụng.
Theo dõi ví dụ sau
- Hãy hỏi “Bác Gút” ngay để biết tâm cơn bão đang tràn đến đâu rồi nhé, bắt kịp tâm bão
đi nào (2! số 256, ra ngày 03/04/2012) Những từ được phiên âm đều là những từ tiếng Anh
quen thuộc, được sử dụng phổ biến với cả hai dạng nguyên ngữ và phiên âm. Gút chính là
Google.
Có lẽ mục đích của người viết những bài báo này là mang lại một màu sắc mới, hài hước,
trẻ trung, năng động hơn. Đây cũng có thể được xem như một biện pháp tu từ của phong
cách ngôn ngữ báo chí.
Ngoài ra, tiếng lóng còn có thêm một hình thức sử dụng là viết tắt:
- Trên FB, tôi biết chị từ bao năm nay đã đứng ra thành lập ngôi nhà tình thương cho các
em chó mèo bị bỏ rơi, không những thế, với từng trường hợp, chị còn làm người “môi giới”
cho các em về với người sẵn sàng nuôi nấng và chăm sóc (2! số 265, ra ngày 05/06/2012,
Tình nguyện chiều sâu). FB: Viết tắt của Facebook – trang mạng xã hội có lượng người
dùng đông nhất hiện nay.

Đối tượng sử dụng tiếng lóng trên báo chí chủ yếu là giới trẻ. Khi sử dụng lớp từ vay
mượn gốc Hán, những người trẻ thường hướng tới những trao đổi nghiêm túc, những cảm
xúc chín chắn, trang trọng. Lớp từ tiếng lóng gốc Hán ít được sử dụng là vì nó không gợi lên
cảm giác trẻ trung, phá cách, những người trẻ tuổi nếu sử dụng lớp từ này nhiều sẽ bị những


8

người cùng tuổi đánh giá là “ông cụ non”, “sến” theo cách nói hiện nay của giới trẻ. Ngược
lại, với những từ vay mượn gốc Ấn – Âu (chủ yếu là tiếng Anh), khi sử dụng giới trẻ sẽ
chứng tỏ được sự sành điệu, hiện đại và trình độ tiếng Anh của mình.Từ bệnh sính ngoại
ngữ này sẽ dẫn đến hiện tượng nửa Tây nửa ta trong giao tiếp, trở thành một thói quen khó
chữa
Tóm lại, một bộ phận không nhỏ tiếng lóng trên báo chí được xây dựng bằng hình
thức vay mượn từ. Báo chí là phương tiện phản ánh thực tế, sinh động các bước chuyển
mình trong ngôn ngữ sinh hoạt. Khác với vay mượn thông thường có tính chất khoa học là
quá trình vay mượn có ý thức thì tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông ban đầu là
hình thức khẩu ngữ rồi đi vào báo chí hoặc các phương tiện khác. Một lý do khác khiến giới
trẻ Việt Nam sử dụng tiếng lóng theo phương thức vay mượn là do tác động của các yếu tố
văn hóa, lịch sử, xã hội.
1.3 Nguyên nhân của việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo chí hiện nay
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ
hội phát triển. Đó là sự pha trộn của nhiều kênh ngôn ngữ hiện nay như: ngôn ngữ mạng,
ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo,..
- Sự buông lỏng thiếu sự quản lí chặt chẽ của các trang báo mạng xã hội, các thông tin
quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng đã gây ảnh hưởng lớn đối với
việc sử dụng ngôn ngữ và đạo đức của thế hệ trẻ. Ngoài ra một số áo còn đang ra sức cổ xúy
cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức
nhằm gây ấn tượng đối với độc giả trẻ.
- Học sinh, sinh viên, giới trẻ hiện nay thích khám phá, tìm tòi và để bắt nhịp với cái mới

không biết tốt hay xấu miễn là hợp thời và được nhiều người sử dụng. Nói và sử dụng tiếng
lóng vì thế đã trở thành một trào lưu của giới trẻ hiện nay, điều này xuất phát từ nhu cầu
muốn khẳng định cái tôi, vị thế của mình trong xã hội của cộng đồng những người trẻ.
- Việc sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ giao tiếp được xem như là một thứ “tín hiệu”
giữa những người cùng trang lứa. Trong sự phát triển của nhịp sống hiện đại, với lối sống
nhanh, năng động, không ít người đã mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục
đích tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi. Tuy nhiên, tiếng lóng được sử dụng tùy hứng, bừa
bãi, không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra phản cảm.


9

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG
LÓNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm về cấu tạo
Vốn là một phương ngữ xã hội- từ dùng riêng cho một nhóm người, tất yếu vỏ ngữ âm
hay ngữ nghĩa của tiếng lóng không hoàn toàn trùng với lớp từ toàn dân. Đó có thể là hình
thức biến đổi một phần vỏ ngữ âm hay đơn giản hơn là gán cho nó một nghĩa mới dựa trên
từ sẵn có.
Gán nghĩa mới cho những từ ngữ có sẵn là đặc điểm quan trọng nhất của tiếng lóng. Ví
dụ:
“ Trong một lần hẹn hò với bạn gái, khi móc ví bạn vô tình làm rớt một em “áo
mưa “ trước mặt cô nàng bạn sẽ …”(21 số 258, ra ngày 17/04/2012, Khám phá khả năng
“sát gái” cùng MQ Test). Từ nét nghĩa “áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa” đến
“bao cao su” người sử dụng đã liên hệ nét nghĩa che chắn, bảo vệ tránh khỏi một điều gì
không mong muốn.
Ngoài việc giữ nguyên vỏ âm thanh của từ, tiếng lóng trên các phưong tiện báo chí nói
riêng va tiếng lóng nói chung có những biến đổi về mặt âm đầu, phần vần hoặc thanh điệu:
-Biến đổi âm đầu giữ nguyên phần vần: Âm đầu là thành tố đứng đầu,có chức năng mở
đầu một âm tiết.Các âm tiết Tiếng việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng mở đầu

