Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.44 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ANH TUẤN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÕA BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ N I – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, Ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường cũng như trong thực tiễn công tác, tôi đã tìm
hiểu và nhận thấy công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả đáng kể, góp phần quan trọng
trong việc áp dụng cơ chế quản lý Thuế tiên tiến, hiện đại và tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Thuế nói chung và Cục thuế tỉnh Hòa Bình nói riêng
đang đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi phải cải cách hệ thống một cách sâu
rộng và toàn diện. Theo đó, luận văn đã đưa ra một số vấn đề lý luận về quản lý thuế,
quản lý hóa đơn; thực trạng công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình; một số định hướng giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn
giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn và kiến nghị một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, Ban
lãnh đạo Cục thuế tỉnh Hòa Bình, các đồng nghiệp trong Cục thuế, Chi cục thuế các
huyện, thành phố, các tổ chức cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn; sự quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn
này. Tuy nhiên vì thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn cùng với kinh nghiệm nghiên
cứu chưa nhiều, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và những người quan tâm để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... II
MỤC LỤC ......................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................VI
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................... VII
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................... 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN .................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế và hóa đơn ................................................................... 5
1.1.1. Lý luận chung về thuế và quản lý thuế .................................................................. 5
1.1.2. Lý luận chung về hóa đơn và quản lý hóa đơn ..................................................... 9
1.1.3. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn của một số Cục Thuế và bài học kinh nghiệm đối
với Cục Thuế tỉnh Hòa Bình .......................................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hóa đơn GTGT .............................................................. 23
1.2.1. Quản lý hóa đơn GTGT ở các nước trên thế giới................................................ 23
1.2.2. Quản lý hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 27
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và bài học rút ra cho nghiên
cứu ....................................................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 36
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 36
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình ............................................................................ 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................. 36


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................ 37
2.1.3. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh đến hoạt động
quản lý thuế ở tỉnh Hòa Bình........................................................................................... 40
2.2. Đặc điểm cơ bản của Cục Thuế tỉnh Hoà bình ........................................................ 44
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................................. 44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 49
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................................................ 49
2.3.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................... 51
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân tích ......................................................... 52
CHƢƠNG 3......................................................................................................................... 54
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 54

3.1. Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ................ 54
3.1.1. Đội ngũ cán bộ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hoá đơn....................... 54
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT ...................................................... 57
3.1.3. Đánh giá của doanh nghiệp đối với công tác quản lý hoá đơn .......................... 74
3.1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hóa đơn ..................................................... 76
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn GTGT trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình ............................................................................................................................. 83
3.2.1 Giải pháp về công tác tuyên truyền và h trợ ngư i nộp thuế ................................. 83
3.2.2. Giải pháp về tăng cư ng kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn .. 85
3.2.3. Giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế............................... 86
3.2.4. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra ............................................................... 88
3.2.5. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của cán bộ thuế ........................................................................................................... 90
3.2.6. Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý hóa đơn .................. 92
3.2.7. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý hóa đơn .................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 98
1. Kết luận ........................................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ ..3


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GTGT:

Giá trị gia tăng

TNDN:


Thu nhập doanh nghiệp

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TTĐB:

Tiêu thụ đặc biệt

TN :

Tài nguyên

NSNN:

Ngân sách nhà nước

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trái phép

31

2.1

Kết quả thu thuế vào NSNN (2014-2016)

47

3.1

Tình hình sử dụng hóa đơn GTGT (2014-2016)

57

3.2


Số lượng hóa đơn sử dụng (2014-2016)

58

3.3

Kết quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ về hóa đơn(2014-2016)

60

3.4

Kết quả thanh, kiểm tra hóa đơn (2014-2016)

64

3.5

Kết quả xử lý vi phạm hóa đơn (2014-2016)

66

3.6

Kết quả xác minh hóa đơn (2014-2016)

68

3.7


Kết quả rà soát doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về hóa đơn
(2014-2016)