bằng một động tác kép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận. Ví dụ:
“Thế là với tư thế của thằng con zai duy nhất trong nhà mình bắt đầu cãi lại như
hùng biện rồi chạy nhanh để tránh bão tố sắp ập tới“(21 số 265, ra ngày 05/06/2012, Nhà
của bạn). Sự biến đổi ngữ âm này không phải xuát hiện trên mỗi thành tố của từ - ngữ lóng
mà đôi khi chỉ là một bộ phận nào đó. Ví dụ trên chỉ ra sự biến đổi âm đầu / -/ thành âm /z/” Con zai” /k n1 zai1/ chính là”con trai” /k n1 ai1/. Cơ sở của quá trình biến âm này là đặc
điểm phương ngữ Bắc Bộ.
- Biến đổi phần vần, giữ nguyên âm đầu: Cấu trúc âm Tiếng việt gồm có 2 bậc(âm đầu,
vần, thanh điệu), với năm thành phần( âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh
điệu).Trong đó phần vần bao gồm cả âm đệm,âm chinh, âm cuối.Ví dụ:


10

“Tóm lại là vì 1001 nỗi lo lắng( mà không biết có xảy ra hay không) cộng thêm tư
tưởng “ bố mẹ vẫn chu cấp cho mình”, Gà chẳng có ý định đón lấy cơ hội này (21 số 254,
ra ngày 20/03/2012, Khi cơ hội gõ cửa). “Túm lại” /tum5 lai6/ chính là biến âm của “ tóm
lại” /t m5 lai6/. Đây là sự chuyển đổi của những nguyên âm cùng vị trí, cả 2 đều là âm tròn
môi, cùng âm sắc cố định, duy chỉ khác về độ mở của miệng. Nếu nguyên âm /-a-/ là một
nguyên âm không tròn môi, có độ mở lớn thì nguyên âm /-u-/ là một nguyên âm có âm sắc
tròn môi, có độ mở nhỏ.
Hay:
T.O.P (Big Bang) và Se7en “tình củm” trên Strong Heart (2! số 256, ra ngày
03/04/2012, Bản tin Bromance: T.O.P (Big Bang) và Se7en “tình củm” trên Strong Heart).
Không chỉ có nguyên âm /--/ mà cả nguyên âm /-a-/ cũng được chuyển thành nguyên
âm /-u-/. “Tình củm” /tiŋ 2 kum4 / lại chính là biến âm của “tình cảm” /tiŋ2 kam4 /. Cả hai
âm vị đều là những nguyên âm dòng sau, âm sắc cố định, đặc điểm khu biệt giữa hai âm này
rất lớn khi khác nhau cả hình dáng môi và độ mở của miệng. Nguyên âm /-a-/ là một nguyên
âm không tròn môi, có độ mở lớn. Nguyên âm /-u-/ là một nguyên âm có âm sắc tròn môi,
có độ mở nhỏ.
Ngôn ngữ của giới trẻ nói riêng và tiếng lóng nói chung ngày càng có nhiều biến đổi,

thậm chí có những câu chữ chưa từng xuất hiện trước đây, như:
Ai bảo chỉ có “Là con gái mới thật tuyệt”, làm con trai cũng “toẹt vời” lắm nhé! (HHT
số 998, ra ngày 18/02/2013, Là con trai thật tuyệt).
Cũng giống như “tóa”, “toẹt vời” (tuyệt vời) là từ lóng mới xuất hiện trong vài năm trở
lại đây. Về cơ bản, ngữ âm tiếng Việt chưa có cách ghi âm chính xác cho “toẹt vời”, trong
bài viết này, chúng tôi mạn phép ghi âm dựa trên cảm nhận chủ quan của cá nhân về âm vị
học. “Toẹt vời” /twt 6 vi 2 / là biến âm của “tuyệt vời” /twiet6 vi 2 /. Khác biệt lớn nhất là
sự chuyển đổi từ nguyên âm đôi /-ie-/ sang nguyên âm đơn /--/. Đều là những nguyên âm
dòng trước, không tròn môi, nét khu biệt hai âm vị chính là âm sắc cố định của /--/ và âm
sắc không cố định của /-ie/.
- Biến đổi thanh điệu: Thanh điệu là đơn vị trải dài trên toàn bộ âm tiết, quyết định độ
cao và đường nét của âm tiết. Đây là một đặc trưng âm học quan trọng tạo nên sự khác biệt


11

cơ bản giữa Tiếng việt và các ngôn ngữ châu Âu. Bất kì sự biến đổi dấu thanh nào cũng
mang lại sự thay đổi về nghĩa. Chính vì vậy, biến đổi thanh điệu là hiện tượng ít xuất hiện
trong những tài liệu. Ví dụ:
“Nếu bạn thấy một tên cứ cắm cúi chat chit trên Iphone hay Ipad với vẻ mặt hoặc
háo hức hoặc chờ đợi, hoặc nhăn nhó biến thái hay bật cười hô hố thành tiếng luôn thì khả
năng tên đó đang tuki với gà Simsimi là rất cao (21 số 258, ra ngày 17/04/2012, Phần mềm
“tự ki” Simsimi). “ Tuki” /tu1 ki1 / là biến âm của” tự kỉ” /t

6

ki4 /.

- Thêm hoặc bớt âm tiết : Mỗi âm tiết tiếng Việt đều có vai trò nhất định trong việc cấu
tạo từ, thay đổi bất kì âm tiết nào cũng sẽ thay đổi ý nghĩa của từ. Nếu biến đổi vỏ ngữ âm

chỉ thay đổi một phần của vỏ ngữ âm, thì việc thêm hoặc bớt âm tiết sẽ thay đổi toàn bộ vỏ
âm tiết ấy. Xét ví dụ:
Hoặc suốt ngày vào Facebook của chàng/nàng comment những dòng “sến sặc sụa” (2!
số 254, ra ngày 20/03/2012, Dành cho những tình yêu thực sự).
“Sến sặc sụa” là một trong số cụm từ có hiện tượng lặp phụ âm đầu ít ỏi mà chúng tôi
khảo sát được, ý nghĩa của nó không gì khác ngoài nhấn mạnh ý của sến (ủy mị, yếu đuối).
Để tạo ấn tượng kéo dài về mặt âm thanh, giới trẻ đã khéo léo kết hợp sau “sến” các âm tiết
có chung phụ âm đầu /ş-/ mà hoàn toàn không để ý đến vai trò liên kết ngữ nghĩa. Kiểu
thêm âm tiết này rất phổ biến, trở thành một nét đặc trưng riêng của giới trẻ, vừa hài hước,
vừa trẻ trung năng động. Thậm chí nickname hoặc tài khoản các trang mạng xã hội cũng
được đặt theo mô hình này (ví dụ: Trân Trần Trẻ Trung, Tiên Tưng Tửng, Hà Hâm Hấp…).
Giới trẻ rất năng động trong việc sử dụng ngôn từ, họ không chấp nhận một thứ ngôn
ngữ đứng yên mà luôn tìm tòi sáng những lối dùng từ mới.Ví dụ:
“Chuyện cãi cọ này là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa của bất kì cặp
đôi nào (số 2!số 256, ra ngày 03/03/2012, Cặp nhiệt độ Hot To Not). Để “nhấn mạnh tính
bình thường”, giới trẻ lựa chọn cách nói “ bình thường như cân đường hộp sữa” và “ bình
thường” không hề có mối liên hệ về từ loại hay ngữ nghĩa , thâm chí có chút phi logic,
nhưng chính bởi dặc điểm ngữ âm đã liên kết chúng lại với nhau. Đây cũng chính là một
hình thức biểu hiện cấu tạo thêm âm tiết.


12

Bên cạnh việc thêm âm tiết vào một hay một vài âm tiết có sẵn thì tiếng lóng còn được
cấu tạo dựa trên việc lược bỏ các âm tiết. Hiện tượng này thường xảy ra với các từ phức. Ví
dụ:
“Vì thế, đừng ngại ngùng hay xấu hổ mà “ bơ” đi chuyện này!”( 2! số 303, ra
ngày 26/03/2013, Những rắc rối trong” lần đầu tiên”). Cách tạo từ lóng được vận dụng ở
đây là sử dụng yếu tố mở nghĩa trong từ phức: “bơ” trong” tỉnh bơ”. Ở cách dùng này giới
trẻ không yêu cầu hài hòa về mặt âm tiết nữa mà đòi hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ liên tưởng.

Dù thêm hay bớt âm tiết đi chăng nữa thì vẫn nhằm mục đích tạo ra lối nói mới lạ cho
cộng đồng, đó là cộng đồng người trẻ ở Việt Nam.Cách cấu tạo từ này ít thấy trên các trang
báo Tuổi trẻ. Bởi độc giả của Tuổi trẻ là không giới hạn, bất kì thành phần nào, độ tuổi nào
cũng có thể đón đọc, điều này tạo nên tính quy phạm, nghiêm túc, chỉn chu trong từng câu
chữ. Song hiện tượng này lại xuất hiện nhiều trên các trang báo Hoa học trò hay 2! – hai
kênh thông tin dành cho người trẻ lớn nhất Việt Nam.
2.2 Đặc điểm về hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng
Chuyển nghĩa của từ là một vấn đề rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều khái niệm như
nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gần, nghĩa xa, nghĩa cơ bản, nghĩa phái sinh, nghĩa chính,
nghĩa phụ, nghĩa hẹp,nghĩa rộng, nghĩa ngữ cảnh... Từ ban đầu chỉ có một nghĩa, sau một
thời gian sử dụng đã phái sinh, tạo ra nhiều nghĩa mới.
Tiếng lóng có một lượng từ rất lớn được cấu tạo dựa trên việc gán cho lớp vỏ âm thanh có
sẵn những nét nghĩa mới, chúng tôi tạm gọi là nghĩa lóng. Nói cách khác, đó là những từ
lóng được cấu tạo theo phương thức chuyển nghĩa- phương thức quan trọng nhất trong việc
ra tạo từ- ngữ lóng.
2.2.1 Cơ sở của sự chuyển nghĩa
Bản chất quá trình chuyển nghĩa của từ là tạo ra từ mới, đó thực chất là phát triển chức
năng định danh của từ( tạo ra đơn vị định danh). Với con đường ngữ nghĩa ta có thể nâng
khả năng định danh của đơn vị gốc lên nhiều lần. Một từ cùng một vỏ ngữ âm phát triển ra
bao nhiêu nghĩa thì ta có bấy nhiêu đơn vị định danh. Và các nghĩa mới của từ được phát
sinh trên cơ sở nghĩa gốc của từ. Cho nên các nghĩa phát sinh của từ có quan hệ chặt chẽ với
nghĩa gốc.