71


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

46

3.1

Phân loại ngành nghề xảy ra vi phạm hóa đơn

72

3.2


Phân loại địa bàn xảy ra vi phạm hóa đơn

73

3.3

Mức độ hài lòng của doanh nghiệp

76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ
quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm
vụ của mình. Quản lý thuế là một trong những hoạt động quản lý hành chính
nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra cho thuế trên cơ sở tổ chức bộ
máy quản lý thuế theo mô hình quản lý phù hợp từng thời kỳ phát triển kinh
tế - xã hội.
Ngày 29/11/2006, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/07/2007. Việc ban hành Luật quản lý thuế đã tạo nền tảng cho việc
áp dụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, theo đó người nộp thuế tự tính,
tự khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN); cơ quan thuế thực hiện
quản lý thuế theo chức năng dựa trên hệ thống thông tin về người nộp thuế.
Bên cạnh đó, Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, tạo
điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ
ràng, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu lực của

Hệ thống thuế.
Sau mười năm đi vào cuộc sống, Luật quản lý thuế đã tạo ra những
thay đổi căn bản trong phương thức quản lý thuế theo hướng chặt chẽ, hiệu
quả, thống nhất chính sách quản lý thu thuế; tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ
ràng, minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội
trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân
thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN...
Để quản lý thu thuế, Nhà nước dùng nhiều công cụ kinh tế cũng như
công cụ quyền lực để thực hiện chức năng của mình. Trong đó, việc quản lý
hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) được coi là công cụ quan

`


2

trọng để quản lý tài chính nói chung, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu,
đồng thời ghi nhận mọi hoạt động giao dịch kinh tế hợp pháp diễn ra trong
nền kinh tế. Luật quản lý thuế và các chính sách pháp luật thuế chỉ thực sự
phát huy hiệu quả khi mọi hoạt động mua bán đều được phản ánh đầy đủ trên
hoá đơn theo quy định. Vì vậy, việc quản lý sử dụng hoá đơn của các đơn vị
hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp
phần nâng cao hiệu quả của Luật thuế và công tác quản lý kinh tế tài chính.
Tuy nhiên, công tác quản lý hóa đơn ở nước ta mới chỉ thực sự được
quan tâm trong những năm gần đây, do khoảng thời gian là chưa dài, nên việc
quản lý sử dụng hóa đơn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn. Thực
tế cho thấy, hiện nay rất nhiều đối tượng vi phạm pháp luật thuế đều liên quan
đến việc sử dụng hóa đơn trái phép, dẫn đến gây thất thu lớn cho NSNN.
Chính vì vậy, trong công tác quản lý thuế, nếu chúng ta làm tốt công tác quản
lý hóa đơn thì việc quản lý ở các khâu tiếp theo sẽ được dễ dàng hơn, nhiệm

vụ thu NSNN của cơ quan thuế cũng trở nên hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng hóa đơn,
cùng với những kiến thức chuyên môn đã được tích lũy trong quá trình công
tác tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, kiến thức học tại trường Đại học Lâm nghiệp
- Chương trình Cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế tôi chọn đề tài “Giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn giá trị gia tăng đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” để hoàn thành khóa học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT đối với
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận văn đề xuất các giải pháp
góp phần hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn GTGT đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn.

`


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoá đơn;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn GTGT đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn GTGT đối
với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý hóa đơn
GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn
GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Phản ánh và
đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hóa đơn GTGT tại tỉnh Hòa Bình; Các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn GTGT đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay.
Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 đến năm
2016 nên số liệu, thông tin phản ánh trong thời gian 03 năm (2014-2016) và
số liệu phỏng vấn năm 2017.
Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoá đơn và quản lý hoá đơn
GTGT;
- Thực trạng công tác quản lý hoá đơn GTGT đối với các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hoà Bình của Cục Thuế tỉnh Hoà Bình;

`


4

- Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn GTGT
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình của Cục Thuế tỉnh Hoà
Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoá đơn
- Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu.


`


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×