13

Trong sự chuyển biến nghĩa của từ, có khi nghĩa gốc, nghĩa ban đầu không còn nữa ( ví dụ
: đăm chiêu nghĩa là “ trái phải”) nhưng thông thường cả nghĩa mới và nghĩa ban đầu cùng
tồn tại, hoạt động.
Giữa nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới diễn ra sự biến đổi nghĩa theo hai kiểu: kiểu móc

xích ( xâu chuỗi) và kiểu tỏa ra(hướng nghĩa của từ chuyển theo cách sau: nghĩa đầu tiên
sang nghĩa thứ hai, từ nghĩa thử hai chuyển sang nghĩa thứ ba, từ nghĩa thứ ba chuyển sang
nghĩa thứ tư...)
Ở kiểu tỏa ra thì các nghĩa mới đều được tạo ra từ nghĩa đầu tiên ( dựa vào nghĩa đầu tiên
mà xuất hiện). Tất nhiên, mối liên hệ giữa nghĩa đầu tiên với những nghĩa xuất hiện sau
không bao giờ cũng thấy rõ nét như nghĩa cơ sở, có khi mối liên hệ này bị đứt quặng, Luc
này từ vốn là một như đã tách thành 2 từ đồng âm. Ví dụ: Hóa lò- bếp đun than và hóa lònhà tù.
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳ ý nghĩa trước. Thậm chí
ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến nó trở thành đồng nghĩa với các từ trái
nghĩa trước kia của nó. Ví dụ: Đứng chuyển nghĩa như trong cách dùng “ chị công nhân
đứng 24 máy một ca” , thì đứng và chạy lại đồng nghĩa nhau.
Nói tóm lại, sự chuyển biến ý nghĩa của từ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hooij.
Nguyên nhân của sự chuyển di ý nghĩa, phát triển nghĩa của từ chính là ở nhận thức của
người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ.
2.2.2 Phương thức chuyển nghĩa
*Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
“ Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X.
Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi Y nếu như X và Y giống nhau
trong thực tế” ( GS. Đỗ Hữu Châu)
Có 3 dạng cơ bản chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
Dạng 1: Ẩn dụ hình thức ( nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa
các sự vật hiện tượng). Xét ví dụ:


14

“ Mà nếu chỉ nhìn qua phong cách, bề ngoài mà chọn ngay thì chính các nàng đang tự
đánh đồng mình với những “ bình hoa di động” đấy “ (2! Số 248, ra ngày 7/2/2012, Hội
bênh vực trai Việt)
“ Bình hoa di động” là một cụm từ lóng, được cấu tạo dựa trên sự giống nhau về hình

dáng bề ngoài. Bình hoa là vật trang trí vô tri vô giác, tất yếu nó không tự dịch chuyển được.
Khi người nói phát ngôn như vậy tức là không ám chỉ bình hoa thông thường nữa mà đang
nói đến những “ người con gái xinh đẹp mà đầu óc rỗng tuếch” cũng như bình hoa kia vậy.
Dạng 2: Ẩn dụ tính chất( nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về tính chất giữa
các sự vật hiện tượng)
-

“ Lòi ra mới biết toàn hàng... chợ đen!” ( TTC số 469, ra ngày 01/02/2013, Táo

quân dâng sớ)
“Chợ đen” được chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng về nơi tụ họp buôn bán hàng hóa. “
Chợ đen” không nhất thiết phải được họp chợ, chỉ cần thỏa thuận vừa ý đôi bên thì có thể
trao đổi những món hàng không rõ nguồn gốc.
Dạng 3: Ẩn dụ chức năng ( nghĩa của từ phát triển dựa trên sự giống nhau về chức năng
giữa các sự vật hiện tượng)
`

-Tuần này, Ý Yên tặng bạn 10 “ bùa yêu” để các bạn sử dụng nhé ( 2! Số 258, ra

ngày 17/04/2012, Trong tìm một cô gái)
Thông thường, bùa mang ý nghĩa không tốt, liên quan đến các hoạt động mê tín dị đoan.
Về sau, bùa được chuyển nghĩa thành “ mẹo”. Tuy nghĩa biểu cảm không hoàn toàn giống
nhau nhưng lại được liên hệ nhau bởi chức năng dùng một sự vật để đạt được một mục đích
nào đó.
*Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Theo con đường hoán dụ, nghĩa của từ chuyển từ gọi tên sự vật này sang gọi tên sự vật
khác, do các sự vật đó có quan hệ gắn bó logic hoặc liên quan tiếp xúc lẫn nhau giữa các đối
tượng được gọi tên.



15

Trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa X và Y là có thật, không tùy
thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính chất khách quan hơn các
ẩn dụ.
Ví dụ: Không chỉ là sân chơi riêng dành cho các diễn viên, LHP Cannes 2012 còn quy tụ
dàn chân dài danh tiếng cũng có mặt “ đọ sắc” trong những chiếc váy lộng lẫy ( 2! Số 265,
ra ngày 05/06/2012, “ Soi” gu thời trang của sao Hollywood tại thảm đỏ Cannes 65)
Những năm gần đây, khi nhắc đến chân dài, người ta liên tưởng ngay đến những” người
phụ nữ có thân hình đẹp.” “ Chân” vốn là một bộ phận cơ thể người. Chân dài là một cụm
nhằm ám chỉ đôi chân đẹp trên một cơ thể đẹp. Với phương thức chuyển nghĩa hoán dụ dựa
trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể đã giúp người đọc nhận thức được, hiểu được nghĩa từ
một cách chính xác.
2.3 Đặc điểm về ngữ dụng
Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ đặc thù có xu hướng ngày càng phát triển trong xã
hội hiện đại. Tiếng lóng không phải là những từ ngữ được sáng tạo lần đầu mà nó vay mượn
âm thanh, các hình thức ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp từ ngôn ngữ toàn dân.
Xét về mặt hình thái, giữa tiếng lóng và từ thông thường không có điểm gì khác biệt. Dấu
hiệu duy nhất giúp chúng ta nhận diện và phân biệt tiếng lóng với từ thông thường là đặc
điểm của chu cảnh mà chúng xuất hiện. Tức là, khi xem xét tiếng lóng trên bình diện ngữ
dụng học cần xét đến các yếu tố như: Không gian cụ thể, thời gian cụ thể, các đối tượng
tham gia giao tiếp và chủ đề giao tiếp. Trong đó cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm
của các đối tượng sử dụng tiếng lóng và nội dung chủ đề của các nhóm từ này mang lại.
Tiếng lóng thường đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển
của tiếng lóng bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhóm xã hội đã sản sinh
ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật
thông tin đã cố gắng tạo ra cho mình một thứ ngôn ngữ, đó là tiếng lóng. Nhờ đó, trong mỗi
loại tiếng lóng đều chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của nhóm xã hội đó: Nhóm xã
hội nào thì sử dụng thứ tiếng lóng đặc trưng văn hóa xã hội của nhóm xã hội đó. Cần chú ý
rằng ngữ liệu khảo sát được là từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ khi



16

xuất hiện ở kênh giao tiếp này tất thảy đều trải qua những quá trình biên tập, soạn thảo, câu
văn có phần trau chuốt hơn, những từ ngữ quá thô tục cũng vì vậy mà được hạn chế. Hơn
nữa, đối tượng sử dụng và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông chủ yếu là
giới trẻ. Đó chính là lý do để từ lóng của giới học sinh – sinh viên phổ biến, chiếm tỉ lệ gần
như tuyệt đối trong kết quả khảo sát.
Những từ lóng khảo sát được hầu như xoay quanh các chủ đề như: học hành, thi cử, kiểm
tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò…
Các ví dụ như:
-

Nhát quá nên không dám chuẩn bị phao để quay cóp, lại ấm ức ngồi học trong khi

lũ bạn đã đi ngủ hết với đống tài liệu trong bụng (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, 2! Thư
giãn).
“Phao” là “vật thả nổi trên mặt nước, để làm mục tiêu hoặc nâng đỡ cho các vật khác cùng
nổi” đã được dùng với nghĩa lóng là “tài liệu học sinh giấu, đem vào phòng thi để giở ra
xem, chép”.
Hay:
-

Tôi chỉ cảm thấy nhiều người trong chúng ta quả thật “ẩm sọ”, khi cho rằng một cô

gái tuổi đôi mươi sức khỏe tốt, biết tự lập và vui vẻ chăm sóc cho cuộc sống của mình là “có
vấn đề” (2! số 261, ra ngày 08/05/2012, 4 tỷ đồng cho người yêu hay em gái?).
Sọ (não bộ) là một bộ phận trong cơ thể người, có vai trò điều khiển mọi hoạt động. Lẽ tất
yếu, não bộ thì không thể ẩm ướt được. Nói “ẩm sọ” tức là nói một hiện tượng bất thường,

sinh ra những biểu hiện gàn dở, ngớ ngẩn.
Được sử dụng trong một phạm vi hẹp (nhóm xã hội cụ thể) và mang tính khẩu ngữ. Tiếng
lóng luôn có những biến động. Giới trẻ thay đổi để “làm cho mới” thứ tiếng mình sử dụng.
Cùng với nhiều lý do khác nữa mà tiếng lóng chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ thể. Đây
chính là sự thể hiện đặc trưng lâm thời của từ lóng. Tuy nhiên, trong số những từ ngữ lóng
mới xuất hiện, đã không có những từ ngữ đi vào vốn từ chung của toàn dân.
2.4 Vai trò của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí


17

2.4.1. Phản ánh thực tế sử dụng ngôn ngữ trong xã hội
Tiếng lóng trên các phương tiện báo chí đã đem lại sự phong phú đa dạng của ngôn ngữ,
phản ánh thực tế của việc sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Một hiện tượng phổ biến trong việc
sử dụng tiếng lóng của giới trẻ là sự lai căng, pha tạp giữa tiếng “Tây” với tiếng “Ta”. Thói
quen “pha” tiếng Anh vào lời nói như là cách để thể hiện “đẳng cấp” và khả năng ngoại ngữ
khiến một số người đã không ngần ngại đệm tiếng “Tây” vào trong lời nói của mình ngay cả
khi đang giao tiếp với người lớn tuổi. Điều này đã làm giảm đi sự trong sáng của tiếng Việt,
nó đã có sự lai căng pha tạp của nhiều tiếng nói khác nhau. Giới trẻ không ngần ngại nói
tiếng lóng với tất cả các đối tượng giao tiếp như: “Ok thầy”, “thank-kiu cô”, “sorry bạn”…
hay trong ngôn ngữ giao tiếp qua điện thoạigiới trẻ ám chỉ bố mẹ bằng các từ ngữ: “Bô lão”,
“lão ông”, “lão bà bà”, “ma ma”… hoặc dùng cách viết tắt “loạn ngôn ngữ”: “Ilu”: I love
you (anh yêu em), “Sul”: See you later (hẹn gặp lại sau), “G9”: Good night (chúc ngủ
ngon)… Bên cạnh đó,giới trẻ thêm bớt, làm đảo lộn cả những câu ca dao, tục ngữ để làm
danh ngôn sống cho riêng mình: “Học chi cho đau xót trái tim non/ Tú Xương còn rớt huống
chi con”, “Trăm năm Kiều vẫn là Kiều/ Học sinh thi lại là điều tất nhiên”, “Mấy đời bánh
đúc có xương/ Mấy đời chơi nét mà không vương tình”, “Trời mưa bong bóng phập phồng/
Mẹ đi lấy chồng con sẽ theo trai/ Em út ba gửi dì hai/ Để ba có dịp ba qua thăm dì”, “Chớ
chê em xấu, em già/ Em đi spa lại, đẹp ra bây giờ”…
Hay như tiếng lóng được dùng trên báo “Hoa học trò” xoay quanh nhiều chủ đề như:

học hành, thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu,... của lứa tuổi học
trò. Tiếng lóng còn góp phần đả kích hay đánh giá khen, chê đối tượng theo ngôn ngữ học
trò. Độc giả của tờ báo là các bạn trẻ đang ở tuổi dậy thì, vốn có nhiều thắc mắc về quá trình
thay đổi tâm sinh lý của bản thân, vì vậy trên “Hoa học trò” xuất hiện nhiều tiếng lóng khi
đề cập đến vấn đề này. Tiếng lóng về giới tính giúp cho các bạn trẻ gạt bỏ sự e ngại trong
giải đáp về tâm sinh lý ở lứa tuổi mình, tiếp nhận nội dung phản ánh một cách rõ ràng, chi
tiết hơn nhưng với tâm lý nhẹ nhàng, thú vị. Ngôn ngữ trên báo “Hoa học trò” đã thể hiện
được tính thực tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, nhiều sự sáng tạo mang
tính tích cực tuy nhiên bên cạnh đó còn thể hiện sự lạm dụng trở nên thô tục.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó luôn biến đổi theo xã hội, theo thời gian.
Bằng chứng là qua rất nhiều thế kỷ thì tiếng Việt đã biến đổi rất nhiều, ngôn ngữ của thế kỷ


18

XX khác với các thế kỷ XIX, XVIII và ngôn ngữ của thế kỷ XXI không nằm ngoài quy luật
này. Sự thay đổi đó mang tính tất yếu. Cùng với sự biến đổi của thời gian, đời sống xã hội,
ngôn ngữ tất yếu cũng có sự thay đổi. Giới trẻ ngày nay đang sống trong một xã hội hiện đại
với nhịp sống hối hả, năng động. Việc một bộ phận giới trẻ có những “sáng tạo” riêng khi sử
dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để việc giao tiếp sinh động hơn cũng là điều dễ
hiểu. Mặc dù vậy, tình trạng giới trẻ sử dụng tiếng lóng tràn lan, vô tội vạ, mọi lúc, mọi nơi,
không phù hợp với hoàn cảnh và môi trường giao tiếp là vấn đề cần được quan tâm.
2.4.2. Tăng cường tính biểu cảm
Chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Nhưng nếu trong ngôn ngữ báo
chí người viết chỉ dùng các từ ngữ, cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu để phản ánh các sự
việc, hiện tượng, vấn đề,... thì thông tin khó tránh khỏi khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt.
Để khắc phục các nhược điểm này, người viết đã sử dụng khá nhiều những thủ pháp nhằm
tăng cường tính biểu cảm khác nhau và nhờ đó, thông tin của họ trở nên sinh động, hấp dẫn,
dễ đọc và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả. Một trong những thủ pháp đó thì tiếng lóng cũng
góp một phần vào việc tăng cường tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới
lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây
ấn tượng đối với độc giả. Tiếng lóng đã góp phần vào việc tăng cường tính biểu cảm cho các
tác phầm báo chí. Ví dụ:
“Hình như chỉ mỗi cây chuối là suốt đời không rụng lá. Loại lá thiếu tự trọng từ lúc
mọc tới khi thối nẫu cũng không chịu rời bỏ thân cây. Và cũng vì thế, khi chuối đã ra buồng
là không còn chiếc lá non nào được sinh ra nữa. Xin đừng biến cơ quan công quyền thành
nơi dưỡng lão. Xin đừng tạo cơ hội cho những kẻ ăn bám, lợi dụng chính sách này để chui
lủi dưới” ngọn cờ lá chuối”, thực hiện phương châm “bám trụ kiên cường”. (Hội
chứng…lá chuối, Báo Dân Trí, 21/02/2013)
Schalker: ” Bom nổ chậm Huntelaar”. ( Báo Bóng Đá, 22/09/2012)
“ Ở những “ cua” cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm cổ chép
như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là “ chuyện thường ngày ở huyện”. (
Hà Nội mới cuối tuần, 18/04/1998).


19

“ Sông Tô mà không lịch”. ( Văn hóa, 17/05/1999).
Như vậy nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và đa
dạng. Đó là việc sử dụng thành thạo kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như thành ngữ, tục ngữ,
ca dao, sự vay mượn tiếng nước ngoài nhưng trong số đó tiếng lóng cũng là một biểu hiện
góp phần vào quá trình làm tăng tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. Góp phần tăng cường
sự đa dạng, phong phú không còn rập khuôn sáo rỗng máy móc những công thức, những từ
ngữ chỉ mang tính chất lập luận chưa thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả.
2.5 Vấn đề lạm dụng tiếng lóng và một vài đề xuất
Việc sử dụng tiếng lóng không phải là hiện tượng mới trong xã hội, nhưng chưa bao giờ
tiếng lóng bị lạm dụng nhiều như hiện nay. Theo các nhà ngôn ngữ học, đã đến lúc cần định
hướng cho giới trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng tiếng lóng từ lâu đã trở nên
phổ biến, thành chuyện bình thường.

Ví dụ, để diễn tả việc hai người cùng làm một việc gì đó, giới trẻ thường dùng từ
"song kiếm hợp bích”. Trong công sở, những người trẻ cũng thường sử dụng thứ ngôn ngữ
lóng, như "chiều nay đội mình đi làm tí máu nhỉ?" (ăn tiết canh). Trên các diễn dàn của giới
teen, nhan nhản thứ tiếng lóng được "sáng tạo" từ tiếng Anh như "Sugar you, you go, sugar
me me go"(Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi) "Like is afternoon" (Thích thì chiều), "Do
you think you delicious?" (Mày nghĩ mày ngon hả?), "I love toilet you go go" (Tôi yêu cầu
anh đi đi)… Trong trường học, có khi học sinh dám đặt biệt danh cho các thầy cô, chẳng
hạn, tùy thuộc vào hình dáng của các thầy cô mà có "tên" như "cá bảy màu", "cây sậy", "hạt
mít", "chú lùn". Và người ta sử dụng rất nhiều những từ như chuối (dở hơi), khoai (khó),
phở (đẹp đẽ, ngon lành), vãi (kinh khủng)…
Ngày nay, ngôn ngữ phát triển và tiếng lóng tồn tại như một sự tất yếu. Theo các nhà
ngôn ngữ học, tiếng lóng làm ngôn ngữ trở nên trẻ hơn, cách dùng từ phong phú, đa dạng,
bởi vậy, không ít từ lóng dần trở thành ngôn ngữ chung được mọi người dùng. Tiếng lóng
mang tính khẩu ngữ, giống như ngôn ngữ mạng, nó chỉ được dùng trong vui chơi, giải trí
một cách thân mật, hoặc có thể dùng trong trường hợp cần nhấn mạnh điều gì đó, nhưng
phải dùng trong văn cảnh phù hợp. Điều đáng lưu ý là tiếng lóng nhiều khi được sử dụng
trong phạm vi giao tiếp chính thức, làm giảm tính chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ.


20

Không chỉ dùng để trêu đùa, tếu táo ở ngoài trường, có học sinh sử dụng tiếng lóng trong bài
kiểm tra, thậm chí là trong bài thi tốt nghiệp.Đương nhiên, tiếng lóng là khẩu ngữ của một
nhóm xã hội nên nó tương đối suồng sã. “ Trong giao tiếp thân mật, người ta có thể nói
những từ lóng nhưng trong giao tiếp chính thức thì không được dùng. Hiện nay, có một số
tác giả khi miêu tả nạn trộm cắp trên báo chí cũng lạm dụng tiếng lóng, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến giới trẻ.”- TS Nguyễn Văn Khang lưu ý.
Hiện nay, trong nhà trường, chúng ta dạy quá nhiều kiến thức ngôn ngữ mà ít dạy kỹ thuật
giao tiếp, điều đó phần nào dẫn đến tình trạng tiếng lóng được sử dụng sai, không đúng
mực. Chính vì vậy, việc dạy cho các em kỹ thuật giao tiếp là rất cần thiết, nó giúp các em

biết cách sử dụng tiếng lóng như thế nào, ở mức độ nào là phù hợp. TS Ngô Thị Minh
(Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang) cho rằng, để giảm mặt tiêu cực của tiếng lóng, rất
cần sự vào cuộc của toàn xã hội, từ phương tiện truyền thông đại chúng đến gia đình, nhà
trường, tất cả đều có trách nhiệm giáo dục, giúp giới trẻ nhận thức rõ sự cần thiết của việc
sử dụng ngôn ngữ giao tiếp đúng mực. Theo TS Nguyễn Văn Khang, cùng với tiến trình cải
cách giáo dục, chúng ta sẽ dạy học sinh một cách thực tế hơn để các em biết cách giao tiếp,
biết cách viết văn bản tiếng Việt đúng quy chuẩn.
Ngoải ra, để chấn chỉnh tình trạng trên, thiết nghĩ, Bộ Thông tin và truyền thông – cơ quan
quản lý báo chí, phải vào cuộc và có những chỉ đạo quyết liệt trong chấn chỉnh tình trạng
sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn, lạm dụng tiếng lóng trong tác phẩm báo chí. Chỉ có giải
pháp mạnh tay như thế, mới chấn chỉnh phần nào tình trạng trên. Đồng thời, ngay chính
người trẻ - những người thường sử dụng tiếng lóng, phải tự xem xét, điều chỉnh lại cách sử
dụng ngôn ngữ của bản thân. Đồng thời, phản hồi với các trang báo nếu thấy tác phẩm báo
chí lạm dụng tiếng lóng để góp phần “cảnh báo” cho các cơ quan báo chí, kiểm soát lại
việc sử dụng ngôn ngữ báo chí, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


21

KẾT LUẬN
Ngày nay, ngôn ngữ phát triển và tiếng lóng tồn tại như một sự tất yếu. Việc thâm
nhập ngôn ngữ lóng là cách tốt để học tiếng Việt, cách thực hành thân thiện và dễ tiếp xúc
được bản chất vấn đề nhất. Dù nhìn với con mắt nào thì cách biến chuyển của ngôn ngữ
trong giới trẻ là một sự phát triển tự nhiên không né tránh được, thời đại nào cũng có. Vấn
đề là nó được đón nhận thế nào và giải quyết thế nào mà thôi.Tiếng lóng là một sản phẩm
văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức tạp, là một hiện tượng ngôn ngữ tất yếu
không thể tránh được. Dù có mang trong mình nhiều dị biệt so với từ toàn dân thì tiếng
lóng vẫn nằm trong quy luật vận động chung của ngôn ngữ. Môi trường hành chức của từ
– ngữ lóng không giới hạn ở phạm vi khẩu ngữ nữa mà trong các thể loại văn viết (báo
chí, văn chương), tiếng lóng cũng đã trở thành một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Bởi vì

giới trẻ thường nhanh nhạy nắm bắt cái mới, họ lại khao khát chứng tỏ mình, mong muốn
khẳng định sự độc đáo cá nhân bằng những cái mới lạ nên sự hình thành ngôn ngữ giới trẻ
thời hiện đại cũng là một hiện tượng tất yếu dễ hiểu. Quan trọng hơn, sự xuất hiện của
ngôn ngữ mới đôi khi lại là công cụ hữu ích giúp con người chuyển tải các sắc thái ý nghĩa
mới, có thể coi đó là “ngôn ngữ tối thiểu nhưng tạo hiệu ứng tối đa trong một khoảng thời
gian nhất định”. “Chúng ta hãy cảm ơn tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta hình thành từ
trong lòng mẹ đưa nôi. Mỗi người hãy mang tình yêu đó đi theo suốt cuộc đời mình, để
‘tiếng Việt còn thì nước ta còn’ như lời học giả Phạm Quỳnh đã nói. Trách nhiệm của các
bạn trẻ là sáng tạo, chọn lọc, tiếp thu để ngôn ngữ giới trẻ đóng góp cho tiếng Việt, để con
cháu chúng ta được thừa hưởng như chúng ta được thừa hưởng di sản tiếng Việt đẹp đẽ từ
ông bà, cha mẹ của mình


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Khang,(1998), Ngôn ngữ học xã hội Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học
Xã hội.
2. Trần Thị Ngọc Lang( 2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, Nxb Khoa học Xã
hội.
3. Bùi Khánh Thế,( 2005), "Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng
ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam", Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Kiên Tường,( 2005), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH.
5. Trần Trí Dõi,( 2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn hoá Thông
tin.
6. Vũ Thị Thanh Hương & Hoàng Tử Quân (dịch), (2006). Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội:
Một cách tiếp cận liên ngành - Tuyển tập dịch, Nxb Thế giới.
7. />


23

BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ TRONG NHÓM
HỌ VÀ TÊN

CÔNG VIỆC

Nguyễn Thị Ý Lộc

Viết bài 1.2, 2.2, 2.3, 2.5
Tổng hợp bài, chỉnh sửa bài
Làm power point

Nguyễn Thị Thúy Nga

Viết bài 1.1, 1.3, 2.1, 2.4, mở đầu, kết
luận
Tổng hợp bài, chỉnh sửa bài

Lê Thị Kim Oanh

Thuyết trình, in bài

% CÔNG VIỆC



×